Hình ảnh từ Bắc vô Nam 1954
Nhân dịp kỷ niệm 60 năm của hàng triệu người di cư từ Bắc vào Nam, chúng tôi giới thiệu vài hình ảnh để các bạn tham khảo như tư liệu và cùng nhớ về biến cố này. 60 năm trước, ngày 20/7/1954, Hội nghị Genève kết thúc với việc các cường quốc cắt đôi đất nước Việt Nam ở vĩ tuyến 17 với hai chính thể hoàn toàn đối lập nhau ở hai miền Nam-Bắc.
Hình ảnh từ Bắc vô Nam 1954
Nhân dịp kỷ niệm 60 năm của hàng triệu người di cư từ Bắc vào Nam, chúng tôi giới thiệu vài hình ảnh để các bạn tham khảo như tư liệu và cùng nhớ về biến cố này.
60 năm trước, ngày 20/7/1954, Hội nghị Genève kết thúc với việc các cường quốc cắt đôi đất nước Việt Nam ở vĩ tuyến 17 với hai chính thể hoàn toàn đối lập nhau ở hai miền Nam-Bắc.
Ngay sau đó trong vòng 300 ngày, khoảng 950.000 người ở miền Bắc đã di cư vào miền Nam với thành phần như sau: nông nghiệp 75%, ngư nghiệp 15%, tiểu công nghệ 10%, tiểu thương 5%. Trong số người di cư, có 213.635 người đi máy bay, đa số đi bằng tàu thuỷ: 555.037 người. Số còn lại đi bằng các phương tiện riêng: 102.681 người. Di cư trước thời hạn 19/5/1955: 871.533 người; di cư trong thời gian gia hạn: 3.945 người; vượt tuyến sau khi hết hạn di cư: 76.000 người. (x. Báo Người Việt, ngày 20/7/2014, số 10452).
Bốn thủy thủ hải quân căng biểu ngữ đón chào người Di Cư lên chiến hạm
USS Bayfield (APA-33) từ bến Hải Phòng để đi Saigòn vào ngày 3-9-1954
Bán đồ đạc chuẩn bị di cư vào nam sau khi Hiệp định Genève được công bố
Việt Minh và Pháp bàn giao bót Hàng TrốngBộ đội tiến vào tiếp thu bót Hàng Trống, lúc này đang là Ty Cảnh Sát TP Hà NộiBộ đội Việt Minh tiến vào tiếp quản Hà Nội
Đi tìm tự do
Chuẩn bị lên tầu vào nam
Ra phi trường Gia Lâm
Phi trường Gia Lâm
Hải Phòng
Lên tầu vào Nam
Hải Phòng 1954
Lễ hạ cờ Tây lần cuối cùng trong thành Hà Nội, phía trước Đoan Môn, chấm dứt hơn 70 năm chiếm đóng thành Hà Nội từ năm 1883 của quân Pháp.Jul 1954, dân chúng đọc Viet-Nam PresseNhững ngày cuối cùng ở Hà NộiMột thủy thủ hải quân Mỹ giúp một phụ nữ miền Bắc (di cư) nặng gánh lên tàu
Vị tuyên úy Hoa Kỳ, thiếu úy Francis J. Fitzpatrick giúp người di cư trên con tàu USS Bayfield vào khoảng tháng 9 năm 1954.
Trên suốt chuyến hành trình từ Bắc vô Nam, vị tuyên úy này cũng là người thông dịch giữa người Mỹ vào Việt Nam di cư.Một y tá đang điều trị cho một người phụ nữ miền Bắc (di cư) có cánh tay bị thương vào ngày 7-9-1954Đồng bào miền Bắc di cư (vào Nam) nhận phần ăn trên tàu.Tàu USS Bayfield (APA-33) cập bến Saigòn vào tháng 9 năm 1954Mỗi người di cư nhận gói gạo, chai nước mắm khi rời tàu Bayfield (APA-33) ở cảng Saigòn vào tháng 9 năm 1954Partir c’est choisir La Liberté= Ra đi là sự lựa chọn tự do.To go Southvards is to choose freedom = Vào Nam là lựa chọn tự do.Cầu nguyện trước khi vào Nam.Xe tải từ các tỉnh đổ người di cư xuống ga Hàng Cỏ.Rất đông phụ nữ và trẻ em.Chiếu chăn mang theo cho biết họ đã qua một chặng đường dài trước khi về đến Hà nội.Chờ lên tàu dưới sự hướng dẫn của binh sĩ Pháp.Một quang cảnh vội vã, cuống quít, chạy thoát về miền tự do.