Giáo Hội duy nhất thánh thiện, nhưng bao gồm các người yếu đuối phạm tội chống lại sự hiệp nhất và thánh thiện ấy
Giáo Hội “duy nhất” và “thánh thiện” vì phát xuất từ Thiên Chúa Ba Ngôi, được xây dựng trên nền tảng là Đức Giêsu Kitô, được linh hoạt bởi Chúa Thánh Thần, và tràn đầy tình yêu và ơn cứu độ của Người. Nhưng Giáo Hội bao gồm những người tội lỗi mỗi ngày sống kinh nghiệm sự giòn mỏng và các bần cùng của mình và phạm biết bao nhiêu tội chống lại sự hiệp nhất.
Giáo Hội duy nhất thánh thiện, nhưng bao gồm các người yếu đuối phạm tội chống lại sự hiệp nhất và thánh thiện ấy
Giáo Hội “duy nhất” và “thánh thiện” vì phát xuất từ Thiên Chúa Ba Ngôi, được xây dựng trên nền tảng là Đức Giêsu Kitô, được linh hoạt bởi Chúa Thánh Thần, và tràn đầy tình yêu và ơn cứu độ của Người. Nhưng Giáo Hội bao gồm những người tội lỗi mỗi ngày sống kinh nghiệm sự giòn mỏng và các bần cùng của mình và phạm biết bao nhiêu tội chống lại sự hiệp nhất.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với khoảng 30.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 27-8-2014 tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với khoảng 30.000 tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 27-8-2014 tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha đã tiếp tục suy tư về Kinh Tin Kính. Ngài nói: Anh chị em thân mến, mỗi lần chúng ta tuyên xưng đức tin bằng cách đọc Kinh Tin Kính, chúng ta khẳng định rằng Giáo Hội là “duy nhất” và “thánh thiện”. Giáo Hội là một, bởi vì nó có nguồn gốc nơi Thiên Chúa Ba Ngôi, mầu nhiệm của sự hiệp nhất và hiệp thông tràn đầy. Thế rồi Giáo Hội thánh thiện, vì được xây dựng trên Đức Giêsu Kitô, được linh hoạt bởi Chúa Thánh Thần, được tràn đầy tình yêu và ơn cứu độ của Người. Tuy nhiên, đồng thời Giáo Hội cũng bao gồm các người tội lỗi hằng ngày phải sống kinh nghiệm sự giòn mỏng và các bần cùng của mình. Như vậy, lời tuyên xưng đức tin thúc đẩy chúng ta hoán cải, có can đảm sống mỗi ngày sự hiệp nhất và thánh thiện đến từ Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh điểm này:
Chúa Giêsu Kitô là suối nguồn sự hiệp nhất và thánh thiện của chúng ta, và nếu chúng ta không hiệp nhất, nếu chúng ta không thánh thiện, thì chính bởi vì chúng ta không trung thành với Người. Nhưng Người không bỏ chúng ta một minh, Người không bỏ Giáo Hội Người!
Sự an ủi đầu tiên đến từ sự kiện Chúa Giêsu đã cầu nguyện biết bao cho sự hiệp nhất của các môn đệ. Nhất là Người đã làm điều đó khi Cuộc Khổ Nạn gần kề, và khi Người sắp sửa hiến dâng toàn cuộc sống Người cho chúng ta. Đó là điều chúng ta được liên tục mời gọi đọc lại và suy gẫm, trong chương 17 là một trong những trang sâu đậm và cảm động nhất của Phúc Âm Thánh Gioan (x. cc.11.21-23). Thật đẹp biết bao khi biết rằng trước khi chết, Chúa đã không lo lắng cho chính Người, nhưng đã nghĩ tới chúng ta! Và trong cuộc đối thoại với Thiên Chúa Cha, Người đã cầu nguyện để chúng ta có thể là một với Người và giữa chúng ta với nhau. Đó, với các lời này Chúa Giêsu trở thành người bầu cử cho chúng ta bên Thiên Chúa Cha, để chúng ta cũng có thể bước vào trong sự hiệp thông tình yêu với Người; đồng thời, Người giao phó nó cho chúng ta như di chúc tinh thần, để sự hiệp nhất có thể ngày càng trở thành nét đặc thù của các cộng đoàn kitô, và là câu trả lời đẹp nhất cho bất cứ ai hỏi chúng ta lý lẽ niềm hy vọng nơi chúng ta (x. 1 Pr 3,15).
