13/01/2025

Nhật ký Thượng Hội đồng Giám mục về gia đình: Từ ngày thứ nhất đến ngày thứ sáu và tổng kết giai đoạn I

Chúng tôi xin tổng kết phần Nhật ký Thượng Hội Đồng Giám mục về Gia Đình, từ ngày 6/10/2014 đến ngày 13/10/2014 theo bản tin của Hội đồng Giám Mục Việt Nam để giúp các bạn quan tâm có thể theo dõi kỹ lưỡng hơn.

 Nhật ký Thượng Hội đồng Giám mục về gia đình

Từ ngày thứ nhất đến ngày thứ sáu và tổng kết giai đoạn I

 

LTS: Chúng tôi xin tổng kết phần Nhật ký Thượng Hội Đồng Giám mục về Gia Đình, từ ngày 6/10/2014 đến ngày 13/10/2014 theo bản tin của Hội đồng Giám Mục Việt Nam để giúp các bạn quan tâm có thể theo dõi kỹ lưỡng hơn.

WHĐ (7.10.2014) – Như tin đã đưa, Thượng Hội đồng Giám mục khoá ngoại thường (THĐ) về gia đình đã được khai mạc vào sáng Chúa nhật 5-10 vừa qua tại Roma, với Thánh lễ đồng tế do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ tế (x.http://www.hdgmvietnam.org/khai-mac-thuong-hoi-dong-giam-muc-ve-gia-dinh/6374.57.7.aspx )

Ngày 6-10, các nghị phụ đã bước vào ngày làm việc đầu tiên:

– Buổi sáng: Phiên họp khoáng đại I:

– Hiện diện: Đức Thánh Cha và 180 nghị phụ.

- Chủ toạ Phiên họp: Đức hồng André Vingt-Trois, Tổng giám mục Paris.

Với tư cách chủ toạ, ĐHY Vingt-Trois phát biểu chào mừng Đức Thánh Cha, các nghị phụ, các dự thính viên và đại diện các Giáo hội anh em.

– Huấn từ của Đức Thánh Cha Phanxicô (x. bản tin của WHĐ).

Trong phát biểu huấn từ, ĐTC mời gọi các nghị phụ: Chúng ta hãy cộng tác với nhau để tính năng động củaThượng Hội đồng được khẳng định cách rõ ràng”

– Đức hồng y Lorenzo Baldisseri, Tổng thư ký THĐ, phúc trình với các nghị phụ về việc chuẩn bị THĐ với việc tiếp nhận và đúc kết các văn bản của các Giáo hội địa phương phúc đáp Bản câu hỏi của Văn phòng Tổng thư ký THĐ, soạn thảo Lineamenta (Văn kiện chuẩn bị), Instrumentum Laboris (Tài liệu làm việc), mời gọi dân Chúa khắp nơi cầu nguyện cho THĐ…

Trong bài phúc trình, ĐHY Baldisseri giới thiệu ba vị Chủ tịch thừa uỷ THĐ: Đức hồng André Vingt Trois, Tổng giám mục ParisĐức hồng Luis Tagle, Tổng giám mục Manila, Đức hồng Damasceno Assis, Tổng giámmục Aparecida. Đồng thời Tổng Tường trình viên của THĐ là Đức hồng Peter Erdő, Tổng giám mục Esztergom-Budapest; Thư ký đặc biệt của THĐ là Đức Tổng giám mục Bruno Forte.

ĐHY đúc kết có 191 nghị phụ tham dự THĐ, đến từ năm châu: châu Phi: 42 vị; châu Mỹ: 38 vị; châu Á: 29 vị; châu Âu: 78 vị; châu Đại dương: 4 vị.

– ĐHY Péter Erdő, Tổng Tường trình viên của THĐ, trình bày bản “Relatio ante disceptationem” (Báo cáo đề dẫn), xác định phương pháp xem xét tình hình gia đình và phương pháp làm việc của THĐ, đồng thời nêu lên bốn nội dung thảo luận chính: (1) Tin Mừng về gia đình trong bối cảnh Phúc âm hoá; (2) Tin Mừng về gia đình và mục vụ gia đình; (3) Những hoàn cảnh mục vụ khó khăn; (4) Gia đình và Tin Mừng về sự sống.

– Kinh Phụng vụ Giờ Ba: ĐHY Lluís Martínez Sistach, Tổng giám mục Barcelona, giảng giải Lời Chúa trong thư I Côrintô: “Tôi khuyên tất cả anh em hãy nhất trí với nhau trong lời ăn tiếng nói, và đừng để có sự chia rẽ giữa anh em, nhưng hãy sống hòa thuận một lòng một ý với nhau” (1, 10) và nhấn mạnh: “Chúng ta họp THĐ là để phục vụ Hội Thánh và phải tràn trề tinh thần truyền giáo, bởi vì, như Đức Phaolô VI đã nhắc chúng ta, Giáo hội tồn tại là để rao giảng Tin Mừng. Chúng ta đã được thông phần niềm vui Tin Mừng thì phải vui mừng ra đi truyền giáo”.

– Buổi chiều: Phiên họp khoáng đại II:

– Hiện diện: Đức Thánh Cha và 180 nghị phụ.

- Chủ toạ Phiên họp: Đức hồng André Vingt-Trois, Tổng giám mục Paris.

– ĐHY Vingt-Trois giới thiệu nội dung của phiên họp khoáng đại II thuộc chương I và II trong Phần I củaInstrumentum Laboris“Ý định của Thiên Chúa về hôn nhân và gia đình” (Chương I, 1-7) và “Hiểu biết và đón nhận Kinh Thánh và các văn kiện của Giáo Hội về hôn nhân và gia đình” (Chương II, 9-19).

