Lãng quên Thiên Chúa đẩy đưa con người tới bạo lực
Chính việc lãng quên Thiên Chúa chứ không phải việc vinh danh Người làm nảy sinh ra bạo lực. Vì thế, các tín hữu Kitô và Hồi giáo cần cùng nhau dấn thân cho tình liên đới, hoà bình và công lý, và mọi chính quyền phải bảo đảm cho các công dân và cộng đồng tôn giáo quyền tự do phụng tự đích thực.
Lãng quên Thiên Chúa đẩy đưa con người tới bạo lực
Chính việc lãng quên Thiên Chúa chứ không phải việc vinh danh Người làm nảy sinh ra bạo lực. Vì thế, các tín hữu Kitô và Hồi giáo cần cùng nhau dấn thân cho tình liên đới, hoà bình và công lý, và mọi chính quyền phải bảo đảm cho các công dân và cộng đồng tôn giáo quyền tự do phụng tự đích thực.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến sáng thứ tư 3-12-2014 tại Quảng trường Thánh Phêrô. Như đã biết, Đức Thánh Cha mới viếng thăm mục vụ Thổ Nhĩ Kỳ 3 ngày cuối tuần vừa qua, vì thế trong bài huấn dụ ngài đã chia sẻ với tín hữu các cảm tưởng và kinh nghiệm trong chuyến công du mục vụ này.
Đức Thánh Cha nói: Hôm nay chúng ta duyệt lại các chặng hành hương mà tôi đã đi từ thứ sáu cho tới Chúa Nhật vừa qua. Như tôi đã xin anh chị em chuẩn bị và đồng hành với nó bằng lời cầu nguyện, giờ đây tôi xin anh chị em cùng tôi cảm tạ Thiên Chúa vì việc thực hiện nó, và để cho nó sinh hoa trái trong cuộc đối thoại với các anh em chính thống và với các anh em Hồi giáo, cũng như cho con đường hoà bình giữa các dân tộc.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến sáng thứ tư 3-12-2014 tại Quảng trường Thánh Phêrô. Như đã biết, Đức Thánh Cha mới viếng thăm mục vụ Thổ Nhĩ Kỳ 3 ngày cuối tuần vừa qua, vì thế trong bài huấn dụ ngài đã chia sẻ với tín hữu các cảm tưởng và kinh nghiệm trong chuyến công du mục vụ này.
Đức Thánh Cha nói: Hôm nay chúng ta duyệt lại các chặng hành hương mà tôi đã đi từ thứ sáu cho tới Chúa Nhật vừa qua. Như tôi đã xin anh chị em chuẩn bị và đồng hành với nó bằng lời cầu nguyện, giờ đây tôi xin anh chị em cùng tôi cảm tạ Thiên Chúa vì việc thực hiện nó, và để cho nó sinh hoa trái trong cuộc đối thoại với các anh em chính thống và với các anh em Hồi giáo, cũng như cho con đường hoà bình giữa các dân tộc.
Đức Thánh Cha đã cám ơn Tổng thống, Thủ tướng, Bộ trưởng Tôn giáo cũng như các giới chức chính quyền khác của Thổ Nhĩ Kỳ đã tiếp đón ngài với lòng kính trọng và bảo đảm cho chuyến viếng thăm diễn ra trong trật tự. Ngài cũng cám ơn các Giám mục của Giáo hội Công giáo Thổ Nhĩ Kỳ vì sự dấn thân của các vị, cũng như Đức Thượng phụ Bartolomaios I vì sự tiếp đón thân tình. Chân phước Phaolô VI và Thánh Gioan Phaolô II đã viếng thăm Thổ Nhĩ Kỳ, và Thánh Gioan XXIII, từng là Khâm sứ Toà Thánh tại Thổ Nhĩ Kỳ, từ Trời đã che chở chuyến hành hương của tôi, diễn ra 8 năm sau chuyến viếng thăm của vị tiền nhiệm của tôi là Đức Bênêđictô XVI. Vùng đất này thân thương đối với mọi Kitô hữu, đặc biệt vì đã là nơi Tông Đồ Phaolô chào đời, và là nơi triệu tập 7 công đồng và vì sự hiện diện của “Nhà Đức Maria” gần thành Êphêxô.