“Ước chi tất cả chúng chỉ là một; như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, xin cho chúng cũng được như vậy để thế gian tin rằng Cha đã sai Con.” (Ga 17,21). Ngay từ ban đầu, Giáo Hội đã tìm thực hiện đề nghị mà Chúa Giêsu đã ước muốn này. Sách Công vụ các Tông đồ nhắc nhớ cho chúng ta rằng các kitô hữu tiên khởi đã được nhận ra bởi sự kiện họ “đồng tâm nhất trí” (Cv 4,32).
Thế rồi Tông đồ Phaolô đã khích lệ các cộng đoàn của người đừng quên rằng họ là “một thân thể” (1 Cr 12,13). Tuy nhiên, kinh nghiệm nói với chúng ta rằng có biết bao nhiêu tội chống lại sự hiệp nhất. Và chúng ta không chỉ nghĩ tới các tà thuyết lớn, các ly giáo, nhưng cũng nghĩ tới các thiếu sót rất thông thường trong các cộng đoàn, tới các tội “giáo xứ”. Thật thế, đôi khi các giáo xứ của chúng ta, được kêu mời trở thành nơi chia sẻ và hiệp thông, đáng buồn thay lại bị ghi dấu bởi các đố kỵ, ghen tương, ác cảm… Điều này nhân loại, đúng, nhưng không Kitô! Điều này xảy ra, khi chúng ta nhắm các chỗ nhất; khi chúng ta đặt mình vào trung tâm với các tham vọng cá nhân và các kiểu nhìn sự vật, và chúng ta phán xử người khác. Điều này xảy ra, khi chúng ta nhìn các thiếu sót của các anh em khác, thay vì nhìn các tài khéo của họ; khi chúng ta coi trọng điều chia rẽ chúng ta, thay vì coi trọng điều nối kết chúng ta…
Đứng trước tất cả những điều này chúng ta phải nghiêm chỉnh xét mình. Đức Thánh Cha mạnh mẽ khẳng định:
Trong một cộng đoàn Kitô, sự chia rẽ là một trong những tội nặng nhất, bởi vì nó không là dấu chỉ công trình của Thiên Chúa mà là của ma quỷ, là kẻ bởi định nghĩa chia rẽ, làm hư hỏng các tương quan, khiến cho các thành kiến len lỏi vào tâm trí chúng ta… Trái lại, Thiên Chúa muốn rằng chúng ta lớn lên trong khả năng tiếp đón nhau, tha thứ cho nhau và yêu thương nhau, để ngày càng giống Người hơn, Đấng là sự hiệp thông và tình yêu thương. Chính đó là sự thánh thiện của Giáo Hội: trong việc nhận ra mình giống hình ảnh của Thiên Chúa, được tràn đầy bởi lòng thương xót và ơn thánh của Người.
Các bạn thên mến, chúng ta hãy làm vang lên trong tim các lời này của Chúa Giêsu: “Phúc cho những người xây dựng hoà bình, bởi vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.” (Mt 5,9). Chúng ta hãy chân thành xin lỗi vì tất cả những lần, trong đó chúng ta đã là dịp gây chia rẽ hay hiểu lầm bên trong các cộng đoàn của chúng ta, dầu biết rằng không thể đạt sự hiệp thông nếu không phải là qua một sự hoán cải liên tục. Và chúng ta hãy xin cho các tương quan thường ngày của chúng ta có thể trở thành một phản chiếu ngày càng xinh đẹp và tươi vui hơn tương quan của Chúa Giêsu với Thiên Chúa Cha.
Đức Thánh Cha đã chào các đoàn hành hương. Ngài khích lệ các nhóm nói tiếng Pháp khi trở về giáo xứ của mình trở thành những người xây dựng hoà bình và hoà giải để thực sự là dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa của tình yêu và lòng thương xót. Với các nhóm nói tiếng Anh, ngài xin Chúa Giêsu củng cố đức tin của họ và làm cho họ trở thành các chứng nhân sự thánh thiện và hiệp nhất của Giáo Hội.
Với các nhóm nói tiếng Đức, ngài đặc biệt chào các học sinh đến từ Lennestadt và các bạn trẻ đang tham dự trại hè tại Ostia ở Roma; cũng như các tín hữu đến từ Tây Ban Nha, Venezuela, Chilê, Argentina và Mexico và một nhóm các Giám mục Cuba về Roma hành hương nhân ngày mai có lễ nghi đặt bức tượng Đức Bà Bác Ái Mỏ Đồng trong vườn Vatican.