– Tham luận chứng từ do đôi vợ chồng người Úc, ông bà Ron-Mavis Pirola, đồng Giám đốc Hội đồng Công giáo Úc về hôn nhân và gia đình, trình bày.

 

Nhật ký Thượng Hội đồng Giám mục về gia đình

– Ngày thứ hai –

WHĐ (8.10.2014) – Ngày 7-10, các nghị phụ đã bước sang ngày làm việc thứ hai.

– Buổi sáng – Phiên họp khoáng đại III:

– Hiện diện: Đức Thánh Cha và 184 nghị phụ.

- Chủ toạ Phiên họp: Đức hồng y Luis Antonio Tagle, Tổng giám mục Manila (Philippines).

– Đức hồng y Luis Antonio Tagle, Chủ toạ phiên họp, giới thiệu nội dung thảo luận hướng vào Chương III và IV của Phần I văn kiện Instrumentum Laboris. Chương III “Tin Mừng về gia đình và Luật tự nhiên” (từ số 20 đến 30) và Chương IV “Gia đình và ơn gọi của mỗi người trong Đức Kitô” (từ số 31 đến 49).

ĐHY Tagle đã trân trọng giới thiệu với các nghị phụ hai giáo dân của ngài sẽ trình bày tham luận chứng từ về hôn nhân và gia đình tại THĐ.

– Tham luận chứng từ của một đôi vợ chồng về hôn nhân và gia đình, do ông bà George-Cynthia Campos, giáo dân thuộc Tổng giáo phận Manila (Philippines) trình bày. Ông Campos là kỹ sư điện, hiện tham gia hoạt động mục vụ toàn thời gian, là Chủ tịch và Giám đốc điều hành phong trào Couples for Christ (Gia đình Cùng Theo Chúa) ở Philippines. Bà Campos là cử nhân Tâm lý học, cũng đang hoạt động trong phong trào Couples for Christ.

– Kinh Phụng vụ Giờ Ba (lễ Đức Mẹ Mân Côi): ĐHY Chibly Langlois, Giám mục Les Cayes (Haïti), chủ toạ Giờ Kinh, đã giảng giải ý nghĩa Lời Chúa trong sách Giêrêmia, đồng thời hướng về THĐ, ngài chia sẻ:

“Thượng Hội đồng về gia đình quy tụ các nghị phụ đến từ các quốc gia khác nhau, là nơi thích hợp để chúng ta đồng thanh lên tiếng, nhân danh mọi gia đình trên trái đất, nhân danh đại gia đình nhân loại, nhất là nhân danh đức Tin của chúng ta, nói lên rằng những bất công đang lan tràn tại các quốc gia, như Syria, Irak và các nơi khác trên thế giới, trong đó có Haïti, đang xúc phạm đến phẩm giá con người. Hoàn toàn có thể kiến tạo một thế giới xứng với phẩm giá con người, nếu chúng ta, Giáo hội, và qua hoạt động Mục vụ gia đình của Giáo hội, chúng ta làm việc trong đức Tin và đức Ái để Nước của Thiên Chúa được trở thành hiện thực trên trần gian”.   

– Buổi chiều – Phiên họp khoáng đại IV:

Hiện diện: Đức Thánh Cha và 184 nghị phụ.

- Chủ toạ Phiên họp: Đức hồng y Luis Antonio Tagle, Tổng giám mục Manila (Philippines).

– Đức hồng y Luis Antonio Tagle, Chủ toạ phiên họp, giới thiệu nội dung thảo luận trong Phiên họp khoáng đại IV.

Tại phiên họp khoáng đại này, các nghị phụ thảo luận Chương I của Phần II văn kiện Instrumentum Laboris, mang tên “Chương trình Mục vụ gia đình: Những ý kiến được đưa ra” (gồm các số từ 50 đến 60).

– Tham luận chứng từ của một đôi vợ chồng về đời sống hôn nhân và gia đình, do ông bà Jeffrey-Alice Heinzen, thuộc giáo phận La Crosse (bang Wisconsin, Hoa Kỳ) trình bày. Ông Jeffrey Heinzen hiện là Chủ tịch Hệ thống Trường Công giáo Miền Trung McDonnell của Hội Hiệp sĩ Columbus, kiêm Giám đốc Văn phòng Đời sống Hôn nhân và Gia đình thuộc Giáo phận La Crosse. Bà Alice Heinzen hiện phụ trách Chương trình kế hoạch hoá gia đình theo phương pháp tự nhiên, trực thuộc Văn phòng Đời sống Hôn nhân và Gia đình của giáo phận (do chồng làm giám đốc), đồng thời là ủy viên Chương trình kế hoạch hoá gia đình theo phương pháp tự nhiên, trực thuộc Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ.

 

Nhật ký Thượng Hội đồng Giám mục về gia đình

– Ngày thứ ba –

WHĐ (9.10.2014) – Ngày 8-10-2014 là ngày làm việc thứ ba của Thượng Hội đồng Giám mục khoá ngoại thường về gia đình.

– Buổi sáng – Phiên họp khoáng đại V:

– Hiện diện: 182 nghị phụ. Đức Thánh Cha Phanxicô vắng mặt, vì bận chủ toạ buổi tiếp kiến chung vào thứ Tư hằng tuần.

