ĐHY Giovanni Battista Re cử hành Thánh lễ giỗ ĐGH Phaolô VI
VATICAN – Chiều ngày mồng 6-8-2014, Đức Hồng y Giovanni Battista Re, nguyên Tổng trưởng Bộ Giám mục, đã chủ sự Thánh lễ giỗ lần thứ 36 đấng đáng kính, vị tôi tớ Chúa Đức Phaolô VI trong Đền thờ Thánh Phêrô.
ĐHY Giovanni Battista Re cử hành Thánh lễ giỗ ĐGH Phaolô VI
VATICAN – Chiều ngày mồng 6-8-2014, Đức Hồng y Giovanni Battista Re, nguyên Tổng trưởng Bộ Giám mục, đã chủ sự Thánh lễ giỗ lần thứ 36 đấng đáng kính, vị tôi tớ Chúa Đức Phaolô VI trong Đền thờ Thánh Phêrô.
Giảng trong Thánh lễ, Đức Hồng y Re đã ca ngợi Đức Phaolô VI như là vị Giáo hoàng đã tiếp tục hướng dẫn và kết thúc Công đồng Vatican II do Đức Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII khai mở. Đức Phaolô VI cũng là người yêu mến thế giới tân tiến, khâm phục sự phong phú văn hoá và khoa học, và rộng mở trái tin com người cho Chúa Kitô, Đấng Cứu Độ nhân loại. Nỗi lo lắng chính của ngài đã là phục vụ con người ngày nay, trợ giúp con đường dương thế của nó, và chỉ cho nó thấy đích điểm vĩnh cửu. Sự nhậy cảm đối với các chờ mong và âu lo của con người thời đại khiến cho Đức Phaolô VI rộng mở cho đối thoại và gặp gỡ với tất cả mọi người, để thiết lập sự sống chung trong tinh thần tôn trọng công lý, tình huynh đệ và lòng yêu thương, cũng như giúp người lầm lạc hồi tâm.
Đức Hồng y Re cũng nêu bật sự kiện Đức Phaolô VI là một Giáo hoàng lớn, vì biết có các lựa chọn can đảm, nhưng cũng là một người có tinh thần tu đức sâu xa, một con người của đời cầu nguyện và suy niệm với một tình yêu vô biên đối với Chúa Kitô, Đức Mẹ và Giáo Hội. Trong một thế giới nghèo nàn tình yêu thương, đầy các vấn đề và bạo lực đủ loại, ngài đã hoạt động để thiết lập một nền văn minh được linh hứng bởi tình yêu, trong đó tình liên đới và cộng tác có thể đến với những nơi, mà công bắng xã hội đã không đến được. Chính trong chân trời của nền văn minh tình thương ngài đã bênh vực dân nghèo, tố cáo các tình trạng bất công và các bất bình đẳng xã hội, và gần gũi với giới công nhân.
Đức Phaolô VI cũng và vị Giáo hoàng đầu tiên đi công du bằng máy bay và viếng thăm Thánh Địa, chỉ 6 tháng sau khi được bầu làm Chủ Chăn Giáo Hội hoàn vũ. Qua đó, ngài muốn nói rắng Giáo Hội chỉ đích thực và chu toàn sứ mệnh của mình, khi bước theo Chúa Kitô. Ngài cũng đã bỏ chiếc mũ 3 tầng các Giáo hoàng thường đội, bán đi lấy tiền giúp người nghèo. Đức Phaolô VI cũng đã là vị Giáo hoàng đầu tiên viếng thăm và đọc diễn văn trước Hội đồng Liên Hiệp Quốc. Ngài cũng đã huỷ bỏ giáo triều và muốn rằng các cơ quan trung ương Toà Thánh có cung cách đơn sơ, mục vụ và quốc tế hơn. (SD 6-8-2014)
ĐỨC HỒNG Y FERNANDO FILONI KÊU GỌI TRỢ GIÚP CÁC KITÔ HỮU IRAK
BAGHDAG – Đức Hồng y Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ Truyền giáo, báo động rằng hàng ngàn Kitô hữu sống trong các làng thuộc thung lũng Ninive đã bị đuổi ra khỏi nhà đêm mồng 6-8-2014. Ngài kêu gọi cộng đồng quốc tế cấp thời trợ giúp họ.
