Đức Thánh Cha bênh vực quyền của trẻ em được lớn lên trong gia đình có cha có mẹ
VATICAN – Sáng 17-11-2014, ĐTC Phanxicô đã chủ toạ phiên họp đầu tiên của Hội nghị Quốc tế về Gia đình Truyền thống, nhóm tại Vatican từ ngày 17 đến 19-11-2014 về chủ đề “Sự bổ túc của người nam và người nữ cho nhau”. Hội nghị do Bộ Giáo lý Đức tin tổ chức và diễn ra tại Hội trường Thượng HĐGM Thế giới ở nội thành Vatican.
Đức Thánh Cha bênh vực quyền của trẻ em được lớn lên trong gia đình có cha có mẹ
VATICAN – Sáng 17-11-2014, ĐTC Phanxicô đã chủ toạ phiên họp đầu tiên của Hội nghị Quốc tế về Gia đình Truyền thống, nhóm tại Vatican từ ngày 17 đến 19-11-2014 về chủ đề “Sự bổ túc của người nam và người nữ cho nhau”.
Hội nghị do Bộ Giáo lý Đức tin tổ chức và diễn ra tại Hội trường Thượng HĐGM Thế giới ở nội thành Vatican, với sự tham dự của 365 người, trong số này có hơn 30 diễn giả đến từ 23 quốc gia và thuộc nhiều hệ phái Kitô cũng như thuộc các tôn giáo như Do Thái, Hồi giáo, Phật giáo, Ấn giáo, Lão giáo, Jaina và Đạo Sikh. Trong số các tham dự viên, đặc biệt có Đức Cha Charles Chaput, TGM Giáo phận Philadelphia, Hoa Kỳ, là nơi sẽ diễn ra Đại hội các Gia đình Công giáo Thế giới vào tháng 9 năm 2015.
Lên tiếng sau lời chào mừng của ĐHY Gerhard Mueller, Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, ĐTC nhận xét: “Trong thời đại chúng ta ngày nay, hôn nhân và gia đình đang bị khủng hoảng. Chúng ta sống trong một nền văn hoá tạm thời, trong đó càng ngày càng có nhiều người từ bỏ hôn nhân như một sự dấn thân công khai. Cuộc cách mạng này về phong tục và luân lý thường giơ cao lá cờ gọi là “tự do”, nhưng trong thực tế, nó đưa tới sự tàn phá về tinh thần và vật chất cho vô số người, nhất là những người dễ bị tổn thương nhất. Càng ngày người ta càng thấy rõ sự suy đồi của nền văn hóa hôn nhân có kèm theo sự gia tăng nghèo đói và một loạt các vấn đề xã hội, gây thiệt hại thái quá cho phụ nữ, trẻ em và người già.”
ĐTC kêu gọi các tham dự viên nhấn mạnh tới những cột trụ cơ bản nâng đỡ một quốc gia, đó là những thiện ích tinh thần. Ngài nói: “Gia đình là nền tảng sự sống chung và là bảo đảm chống lại sự phân hoá xã hội. Các trẻ em có quyền được lớn lên trong gia đình, với một người cha và một người mẹ có khả năng kiến tạo một môi trường thích hợp cho sự tăng trưởng và trưởng thành tình cảm của các em. Vì thế, trong Tông huấn “Niềm vui Phúc Âm, tôi đã nhấn mạnh đến sự đóng góp không thể thiếu được của hôn nhân cho xã hội, sự đóng góp này vượt lên trên bình diện cảm cúc và những nhu cầu nhất thời của đôi vợ chồng.” (số 66).
Cũng trong bài diễn văn, ĐTC kêu gọi các tham dự viên làm nổi bật một chân lý liên quan tới hôn nhân, đó là sự dấn thân chung kết đối với tình liên đới, lòng chung thuỷ và tình yêu phong phú, đáp ứng những ước muốn sâu đậm nhất của tâm hồn con người… Điều quan trọng là người trẻ đừng chiều theo não trạng tai hại của lối sống tạm thời, trái lại trở thành những người cách mạng, can đảm tìm kiếm một tình yêu mạnh mẽ và bền vững, nghĩa là đi ngược dòng… Chúng ta cũng đừng để cho mình bị rơi vào một cạm bẫy, bị đánh giá theo các quan điểm ý thức hệ, bị coi là những gia đình cấp tiến hoặc gia đình bảo thủ. Không thể nói như vậy, gia đình là gia đình.
Sau cùng, ĐTC đích thân xác nhận vào tháng 9 năm tới, 2015, nếu Chúa muốn, ngài sẽ đến Philadelphia, Hoa Kỳ, để tham dự Đại hội Thế giới các Gia đình kỳ 8.
Sau diễn văn của ĐTC, mọi người đã xem một băng Video về “vận mệnh của gia đình nhân loại: về ý nghĩa của hôn nhân”. Tiếp đến là chứng từ của một học giả Hồi giáo ở Cairo, Ai Cập, một mục sư Tin Lành, một học giả thuộc đạo Jaina Ấn Độ. Sau phần giải lao, có bài thuyết trình của Rabbi Do Thái Lord Jonathan Sacks, cựu Rabbi Trưởng tại Anh quốc và khối Thịnh Vượng chung. Mọi người đã nghe thêm một số chứng từ của một nữ tu Công giáo và một hoà thượng Phật giáo.
Phiên họp chiều hôm qua do ĐHY Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh Hiệp nhất các Tín hữu Kitô, và được mở đầu với bài thuyết trình của bà Janne Haaland Matláry, nguyên Bộ trưởng tại Na Uy, trình bày về gia đình, vẫn còn là đơn vị cơ bản của xã hội. Tiếp theo đó là hai chứng từ của một vị TGM Anh giáo và một học giả người Iran, thuộc Đại học Kharazmi.
