Roma: Hội thảo Liên tôn Quốc tế về tính bổ túc giữa Nam và Nữ
rong bối cảnh Giáo hội đang suy tư về gia đình và các vấn đề của gia đình cũng như Đại hội Thế giới các Gia đình sẽ diễn ra vào năm sau tại Phialdelphia, Bộ Giáo lý Đức tin phối hợp với các Hội đồng Toà Thánh về Gia đình, Đối thoại Liên tôn và Cổ vũ sự Hiệp nhất các Kitô hữu, đã tổ chức cuộc Hội thảo Liên tôn Quốc tế về tính bổ túc giữa Nam và Nữ tại Roma trong 3 ngày (17 đến 19-11-2014).
Roma: Hội thảo Liên tôn Quốc tế về tính bổ túc giữa Nam và Nữ
WHĐ (19.11.2014) – Trong bối cảnh Giáo hội đang suy tư về gia đình và các vấn đề của gia đình cũng như Đại hội Thế giới các Gia đình sẽ diễn ra vào năm sau tại Phialdelphia, Bộ Giáo lý Đức tin phối hợp với các Hội đồng Toà Thánh về Gia đình, Đối thoại Liên tôn và Cổ vũ sự Hiệp nhất các Kitô hữu, đã tổ chức cuộc Hội thảo Liên tôn Quốc tế về tính bổ túc giữa Nam và Nữ tại Roma trong 3 ngày (17 đến 19-11-2014).
Tham dự Hội thảo có 365 đại biểu đến từ 23 quốc gia, thuộc các Giáo hội Kitô và các tôn giáo như Do Thái giáo, Hồi giáo, Phật giáo, Ấn Độ giáo, Lão giáo, Jaina và Đạo Sikh.
Trong diễn văn khai mạc, Đức Hồng y Gerhard Müller, Bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức Tin chào mừng Đức Thánh Cha Phanxicô và các vị tham dự Hội thảo, đồng thời giới thiệu trong tâm của cuộc Hội thảo: “Khám phá sự phong phú, tốt lành, là ơn Chúa ban, mở ra đón nhận sự sống, là con đường dẫn đến Thiên Chúa của sự khác biệt về giới tính.”
Nhân dịp này, Đức Thánh Cha Phanxicô phát biểu với các đại biểu tham dự cuộc Hội thảo, qua đó ngài đề nghị đưa suy tư về tính bổ túc giữa Nam nà Nữ vào thực tế đời sống hôn nhân và gia đình:
“Tính bổ túc giữa Nam và Nữ là cơ sở của hôn nhân và gia đình, nơi chúng ta được dạy cho biết trân trọng những quà tặng được trao cho mình và người khác, đồng thời là nơi chúng ta bắt đầu học cách sống chung. Đa số chúng ta, gia đình còn chủ yếu là nơi chúng ta bắt đầu được hít thở các giá trị và lý tưởng, cũng như thực hiện khả năng nhân đức và bác ái. Đồng thời, như chúng ta biết, gia đình còn là nơi diễn ra sự giằng co giữa tính vị kỷ và lòng vị tha, giữa lý trí và tính đam mê, giữa khao khát nhất thời và những mục tiêu lâu dài. Tuy nhiên gia đình cũng mang lại môi trường nhằm giải quyết những giằng co đó.”
Phát biểu tại cuộc Hội thảo, ông Jonathan Sacks, nguyên Rabbi Trưởng Do Thái giáo tại Vương quốc Anh và Khối Thịnh vượng chung, cho biết tại Anh sắp chạm đến tỉ lệ hơn 50% trẻ em sinh ra ngoài hôn nhân. Ông cũng cảnh báo hình thức mới của cảnh nghèo khổ, đó là tình trạng gia đình với cha/mẹ đơn thân và phụ nữ sẽ phải một mình gánh vác trách nhiệm gia đình, vì họ đứng đầu 92% tổng số gia đình. Ông cho biết sẽ có đến 1 triệu trẻ em lớn lên không biết mặt cha mình, đồng thời xã hội sẽ phải chứng kiến tình trạng phân hóa giữa các trẻ lớn lên không cha/không mẹ và các trẻ có cha mẹ đầy đủ. Ông gọi 1 triệu trẻ em này (tại Anh) là nạn nhân của tình trạng phớt lờ việc kết hôn ngày càng lan rộng.
Về phần mình, Nữ tu Prudence Allen thuộc Văn phòng Tuyên uý Trường Đại học Lancaster, người vừa được bổ nhiệm vào Uỷ ban Thần học Quốc tế, đã lưu ý về tính chất nguy hại của ý thức hệ tính dục (giản lược nhân vị con người vào hoạt động tình dục) và ý thức hệ giới tính (chủ trương có nhiều loại kết hợp khác nhau, không chỉ kết hợp giữa nam và nữ) và kêu gọi cần phải đi sâu vào căn tính của tính dục và giới tính.
