Các vị Sứ thần Toà Thánh ở Trung Đông nhóm họp tại Vatican
VATICAN – Trong những ngày từ 2 đến 4-10-2014, các vị Sứ thần Toà Thánh tại Trung Đông nhóm họp tại Vatican với các vị lãnh đạo liên hệ tại Toà Thánh. Ngoài các vị Sứ thần tại Ai Cập, Israel, Jerusalem, Palestine, Giordani, Irak, Iran, Liban, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ còn có 3 vị Đại diện Toà Thánh tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) ở New York, Genève, và Liên hiệp Âu châu.
Các vị Sứ thần Toà Thánh ở Trung Đông nhóm họp tại Vatican
VATICAN – Trong những ngày từ 2 đến 4-10-2014, các vị Sứ thần Toà Thánh tại Trung Đông nhóm họp tại Vatican với các vị lãnh đạo liên hệ tại Toà Thánh.
Ngoài các vị Sứ thần tại Ai Cập, Israel, Jerusalem, Palestine, Giordani, Irak, Iran, Liban, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ còn có 3 vị Đại diện Toà Thánh tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) ở New York, Genève, và Liên hiệp Âu châu.
Từ phía các cơ quan trung ương Toà Thánh, đó ĐHY Quốc vụ khanh và 2 vị TGM phụ tá, ĐHY Tổng trưởng Bộ Truyền giáo, Bộ các Giáo hội Công giáo Đông phương, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh Đối thoại Liên tôn, Hiệp nhất các tín hữu Kitô, Công lý và Hoà bình, Di dân và Cor Unum (Đồng Tâm).
Thông cáo của Cha Lombardi, Giám đốc Phòng Báo chí Toà Thánh, công bố trưa ngày 2-4-2014, cho biết cuộc gặp gỡ diễn ra tại Phủ Quốc vụ khanh Toà Thánh và có chủ đề chính là “Sự hiện diện của các tín hữu Kitô tại Trung Đông”.
“Cuộc họp là một biểu hiện sự gần gũi và quan tâm của ĐTC đối với vấn đề quan trọng này. Chính ngài đã muốn dẫn nhập khoá họp, ngài cám ơn các tham dự viên đến cầu nguyện và cùng nhau suy tư về những gì cần làm để đáp ứng tình trạng bi thảm các tín hữu Kitô Trung Đông và các tôn giáo và chủng tộc thiểu số đang phải chịu vì bạo lực lan tràn trong toàn vùng. Với những lời rất cảm động, ĐTC đã biểu lộ sự lo âu của ngài về tình hình chiến tranh đang trải qua tại bao nhiêu nơi và hiện tượng khủng bố, coi rẻ sinh mạng con người. Ngài cũng nhắc đến vấn đề buôn bán vũ khí là căn cội của bao nhiêu vấn đề, cũng như thảm trạng nhân đạo của nhiều người buộc lòng phải bỏ xứ sở ra đi. ĐTC tái khẳng định tầm quan trọng của lời cầu nguyện và cầu mong có những sáng kiến và hành động ở mọi cấp độ, để bày tỏ tình liên đới của toàn thể Giáo Hội đối với các tín hữu Kitô ở Trung Đông, và làm sao để cộng đồng quốc tế cũng như mọi người thiện chí can dự vào, để đáp ứng các nhu cầu của rất nhiều người đang chịu đau khổ trong Vùng.
Tiếp đến, ĐHY Parolin Quốc vụ khanh Toà Thánh đã trình bày ý nghĩa và mục đích của khoá họp. ĐHY Sandri, Tổng trưởng Bộ các Giáo hội Công giáo Đông phương, đã tường trình tổng quát về tình hình các tín hữu Kitô ở Trung Đông, đề cập đến những khía cạnh khác nhau của vấn đề và khơi lên một cuộc đối thoại sinh động với các tham dự viên.
Sau đó, các vị Đại diện Toà Thánh ở Syria và Irak đã thông báo về tình trạng các tín hữu Kitô tại các nước liên hệ. ĐHY Sarah Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh Cor Unum trình bày về vai trò của Giáo Hội trước cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Trung Đông. Rồi các tham dự viên trao đổi và kết thúc phiên họp ban sáng.