Tiếp đến, Đức Thánh Cha đã kể lại diễn tiễn các ngày viếng thăm, Trong ngày đầu tiên, ngài đã thăm lăng của ông Ataturk và gặp gỡ chính quyền Thổ. Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia có đa số dân theo Hồi giáo, nhưng Hiến pháp khẳng định tính chất đời của Nhà nước.
Ám chỉ tình trạng bạo lực do các lực lượng Hồi cực đoan gây ra đó đây trên thế giới, Đức Thánh Cha khẳng định:
Chính sự lãng quên Thiên Chúa chứ không phải việc vinh danh Người làm nảy sinh ra bạo lực. Vì thế, tôi đã nhấn mạnh tầm quan trọng các tín hữu Kitô và Hồi giáo phải cùng nhau dấn thân cho tình liên đới, hoà bình và công lý, và khẳng định rằng mọi chính quyền phải bảo đảm cho các công dân sự tự do tôn giáo thực sự.
Trong ngày thứ hai, tôi đã viếng thăm vài nơi biểu tượng của các tôn giáo khác nhau hiện diện tại Thổ Nhĩ Kỹ. Tôi đã làm điều đó và cảm nhận trong tim lời khẩn cầu Chúa, là Thiên Chúa trời đất, là Cha thương xót của toàn nhân loại. Trọng tâm ngày viếng thăm là buổi cử hành Thánh Thể trong Nhà thờ Chính toà với sự tham dự của các chủ chăn và tín hữu của nhiều nghi lễ Công giáo hiện diện tại Thổ Nhĩ Kỳ. Tham dự cũng đã có Đức Thượng phụ Đại kết, Đại diện Đức Thượng phụ Apostolico, Tổng Giám mục Chính thống Siro và các giới chức Tin Lành. Chúng tôi đã cùng nhau khẩn nài Chúa Thánh Thần là Đấng ban sự hiệp nhất cho Giáo Hội: hiệp nhất trong đức tin, đức mến và hiệp nhất trong sự kết hợp chặt chẽ nội tâm. Trong sự phong phú của các truyền thống và cơ cấu của mình, Dân Chúa được mời gọi để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn trong thái độ liên lỉ cởi mở, ngoan ngoãn và vâng phục.
Tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm, Đức Thánh Cha nói: Ngày cuối cùng của chuyến viếng thăm lễ Thánh Anrê Tông Đồ đã cống hiến bối cảnh lý tưởng cho việc củng cố các liên hệ huynh đệ giữa Giám mục Roma, người kế vị Thánh Phêrô và Đức Thượng phụ Đại kết Costantinopoli, theo truyền thống là Giáo Hội do Thánh Anrê, em của Simon Phêrô thành lập.
Đức Thánh Cha cho biết:
Tôi đã cùng với Đức Thượng phụ canh tân dấn thân theo đuổi con đường tiến tới việc thiết lập sự hiệp thông trọn vẹn giữa các tín hữu Công giáo và Chính thống. Chúng tôi đã cùng nhau ký một Tuyên ngôn chung là chặng cuối của con đường này. Đặc biệt ý nghĩa là hành động này đã được làm vào cuối buổi cử hành trọng thể Phụng vụ lễ Thánh Anrê, mà tôi đã tham dự với niềm vui lớn, và nó đã được theo sau bởi phép lành của Đức Thượng phụ Costantinopoli và Giám mục Roma. Thật thế, lời cầu nguyện là nền tảng cho mọi cuộc đối thoại đại kết phong phú dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
Cuộc gặp gỡ cuối cùng là với nhóm các bạn trẻ tị nạn, được các tu sĩ Salesien tiếp đón.
Thật là điều rất quan trọng đối với tôi việc gặp gỡ vài người tị nạn Trung Đông, để bầy tỏ sự gần gũi của tôi và của Giáo Hội cũng như để nhấn mạnh giá trị của sự tiếp đón, mà Thổ Nhĩ Kỳ cũng rất dấn thân. Chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả các người di cư và tị nạn và để xóa bỏ các lý do gây ra thảm cảnh đau đớn này.