Chào các đoàn hanh hương Ba Lan, Đức Thánh Cha nhắc tới lễ kính Đức Mẹ Jasna Gora cử hành hôm thứ ba. Ngài phó thác cho sự chở che hiền mẫu của Mẹ mọi gia đình và đất nước Ba Lan.
Chào các nhóm nói tiếng Ý, Đức Thánh Cha nhắc tới các nữ tu Dòng Thánh Anna đang họp tổng tu nghị tại Roma; nhóm “đua xe đạp vì hoà bình” vùng Toscana được Đức cha Tardelli, Giám mục Miniato tháp tùng. Ngài cầu chúc chuyến viếng mộ hai Thánh Tông Đồ gia tăng ý thức của họ thuộc về Giáo Hội.
Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới, Đức Thánh Cha nói hôm nay Giáo Hội cử hành lễ nhớ Thánh Monica, thân mẫu Thánh Augustinô. Ngài xin tình yêu của thánh nữ đối với Chúa giúp các bạn trẻ biết lấy Chúa làm trọng tâm cuộc sống của mình. Xin thánh nữ cũng giúp các người đau yếu biết đương đầu với khổ đau trong đức tin và khích lệ các cặp vợ chồng mới cưới biết giáo dục con cái mà Chúa ban cho theo tinh thần Kitô.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành Toà Thánh Đức Thánh Cha ban cho moi người.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh điểm này:
Chúa Giêsu Kitô là suối nguồn sự hiệp nhất và thánh thiện của chúng ta, và nếu chúng ta không hiệp nhất, nếu chúng ta không thánh thiện, thì chính bởi vì chúng ta không trung thành với Người. Nhưng Người không bỏ chúng ta một minh, Người không bỏ Giáo Hội Người!
Sự an ủi đầu tiên đến từ sự kiện Chúa Giêsu đã cầu nguyện biết bao cho sự hiệp nhất của các môn đệ. Nhất là Người đã làm điều đó khi Cuộc Khổ Nạn gần kề, và khi Người sắp sửa hiến dâng toàn cuộc sống Người cho chúng ta. Đó là điều chúng ta được liên tục mời gọi đọc lại và suy gẫm, trong chương 17 là một trong những trang sâu đậm và cảm động nhất của Phúc Âm Thánh Gioan (x. cc.11.21-23). Thật đẹp biết bao khi biết rằng trước khi chết, Chúa đã không lo lắng cho chính Người, nhưng đã nghĩ tới chúng ta! Và trong cuộc đối thoại với Thiên Chúa Cha, Người đã cầu nguyện để chúng ta có thể là một với Người và giữa chúng ta với nhau. Đó, với các lời này Chúa Giêsu trở thành người bầu cử cho chúng ta bên Thiên Chúa Cha, để chúng ta cũng có thể bước vào trong sự hiệp thông tình yêu với Người; đồng thời, Người giao phó nó cho chúng ta như di chúc tinh thần, để sự hiệp nhất có thể ngày càng trở thành nét đặc thù của các cộng đoàn kitô, và là câu trả lời đẹp nhất cho bất cứ ai hỏi chúng ta lý lẽ niềm hy vọng nơi chúng ta (x. 1 Pr 3,15).
“Ước chi tất cả chúng chỉ là một; như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, xin cho chúng cũng được như vậy để thế gian tin rằng Cha đã sai Con.” (Ga 17,21). Ngay từ ban đầu, Giáo Hội đã tìm thực hiện đề nghị mà Chúa Giêsu đã ước muốn này. Sách Công vụ các Tông đồ nhắc nhớ cho chúng ta rằng các kitô hữu tiên khởi đã được nhận ra bởi sự kiện họ “đồng tâm nhất trí” (Cv 4,32).