- Chủ toạ Phiên họp: Đức hồng y Raymundo Damasceno Assis, Tổng giám mục Aparecida (Sao Paulo, Brasil).

– Đức hồng y Raymundo Damasceno Assis, chủ toạ phiên họp, giới thiệu nội dung thảo luận. Trong phiên họp này, các nghị phụ sẽ thảo luận Phần II, chương II trong Tài liệu làm việc (Instrumentum Laboris).

Chương II mang tên: “Những thách đố đối với mục vụ gia đình”, từ số 61 đến số 79, gồm bốn nội dung: (a) Khủng hoảng đức Tin và đời sống gia đình; (b) Những hoàn cảnh phức tạp trong các gia đình; (c) Những áp lực bên ngoài tác động đến gia đình; (d) Một số hoàn cảnh đặc biệt.

– Các nghị phụ đã nghe tham luận chứng từ về đời sống hôn nhân và gia đình của của bà Jeannette Touré, một nữ giáo dân người Côte d’Ivoire (Bờ biển Ngà). Bà hiện là Chủ tịch Hiệp hội Phụ nữ Công giáo Bờ biển Ngà. Chồng bà là một tín đồ Hồi giáo. Ông bà sinh được 5 người con. Chính nhờ “lòng quảng đại của chồng” (chữ của bà Touré dùng trong bài tham luận), cả 5 người con đều được rửa tội và học giáo lý Công giáo. Suy nghĩ về hoàn cảnh đời sống hôn nhân và gia đình đặc biệt của mình (hôn nhân khác đạo), bà Touré rút ra hai bài học kinh nghiệm:

“Thứ nhất, gia đình là nơi ta được thể hiện chính mình và gỡ bỏ mặt nạ mà không bị lên án; là nơi ta học sống tự tin nhờ có cha mẹ là những người luôn dành cho con cái ánh mắt khích lệ và sáng trong. Gia đình cũng là nơi hằng ngày ta được sống yêu thương, không rơi vào cô đơn, được học biết chia sẻ và được phát triển toàn vẹn.

Thứ hai, gia đình là nơi ta được hấp thụ đời sống xã hội và là nơi rèn tập sống với tha nhân với biết bao khác biệt; là nơi các giá trị được thông truyền. Gia đình phải khích lệ các thành viên của mình biết sống hiệp thông, để gia đình trở thành nơi diễn tả tình yêu, nhất là thể hiện sự trìu mến của người cha đối với con cái mình”.

– Trong phần thảo luận, các nghị phụ đã phân tích kỹ lưỡng, cụ thể về những khó khăn, thử thách hiện nay các gia đình đang gặp phải, nhất là những gia đình mà vợ chồng/cha mẹ khác biệt về tôn giáo, văn hoá, những gia đình đang chịu áp lực gay gắt về kinh tế, đời sống (chiến tranh, kỳ thị xã hội, nghiện ngập…)

Các nghị phụ đã mời gọi các thành phần dân Chúa “hãy chiến đấu chống lại sự im lặng về giáo dục và tôn giáo đang tác động đến gia đình, bằng cách làm chứng quyết liệt hơn nữa cho Tin Mừng, như vậy, có nghĩa là, cần phải có thêm sáng kiến về mục vụ”.

– Kinh Phụng vụ Giờ Ba: Đức cha Philip Tartaglia, Tổng giám mục Glasgow (Scotland, Vương quốc Anh), chủ sự.

Trong bài giảng, ngài chia sẻ về việc trưng cầu ý dân vừa qua tại Scotland về việc “Có” hay “Không” tách Scotland ra khỏi Vương quốc Anh. Đức cha cho biết, có nhiều người lo âu, sau cuộc trưng cầu này, liệu Scotland còn giữ được sự đoàn kết, thống nhất không, khi vừa xuất hiện hai xu hướng đối nghịch nhau: Có và Không. Từ câu chuyện này, Đức cha Philip Tartaglia nói đến tình trạng đổ vỡ, chia lìa trong nhiều gia đình:

“Khi các gia đình lâm cảnh đổ vỡ, tình yêu là nạn nhân đầu tiên. Tình yêu vốn là chất kết dính vợ chồng nay nhanh chóng chuyển sang thù ghét. Sự gắn bó thân mật nay nhường chỗ cho ly tán. Vẻ hồn nhiên của trẻ thơ bị phá nát và chúng thấy cha mẹ vừa đáng yêu vừa đáng ghét. Đến với tình cảnh buồn thảm này, Giáo hội phải tìm cách nói cho được những lời của Thánh Phaolô về tình yêu, yêu thương thì biết chân thành xin lỗi và tha thứ, đồng thời cũng phải tìm cách chữa lành, thay đổi và nâng tâm hồn lên”.

– Buổi chiều – Phiên họp khoáng đại VI:

Hiện diện: Đức Thánh Cha và 182 nghị phụ.

- Chủ toạ Phiên họp: Đức hồng y Raymundo Damasceno Assis, Tổng giám mục Aparecida, (Sao Paulo, Brazil).

– Đức hồng y Raymundo Damasceno Assis, chủ toạ phiên họp, giới thiệu đề tài sẽ được các nghị phụ thảo luận trong phiên họp này là: Chương III của Phần II - Tài liệu làm việc (Instrumentum Laboris), với nội dung:

Những hoàn cảnh mục vụ khó khăn”, gồm các số từ 80 đến 120 trong Tài liệu làm việc, tập trung vào hai vấn đề: (a) Những hoàn cảnh nhiều gia đình đang gặp phải; (b) Tình trạng người đồng giới kết hôn.