Anh chị em thân mến, xin Thiên Chúa toàn năng và thương xót tiếp tục che chở dân nước và giới chức lãnh đạo chính trị và tôn giáo Thổ Nhĩ Kỳ. Ước chi họ có thể cùng nhau xây dựng một tương lai hoà bình, để Thổ Nhĩ Kỳ có thể diễn tả một nơi của sự sống chung hoà bình giữa các tôn giáo và các nền văn hoá khác nhau. Ngoài ra, chúng ta cũng hãy cầu nguyện để qua sư bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria, Chúa Thánh Thần làm cho chuyến công du này được phong phú và tạo thuận tiện cho lòng hăng say truyền giáo, để trong sự tôn trọng và đối thoại huynh đệ, loan báo cho tất cả mọi dân tộc rằng Chúa Giêsu là sự thật, hoà bình và tình yêu.
Đức Thánh Cha đã chào các đoàn hành hương đến từ Bắc Mỹ, các nước Âu châu cũng như từ Malyasia, Nigeria, Argentina, Mêhicô, Paraguay. Bolivia và Chilê.
Ngài đặc biệt chào các thành viên Phong trào Truyền giáo Phi châu do các Giám mục hai Giáo phận Piacenza Bobbio và Moroto hướng dẫn, các tham dự viên đại hội gia đình, các người tổ chức hang đá lưu động vùng Pavullo. Ngài cầu mong Mùa Vọng là thời gian thuận tiện giúp mọi người chuẩn bị cho Lễ Giáng Sinh và dấn thân canh tân lòng gắn bó với Chúa Kitô và liên đới với các anh chị em túng thiếu.
Chào giới trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn, ngài nhắc cho mọi người biết hôm qua Giáo Hội kính nhớ Thánh Phanxicô Xaviê. Đức Thánh Cha cầu mong thánh nhân giúp các bạn trẻ sống đức tin nghiêm chỉnh, các người đau yếu tin tưởng nơi sự trợ lực của Chúa Kitô trong những lúc khổ đau, và các đôi tân hôn biết tận hiến cho nhau trong cuộc sống gia đình.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành Toà Thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
Tiếp đến, Đức Thánh Cha đã kể lại diễn tiễn các ngày viếng thăm, Trong ngày đầu tiên, ngài đã thăm lăng của ông Ataturk và gặp gỡ chính quyền Thổ. Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia có đa số dân theo Hồi giáo, nhưng Hiến pháp khẳng định tính chất đời của Nhà nước.
Ám chỉ tình trạng bạo lực do các lực lượng Hồi cực đoan gây ra đó đây trên thế giới, Đức Thánh Cha khẳng định:
Chính sự lãng quên Thiên Chúa chứ không phải việc vinh danh Người làm nảy sinh ra bạo lực. Vì thế, tôi đã nhấn mạnh tầm quan trọng các tín hữu Kitô và Hồi giáo phải cùng nhau dấn thân cho tình liên đới, hoà bình và công lý, và khẳng định rằng mọi chính quyền phải bảo đảm cho các công dân sự tự do tôn giáo thực sự.
Trong ngày thứ hai, tôi đã viếng thăm vài nơi biểu tượng của các tôn giáo khác nhau hiện diện tại Thổ Nhĩ Kỹ. Tôi đã làm điều đó và cảm nhận trong tim lời khẩn cầu Chúa, là Thiên Chúa trời đất, là Cha thương xót của toàn nhân loại. Trọng tâm ngày viếng thăm là buổi cử hành Thánh Thể trong Nhà thờ Chính toà với sự tham dự của các chủ chăn và tín hữu của nhiều nghi lễ Công giáo hiện diện tại Thổ Nhĩ Kỳ. Tham dự cũng đã có Đức Thượng phụ Đại kết, Đại diện Đức Thượng phụ Apostolico, Tổng Giám mục Chính thống Siro và các giới chức Tin Lành. Chúng tôi đã cùng nhau khẩn nài Chúa Thánh Thần là Đấng ban sự hiệp nhất cho Giáo Hội: hiệp nhất trong đức tin, đức mến và hiệp nhất trong sự kết hợp chặt chẽ nội tâm. Trong sự phong phú của các truyền thống và cơ cấu của mình, Dân Chúa được mời gọi để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn trong thái độ liên lỉ cởi mở, ngoan ngoãn và vâng phục.
Tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm, Đức Thánh Cha nói: Ngày cuối cùng của chuyến viếng thăm lễ Thánh Anrê Tông Đồ đã cống hiến bối cảnh lý tưởng cho việc củng cố các liên hệ huynh đệ giữa Giám mục Roma, người kế vị Thánh Phêrô và Đức Thượng phụ Đại kết Costantinopoli, theo truyền thống là Giáo Hội do Thánh Anrê, em của Simon Phêrô thành lập.
Đức Thánh Cha cho biết:
Tôi đã cùng với Đức Thượng phụ canh tân dấn thân theo đuổi con đường tiến tới việc thiết lập sự hiệp thông trọn vẹn giữa các tín hữu Công giáo và Chính thống. Chúng tôi đã cùng nhau ký một Tuyên ngôn chung là chặng cuối của con đường này. Đặc biệt ý nghĩa là hành động này đã được làm vào cuối buổi cử hành trọng thể Phụng vụ lễ Thánh Anrê, mà tôi đã tham dự với niềm vui lớn, và nó đã được theo sau bởi phép lành của Đức Thượng phụ Costantinopoli và Giám mục Roma. Thật thế, lời cầu nguyện là nền tảng cho mọi cuộc đối thoại đại kết phong phú dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
Cuộc gặp gỡ cuối cùng là với nhóm các bạn trẻ tị nạn, được các tu sĩ Salesien tiếp đón.
Thật là điều rất quan trọng đối với tôi việc gặp gỡ vài người tị nạn Trung Đông, để bầy tỏ sự gần gũi của tôi và của Giáo Hội cũng như để nhấn mạnh giá trị của sự tiếp đón, mà Thổ Nhĩ Kỳ cũng rất dấn thân. Chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả các người di cư và tị nạn và để xóa bỏ các lý do gây ra thảm cảnh đau đớn này.
Anh chị em thân mến, xin Thiên Chúa toàn năng và thương xót tiếp tục che chở dân nước và giới chức lãnh đạo chính trị và tôn giáo Thổ Nhĩ Kỳ. Ước chi họ có thể cùng nhau xây dựng một tương lai hoà bình, để Thổ Nhĩ Kỳ có thể diễn tả một nơi của sự sống chung hoà bình giữa các tôn giáo và các nền văn hoá khác nhau. Ngoài ra, chúng ta cũng hãy cầu nguyện để qua sư bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria, Chúa Thánh Thần làm cho chuyến công du này được phong phú và tạo thuận tiện cho lòng hăng say truyền giáo, để trong sự tôn trọng và đối thoại huynh đệ, loan báo cho tất cả mọi dân tộc rằng Chúa Giêsu là sự thật, hoà bình và tình yêu.
Đức Thánh Cha đã chào các đoàn hành hương đến từ Bắc Mỹ, các nước Âu châu cũng như từ Malyasia, Nigeria, Argentina, Mêhicô, Paraguay. Bolivia và Chilê.
Ngài đặc biệt chào các thành viên Phong trào Truyền giáo Phi châu do các Giám mục hai Giáo phận Piacenza Bobbio và Moroto hướng dẫn, các tham dự viên đại hội gia đình, các người tổ chức hang đá lưu động vùng Pavullo. Ngài cầu mong Mùa Vọng là thời gian thuận tiện giúp mọi người chuẩn bị cho Lễ Giáng Sinh và dấn thân canh tân lòng gắn bó với Chúa Kitô và liên đới với các anh chị em túng thiếu.
Chào giới trẻ, người đau yếu và các đôi tân hôn, ngài nhắc cho mọi người biết hôm qua Giáo Hội kính nhớ Thánh Phanxicô Xaviê. Đức Thánh Cha cầu mong thánh nhân giúp các bạn trẻ sống đức tin nghiêm chỉnh, các người đau yếu tin tưởng nơi sự trợ lực của Chúa Kitô trong những lúc khổ đau, và các đôi tân hôn biết tận hiến cho nhau trong cuộc sống gia đình.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành Toà Thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.