Đức Hồng y cho biết đang đêm các binh sĩ của Quốc gia Hồi đã đột nhập thung lũng Ninive và đuổi các anh chị em Kitô ra khỏi các làng họ đang trú ẩn. Mọi người ra đi với hai bàn tay trắng, có người còn không kịp mang dép, và các binh sĩ Hồi đã hướng họ về vùng Kurdistan. Tình hình của các tín hữu Kitô bị đuổi thật thê thảm, vì giới chức thành phố Erbil, thủ phủ vùng Kurdistan, không muốn đón tiếp họ. Lý do vì trong thành phố đã có quá đông người tị nạn rồi, nên không biết phải kiếm đâu ra chỗ cho hàng ngàn người mới tới.
Đức Hồng y Filoni cho biết các tin tức nói trên đã do các nữ tu Canđê Dòng Nữ tử Đức Maria Vô Nhiễm cung cấp. Đức Hồng y Filoni đã từng là Sứ thần Toà Thánh tại Irak nói: Chúng ta đang đứng trước một tình trạng nhân đạo trầm trọng. Các anh chị em Kitô này đang đứng trước biên giới đóng kín và không biết phải đi đâu. Đã có 3-4 trẻ em chết. Cần phải can thiệp ngay để cứu họ. (FIDES 7-8-2914)
SỨ ĐIỆP ĐỨC THÁNH CHA GỬI ĐẠI HỘI VỀ MỤC VỤ GIA ĐÌNH TẠI PANAMA
PANAMA – Trong sứ điệp gửi dại hội lần thứ I về mục vụ gia đình nhóm tại Panama trong các ngày từ 4 đến 9 tháng 8, Đức Thánh Cha Phanxicô khích lệ bảo vệ gia đình như tổ ấm tình yêu, trung tâm của nền văn hoá gặp gỡ, đối thoại, tôn trọng, rộng mở cho tình liên đới và sự siêu việt.
Đại hội nói trên do Liên Hội đồng Giám mục châu Mỹ Latinh, gọi tắt là CELAM, tổ chức và bảo trợ có đề tài “Gia đình và phát triển xã hội cho sự sống tràn đầy và sự hiệp thông truyền giáo”.
Sứ điệp của Đức Thánh Cha có đoạn viết: “Ngoài các vấn đề và các nhu cầu cấp thiết của nó, gia đình là một trung tâm tình yêu, nơi ngự trị luật của sự tôn trọng và hiệp thông, có khả năng kháng cự lại các tấn kích lèo lái của các “trung tâm quyền lực” thống trị trần gian. Trong tổ ấm gia đình con người được tháp nhập một cách tự nhiên và hài hoà vào một nhóm người, thắng vượt sự chống đối giả dối giữa cá nhân và xã hội. Trong lòng gia đình người già cũng như trẻ em được tiếp đón, không ai bị gạt bỏ. Gia đình là một kho tàng xã hội to lớn được xây dựng trên sự ổn định và phong phú.
Chính trong gia đình mà người ta học sống các tương quan dựa trên tình yêu trung thành cho tới chết như hôn nhân, chức làm cha mẹ, làm con hay tình huynh đệ. Các tương quan này cống hiến cho con người sự an ninh và rộng mở cho tha nhân. Khi chúng bị gãy vụn trong trái tim, con người sẽ không thể cảm thấy mình thuộc một dân tộc, gần gũi, chú ý tới những người ở xa và kém may mắn nhất.