Buổi chiều có bài tường trình của ĐHY Tauran Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh Đối thoại Liên tôn nói về các viễn tượng đối thoại liên tôn với Hồi giáo và những thách đố đối với các tín hữu Kitô ở Trung Đông. ĐHY Filoni, Tổng trưởng Bộ Truyền giáo, tường trình về cuộc viếng thăm mới đây cảu ngài tại Irak trong tư cách là Đặc sứ của ĐTC.
Sau khi đối thoại, các tham dự viên nguyện kinh chiều và kết thúc ngày họp đầu tiên. (SD 2-10-2014)
Ngoài các vị Sứ thần tại Ai Cập, Israel, Jerusalem, Palestine, Giordani, Irak, Iran, Liban, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ còn có 3 vị Đại diện Toà Thánh tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) ở New York, Genève, và Liên hiệp Âu châu.
Từ phía các cơ quan trung ương Toà Thánh, đó ĐHY Quốc vụ khanh và 2 vị TGM phụ tá, ĐHY Tổng trưởng Bộ Truyền giáo, Bộ các Giáo hội Công giáo Đông phương, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh Đối thoại Liên tôn, Hiệp nhất các tín hữu Kitô, Công lý và Hoà bình, Di dân và Cor Unum (Đồng Tâm).
Thông cáo của Cha Lombardi, Giám đốc Phòng Báo chí Toà Thánh, công bố trưa ngày 2-4-2014, cho biết cuộc gặp gỡ diễn ra tại Phủ Quốc vụ khanh Toà Thánh và có chủ đề chính là “Sự hiện diện của các tín hữu Kitô tại Trung Đông”.
“Cuộc họp là một biểu hiện sự gần gũi và quan tâm của ĐTC đối với vấn đề quan trọng này. Chính ngài đã muốn dẫn nhập khoá họp, ngài cám ơn các tham dự viên đến cầu nguyện và cùng nhau suy tư về những gì cần làm để đáp ứng tình trạng bi thảm các tín hữu Kitô Trung Đông và các tôn giáo và chủng tộc thiểu số đang phải chịu vì bạo lực lan tràn trong toàn vùng. Với những lời rất cảm động, ĐTC đã biểu lộ sự lo âu của ngài về tình hình chiến tranh đang trải qua tại bao nhiêu nơi và hiện tượng khủng bố, coi rẻ sinh mạng con người. Ngài cũng nhắc đến vấn đề buôn bán vũ khí là căn cội của bao nhiêu vấn đề, cũng như thảm trạng nhân đạo của nhiều người buộc lòng phải bỏ xứ sở ra đi. ĐTC tái khẳng định tầm quan trọng của lời cầu nguyện và cầu mong có những sáng kiến và hành động ở mọi cấp độ, để bày tỏ tình liên đới của toàn thể Giáo Hội đối với các tín hữu Kitô ở Trung Đông, và làm sao để cộng đồng quốc tế cũng như mọi người thiện chí can dự vào, để đáp ứng các nhu cầu của rất nhiều người đang chịu đau khổ trong Vùng.
Tiếp đến, ĐHY Parolin Quốc vụ khanh Toà Thánh đã trình bày ý nghĩa và mục đích của khoá họp. ĐHY Sandri, Tổng trưởng Bộ các Giáo hội Công giáo Đông phương, đã tường trình tổng quát về tình hình các tín hữu Kitô ở Trung Đông, đề cập đến những khía cạnh khác nhau của vấn đề và khơi lên một cuộc đối thoại sinh động với các tham dự viên.
Sau đó, các vị Đại diện Toà Thánh ở Syria và Irak đã thông báo về tình trạng các tín hữu Kitô tại các nước liên hệ. ĐHY Sarah Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh Cor Unum trình bày về vai trò của Giáo Hội trước cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Trung Đông. Rồi các tham dự viên trao đổi và kết thúc phiên họp ban sáng.
Buổi chiều có bài tường trình của ĐHY Tauran Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh Đối thoại Liên tôn nói về các viễn tượng đối thoại liên tôn với Hồi giáo và những thách đố đối với các tín hữu Kitô ở Trung Đông. ĐHY Filoni, Tổng trưởng Bộ Truyền giáo, tường trình về cuộc viếng thăm mới đây cảu ngài tại Irak trong tư cách là Đặc sứ của ĐTC.
Sau khi đối thoại, các tham dự viên nguyện kinh chiều và kết thúc ngày họp đầu tiên. (SD 2-10-2014)