Trên 280 luật gia Tây Ban Nha ký tên vào tuyên ngôn yêu cầu bảo vệ quyền của thai nhi
MADRID – Trong những ngày vừa qua, trên 280 luật gia Tây Ban Nha ký tên ủng hộ một tuyên ngôn kêu gọi bảo về quyền căn bản của các thai nhi.
Trên 280 luật gia Tây Ban Nha ký tên vào tuyên ngôn yêu cầu bảo vệ quyền củathai nhi
MADRID – Trong những ngày vừa qua, trên 280 luật gia Tây Ban Nha ký tên ủng hộ một tuyên ngôn kêu gọi bảo về quyền căn bản của các thai nhi.
Tuyên ngôn nói trên đã được đề ra trong khuôn khổ các giới hàn lâm tại Madrid và Barcelona và rồi truyền đi qua mạng Internet. Chỉ trong vòng 3 tuần lễ, đã có trên 270 luật gia tên tuổi ký tên ủng hộ. Trong số này, có trên 100 giáo sư thuộc 39 đại học Tây Ban Nha, cùng với nhiều dân biểu, thượng nghị sĩ và nhiều nhân vật nổi bật trong ngành lập pháp và hành pháp. Các luật gia này yêu cầu chú trọng đến việc nhìn nhận và bảo vệ các quyền căn bản của sự sống con người ngay cả trong giai đoạn tiên khởi của nó, khi còn ở trong lòng mẹ. Tuyên ngôn nói trên, theo các luật gia, là cơ hội duy nhất để xã hội có thể tiến triển trên lĩnh vực luân lý và xã hội, nhìn nhận toàn bộ quyền pháp nhân của các phôi thai và bảo vệ cho phụ nữ trước khi mang thai.
Các luật gia ký tên ủng hộ tuyên ngôn này minh xác quyền của phôi thai được bảo vệ sự sống, hoàn toàn tách biệt ra khỏi phạm vi quyền của người mẹ. Họ xác tín rằng phá thai không phải là quyền của phụ nữ theo tinh thần hiến chương quốc gia và hiến pháp của Toà án châu Âu về quyền con người. Chính quyền phải đề ra những chính sách bảo vệ thai nghén nhất là đối với những phụ nữ mang thai và khẳng định rằng quy chế cho phép phá thai phải tôn trọng quyền phản kháng vì lương tâm của các nhân viên y tế trong lãnh vực này. (SD 22-7-2014)
CARITAS MALI TÁI KÊU GỌI HÒA GIẢI QUỐC GIA
BAMAKO – Trong các ngày vừa qua ông Theodore Togo, Tổng Thư ký Caritas Mali, đã tố cáo các xung đột giữa các cộng đoạn địa phương khiến cho dân chúng lo sợ trở thành nạn nhân của các cuộc bắn giết này.
Ông Tổng Thư ký Caritas Mali đã đúc kết tình hình hiện nay tại miền bắc Mali, là nơi đã diễn ra những trận giao tranh ác liệt hồi trung tuần tháng 7 này, làm cho gần 40 người thiệt mạng. Theo tin chính thức, thì thủ phạm là hai lực lượng phiến quân hoạt động tích cực tại đây; đó là Mặt trận Ảrập Azawad, gọi tắt là MAA, và phong trào giải phóng quốc gia Azawad, MNLA, là phong trào đòi độc lập cho các nhóm dân tuareg và đã từng tham gia làn sóng chống chính quyền hồi năm 2012.
Vụ xung đột này xảy ra trong một thời điểm tế nhị. Tại Algeri, cuộc thương thuyết gay go giữa chính quyền Bamako và các phe phiến quân vừa tái mở lại. Một trong những vấn đề được bàn thảo là tương lai của miền bắc, mệnh danh là Azawad. Các nhóm phiến quân vũ trang muốn vùng này được thể chế tự trị rộng rãi, trong khi chính quyền Bamako chỉ đồng ý thảo luận về một hình thức tổ chức hành chánh tốt hơn mà thôi. Hướng đến cuộc đối thoại này, ông Tổng Thư ký Caritas Mali đã kêu gọi cả hai bên hãy nghĩ đến vấn đề chung của tất cả mọi người, lắng nghe tiếng nói của dân chúng miền Bắc, và ngồi vào bàn hội nghị với ý thức trọn vẹn về mọi vấn đề. Nếu không, những thỏa hiệp đạt được sẽ chỉ nằm trên giấy tờ mà thôi.
