Noi gương Mẹ Maria mau lẹ “xin vâng” đối với thánh ý Chúa
VATICAN – Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 21-12-2014 với 30.000 tín hữu tại Quảng trường Thánh Phêrô, ĐTC Phanxicô mời gọi các tín hữu noi gương Mẹ Maria mau lẹ “xin vâng” đối với thánh ý Chúa. Chúa Nhật thứ tư và là Chúa Nhật cuối cùng của Mùa Vọng, phụng vụ muốn chuẩn bị chúng ta mừng Lễ Giáng Sinh nay đã đến ngưỡng cửa, bằng cách mời gọi chúng ta suy tư về trình thuật cuộc truyền tin của Sứ thần cho Mẹ Maria.
Noi gương Mẹ Maria mau lẹ “xin vâng” đối với thánh ý Chúa
VATICAN – Trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 21-12-2014 với 30.000 tín hữu tại Quảng trường Thánh Phêrô, ĐTC Phanxicô mời gọi các tín hữu noi gương Mẹ Maria mau lẹ “xin vâng” đối với thánh ý Chúa.
Bài huấn dụ của ĐTC trước khi đọc kinh
Anh chị em thân mến, chào anh chị em,
Hôm nay, Chúa Nhật thứ tư và là Chúa Nhật cuối cùng của Mùa Vọng, phụng vụ muốn chuẩn bị chúng ta mừng Lễ Giáng Sinh nay đã đến ngưỡng cửa, bằng cách mời gọi chúng ta suy tư về trình thuật cuộc truyền tin của Sứ thần cho Mẹ Maria. Thiên thần Gabriel – có nghĩa là “sức mạnh của Thiên Chúa” – tỏ lộ cho Đức Trinh Nữ ý Chúa muốn Người trở thành Mẹ của Con duy nhất của Ngài: “Trinh Nữ sẽ thụ thai, sinh một con trai và đặt tên là Giêsu. Hài Nhi sẽ nên cao trọng và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao.” (Lc 1,31-32). Chúng ta hãy ngắm nhìn thiếu nữ đơn sơ này ở thành Nazareth, trong lúc Người bày tỏ sự sẵn sàng đối với sứ điệp của Chúa; chúng ta hãy đón nhận 2 khía cạnh thiết yếu trong thái độ của Mẹ Maria, là mẫu mực cho chúng ta trong lúc chuẩn bị Lễ Giáng Sinh.
– Trước tiên là đức tin của Mẹ Maria, hệ tại lắng nghe Lời Chúa để phó thác cho Lời của Chúa trong thái độ hoàn toàn sẵn sàng trong tâm trí. Đáp lại Sứ thần, Mẹ Maria nói: “Này tôi là tôi tớ Chúa: xin xảy đến cho tôi theo Lời Ngài.” (c. 38). Qua lời thưa “Này tôi đây” tràn đầy niềm tin, Mẹ Maria không biết mình sẽ phiêu lưu qua những con đường nào, đâu là những đau khổ sẽ phải chịu, đâu là những rủi ro sẽ phải đương đầu. Nhưng Mẹ ý thức rằng chính Chúa yêu cầu và Mẹ hoàn toàn tín thác nơi Chúa và phó thác cho tình yêu Chúa.
– Một khía cạnh khác là khả năng của Mẹ Chúa Kitô nhìn nhận thời điểm của Thiên Chúa. Mẹ Maria là người đã làm cho sự nhập thể của Con Thiên Chúa có thể tiến hành được, “sự mạc khải mầu nhiệm được giữ trong im lặng của bao thế kỷ” (Rm 16,25), như Thánh Phaolô đã viết. Mẹ đã làm cho sự nhập thể của Ngôi Lời nhà lời thưa “xin vâng” khiêm tốn và can đảm. Mẹ Maria dạy chúng ta đón nhận thời điểm thuận tiện, trong đó Chúa Giêsu đi vào đời sống chúng ta và yêu cầu trả lời sẵn sàng và quảng đại. Thực vậy, Mầu nhiệm Giáng sinh của Chúa Giêsu tại Bethlehem, diễn ra trong lịch sử cách đây hơn kém 2.000 năm, được diễn ra như một biến cố tinh thần, trong “ngày hôm nay” của Phụng vụ. Ngôi Lời, tìm được nơi ở trong cung lòng Đức Trinh Nữ Maria, trong Lễ Giáng Sinh, Người đến tái gõ cửa tâm hồn mỗi người. Như Mẹ Maria, mỗi người chúng ta cũng được kêu gọi thưa “xin vâng” với trọn bản thân và tất cả lòng chân thành, hoàn toàn sẵn sàng đối với thánh ý Chúa và lượng từ bi của Ngài.