Các nghị phụ đã đem đến cho THĐ những suy nghĩ phong phú từ thực tế mục vụ tại các Giáo hội địa phương, về các vấn đề “nóng bỏng” liên quan đến đời sống gia đình trong thế giới ngày nay: tình trạng sống chung, sống thử trước hôn nhân, ly thân, ly dị, các bà mẹ vị thành niên, cha/mẹ đơn thân, hôn nhân đồng giới và sự thừa nhận của xã hội dân sự.

– Các nghị phụ đã nghe tham luận chứng từ của một đôi vợ chồng về đời sống hôn nhân và gia đình, do ông bà Stephen-Sandra Conway (Nam Phi), trình bày.

Ông bà Conway hiện là những người lãnh đạo tổ chức Retrouvaille (Tìm lại nhau) ở Nam Phi. Đây là một tổ chức Công giáo, được thành lập nhằm gắn kết những đôi vợ chồng sắp chia tay (ly thân/ly dị), bằng cách tổ chức cho họ được gặp nhau trước khi đưa ra quyết định ly thân/ly dị.

Ông Conway đã chia sẻ kinh nghiệm của vợ chồng mình. Năm 2008, sau 21 năm chung sống, hai ông bà sắp nói lời chia tay, thì được gặp một linh mục, và qua sự giúp đỡ, hướng dẫn tinh thần của ngài, hai ông bà đã vượt qua khủng hoảng, tái lập cuộc sống gia đình. Hai người nhận ra mình “đã được Phúc âm hoá” nhờ Giáo hội, nên Giáo hội chính là “ngôi nhà của Cha, nơi luôn mở rộng cửa đón tiếp chúng ta mỗi khi gặp vấn đề trong cuộc sống”.

Tổ chức Retrouvaille hoạt động tại nhiều nơi trên thế giới trong suốt 35 năm qua. hằng năm có khoảng 10.000 đôi vợ chồng tìm đến Retrouvaille để được giúp đỡ, và có đến 90% trong số họ đã trở lại chung sống với nhau.

 

 

Nhật ký Thượng Hội đồng Giám mục về gia đình

– Ngày thứ tư –

WHĐ (10.10.2014) – Thứ Năm 9-10-2014 Thượng Hội đồng Giám mục (THĐ) khoá ngoại thường về gia đình bước sang ngày làm việc thứ tư với hai phiên họp toàn thể nghị phụ.

– Buổi sáng – Phiên họp khoáng đại VII:

– Hiện diện: Đức Thánh Cha Phanxicô và 184 nghị phụ.

- Chủ toạ Phiên họp: Đức hồng y André Vingt-Trois, Tổng giám mục Paris (Pháp).

– Đức hồng y André Vingt-Trois, chủ toạ phiên họp, giới thiệu nội dung thảo luận của các nghị phụ và tham luận chứng từ của hai giáo dân Brasil.

Nội dung thảo luận của các nghị phụ THĐ tập trung vào Phần III, chương I trong Tài liệu làm việc (Instrumentum Laboris).

Chương I (phần III)  mang tên: “Những thách đố về đón nhận sự sống đối với mục vụ gia đình”, từ số 121 đến số 131, gồm năm nội dung: (a) Hiểu biết và đón nhận Giáo huấn của Hội Thánh (123-125); (b) Một số nguyên nhân của việc khó đón nhận Giáo huấn (126-127); (c) Những gợi ý mục vụ (128); (d) Việc thực hành bí tích (129); (e) Khích lệ tinh thần đón nhận sự sống (131).

– Các nghị phụ đã nghe Tham luận chứng từ về đời sống hôn nhân và gia đình của ông bà Arturo-Hermelinda As Zamberline (Brasil), hoạt động trong phong trào Equipas de Nossa Senhora (ENS– Hội Đức Bà) ở Brasil. ENS là phong trào hôn nhân và gia đình, hiện có mặt tại 70 quốc gia, số hội viên lên đến 137.200 người, riêng tại Brasil là 45.500 người. Ông bà Zamberline có 3 con và 1 cháu nội. Giới thiệu về mình, ông Zamberline nói: “Chúng con là một đôi vợ chồng, được trao cho một gia đình và một sứ vụ. Chúng con không phải là những nhà thần học, hoặc những chuyên gia, nhưng là những người tin vào Chúa”.

Trong bài tham luận, ông bà Zamberline nói lên những cảm nghiệm về đời sống tính dục và việc hướng đời sống này vào việc thăng tiến tình yêu, đồng thời thánh hoá cuộc sống hôn nhân. Ngoài ra cũng nêu lên khó khăn của những đôi vợ chồng trẻ trong việc áp dụng phương pháp tự nhiên nhằm sinh đẻ có kế hoạch, vì thế đã tìm đến những biện pháp khác và không lưu tâm đến khía cạnh luân lý của việc sử dụng này. Trước thực trạng này, Hội Đức Bà đã tích cực tìm cách phổ biến và cổ võ việc học hỏi những nguyên lý đã được trình bày trong thông điệp Humanae Vitae, tìm hiểu thần học về tính dục của Thánh Gioan Phaolô II.

– Phần thảo luận được chia làm hai phần. Phần đầu, các nghị phụ tiếp tục phát biểu ý kiến về đề tài chiều hôm trước, trong phiên họp VI, về những hoàn cảnh mục vụ khó khăn và việc kết hôn của những người đồng tính. Phần sau, về những thách đố đối với mục vụ gia đình liên quan đến việc đón nhận sự sống.