Trong phiên họp cuối hội nghị này, chiều ngày thứ tư, 19-11, Đức TGM Charles Chaput, TGM Philadelphia, sẽ giới thiệu Đại hội Thế giới các Gia đình kỳ 8, và sau đó sẽ có phần trình bày Tuyên ngôn khẳng định hôn nhân. (SD 17-11-2014)
Hội nghị do Bộ Giáo lý Đức tin tổ chức và diễn ra tại Hội trường Thượng HĐGM Thế giới ở nội thành Vatican, với sự tham dự của 365 người, trong số này có hơn 30 diễn giả đến từ 23 quốc gia và thuộc nhiều hệ phái Kitô cũng như thuộc các tôn giáo như Do Thái, Hồi giáo, Phật giáo, Ấn giáo, Lão giáo, Jaina và Đạo Sikh. Trong số các tham dự viên, đặc biệt có Đức Cha Charles Chaput, TGM Giáo phận Philadelphia, Hoa Kỳ, là nơi sẽ diễn ra Đại hội các Gia đình Công giáo Thế giới vào tháng 9 năm 2015.
Lên tiếng sau lời chào mừng của ĐHY Gerhard Mueller, Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, ĐTC nhận xét: “Trong thời đại chúng ta ngày nay, hôn nhân và gia đình đang bị khủng hoảng. Chúng ta sống trong một nền văn hoá tạm thời, trong đó càng ngày càng có nhiều người từ bỏ hôn nhân như một sự dấn thân công khai. Cuộc cách mạng này về phong tục và luân lý thường giơ cao lá cờ gọi là “tự do”, nhưng trong thực tế, nó đưa tới sự tàn phá về tinh thần và vật chất cho vô số người, nhất là những người dễ bị tổn thương nhất. Càng ngày người ta càng thấy rõ sự suy đồi của nền văn hóa hôn nhân có kèm theo sự gia tăng nghèo đói và một loạt các vấn đề xã hội, gây thiệt hại thái quá cho phụ nữ, trẻ em và người già.”
ĐTC kêu gọi các tham dự viên nhấn mạnh tới những cột trụ cơ bản nâng đỡ một quốc gia, đó là những thiện ích tinh thần. Ngài nói: “Gia đình là nền tảng sự sống chung và là bảo đảm chống lại sự phân hoá xã hội. Các trẻ em có quyền được lớn lên trong gia đình, với một người cha và một người mẹ có khả năng kiến tạo một môi trường thích hợp cho sự tăng trưởng và trưởng thành tình cảm của các em. Vì thế, trong Tông huấn “Niềm vui Phúc Âm, tôi đã nhấn mạnh đến sự đóng góp không thể thiếu được của hôn nhân cho xã hội, sự đóng góp này vượt lên trên bình diện cảm cúc và những nhu cầu nhất thời của đôi vợ chồng.” (số 66).
Cũng trong bài diễn văn, ĐTC kêu gọi các tham dự viên làm nổi bật một chân lý liên quan tới hôn nhân, đó là sự dấn thân chung kết đối với tình liên đới, lòng chung thuỷ và tình yêu phong phú, đáp ứng những ước muốn sâu đậm nhất của tâm hồn con người… Điều quan trọng là người trẻ đừng chiều theo não trạng tai hại của lối sống tạm thời, trái lại trở thành những người cách mạng, can đảm tìm kiếm một tình yêu mạnh mẽ và bền vững, nghĩa là đi ngược dòng… Chúng ta cũng đừng để cho mình bị rơi vào một cạm bẫy, bị đánh giá theo các quan điểm ý thức hệ, bị coi là những gia đình cấp tiến hoặc gia đình bảo thủ. Không thể nói như vậy, gia đình là gia đình.
Sau cùng, ĐTC đích thân xác nhận vào tháng 9 năm tới, 2015, nếu Chúa muốn, ngài sẽ đến Philadelphia, Hoa Kỳ, để tham dự Đại hội Thế giới các Gia đình kỳ 8.
Sau diễn văn của ĐTC, mọi người đã xem một băng Video về “vận mệnh của gia đình nhân loại: về ý nghĩa của hôn nhân”. Tiếp đến là chứng từ của một học giả Hồi giáo ở Cairo, Ai Cập, một mục sư Tin Lành, một học giả thuộc đạo Jaina Ấn Độ. Sau phần giải lao, có bài thuyết trình của Rabbi Do Thái Lord Jonathan Sacks, cựu Rabbi Trưởng tại Anh quốc và khối Thịnh Vượng chung. Mọi người đã nghe thêm một số chứng từ của một nữ tu Công giáo và một hoà thượng Phật giáo.
Phiên họp chiều hôm qua do ĐHY Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh Hiệp nhất các Tín hữu Kitô, và được mở đầu với bài thuyết trình của bà Janne Haaland Matláry, nguyên Bộ trưởng tại Na Uy, trình bày về gia đình, vẫn còn là đơn vị cơ bản của xã hội. Tiếp theo đó là hai chứng từ của một vị TGM Anh giáo và một học giả người Iran, thuộc Đại học Kharazmi.
Trong phiên họp cuối hội nghị này, chiều ngày thứ tư, 19-11, Đức TGM Charles Chaput, TGM Philadelphia, sẽ giới thiệu Đại hội Thế giới các Gia đình kỳ 8, và sau đó sẽ có phần trình bày Tuyên ngôn khẳng định hôn nhân. (SD 17-11-2014)