Ngoài ra, tình yêu gia đình cũng phong phú, không phải chỉ vì nó sinh ra các sự sống mới, mà cũng bởi vì nó nới rộng chân trời cuộc sống, làm nảy sinh ra một thế giới mới, khiến cho chúng ta tin rằng một sự sống chung dựa trên sự tôn trọng và tin tưởng là điều có thể. Trước quan niệm duy vật của thế giới, gia đình không giản lược con người vào chủ trương duy lợi ích, nhưng mở lối cho các ước mong sâu thẳm nhất của nó. Chính nhờ tình yêu gia đình mà con người lớn lên trong sự rộng mở cho Thiên Chúa là Cha. Vì thế, tài liệu Aparecida nhấn mạnh rằng không chỉ được coi gia đình như là đối tượng của việc truyền giáo, nhưng cũng là tác nhân truyền giáo nữa. Gia đình phản ánh hình ảnh của Thiên Chúa trong mầu nhiệm sâu thẳm nhất là một gia đình, và như thế cho phép nhìn tình yêu nhân loại như là dấu chỉ và sự hiện diện tình yêu của Thiên Chúa.
Nhiều dân tộc vẫn còn duy trì được thói quen xin cha mẹ chúc lành. Nó gói ghém xác tín kinh thánh cho răng phép lành của Thiên Chúa thông truyền từ người cha sang người con… Chúng ta hãy vun trồng các tương quan lành mạnh giữa các thành phần trong gia đình, biết nói lên với nhau các lời “xin lỗi, cám ơn”… và hướng lên gọi Thiên Chúa là Cha.
Đức Thánh Cha xin Đức Mẹ Guadalupe cầu bầu cho các gia đình toàn châu Mỹ Latinh được nhiều phúc lành, làm cho các gia đình trở thành hạt giống của sự sống, hoà thuận và đức tin vững mạnh, được dưỡng nuôi bằng Tin Mừng và các việc lành phúc đức. (SD 6-8-2014)
SỨ ĐIỆP ĐỨC THÁNH CHA GỬI HỘI NGHỊ LẦN THỨ 137 CỦA CÁC HIỆP SĨ COLOMBO
VATICAN – Trong sứ điệp gửi Hội nghị lần thứ 132 của Hội Hiệp sĩ Colombo nhóm tại Orlando, tiểu bang Florida, trong các ngày từ 5 đến 7 tháng 8 năm 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô tỏ lòng biết ơn và khích lệ các Hiệp sĩ tiếp tục quảng đại đóng góp cho sứ mệnh của Giáo Hội trên mọi bình diện, đặc biệt là cho sứ vụ của Toà Thánh.
Đề tài của hội nghị lần này là “Tất cả các con là anh em. Ơn gọi tình huynh đệ của chúng ta”. Sứ điệp mang chữ ký của Đức Hồng y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Toà Thánh, đề cao các hoạt động của Hội trong việc sống ơn gọi là con cái Chúa, tình huynh đệ liên đới phục vụ, yêu thương săn sóc và trợ giúp các anh chị em gặp khó khăn, thăng tiến hiệp nhất và hoà giải.
Nảy sinh do sáng kiến của Linh mục Michael McGivney hồi cuối thế kỷ XIX, trong bối cảnh đặc biệt của xã hội và Giáo Hội thời đó, Hội Hiệp sĩ Colombo đã duy trì tinh tuyền tinh thần và các nguyên tắc hướng dẫn của đức tin, tình huynh đệ và phục vụ. Đức Thánh Cha tin tường Hội sẽ tiếp tục lấy hứng từ gương sống của Chúa Kitô, để đi đến với các người khác, đặc biệt là các anh chị em nghèo túng và chịu nhiều thiệt thòi nhất trong xã hội. Ước chi các công tác bác ái trở thành suối nguồn sự phong phú tinh thần, rộng mở con tim cho sự gặp gỡ với Chúa.