Các nghị phụ nhấn mạnh đến sự thể hiện lòng thương xót và nhân từ của Chúa khi giải quyết những trường hợp cụ thể về hôn nhân và gia đình. Ngoài ra, trong phần hai của buổi thảo luận, các nghị phụ tiếp tục khẳng định những giá trị của đời sống hôn nhân như sự sống con cái, tiết dục, đồng thời lên án việc phá thai. Các nghị phụ tiếp tục khẳng định vai trò giáo dân trong công cuộc Phúc âm hoá xã hội và gia đình làm tông đồ.

– Kinh Phụng vụ Giờ Ba: do Đức cha Lúcio Andrice Muandula, giám mục giáo phận Xai-Xai (Mozambique) chủ sự.

Đức cha Muandula đã hướng dẫn suy niệm câu trích sách Khôn ngoan: “Lạy Chúa, Ngài đã làm tất cả cho dân Ngài được vĩ đại, vinh quang. Và mọi nơi mọi thời, Ngài đã không ngừng nâng đỡ họ” (19, 22). Áp dụng Lời Chúa vào bối cảnh THĐ, Đức cha Muandula nói: “Cần suy nghĩ về những việc Chúa làm cho dân Ngài, để củng cố đức tin và niềm hy vọng… Và trong một thế giới ngày càng toàn cầu hoá, mất niềm tin vào Chúa, sống như những lương dân, thì càng cần phải đặt mình dưới sự hướng dẫn của lẽ khôn ngoan trong Kinh Thánh”.

– Buổi chiều – Phiên họp khoáng đại VIII:

– Hiện diện: Đức Thánh Cha và 184 nghị phụ.

- Chủ toạ Phiên họp: Đức hồng y André Vingt-Trois, Tổng giám mục Paris (Pháp).

– Đức hồng y André Vingt-Trois giới thiệu nội dung sẽ được các nghị phụ thảo luận và tham luận chứng từ về đời sống hôn nhân và gia đình của ông bà Olivier-Xristilla Roussy (Pháp).

– Các nghị phụ THĐ thảo luận nội dung Chương II (phần III) “Giáo hội và Gia đình trước những thách đố về giáo dục”, nêu lên các vấn đề: (a) Những thách đố về giáo dục (132-137); (b) Giáo dục đức Tin trong những hoàn cảnh gia đình khó khăn (138-157).

– Các nghị phụ đã nghe tham luận chứng từ của ông bà Olivier-Xristilla Roussy (Pháp). Ông bà Roussy hiện phụ trách chương trình hoạt động tông đồ quốc tế Amour et Vérité (Tình yêu và Chân lý) thuộc Hiệp hội Công giáoCommunauté de l’Emmanuel (Cộng đoàn Emmanuel).

Ông bà Roussy kết hôn được 20 năm, hiện có 7 con, lớn nhất 19 tuổi. Trong tham luận, ông bà chia sẻ kinh nghiệm và suy tư về việc thông truyền sự sống và đức Tin cho con cái.  Họ đã trải qua những ngày tháng phải chọn lựa rất khó khăn trong việc chọn biện pháp kế hoạch hoá gia đình, sinh và nuôi dạy con cái trong đức Tin Công giáo. Đồng thời, ý thức về thực trạng đầy khó khăn của đời sống hôn nhân và gia đình của con người ngày nay, ông bà Roussy rút ra kết luận:

“Trước những thông tin tuyên truyền do thế giới đưa ra, gây lo âu, mất phương hướng, khiến nhiều người mất hy vọng, sợ tình yêu sẽ không vững bền, sợ mình không thể đón nhận sự sống, nhưng bằng những chứng từ đơn giản, những giáo huấn cụ thể, chúng tôi đề nghị nghệ thuật sống của Kitô giáo, theo đó, ta có thể sống thực hiện đời sống tính dục và sinh con theo chương trình Thiên Chúa đã xếp đặt, không theo cái logic của chủ nghĩa tiêu thụ và ích kỷ của thế gian”.  

 

Thành Thi

Nhật ký Thượng Hội đồng Giám mục về gia đình

– Ngày thứ năm –

WHĐ (11.10.2014) – Ngày 10-10-2014, các nghị phụ đã bước vào ngày làm việc thứ năm của Thượng Hội đồng khoá ngoại thường (THĐ) về gia đình. Đây cũng là ngày cuối cùng của các phiên họp khoáng đại, kết thúc tuần làm việc đầu tiên của THĐ. Tuần sau, từ thứ Hai 13-10, các nghị phụ sẽ họp nhóm, gọi là “Circuli minores”, theo vùng ngôn ngữ.

– Phiên họp khoáng đại IX

– Hiện diện: Đức Thánh Cha và 185 nghị phụ.

– Phiên họp khoáng đại IX được dành cho những tham luận của các giáo dân dự thính viên THĐ. Có 6 đôi vợ chồng và 9 cá nhân, đến từ 5 châu lục và hầu như đều đang tham gia hoạt động mục vụ gia đình tại các Giáo hội địa phương.

Các tham luận đều chia sẻ chứng từ về hoạt động tông đồ gia đình trong cuộc sống hằng ngày.

Dự thính viên đến từ Trung Đông cho biết các gia đình Công giáo, đặc biệt tại Irak và Syria, đang gặp khó khăn vì chiến sự gây những tác hại nghiêm trọng đến cuộc sống gia đình (những thiệt hại về vật chất và tinh thần, trẻ em mất cha mẹ, gia đình, bị bỏ rơi, các gia đình li tán…). Tuy nhiên, các tín hữu đã nhận được sự nâng đỡ hữu hiệu do Giáo hội mang lại: giúp họ được an ủi, thêm trông cậy, hy vọng và vững tin vào mục tiêu hoà hợp, hoà giải do Giáo hội đưa ra cho các giải pháp đối với những xung đột đã kéo dài quá lâu.

