Phủ Quốc vụ khanh Toà Thánh yêu cầu các vị đại sứ cạnh Toà Thánh chú ý tới thảm cảnh của các Kitô hữu vùng Trung Đông
VATICAN – Trong 2 ngày 28 và 29 tháng 7 năm 2014, Phủ Quốc vụ khanh Toà Thánh đã gửi văn thư cho các vị đại sứ cạnh Toà Thánh, yêu cầu chú ý tới thảm cảnh của các Kitô hữu vùng Trung Đông và tích cực dấn thân tìm giải pháp hoà bình cho các dân tộc vùng này.
Phủ Quốc vụ khanh Toà Thánh yêu cầu các vị đại sứ cạnh Toà Thánh chú ý tới thảm cảnh của các Kitô hữu vùng Trung Đông
VATICAN – Trong 2 ngày 28 và 29 tháng 7 năm 2014, Phủ Quốc vụ khanh Toà Thánh đã gửi văn thư cho các vị đại sứ cạnh Toà Thánh, yêu cầu chú ý tới thảm cảnh của các Kitô hữu vùng Trung Đông và tích cực dấn thân tìm giải pháp hoà bình cho các dân tộc vùng này.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho chương trình Ý ngữ của Đài Vatican hôm 29-7-2014, Đức Tổng Giám mục Dominique Mamberti, Ngoại trưởng Toà Thánh, đã cho biết như trên.
Văn bản của Phủ Quốc vụ khanh Toà Thánh bao gồm các lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô cho hoà bình tại vùng Trung Đông. Phủ Quốc vụ khanh Toà Thánh rất lo âu theo dõi tình hình của các cộng đoàn kitô Trung Đông. Họ đang đau khổ một cách bất công, lo sợ và bị bắt buộc phải di cư. Chỉ trong thành phố Mosul đã có 30 nhà thờ và đan viện bị các lực lượng Hồi cuồng tín chiếm đóng, phá hoại và tháo gỡ thánh giá. Trong biết bao năm nay đây là lần đầu tiên đã không có thánh lễ Chúa Nhật. Cần phải nhớ rằng tại Irak cũng như trong các nước vùng Trung Đông, các Kitô hữu đã hiện diện ngay từ đầu lịch sử Giáo Hội, và đã có một vai trò ý nghĩa trong sự phát triển xã hội; và họ muốn tiếp tục hiện diện như các tác nhân hoà bình và hoà giải.
Toà Thánh đã hoạt động trên nhiều bình diện khác nhau. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần bày tỏ sự gần gũi với các cộng đoàn Kitô, đặc biệt với các gia đình Kitô tại Mosul, bằng cách mời gọi mọi người cầu nguyện cho họ. Ngài đã bầy tỏ sự gần gũi của ngài qua Đức Thượng phụ Canđê Babilonia và Đức Thượng phụ Syri Antiokia, khích lệ tín hữu mạnh mẽ trong hy vọng. Ngài cũng đã gửi trợ giúp kinh tế cho các gia đình qua Hội đồng Toà Thánh Cor Unum (Đồng Tâm).
Về phía mình Phủ Quốc vụ khanh Toà Thánh đã hoạt động qua các ngã ngoại giao, khích lệ các chính quyền quốc gia và hàng lãnh đạo quốc tế chú ý tới số phận của các Kitô hữu vùng Trung Đông, trong thông tư gửi cho mọi tòa đại sứ cạnh Toà Thánh. Phủ Quốc vụ khanh hy vọng cộng đoàn quốc tế lưu tâm tới vấn đề này, vì nó liên quan tới nhân phẩm và các quyền căn bản của con người, sự sống chung hoà bình và hoà hợp giữa các cá nhân và các dân tộc. Irak và các quốc gia khác của vùng Trung Đông được mời gọi là một mô thức sống chung giữa các cộng đoàn khác nhau, nếu không sẽ là một mất mát rất lớn và là một dấu hiệu rất xấu cho toàn thế giới.
Liên quan tới thảm cảnh của người Palestine sống trong dải Gaza thật là đáng tiếc sự kiện người ta coi nó như điều không thể tránh được, nhưng không đúng như vậy. Đức Thánh Cha đã đưa ra nhiều lời kêu gọi mọi người cầu nguyện nài xin ơn hoà bình, và tiếp nhận lời Thiên Chúa mời gọi bẻ gãy vòng luẩn quẩn của thù hận và bạo lực đẩy xa hoà bình.
