06/01/2025

Thăng tiến một sự phát triển kinh tế biết tôn trọng phẩm giá của mọi người và mọi dân tộc

Trong tháng 1 năm 2015 tới đây, Đúc Thánh Cha Phanxicô mời gọi chúng ta cầu xin cho việc thăng tiến một sự phát triển kinh tế biết tôn trọng phẩm giá của mọi người và của mọi dân tộc.

Thăng tiến một sự phát triển kinh tế biết tôn trọng phẩm giá của mọi người và mọi dân tộc
 
Trong tháng 1 năm 2015 tới đây, Đúc Thánh Cha Phanxicô mời gọi chúng ta cầu xin cho việc thăng tiến một sự phát triển kinh tế biết tôn trọng phẩm giá của mọi người và của mọi dân tộc.

Khi duyệt xét nhiều lĩnh vực cuộc sống con người trên thế giới, chúng ta phải thừa nhận các tiến bộ kỹ thuật cũng như các cơ cấu xã hội đạt được cho phép con ngưòi có một cuộc sống khoẻ mạnh hơn, an ninh hơn và trường thọ hơn.

Nhưng các tin tức đó thường chỉ liên quan tới các nước kỹ nghệ giàu, trong khi tại nhiều quốc gia nghèo khác người dân không có đủ lương thực, an ninh và sức khoẻ, vì có rất nhiều người chết vì đói khát và bệnh tật. Đây là lý do tại sao hằng năm trong “Ngày Lương thực Thế giới” các Giáo hoàng thường nhắc lại cùng các vấn đề, cùng các tham vọng và lời van xin các chính quyền, các tổ chức trên thế giới coi nhân phẩm của từng người là ưu tiên tuyệt đối trong mọi hoạt động.

Ngày 16 tháng 5 năm 2013, trong buổi tiếp tân đại sứ các nước Kirghizistan, Antigua-et-Barbuda, Luxembourg và Botswana cạnh Toà Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô ghi nhận các tiến bộ đáng ca ngợi trong các lĩnh vực y tế, giáo dục và truyền thông. Nhưng ngài cũng nhận xét rằng có biết bao nhiêu người trong thời đại này còn đang phải sống trong cảnh tạm bợ thường ngày với các hậu quả đáng buồn. Một số bệnh tật gia tăng với các hậu quả tâm thần; sợ hãi và tuyệt vọng xâm chiếm con tim của nhiều người ngay trong các nước giàu; niềm vui sống thuyên giảm; sỗ sàng và bạo lực lan tràn; và nghèo túng càng gia tăng hơn nữa. Phải tranh đấu để sống và sống một cách xứng đáng hơn. Một trong những lý do của tình trạng này là nơi tương quan của chúng ta với tiền bạc và việc chúng ta chấp nhận sự thống trị của nó trên con người và trên các xã hội của chúng ta. Như thế cuộc khủng hoảng mà chúng ta đang trải qua khiến cho chúng ta quên đi nguồn gốc đầu tiên của nó là cuộc khủng hoảng nhân chủng sâu rộng. Là việc khước từ quyền tối thượng của con người. Người ta đã tạo ra các thần tượng mới. Việc tôn thờ con bò vàng xưa kia giờ đây đã tìm ra một gương mặt mới và tàn nhẫn của việc tôn thờ tiền bạc và trong sự độc tài của kinh tế không gương mặt, cũng không có mục đích thật sự nhân bản.

Cuộc khủng hoảng quốc tế trong các lĩnh vực tài chính và kinh tế xem ra đưa ra ánh sáng các méo mó lệch lạc và nhất là sự yếu kém to lớn trong định hướng nhân chủng học của chúng, giản lược con người vào một nhu cầu duy nhất trong các nhu cầu của nó: đó là tiêu thụ. Tệ hơn nữa là chính con người ngày nay lại bị coi như một sản phẩm tiêu thụ, có thể sử dụng, rồi vứt bỏ… Trong một bối cảnh như thế tình liên đới là kho tàng của người nghèo bị coi như chống sản xuất, trái nghịch với tính hợp lý tài chính và kinh tế. Và khi nguồn thu nhập của một thiểu số gia tăng theo hàm số mũ, thì thu nhập của đại đa số yếu kém đi.