Một số bản tham luận cũng đã nhấn mạnh phải lắng nghe giáo dân hơn nữa khi tìm kiếm những giải pháp cho các vấn đề gia đình, nhất là về đời sống thân mật vợ chồng. Do đó phải có sự phối hợp giữa hai lĩnh vực nghiên cứu học thuật và mục vụ, nhằm mang lại những giải pháp đem lại một tầm nhìn có cơ sở vững chắc của nền nhân học Công giáo.

Tiếp đến, cần phải tăng cường đối thoại giữa Giáo hội và Nhà nước, nhằm bảo vệ hữu hiệu quyền của các gia đình và sự sống, qua đó sẽ giúp cho các chính quyền có một bộ mặt nhân văn hơn.

Các dự thính viên giáo dân cũng bày tỏ mong muốn hàng giáo sĩ được đào tạo tốt hơn về các vấn đề liên quan đến đời sống hôn nhân và gia đình. Nếu biết trình bày tốt hơn về việc kế hoạch hoá gia đình bằng phương pháp tự nhiên, hẳn sẽ giúp đời sống của các đôi vợ chồng được thêm vững vàng. Cũng cần chuẩn bị bài giảng tốt hơn nữa, nhằm giúp cho tín hữu được tham dự Thánh lễ tích cực hơn.

Có tham luận đã đưa nhận xét: giới trẻ không cần biết lý thuyết nhiều, nhưng cần hiểu rõ đặc điểm chính của đời sống gia đình được trình bày qua tấm gương đáng tin cậy của những gia đình đang sống tinh thần truyền giáo. Hơn nữa Giáo hội địa phương cũng cần thể hiện sự quan tâm đặc biệt, lắng nghe và chia sẻ đối với trẻ em mồ côi, người goá bụa, cha mẹ mất con…, giúp họ được gắn kết với đức Tin, chống lại sự khô khan, nguội lạnh vì quá đau khổ.

Cuối cùng, cũng cần xây dựng bầu khí đối thoại, chia sẻ, hiệp thông trong gia đình, giữa vợ chồng, cha mẹ và con cái. Đặc biệt, cần theo dõi việc học hành của con cái, duy trì và hướng dẫn con cái tham gia việc cầu nguyện chung trong gia đình.

– Kinh Phụng vụ Giờ Ba: do Đức cha Orowae Arnold, giám mục Wabag (Papua Tân Ghinê), chủ sự.

Khai triển Lời Chúa trong Thư Rôma, Đức cha Orowae Arnold chia sẻ:

Ngày nay, nhiều gia đình đang phải đương đầu với không ít khó khăn thử thách. Họ buộc phải vượt qua nếu muốn xây dựng cuộc sống an lành cho gia đình. Nếu vậy, cách tốt nhất là phải biết cùng nhau bàn bạc, trao đổi để tìm cách giải quyết những vấn đề và các xung đột. Giáo hội trân trọng các gia đình đang sống niềm tin vào các giá trị Tin Mừng, đưa những giá trị này vào đời sống gia đình, dạy dỗ con cái về đức Tin, nêu gương cho các gia đình khác.

Trong gia đình, cha mẹ là những người đảm nhận trách nhiệm Chúa trao phó, là nuôi dưỡng và nâng đỡ, dạy bảo và hướng dẫn, bảo vệ và che chở con cái và mọi người trong gia đình. Là giáo dân, họ còn gánh trách nhiệm truyền giáo trong gia đình và qua gia đình, nên phải có nhận thức rõ ràng và chu toàn trách nhiệm đó. Chúng ta hy vọng và cầu nguyện cho các gia đình Kitô hữu, những chi thể đông đảo của Thân Mình Chúa Kitô, biết thực thi vai trò quan trọng này, để trở nên những thừa sai và làm chứng cho Đức Kitô qua niềm vui dưới mái gia đình”.

– Thư gửi các gia đình nạn nhân những cuộc xung đột

Tại phiên họp khoáng đại IX, các nghị phụ THĐ đã gửi thư cho các gia đình đang chịu đau khổ do những cuộc xung đột gây ra, đặc biệt tại Irak và Syria.

Trong thư, các nghị phụ kêu gọi các tổ chức quốc tế và các quốc gia hãy “trợ giúp những nạn nhân vô tội của chủ nghĩa man di đương thời”, và tha thiết mong cộng đồng quốc tế hãy “hành động nhằm tái lập nền chung sống hoà bình tại Irak, Syria và toàn vùng Trung Đông”.

Thư của các nghị phụ đã nhắc lại và nhấn mạnh điều Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói trong buổi gặp gỡ các nhà lãnh đạo tôn giáo và các chi phái Kitô giáo tại Tirana, Albania, ngày 21 tháng Chín 2014: “Nhân danh Chúa mà giết người là một sự phạm thánh!”.

Sau 5 ngày làm việc, THĐ về Gia đình đã kết thúc giai đoạn I. Giai đoạn II – Thảo luận nhóm (Circuli minores) sẽ bắt đầu vào thứ Hai 13-10-2014.