Đức Tổng Giám mục Mamberti nhấn mạnh rằng Đức Thánh Cha đã yêu cầu các giới chức trách nhiệm chính trị địa phương cũng như thế giới làm tất cả những gì có thể để ngưng thù nghịch và đạt tới hoà bình mong mỏi cho thiện ích của tất cả mọi người. Cần có nhiều can đảm để tạo dựng hoà bình hơn là để gây chiến tranh. Ngoài ra, phải đặt để công ích và việc tôn trọng mọi người vào trung tâm, chứ không phải các lợi lộc riêng tư. (SD 29-7-2014)
Trong cuộc phỏng vấn dành cho chương trình Ý ngữ của Đài Vatican hôm 29-7-2014, Đức Tổng Giám mục Dominique Mamberti, Ngoại trưởng Toà Thánh, đã cho biết như trên.
Văn bản của Phủ Quốc vụ khanh Toà Thánh bao gồm các lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô cho hoà bình tại vùng Trung Đông. Phủ Quốc vụ khanh Toà Thánh rất lo âu theo dõi tình hình của các cộng đoàn kitô Trung Đông. Họ đang đau khổ một cách bất công, lo sợ và bị bắt buộc phải di cư. Chỉ trong thành phố Mosul đã có 30 nhà thờ và đan viện bị các lực lượng Hồi cuồng tín chiếm đóng, phá hoại và tháo gỡ thánh giá. Trong biết bao năm nay đây là lần đầu tiên đã không có thánh lễ Chúa Nhật. Cần phải nhớ rằng tại Irak cũng như trong các nước vùng Trung Đông, các Kitô hữu đã hiện diện ngay từ đầu lịch sử Giáo Hội, và đã có một vai trò ý nghĩa trong sự phát triển xã hội; và họ muốn tiếp tục hiện diện như các tác nhân hoà bình và hoà giải.
Toà Thánh đã hoạt động trên nhiều bình diện khác nhau. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần bày tỏ sự gần gũi với các cộng đoàn Kitô, đặc biệt với các gia đình Kitô tại Mosul, bằng cách mời gọi mọi người cầu nguyện cho họ. Ngài đã bầy tỏ sự gần gũi của ngài qua Đức Thượng phụ Canđê Babilonia và Đức Thượng phụ Syri Antiokia, khích lệ tín hữu mạnh mẽ trong hy vọng. Ngài cũng đã gửi trợ giúp kinh tế cho các gia đình qua Hội đồng Toà Thánh Cor Unum (Đồng Tâm).
Về phía mình Phủ Quốc vụ khanh Toà Thánh đã hoạt động qua các ngã ngoại giao, khích lệ các chính quyền quốc gia và hàng lãnh đạo quốc tế chú ý tới số phận của các Kitô hữu vùng Trung Đông, trong thông tư gửi cho mọi tòa đại sứ cạnh Toà Thánh. Phủ Quốc vụ khanh hy vọng cộng đoàn quốc tế lưu tâm tới vấn đề này, vì nó liên quan tới nhân phẩm và các quyền căn bản của con người, sự sống chung hoà bình và hoà hợp giữa các cá nhân và các dân tộc. Irak và các quốc gia khác của vùng Trung Đông được mời gọi là một mô thức sống chung giữa các cộng đoàn khác nhau, nếu không sẽ là một mất mát rất lớn và là một dấu hiệu rất xấu cho toàn thế giới.
Liên quan tới thảm cảnh của người Palestine sống trong dải Gaza thật là đáng tiếc sự kiện người ta coi nó như điều không thể tránh được, nhưng không đúng như vậy. Đức Thánh Cha đã đưa ra nhiều lời kêu gọi mọi người cầu nguyện nài xin ơn hoà bình, và tiếp nhận lời Thiên Chúa mời gọi bẻ gãy vòng luẩn quẩn của thù hận và bạo lực đẩy xa hoà bình.
Đức Tổng Giám mục Mamberti nhấn mạnh rằng Đức Thánh Cha đã yêu cầu các giới chức trách nhiệm chính trị địa phương cũng như thế giới làm tất cả những gì có thể để ngưng thù nghịch và đạt tới hoà bình mong mỏi cho thiện ích của tất cả mọi người. Cần có nhiều can đảm để tạo dựng hoà bình hơn là để gây chiến tranh. Ngoài ra, phải đặt để công ích và việc tôn trọng mọi người vào trung tâm, chứ không phải các lợi lộc riêng tư. (SD 29-7-2014)