Đức Thánh Cha tiếp Hội đồng Toà Thánh Công lý và Hoà bình
VATICAN – Trong buổi tiếp kiến Hội đồng Toà Thánh Công lý và Hoà bình sáng ngày 2-10-2014, ĐTC tố giác sự khai thác nhân công rẻ mạt, không tôn trọng phẩm giá của giới công nhân.
Đức Thánh Cha tiếp Hội đồng Toà Thánh Công lý và Hoà bình
VATICAN – Trong buổi tiếp kiến Hội đồng Toà Thánh Công lý và Hoà bình sáng ngày 2-10-2014, ĐTC tố giác sự khai thác nhân công rẻ mạt, không tôn trọng phẩm giá của giới công nhân.
60 tham dự viên khoá họp toàn thể của Hội đồng Toà Thánh Công lý và Hoà bình, dưới quyền chủ tọa của ĐHY Chủ tịch Peter Turkson, và trong đó có các HY, GM thành viên, các chuyên gia cố vấn và cộng sự viên, tiến hành từ ngày 1 đến 3-10, nhân dịp kỷ niệm 5 năm công bố Thông điệp “Bác ái trong Chân lý” (Caritas in Veritate) của ĐGH Bênêđictô XVI.
ĐTC nhận xét rằng Thông điệp này là một văn kiện cơ bản để loan báo Tin Mừng về mặt xã hội, với những chỉ dẫn quý giá về sự hiện diện của các tín hữu Công giáo trong xã hội, trong các tổ chức, trong nền kinh tế, tài chính và chính trị. Thông điệp lưu ý về những lợi ích và cả những hiểm của sự hoàn cầu hoá, khi nó không hướng về thiện ích của các dân tộc.
ĐTC cũng nói rằng “một trong những khía cạnh của hệ thống kinh tế ngày nay là sự khai thác tình trạng chênh lệch trên thế giới về phí tổn lao động, dựa trên sự kiện 2 tỷ người chỉ sống với lợi tức chưa tới 2 Mỹ kim mỗi ngày. Sự chênh lệch ấy không những không tôn trọng phẩm giá của những công nhân giá hạ, nhưng còn phá huỷ những nguồn công ăn việc làm tại những vùng có sự bảo vệ quy mô hơn dành cho công nhân”. Trong bối cảnh đó, ĐTC kêu gọi kiến tạo những cơ cấu bảo vệ các quyền của các công nhân cũng như bảo vệ môi sinh, đứng trước một ý thức hệ duy tiêu thụ ngày càng gia tăng, thiếu trách nhiệm đối với xã hội và thiên nhiên.
ĐTC cũng kêu gọi khắc phục những nguyên nhân cơ cấu gây ra sự chênh lệch và nghèo đói. Trong Tông huấn “Niềm vui Phúc Âm”, ngài đã đề ra 3 phương thế cơ bản để giúp những người túng thiếu nhất được hội nhập vào xã hội, đó là giáo dục, giúp họ được hưởng sự săn sóc sức khoẻ và kiến tạo công ăn việc làm cho mọi người (số 192).
Nói khác đi, không nên huỷ bỏ hệ thống trợ cấp an sinh xã hội của quốc gia, đặc biệt là quyền có công ăn việc làm. Quyền này không thể bị coi như một yếu tố thay đổi tùy theo trị trường tài chính và tiền tệ. Lao công là một thiện ích cơ bản đối với phẩm giá, việc thành lập gia đình và thực thi công ích và hoà bình.
Sau cùng, ĐTC kêu gọi thực hiện những cải tổ sâu rộng để tái phân phối các sản phẩm được tạo ra, và phổ biến thị trường tự do để phục vụ cho các gia đình. (SD 2-10-2014)
60 tham dự viên khoá họp toàn thể của Hội đồng Toà Thánh Công lý và Hoà bình, dưới quyền chủ tọa của ĐHY Chủ tịch Peter Turkson, và trong đó có các HY, GM thành viên, các chuyên gia cố vấn và cộng sự viên, tiến hành từ ngày 1 đến 3-10, nhân dịp kỷ niệm 5 năm công bố Thông điệp “Bác ái trong Chân lý” (Caritas in Veritate) của ĐGH Bênêđictô XVI.
ĐTC nhận xét rằng Thông điệp này là một văn kiện cơ bản để loan báo Tin Mừng về mặt xã hội, với những chỉ dẫn quý giá về sự hiện diện của các tín hữu Công giáo trong xã hội, trong các tổ chức, trong nền kinh tế, tài chính và chính trị. Thông điệp lưu ý về những lợi ích và cả những hiểm của sự hoàn cầu hoá, khi nó không hướng về thiện ích của các dân tộc.
ĐTC cũng nói rằng “một trong những khía cạnh của hệ thống kinh tế ngày nay là sự khai thác tình trạng chênh lệch trên thế giới về phí tổn lao động, dựa trên sự kiện 2 tỷ người chỉ sống với lợi tức chưa tới 2 Mỹ kim mỗi ngày. Sự chênh lệch ấy không những không tôn trọng phẩm giá của những công nhân giá hạ, nhưng còn phá huỷ những nguồn công ăn việc làm tại những vùng có sự bảo vệ quy mô hơn dành cho công nhân”. Trong bối cảnh đó, ĐTC kêu gọi kiến tạo những cơ cấu bảo vệ các quyền của các công nhân cũng như bảo vệ môi sinh, đứng trước một ý thức hệ duy tiêu thụ ngày càng gia tăng, thiếu trách nhiệm đối với xã hội và thiên nhiên.
ĐTC cũng kêu gọi khắc phục những nguyên nhân cơ cấu gây ra sự chênh lệch và nghèo đói. Trong Tông huấn “Niềm vui Phúc Âm”, ngài đã đề ra 3 phương thế cơ bản để giúp những người túng thiếu nhất được hội nhập vào xã hội, đó là giáo dục, giúp họ được hưởng sự săn sóc sức khoẻ và kiến tạo công ăn việc làm cho mọi người (số 192).
Nói khác đi, không nên huỷ bỏ hệ thống trợ cấp an sinh xã hội của quốc gia, đặc biệt là quyền có công ăn việc làm. Quyền này không thể bị coi như một yếu tố thay đổi tùy theo trị trường tài chính và tiền tệ. Lao công là một thiện ích cơ bản đối với phẩm giá, việc thành lập gia đình và thực thi công ích và hoà bình.
Sau cùng, ĐTC kêu gọi thực hiện những cải tổ sâu rộng để tái phân phối các sản phẩm được tạo ra, và phổ biến thị trường tự do để phục vụ cho các gia đình. (SD 2-10-2014)