 

Nhật ký Thượng Hội đồng Giám mục về gia đình

– Ngày thứ năm (buổi chiều) 

WHĐ (12.10.2014) –  Như tin đã đưa, ngày 10-10-2014, các nghị phụ đã bước vào ngày làm việc cuối cùng của giai đoạn một của Thượng Hội đồng khoá ngoại thường (THĐ) về gia đình. Buổi sáng, THĐ lắng nhe những tham luận của các giáo dân dự thính viên THĐ. Buổi chiều, THĐ nhóm Phiên họp khoáng đại X, đón tiếp và nghe phát biểu của các Giáo hội anh em.

– Hiện diện: Đức Thánh Cha và 168 nghị phụ.

– THĐ đã nghe 7 tham luận của các Giáo hội anh em. Bản tham luận thứ 8 của Giáo hội Chính thống Matxcơva (Nga) sẽ được trình bày vào tuần sau.

– Trong phần phát biểu, các vị đại diện ngỏ lời cảm ơn Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời các Giáo hội anh em tham dự THĐ của Giáo hội Công giáo và trình bày quan niệm cùng cách tiếp cận riêng của mình về vấn đề gia đình:

+ Tán đồng cách nhìn nhận của Giáo hội Công giáo về những thách đố cũng như những hy vọng đối với định chế gia đình: gia đình là nền tảng của xã hội, của sự hiệp thông trong công lý; gia đình đang trải qua những khó khăn như: chịu áp lực của cuộc khủng hoảng kinh tế, việc sử dụng các phương tiện truyền thông đã khiến nhiều gia đình ít có thời gian trò chuyện với nhau, lại còn đưa đến việc ngoại tình, các tác động khác như chiến tranh, di dân, toàn cầu hoá, thảm hoạ AIDS và Ebola, chủ nghĩa giáo điều cực đoan Hồi giáo… đã gây xáo trộn lớn lao cho gia đình tại nhiều nơi trên thế giới.

+ Các Giáo hội Kitô đang gặp nhau ở nhiều điểm chung, như: cần phải chuẩn bị hôn nhân một cách đầy đủ, cần có những suy tư thích hợp về hôn nhân khác đạo. Về những người ly dị và tái hôn, có những ý kiến cho rằng họ cần được Giáo hội đón nhận, nhờ đó mang lại cho họ niềm hy vọng mới, một cuộc sống gia đình bình an, nhờ đó góp phần kiến tạo một xã hội phong phú hơn. Vì vậy, nơi một số Giáo hội Kitô, đang cần có sự lắng nghe đối với những người hiện lâm vào hoàn cảnh khó khăn của đời sống gia đình, những người hằng ngày đang cần đến lòng nhân từ và sự đồng cảm, bởi chính Giáo hội cũng luôn mong được giúp những người đau khổ, đang tìm sự soi sáng từ Kinh Thánh cho những vấn đề của cuộc sống đương thời.

+ Về vấn đề người đồng tính, các Giáo hội anh em hướng đến thái độ lắng nghe, thấu hiểu, tránh mọi hình thức lên án, đồng thời cũng nhấn mạnh hôn nhân là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ. Điểm chung giữa các Giáo hội Kitô là: Đặc biệt chú ý đến các trẻ em được sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn, đến mọi nạn nhân của bạo lực, nhất là phụ nữ và trẻ nhỏ, bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất, những người không có tiếng nói -dù là tín hữu hay không phải tín hữu.

+ Các Giáo hội anh em cũng nêu lên vấn đề trọng tâm là loan báo Tin Mừng. Do đó gia đình trở thành nơi đầu tiên dạy đức Tin, nơi được thông truyền và phổ biến những hiểu biết về Tin Mừng, vì thế, như Đức giáo hoàng Phanxicô thường nói, các Kitô hữu phải chia sẻ “Niềm vui Tin Mừng” - Evangelii Gaudium”.

+ Cũng có một số khác biệt trong cách tiếp cận vấn đề, chẳng hạn, vấn đề kiểm soát sinh sản, một mặt nhấn mạnh tự do lương tâm của người tín hữu, mặt khác phải luôn tôn trọng ý nghĩa của tình yêu và hôn nhân. Về vấn đề những cuộc hôn nhân thứ hai (tái hôn), các đại biểu Chính thống giáo cho rằng những cuộc hôn nhân này, trong bất kỳ trường hợp nào, cũng đều tạo nên một sự lệch lạc, và chỉ được cử hành sau khi được Giáo hội đồng hành một thời gian, nhằm giúp các đôi vợ chồng hòa giải.

+ Các Giáo hội anh em đến từ Trung Đông ngỏ lời cảm ơn Đức giáo hoàng Phanxicô đã kêu gọi canh thức cầu nguyện cho hòa bình ở Syria và khắp nơi trên thế giới vào ngày 7 tháng Chín 2013, qua đó đã nêu cao trách nhiệm truyền giáo của các gia đình Kitô hữu trong một bối cảnh mang đậm sắc thái Hồi giáo.

+ Cuối cùng, các đại biểu Giáo hội anh em bày tỏ hy vọng THĐ ngoại thường về gia đình, hướng đến THĐ thường lệ sẽ diễn ra vào năm 2015, sẽ thành công tốt đẹp.

 

Thượng Hội đồng Giám mục kết thúc giai đoạn một

 

WHĐ (12.10.2014) – Giai đoạn một của Thượng Hội đồng Giám mục về Gia đình đã kết thúc vào chiều thứ Sáu 10-10.Tổng cộng có 180 nghị phụ đã phát biểu. Sáng thứ hai 13-10, Đức hồng y Péter ErdőTổng tường trình viên Thượng Hộiđồng sẽ đọc Bản tổng kết (Relatio post disceptationem) Trước đó, trong phiên họp khoáng đại I, Đức hồng y Erdő đã trình bày bản Báo cáo đề dẫn (Relatio ante disceptationem) để xác định phương pháp làm việc của Thượng Hội đồng và nêu lên các nội dung thảo luận chính.