“Biết bao lần Chúa Giêsu đi qua trong cuộc đời chúng ta và biết bao lần Chúa gửi một thiên thần đến với chúng ta: bao nhiêu lần chúng ta không ý thức điều đó, vì chúng ta quá bận rộn và chìm đắm trong những công việc của mình. Thậm chí cả trong việc chuẩn bị Lễ Giáng Sinh, chúng ta không thấy Chúa đi qua và gõ cửa lòng chúng ta, xin sự đón tiếp của chúng ta. Một vị thánh đã nói: “Tôi sợ Chúa đi qua mất.” Anh chị em có biết tại sao vị thánh ấy sợ hãi hay không? Người sợ không nhận thấy và để Chúa đi qua luôn. Chúng ta cảm thấy trong tâm hồn mình ước muốn trở nên tốt lành hơn: Chúa gõ cửa và làm cho chúng ta cảm thấy muốn trở nên tốt lành, gần gũi Thiên Chúa hơn. Nếu bạn cảm thấy điều ấy, thì hãy dừng lại, đó chính là Chúa. Và hãy đi cầu nguyện, đi xưng tội. Đó là điều làm cho bạn được tốt lành. Vậy nếu bạn cảm thấy muốn trở nên thiện hảo, thì đó chính là Chúa đi qua. Đừng để Ngài đi mất!
ĐTC kết luận:
“Trong mầu nhiệm giáng sinh, cạnh Mẹ Maria, có sự hiện diện âm thầm của Thánh Giuse, như vẫn được diễn tả trong mỗi hang đá máng cỏ – như anh chị em có thể chiêm ngắm tại Quảng trường Thánh Phêrô này. Gương của Mẹ Maria và Thánh Giuse là một lời mời gọi mọi người chúng ta hãy đón nhận Chúa Giêsu với tất cả tâm hồn cởi mở, vì yêu thương, Ngài đã trở nên người anh của chúng ta. Chúa đến mang cho thế giới này hồng ân hoà bình – “bình an dưới thế cho những người Chúa thương” (Lc 2,14) – như đoàn thiên thần loan báo cho những người chăn chiên. Hồng ân quý giá của Lễ Giáng Sinh là an bình và Chúa Kitô chính là an bình đích thực của chúng ta.
“Chúng ta hãy phó thác cho lời chuyển cầu của Mẹ chúng ta và của thánh Giuse, để sống một Lễ Giáng Sinh thực sự theo tinh thần Kitô, khỏi mọi thứ trần tục, sẵn sàng đón nhận Chúa Cứu Thế, Thiên Chúa ở cùng chúng ta.”
Sau phép lành ĐTC còn chào thăm các tín hữu và nói:
“Anh chị em thân mến, tôi chào thăm tất cả anh chị em, các tín hữu Roma và những tín hữu hành hương đến từ nhiều nước khác nhau; các gia đình, các nhóm giáo xứ, các hội đoàn. Đặc biệt tôi chào thăm các bạn trẻ thuộc Phong trào Focolari (Tổ Ấm), Cộng đoàn ĐGH Gioan XXIII, các hướng đạo sinh Công giáo ở khu vực Tor Sapienza, Roma.
Tôi cầu chúc tất cả anh chị em một Chúa Nhật tốt đẹp, một Lễ Giáng Sinh hy vọng, đầu vui tươi và huynh đệ. Chúc anh chị em bữa trưa ngon lành và xin cầu nguyện cho tôi nữa.
Hôm nay, Chúa Nhật thứ tư và là Chúa Nhật cuối cùng của Mùa Vọng, phụng vụ muốn chuẩn bị chúng ta mừng Lễ Giáng Sinh nay đã đến ngưỡng cửa, bằng cách mời gọi chúng ta suy tư về trình thuật cuộc truyền tin của Sứ thần cho Mẹ Maria. Thiên thần Gabriel – có nghĩa là “sức mạnh của Thiên Chúa” – tỏ lộ cho Đức Trinh Nữ ý Chúa muốn Người trở thành Mẹ của Con duy nhất của Ngài: “Trinh Nữ sẽ thụ thai, sinh một con trai và đặt tên là Giêsu. Hài Nhi sẽ nên cao trọng và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao.” (Lc 1,31-32). Chúng ta hãy ngắm nhìn thiếu nữ đơn sơ này ở thành Nazareth, trong lúc Người bày tỏ sự sẵn sàng đối với sứ điệp của Chúa; chúng ta hãy đón nhận 2 khía cạnh thiết yếu trong thái độ của Mẹ Maria, là mẫu mực cho chúng ta trong lúc chuẩn bị Lễ Giáng Sinh.
– Trước tiên là đức tin của Mẹ Maria, hệ tại lắng nghe Lời Chúa để phó thác cho Lời của Chúa trong thái độ hoàn toàn sẵn sàng trong tâm trí. Đáp lại Sứ thần, Mẹ Maria nói: “Này tôi là tôi tớ Chúa: xin xảy đến cho tôi theo Lời Ngài.” (c. 38). Qua lời thưa “Này tôi đây” tràn đầy niềm tin, Mẹ Maria không biết mình sẽ phiêu lưu qua những con đường nào, đâu là những đau khổ sẽ phải chịu, đâu là những rủi ro sẽ phải đương đầu. Nhưng Mẹ ý thức rằng chính Chúa yêu cầu và Mẹ hoàn toàn tín thác nơi Chúa và phó thác cho tình yêu Chúa.