Thế rồi Tông đồ Phaolô đã khích lệ các cộng đoàn của người đừng quên rằng họ là “một thân thể” (1 Cr 12,13). Tuy nhiên, kinh nghiệm nói với chúng ta rằng có biết bao nhiêu tội chống lại sự hiệp nhất. Và chúng ta không chỉ nghĩ tới các tà thuyết lớn, các ly giáo, nhưng cũng nghĩ tới các thiếu sót rất thông thường trong các cộng đoàn, tới các tội “giáo xứ”. Thật thế, đôi khi các giáo xứ của chúng ta, được kêu mời trở thành nơi chia sẻ và hiệp thông, đáng buồn thay lại bị ghi dấu bởi các đố kỵ, ghen tương, ác cảm… Điều này nhân loại, đúng, nhưng không Kitô! Điều này xảy ra, khi chúng ta nhắm các chỗ nhất; khi chúng ta đặt mình vào trung tâm với các tham vọng cá nhân và các kiểu nhìn sự vật, và chúng ta phán xử người khác. Điều này xảy ra, khi chúng ta nhìn các thiếu sót của các anh em khác, thay vì nhìn các tài khéo của họ; khi chúng ta coi trọng điều chia rẽ chúng ta, thay vì coi trọng điều nối kết chúng ta…
Đứng trước tất cả những điều này chúng ta phải nghiêm chỉnh xét mình. Đức Thánh Cha mạnh mẽ khẳng định:
Trong một cộng đoàn Kitô, sự chia rẽ là một trong những tội nặng nhất, bởi vì nó không là dấu chỉ công trình của Thiên Chúa mà là của ma quỷ, là kẻ bởi định nghĩa chia rẽ, làm hư hỏng các tương quan, khiến cho các thành kiến len lỏi vào tâm trí chúng ta… Trái lại, Thiên Chúa muốn rằng chúng ta lớn lên trong khả năng tiếp đón nhau, tha thứ cho nhau và yêu thương nhau, để ngày càng giống Người hơn, Đấng là sự hiệp thông và tình yêu thương. Chính đó là sự thánh thiện của Giáo Hội: trong việc nhận ra mình giống hình ảnh của Thiên Chúa, được tràn đầy bởi lòng thương xót và ơn thánh của Người.
Các bạn thên mến, chúng ta hãy làm vang lên trong tim các lời này của Chúa Giêsu: “Phúc cho những người xây dựng hoà bình, bởi vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.” (Mt 5,9). Chúng ta hãy chân thành xin lỗi vì tất cả những lần, trong đó chúng ta đã là dịp gây chia rẽ hay hiểu lầm bên trong các cộng đoàn của chúng ta, dầu biết rằng không thể đạt sự hiệp thông nếu không phải là qua một sự hoán cải liên tục. Và chúng ta hãy xin cho các tương quan thường ngày của chúng ta có thể trở thành một phản chiếu ngày càng xinh đẹp và tươi vui hơn tương quan của Chúa Giêsu với Thiên Chúa Cha.
Đức Thánh Cha đã chào các đoàn hành hương. Ngài khích lệ các nhóm nói tiếng Pháp khi trở về giáo xứ của mình trở thành những người xây dựng hoà bình và hoà giải để thực sự là dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa của tình yêu và lòng thương xót. Với các nhóm nói tiếng Anh, ngài xin Chúa Giêsu củng cố đức tin của họ và làm cho họ trở thành các chứng nhân sự thánh thiện và hiệp nhất của Giáo Hội.
Với các nhóm nói tiếng Đức, ngài đặc biệt chào các học sinh đến từ Lennestadt và các bạn trẻ đang tham dự trại hè tại Ostia ở Roma; cũng như các tín hữu đến từ Tây Ban Nha, Venezuela, Chilê, Argentina và Mexico và một nhóm các Giám mục Cuba về Roma hành hương nhân ngày mai có lễ nghi đặt bức tượng Đức Bà Bác Ái Mỏ Đồng trong vườn Vatican.
Chào các đoàn hanh hương Ba Lan, Đức Thánh Cha nhắc tới lễ kính Đức Mẹ Jasna Gora cử hành hôm thứ ba. Ngài phó thác cho sự chở che hiền mẫu của Mẹ mọi gia đình và đất nước Ba Lan.
Chào các nhóm nói tiếng Ý, Đức Thánh Cha nhắc tới các nữ tu Dòng Thánh Anna đang họp tổng tu nghị tại Roma; nhóm “đua xe đạp vì hoà bình” vùng Toscana được Đức cha Tardelli, Giám mục Miniato tháp tùng. Ngài cầu chúc chuyến viếng mộ hai Thánh Tông Đồ gia tăng ý thức của họ thuộc về Giáo Hội.
Chào các bạn trẻ, người đau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới, Đức Thánh Cha nói hôm nay Giáo Hội cử hành lễ nhớ Thánh Monica, thân mẫu Thánh Augustinô. Ngài xin tình yêu của thánh nữ đối với Chúa giúp các bạn trẻ biết lấy Chúa làm trọng tâm cuộc sống của mình. Xin thánh nữ cũng giúp các người đau yếu biết đương đầu với khổ đau trong đức tin và khích lệ các cặp vợ chồng mới cưới biết giáo dục con cái mà Chúa ban cho theo tinh thần Kitô.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lạy Cha và phép lành Toà Thánh Đức Thánh Cha ban cho moi người.