Lý tưởng sống tình huynh đệ cũng sinh hoa trái trong tinh thần ái quốc, dấn thân thăng tiến sự phát triển một xã hội hài hoà và công bằng hơn. Đức Thánh Cha đặc biệt cám ơn các hiệp sĩ trong nỗ lực bảo vệ chiều kích công cộng của đức tin, bênh vực phẩm giá và các quyền tự do, bảo vệ gia đình, đào tạo đức tin và củng cố ý thức trách nhiệm công dân, qua nhiều sinh hoạt đa diện, trong đó có cả việc yểm trợ Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới về Gia đình vào tháng 10 tới đây, và Đại hội Gia đình Thế giới tại Philadelphia vào năm tới. Đức Thánh Cha phó thác các hiệp sĩ cho sự chở che hiền mẫu của Mẹ Maria và ban phép lành Toà Thánh cho Hội nghị. (SD 7-8-2014)
Giảng trong Thánh lễ, Đức Hồng y Re đã ca ngợi Đức Phaolô VI như là vị Giáo hoàng đã tiếp tục hướng dẫn và kết thúc Công đồng Vatican II do Đức Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII khai mở. Đức Phaolô VI cũng là người yêu mến thế giới tân tiến, khâm phục sự phong phú văn hoá và khoa học, và rộng mở trái tin com người cho Chúa Kitô, Đấng Cứu Độ nhân loại. Nỗi lo lắng chính của ngài đã là phục vụ con người ngày nay, trợ giúp con đường dương thế của nó, và chỉ cho nó thấy đích điểm vĩnh cửu. Sự nhậy cảm đối với các chờ mong và âu lo của con người thời đại khiến cho Đức Phaolô VI rộng mở cho đối thoại và gặp gỡ với tất cả mọi người, để thiết lập sự sống chung trong tinh thần tôn trọng công lý, tình huynh đệ và lòng yêu thương, cũng như giúp người lầm lạc hồi tâm.
Đức Hồng y Re cũng nêu bật sự kiện Đức Phaolô VI là một Giáo hoàng lớn, vì biết có các lựa chọn can đảm, nhưng cũng là một người có tinh thần tu đức sâu xa, một con người của đời cầu nguyện và suy niệm với một tình yêu vô biên đối với Chúa Kitô, Đức Mẹ và Giáo Hội. Trong một thế giới nghèo nàn tình yêu thương, đầy các vấn đề và bạo lực đủ loại, ngài đã hoạt động để thiết lập một nền văn minh được linh hứng bởi tình yêu, trong đó tình liên đới và cộng tác có thể đến với những nơi, mà công bắng xã hội đã không đến được. Chính trong chân trời của nền văn minh tình thương ngài đã bênh vực dân nghèo, tố cáo các tình trạng bất công và các bất bình đẳng xã hội, và gần gũi với giới công nhân.
Đức Phaolô VI cũng và vị Giáo hoàng đầu tiên đi công du bằng máy bay và viếng thăm Thánh Địa, chỉ 6 tháng sau khi được bầu làm Chủ Chăn Giáo Hội hoàn vũ. Qua đó, ngài muốn nói rắng Giáo Hội chỉ đích thực và chu toàn sứ mệnh của mình, khi bước theo Chúa Kitô. Ngài cũng đã bỏ chiếc mũ 3 tầng các Giáo hoàng thường đội, bán đi lấy tiền giúp người nghèo. Đức Phaolô VI cũng đã là vị Giáo hoàng đầu tiên viếng thăm và đọc diễn văn trước Hội đồng Liên Hiệp Quốc. Ngài cũng đã huỷ bỏ giáo triều và muốn rằng các cơ quan trung ương Toà Thánh có cung cách đơn sơ, mục vụ và quốc tế hơn. (SD 6-8-2014)
ĐỨC HỒNG Y FERNANDO FILONI KÊU GỌI TRỢ GIÚP CÁC KITÔ HỮU IRAK
BAGHDAG – Đức Hồng y Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ Truyền giáo, báo động rằng hàng ngàn Kitô hữu sống trong các làng thuộc thung lũng Ninive đã bị đuổi ra khỏi nhà đêm mồng 6-8-2014. Ngài kêu gọi cộng đồng quốc tế cấp thời trợ giúp họ.