Tiếp tục diễn văn nói với tân đại sứ các nước Kirghizistan, Antigua-et-Barbuda, Luxembourg và Botswana cạnh Toà Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định rằng sự mất quân bình này phát xuất từ các ý thức hệ thăng tiến sự độc lập tuyệt đối của các thị trường và đầu cơ tích trữ tài chính, khước từ quyền kiểm soát của các chính quyền có nhiệm vụ lo lắng cho công ích. Một chế độ độc tài vô hình, đôi khi tiềm thể, được thiết đặt, và áp đặt các luật lệ và và mực thước của nó, một cách không thể cứu vãn được nữa. Ngoài ra nợ nần và tín dụng khiến cho các nước xa rời nền kinh tế thực sự của mình. Thêm vào đó là nạn gian tham hối lộ len lỏi và nạn trốn thuế ích kỷ với các chiều kích quốc tế. Ý muốn quyền lực và chiếm hữu đã trở thành vô hạn.

Đàng sau thái độ đó ẩn nấp sự khưóc từ luân lý đạo đức, khước từ Thiên Chúa. Cũng như tình liên đới, luân lý đạo đức phá rối. Nó bị coi như chống sản xuất, cũng như qúa nhân bản, vì nó tương đối hoá tiền bạc và quyền bính; nó bị coi như một sự đe doạ, vì nó chối bỏ sự lèo lái và bắt con người phục tùng. Vì luân lý đạo đức dẫn tới Thiên Chúa, là Đấng ở ngoài các phạm trù của thị trường. Vì là Đấng không thể kiểm soát được nên Thiên Chúa bị các nhà tài chính, kinh tế và chính trị coi là nguy hiểm, vì Ngài kêu gọi con người hiện thực tràn đầy chính mình và độc lập khỏi mọi kiểu nô lệ. Luân lý đạo đức – dĩ nhiên là một thứ luân lý đạo đức không ý thức hệ – cho phép tạo ra một thế quân bình và trật tự xã hội nhân bản hơn. Trong nghĩa đó, “tôi khích lệ các bậc thầy tài chính và các chính quyền suy xét các lời này của Thánh Gioan Kim Khẩu: ‘Không cho các người nghèo tham dự vào của cải của họ là ăn cắp và lấy mất đi cuộc sống của họ. Chúng ta không cầm giữ của cải của chúng ta nhưng cầm giữ của cải của họ'” (Bài giảng về Ladarô, 1,6; PG 48,992D).

Và Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc bài diễn văn nhu sau: Quý đại sứ thân mên, thật đáng cầu chúc việc thực hiện một cuộc cải cách tài chính có luân lý đạo đức kéo theo một cuộc canh cải kinh tế lành mạnh cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, điều này sẽ đòi hỏi một thay đổi thái độ can đảm của hàng lãnh đạo chính trị… Tiền bạc phải phục vụ chứ không cai trị. Giáo hoàng yêu thương mọi người: người giầu cũng như người nghèo; nhưng Giáo hoàng cũng có bổn phận, nhân danh Chúa Kitô, nhắc nhở người giàu phải giúp người nghèo, tôn trọng họ và thăng tiến họ. Giáo hoàng mời gọi tình liên đới vô vị lợi và sự trở lại của luân lý đạo đức cho con người trong thực tại tài chính và kinh tế.

Với các tư tưởng trên đây trong tháng giêng tới này, hiệp ý với Đức Thánh Cha và tín hữu Công giáo toàn thế giới, chúng ta hãy cầu xin cho việc thăng tiến một sự phát triển kinh tế biết tôn trọng phẩm giá của mọi người và của mọi dân tộc.

(Ý chỉ chung tháng 1 năm 2015)