Ở giai đoạn tiếp theo, công việc của Thượng Hội đồng sẽ tiếp tục trong mười nhóm ngôn ngữ (tiếng Anh: 3 nhóm, tiếng Ý: 3, tiếng Pháp: 2 và tiếng Tây Ban Nha: 2)Theo chuyên gia Jocelyne Khouery người Liban, trách nhiệm nặng nề của các nghị phụ là đưa ra các đề nghị, kể cả “phát kiến” các giải pháp mục vụ đối với những thách đố trong việc chăm sóc mục vụ cho người ly dị và tái hôn. 

Nếu các chủ đề được đề cập từ hôm thứ Hai rất nhiều và đa dạng theo các bối cảnh của các địa phương, thì vấn đề phức tạp và nhạy cảm, vấn đề trung tâm của Thượng Hội đồng này, là việc rước lễ của những người ly dị và tái hôn.

Các tham dự viên Thượng Hội đồng biết rằng đó chính là điểm mà người ta mong đợi ở Thượng Hội đồng và đánh giáThượng Hội đồng.

Ngay từ đầu, trong phòng hội của Thượng Hội đồng đã có nhiều tiếng nói từ châu Phi tố giác hành động du nhập, thậm chí là áp đặt các mô hình phương Tây không phù hợp với các nền văn hoá  địa phương và với giáo lý Công giáo.

 giám mục đã chỉ ra rằng người ta đã chi những khoản tiền rất lớn trong các chiến dịch kế hoạch hoá gia đình và cácthuốc ngừa thai đã được phân phối đến tận các ngôi làng hẻo lánh nhất.

Một vị khác quả quyết rằng các tổ chức quốc tế đã đe doạ đình chỉ viện trợ nếu chính quyền địa phương từ chối hợp thức hoá sự kết hợp giữa những người cùng giới tính.

Một người mẹ phát biểu: sức khỏe sinh sản, tư tưởng về giới tính… chúng tôi phải chịu thua một cuộc tấn công thực sự củaquốc tế.

Châu Phi có những vấn đề của mình và mối quan tâm hàng đầu của châu Phi không phải là những mối quan tâm của phương Tây. Đến từ mọi châu lục, các nghị phụ và các giáo dân kêu gọi Giáo hội dấn thân hơn nữa vào các lĩnh vực xã hội để bảo vệ giá trị của mình về gia đình, đang bị đe doạ bởi một số hệ thống pháp luật và bởi tính mơ hồ trong các văn bản của Liênhiệp quốc.

Một dự thính viên lấy làm tiếc rằng Tài liệu làm việc của Thượng Hội đồng chỉ có một lần đề cập cách yếu ớt về việc đối thoại giữa Giáo hội và Nhà nước, và giữ im lặng về tình trạng cấp bách của người Công giáo phải bảo vệ quyền tự dolương tâm chống lại các định chế chính trị.

Các mục tử phải lên tiếng mạnh mẽ và dứt khoát trước công luận để bảo vệ phẩm giá con người và các quyền của gia đình.

Và đang khi vấn đề rước lễ của người ly dị và tái hôn không ngừng trở lại trên bàn thảo luận và độc chiếm các buổi trao đổigây lo lắng và tạo sự phân hoá, một dự thính viên đã đặt câu hỏi cho Thượng Hội đồng rằng có lẽ có hai loại thương xót chănglòng thương xót của Đấng Chăn Chiên Lành săn sóc và ban sự sống, và lòng thương xót của người bác sĩ gian ác che đậy vết thương để đừng ai nhìn thấy hoặc chỉ làm giảm đau mà không trị bệnh.

Liệu Thượng Hội đồng này có dung hoà được chân lý với lòng thương xót và hoà giải được các quan điểm khác nhau không? Liệu Thượng Hội đồng có bảo vệ được giáo lý mà vẫn chứng tỏ được rằng Hội Thánhvốn ở kề bên hiện thực tội lỗi, luôn đến với con cái mình khi chúng gặp khó khăn không? Đó là một lộ trình đầy thách đố cần có thời gian để hoàn tất.

Trong giai đoạn một, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tham dự hầu hết các phiên họp khoáng đại của Thượng Hội đồng, trừ phiên họp thứ V ngài vắng mặt, vì bận chủ toạ buổi tiếp kiến chung vào thứ Tư hằng tuần. Sáng Chúa nhật, 12-10 (Chúa nhật 28 Thường niên), vào lúc 10g00, Đức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh Lễ tạ ơn về việc tuyên thánh hai vị Chân phước: Thánh Maria Chúa Nhập Thể, Dòng Ursuline (1599-1672), và Thánh François de Montmorency-Laval, Hội Thừa sai Paris (1623-1708), tại Vương cung thánh đường Vatican. Đây là hai vị thánh mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết địnhchính thức ghi tên vào sổ bộ các thánh của Giáo hội Công giáo hồi đầu tháng Tư vừa qua, theo thể thức tuyên thánh tương đương (canonisatio aequipollens). Sau đó, vào lúc 12 giờ, Đức Thánh Cha sẽ đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa nhật như thường lệ tại Quảng trường Thánh Phêrô với các khách hành hương.