Đức Hồng y cho biết đang đêm các binh sĩ của Quốc gia Hồi đã đột nhập thung lũng Ninive và đuổi các anh chị em Kitô ra khỏi các làng họ đang trú ẩn. Mọi người ra đi với hai bàn tay trắng, có người còn không kịp mang dép, và các binh sĩ Hồi đã hướng họ về vùng Kurdistan. Tình hình của các tín hữu Kitô bị đuổi thật thê thảm, vì giới chức thành phố Erbil, thủ phủ vùng Kurdistan, không muốn đón tiếp họ. Lý do vì trong thành phố đã có quá đông người tị nạn rồi, nên không biết phải kiếm đâu ra chỗ cho hàng ngàn người mới tới.
Đức Hồng y Filoni cho biết các tin tức nói trên đã do các nữ tu Canđê Dòng Nữ tử Đức Maria Vô Nhiễm cung cấp. Đức Hồng y Filoni đã từng là Sứ thần Toà Thánh tại Irak nói: Chúng ta đang đứng trước một tình trạng nhân đạo trầm trọng. Các anh chị em Kitô này đang đứng trước biên giới đóng kín và không biết phải đi đâu. Đã có 3-4 trẻ em chết. Cần phải can thiệp ngay để cứu họ. (FIDES 7-8-2914)
SỨ ĐIỆP ĐỨC THÁNH CHA GỬI ĐẠI HỘI VỀ MỤC VỤ GIA ĐÌNH TẠI PANAMA
PANAMA – Trong sứ điệp gửi dại hội lần thứ I về mục vụ gia đình nhóm tại Panama trong các ngày từ 4 đến 9 tháng 8, Đức Thánh Cha Phanxicô khích lệ bảo vệ gia đình như tổ ấm tình yêu, trung tâm của nền văn hoá gặp gỡ, đối thoại, tôn trọng, rộng mở cho tình liên đới và sự siêu việt.
Đại hội nói trên do Liên Hội đồng Giám mục châu Mỹ Latinh, gọi tắt là CELAM, tổ chức và bảo trợ có đề tài “Gia đình và phát triển xã hội cho sự sống tràn đầy và sự hiệp thông truyền giáo”.
Sứ điệp của Đức Thánh Cha có đoạn viết: “Ngoài các vấn đề và các nhu cầu cấp thiết của nó, gia đình là một trung tâm tình yêu, nơi ngự trị luật của sự tôn trọng và hiệp thông, có khả năng kháng cự lại các tấn kích lèo lái của các “trung tâm quyền lực” thống trị trần gian. Trong tổ ấm gia đình con người được tháp nhập một cách tự nhiên và hài hoà vào một nhóm người, thắng vượt sự chống đối giả dối giữa cá nhân và xã hội. Trong lòng gia đình người già cũng như trẻ em được tiếp đón, không ai bị gạt bỏ. Gia đình là một kho tàng xã hội to lớn được xây dựng trên sự ổn định và phong phú.
Chính trong gia đình mà người ta học sống các tương quan dựa trên tình yêu trung thành cho tới chết như hôn nhân, chức làm cha mẹ, làm con hay tình huynh đệ. Các tương quan này cống hiến cho con người sự an ninh và rộng mở cho tha nhân. Khi chúng bị gãy vụn trong trái tim, con người sẽ không thể cảm thấy mình thuộc một dân tộc, gần gũi, chú ý tới những người ở xa và kém may mắn nhất.
Ngoài ra, tình yêu gia đình cũng phong phú, không phải chỉ vì nó sinh ra các sự sống mới, mà cũng bởi vì nó nới rộng chân trời cuộc sống, làm nảy sinh ra một thế giới mới, khiến cho chúng ta tin rằng một sự sống chung dựa trên sự tôn trọng và tin tưởng là điều có thể. Trước quan niệm duy vật của thế giới, gia đình không giản lược con người vào chủ trương duy lợi ích, nhưng mở lối cho các ước mong sâu thẳm nhất của nó. Chính nhờ tình yêu gia đình mà con người lớn lên trong sự rộng mở cho Thiên Chúa là Cha. Vì thế, tài liệu Aparecida nhấn mạnh rằng không chỉ được coi gia đình như là đối tượng của việc truyền giáo, nhưng cũng là tác nhân truyền giáo nữa. Gia đình phản ánh hình ảnh của Thiên Chúa trong mầu nhiệm sâu thẳm nhất là một gia đình, và như thế cho phép nhìn tình yêu nhân loại như là dấu chỉ và sự hiện diện tình yêu của Thiên Chúa.