Cũng tại cuộc Hội thảo này, Đức Tổng Giám mục Laffitte, Tổng thư ký Hội đồng Toà Thánh về Gia đình, đã mời gọi mọi người suy tư về giáo huấn của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II về Gia đình, và ngài kết luận: Vấn đề bất khả phân ly của hôn nhân được xây dựng trên nền tảng của một tình yêu không hề hối tiếc, đó là sự tự hiến của Đức Kitô cho tất cả mọi người. Đó là một thực tại độc nhất, như sự độc nhất của người nam và người nữ tự hiến cho nhau trong Bí tích Hôn Nhân.
Chiều 19-11, Hội thảo Liên tôn Quốc tế về tính bổ túc giữa Nam và Nữ sẽ kết thúc tại Roma, sau 3 ngày làm việc.
Tham dự Hội thảo có 365 đại biểu đến từ 23 quốc gia, thuộc các Giáo hội Kitô và các tôn giáo như Do Thái giáo, Hồi giáo, Phật giáo, Ấn Độ giáo, Lão giáo, Jaina và Đạo Sikh.
Trong diễn văn khai mạc, Đức Hồng y Gerhard Müller, Bộ trưởng Bộ Giáo lý Đức Tin chào mừng Đức Thánh Cha Phanxicô và các vị tham dự Hội thảo, đồng thời giới thiệu trong tâm của cuộc Hội thảo: “Khám phá sự phong phú, tốt lành, là ơn Chúa ban, mở ra đón nhận sự sống, là con đường dẫn đến Thiên Chúa của sự khác biệt về giới tính.”
Nhân dịp này, Đức Thánh Cha Phanxicô phát biểu với các đại biểu tham dự cuộc Hội thảo, qua đó ngài đề nghị đưa suy tư về tính bổ túc giữa Nam nà Nữ vào thực tế đời sống hôn nhân và gia đình:
“Tính bổ túc giữa Nam và Nữ là cơ sở của hôn nhân và gia đình, nơi chúng ta được dạy cho biết trân trọng những quà tặng được trao cho mình và người khác, đồng thời là nơi chúng ta bắt đầu học cách sống chung. Đa số chúng ta, gia đình còn chủ yếu là nơi chúng ta bắt đầu được hít thở các giá trị và lý tưởng, cũng như thực hiện khả năng nhân đức và bác ái. Đồng thời, như chúng ta biết, gia đình còn là nơi diễn ra sự giằng co giữa tính vị kỷ và lòng vị tha, giữa lý trí và tính đam mê, giữa khao khát nhất thời và những mục tiêu lâu dài. Tuy nhiên gia đình cũng mang lại môi trường nhằm giải quyết những giằng co đó.”
Phát biểu tại cuộc Hội thảo, ông Jonathan Sacks, nguyên Rabbi Trưởng Do Thái giáo tại Vương quốc Anh và Khối Thịnh vượng chung, cho biết tại Anh sắp chạm đến tỉ lệ hơn 50% trẻ em sinh ra ngoài hôn nhân. Ông cũng cảnh báo hình thức mới của cảnh nghèo khổ, đó là tình trạng gia đình với cha/mẹ đơn thân và phụ nữ sẽ phải một mình gánh vác trách nhiệm gia đình, vì họ đứng đầu 92% tổng số gia đình. Ông cho biết sẽ có đến 1 triệu trẻ em lớn lên không biết mặt cha mình, đồng thời xã hội sẽ phải chứng kiến tình trạng phân hóa giữa các trẻ lớn lên không cha/không mẹ và các trẻ có cha mẹ đầy đủ. Ông gọi 1 triệu trẻ em này (tại Anh) là nạn nhân của tình trạng phớt lờ việc kết hôn ngày càng lan rộng.
Về phần mình, Nữ tu Prudence Allen thuộc Văn phòng Tuyên uý Trường Đại học Lancaster, người vừa được bổ nhiệm vào Uỷ ban Thần học Quốc tế, đã lưu ý về tính chất nguy hại của ý thức hệ tính dục (giản lược nhân vị con người vào hoạt động tình dục) và ý thức hệ giới tính (chủ trương có nhiều loại kết hợp khác nhau, không chỉ kết hợp giữa nam và nữ) và kêu gọi cần phải đi sâu vào căn tính của tính dục và giới tính.
Cũng tại cuộc Hội thảo này, Đức Tổng Giám mục Laffitte, Tổng thư ký Hội đồng Toà Thánh về Gia đình, đã mời gọi mọi người suy tư về giáo huấn của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II về Gia đình, và ngài kết luận: Vấn đề bất khả phân ly của hôn nhân được xây dựng trên nền tảng của một tình yêu không hề hối tiếc, đó là sự tự hiến của Đức Kitô cho tất cả mọi người. Đó là một thực tại độc nhất, như sự độc nhất của người nam và người nữ tự hiến cho nhau trong Bí tích Hôn Nhân.
Chiều 19-11, Hội thảo Liên tôn Quốc tế về tính bổ túc giữa Nam và Nữ sẽ kết thúc tại Roma, sau 3 ngày làm việc.