– Một khía cạnh khác là khả năng của Mẹ Chúa Kitô nhìn nhận thời điểm của Thiên Chúa. Mẹ Maria là người đã làm cho sự nhập thể của Con Thiên Chúa có thể tiến hành được, “sự mạc khải mầu nhiệm được giữ trong im lặng của bao thế kỷ” (Rm 16,25), như Thánh Phaolô đã viết. Mẹ đã làm cho sự nhập thể của Ngôi Lời nhà lời thưa “xin vâng” khiêm tốn và can đảm. Mẹ Maria dạy chúng ta đón nhận thời điểm thuận tiện, trong đó Chúa Giêsu đi vào đời sống chúng ta và yêu cầu trả lời sẵn sàng và quảng đại. Thực vậy, Mầu nhiệm Giáng sinh của Chúa Giêsu tại Bethlehem, diễn ra trong lịch sử cách đây hơn kém 2.000 năm, được diễn ra như một biến cố tinh thần, trong “ngày hôm nay” của Phụng vụ. Ngôi Lời, tìm được nơi ở trong cung lòng Đức Trinh Nữ Maria, trong Lễ Giáng Sinh, Người đến tái gõ cửa tâm hồn mỗi người. Như Mẹ Maria, mỗi người chúng ta cũng được kêu gọi thưa “xin vâng” với trọn bản thân và tất cả lòng chân thành, hoàn toàn sẵn sàng đối với thánh ý Chúa và lượng từ bi của Ngài.
“Biết bao lần Chúa Giêsu đi qua trong cuộc đời chúng ta và biết bao lần Chúa gửi một thiên thần đến với chúng ta: bao nhiêu lần chúng ta không ý thức điều đó, vì chúng ta quá bận rộn và chìm đắm trong những công việc của mình. Thậm chí cả trong việc chuẩn bị Lễ Giáng Sinh, chúng ta không thấy Chúa đi qua và gõ cửa lòng chúng ta, xin sự đón tiếp của chúng ta. Một vị thánh đã nói: “Tôi sợ Chúa đi qua mất.” Anh chị em có biết tại sao vị thánh ấy sợ hãi hay không? Người sợ không nhận thấy và để Chúa đi qua luôn. Chúng ta cảm thấy trong tâm hồn mình ước muốn trở nên tốt lành hơn: Chúa gõ cửa và làm cho chúng ta cảm thấy muốn trở nên tốt lành, gần gũi Thiên Chúa hơn. Nếu bạn cảm thấy điều ấy, thì hãy dừng lại, đó chính là Chúa. Và hãy đi cầu nguyện, đi xưng tội. Đó là điều làm cho bạn được tốt lành. Vậy nếu bạn cảm thấy muốn trở nên thiện hảo, thì đó chính là Chúa đi qua. Đừng để Ngài đi mất!
ĐTC kết luận:
“Trong mầu nhiệm giáng sinh, cạnh Mẹ Maria, có sự hiện diện âm thầm của Thánh Giuse, như vẫn được diễn tả trong mỗi hang đá máng cỏ – như anh chị em có thể chiêm ngắm tại Quảng trường Thánh Phêrô này. Gương của Mẹ Maria và Thánh Giuse là một lời mời gọi mọi người chúng ta hãy đón nhận Chúa Giêsu với tất cả tâm hồn cởi mở, vì yêu thương, Ngài đã trở nên người anh của chúng ta. Chúa đến mang cho thế giới này hồng ân hoà bình – “bình an dưới thế cho những người Chúa thương” (Lc 2,14) – như đoàn thiên thần loan báo cho những người chăn chiên. Hồng ân quý giá của Lễ Giáng Sinh là an bình và Chúa Kitô chính là an bình đích thực của chúng ta.
“Chúng ta hãy phó thác cho lời chuyển cầu của Mẹ chúng ta và của thánh Giuse, để sống một Lễ Giáng Sinh thực sự theo tinh thần Kitô, khỏi mọi thứ trần tục, sẵn sàng đón nhận Chúa Cứu Thế, Thiên Chúa ở cùng chúng ta.”
Sau phép lành ĐTC còn chào thăm các tín hữu và nói:
“Anh chị em thân mến, tôi chào thăm tất cả anh chị em, các tín hữu Roma và những tín hữu hành hương đến từ nhiều nước khác nhau; các gia đình, các nhóm giáo xứ, các hội đoàn. Đặc biệt tôi chào thăm các bạn trẻ thuộc Phong trào Focolari (Tổ Ấm), Cộng đoàn ĐGH Gioan XXIII, các hướng đạo sinh Công giáo ở khu vực Tor Sapienza, Roma.
Tôi cầu chúc tất cả anh chị em một Chúa Nhật tốt đẹp, một Lễ Giáng Sinh hy vọng, đầu vui tươi và huynh đệ. Chúc anh chị em bữa trưa ngon lành và xin cầu nguyện cho tôi nữa.