Nhiều dân tộc vẫn còn duy trì được thói quen xin cha mẹ chúc lành. Nó gói ghém xác tín kinh thánh cho răng phép lành của Thiên Chúa thông truyền từ người cha sang người con… Chúng ta hãy vun trồng các tương quan lành mạnh giữa các thành phần trong gia đình, biết nói lên với nhau các lời “xin lỗi, cám ơn”… và hướng lên gọi Thiên Chúa là Cha.
Đức Thánh Cha xin Đức Mẹ Guadalupe cầu bầu cho các gia đình toàn châu Mỹ Latinh được nhiều phúc lành, làm cho các gia đình trở thành hạt giống của sự sống, hoà thuận và đức tin vững mạnh, được dưỡng nuôi bằng Tin Mừng và các việc lành phúc đức. (SD 6-8-2014)
SỨ ĐIỆP ĐỨC THÁNH CHA GỬI HỘI NGHỊ LẦN THỨ 137 CỦA CÁC HIỆP SĨ COLOMBO
VATICAN – Trong sứ điệp gửi Hội nghị lần thứ 132 của Hội Hiệp sĩ Colombo nhóm tại Orlando, tiểu bang Florida, trong các ngày từ 5 đến 7 tháng 8 năm 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô tỏ lòng biết ơn và khích lệ các Hiệp sĩ tiếp tục quảng đại đóng góp cho sứ mệnh của Giáo Hội trên mọi bình diện, đặc biệt là cho sứ vụ của Toà Thánh.
Đề tài của hội nghị lần này là “Tất cả các con là anh em. Ơn gọi tình huynh đệ của chúng ta”. Sứ điệp mang chữ ký của Đức Hồng y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Toà Thánh, đề cao các hoạt động của Hội trong việc sống ơn gọi là con cái Chúa, tình huynh đệ liên đới phục vụ, yêu thương săn sóc và trợ giúp các anh chị em gặp khó khăn, thăng tiến hiệp nhất và hoà giải.
Nảy sinh do sáng kiến của Linh mục Michael McGivney hồi cuối thế kỷ XIX, trong bối cảnh đặc biệt của xã hội và Giáo Hội thời đó, Hội Hiệp sĩ Colombo đã duy trì tinh tuyền tinh thần và các nguyên tắc hướng dẫn của đức tin, tình huynh đệ và phục vụ. Đức Thánh Cha tin tường Hội sẽ tiếp tục lấy hứng từ gương sống của Chúa Kitô, để đi đến với các người khác, đặc biệt là các anh chị em nghèo túng và chịu nhiều thiệt thòi nhất trong xã hội. Ước chi các công tác bác ái trở thành suối nguồn sự phong phú tinh thần, rộng mở con tim cho sự gặp gỡ với Chúa.
Lý tưởng sống tình huynh đệ cũng sinh hoa trái trong tinh thần ái quốc, dấn thân thăng tiến sự phát triển một xã hội hài hoà và công bằng hơn. Đức Thánh Cha đặc biệt cám ơn các hiệp sĩ trong nỗ lực bảo vệ chiều kích công cộng của đức tin, bênh vực phẩm giá và các quyền tự do, bảo vệ gia đình, đào tạo đức tin và củng cố ý thức trách nhiệm công dân, qua nhiều sinh hoạt đa diện, trong đó có cả việc yểm trợ Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới về Gia đình vào tháng 10 tới đây, và Đại hội Gia đình Thế giới tại Philadelphia vào năm tới. Đức Thánh Cha phó thác các hiệp sĩ cho sự chở che hiền mẫu của Mẹ Maria và ban phép lành Toà Thánh cho Hội nghị. (SD 7-8-2014)