Theo ông Togo, cần phải giải quyết vấn đề nghiêm trọng và rộng rãi hơn cả là vấn đề hoà giải quốc gia. Để thực sự hoà giải quốc gia, cần phải tôn trọng và giải quyết những lo âu của cả hai bên, nhất là của dân chúng, chứ không phải chỉ chú trọng đến các nhóm vũ trang mà thôi. Ông cũng cho biét là Caritas địa phương nỗ lực cứu trợ dân chúng, nhất là trong các lĩnh vực thực phẩm, thuốc men và nước uống, nhưng cuộc khủng hoảng hiện nay có rất nhiều chiều kích khác nhau. Các nhóm hồi giáo quá khích vẫn chưa hoàn toàn bị đánh bại. Bằng chứng là cuộc đánh bom tự sát hôm 14-7 tại GAO do nhóm khủng bố Al Murabtun, phò Al Qeda, thực hiện khiến cho một binh sĩ Pháp bị thiệt mạng. Ngày hôm trước đó, chính quyền Paris đã chính thức tuyên bố chấm dứt chiến dịch SERVAL khởi đầu hồi tháng giêng 2013 để trợ lực quân đội chính quy Mali tái chiếm miền bắc nước này. (SD 22.07.14)
CUỘC BIỂU TÌNH ỦNG HỘ TÍN HỮU KITÔ IRAK
BAGHDAD – Tại thủ đô Baghdad của Irak, khoảng 200 người Hồi giáo đã tụ họp trước Nhà thờ Thánh Giorgio của Giáo hội Công giáo Caldê để bày tỏ liên đới với các tín hữu Kitô, nạn nhân của bạo lực mù quáng đang chịu bách hại từ phía quân binh thánh chiến Hồi giáo Isil.
Hôm Chúa Nhật 20-7, trong bài giảng thánh lễ, Đức Thượng phụ maronít Liban Bechara Rai có đề cập đến hạn tối hậu mà lực lượng của lãnh tụ hồi Al- Baghdadi đưa ra cho các tín hữu Kitô ở Mossul và ngài đã hỏi: “Những người hồi giáo ôn hoà nói gì về điều này?”
Cuộc biểu tình của các tín hữu Hồi vừa nói trên đây có thể được xem như là câu trả lời cho vấn nạn Đức Thượng phụ Bechara Rai đưa ra. Có rất nhiều người mang những biểu ngữ viết hàng chữ “Kulluna Masihiyyun”, chúng tôi đều là người Kitô, hay là mặc áo có mang chữ N, là dấu hiệu mà bọn khủng bố của Califat Hồi giáo ghi lại trên cửa gia cư của tín hữu Kitô.
Sau khi thánh lễ tại Nhà thờ Thánh Giorgio kết thúc, các tín hữu Kitô ra khỏi nhà thờ và cùng đoàn người Hồi giáo biểu tình, hát quốc ca, trước khi kết thúc bằng lời Kinh Lạy Cha của Công giáo và đoạn sura 1 của kinh Coran.
Đức Tổng Giám mục Louis Sako của Baghdad đã cám ơn ban tổ chức cuộc biểu tình liên đới này. Ngài nói: Cuộc biểu dương liên đới này mang lại hy vọng cho một nước Irak mới. Tôi nghĩ đến người trẻ, là những người có bổn phận và sứ mạng thay đổi cục diện hiện nay. Thật là điều đáng xấu hổ và là một tội ác đánh đuổi những người vô tội ra khỏi nhà cửa và tịch thu gia sản của họ chỉ bởi vì họ là người Kitô. Toàn thế giới phải vùng lên chống lại những hành vi kinh khiếp ấy. Đức cha Sako cũng bày tỏ hy vọng là hai cộng đoàn Kitô và Hồi giáo sẽ tiếp tục hiệp nhất với nhau để xây dựng một quốc gia Irak mới. (ZENIT 22.07.14)
BẢNG ĐỨC KẾT CỦA HIỆP HỘI THIỆN NGUYỆN TÂY BAN NHA MANOS UNIDAS, NHỮNG BÀN TAY KẾT HIỆP
MADRID – Ngày 21-7 vừa qua, hiệp hội thiện nguyện Công giáo Tây Ban Nha có tên gọi là “Manos Unidas” (Những bàn tay hiệp nhất), đã công bố báo cáo tổng kết những hoạt động trong năm vừa qua và khẳng định rằng nạn nhân chính và đầu tiên của nạn nghèo đói và chậm phát triển bao giờ cũng là giới phụ nữ.
Hiệp hội Những bàn tay hiệp nhất trực thuộc Giáo hội Công giáo Tây Ban Nha chuyên về những hoạt động cứu trợ và thăng tiến phát triển các nước nghèo vùng Nam bán cầu. Năm ngoái, hiệp hội đã dành 37 triệu euro để thực hiện các chương trình phát triển ở những nơi nghèo nhất trái đất, trong đó có chương trình ủng hộ chiến dịch “Không thể có công lý mà không có công bình”.
Bà Soledad Suárez, Chủ tịch Những bàn tay hiệp nhất, giải thích: Đây là một chương trình cảnh giác ý thức xã hội về vấn đề bình quyền. Nữ giới là những người bị thiệt hại nhiều nhất vì nạn nghèo đói, thiếu dinh dưỡng và mù chữ. Trong nhiều nền văn hoá, họ không được tự do đi lại, không thể tự quyết định điều gì, và thường là nạn nhân bạo hành tính dục cũng như thể lý hay tâm lý. Chỉ cần nghĩ đến hiện tượng phá thai chọn lựa, các vụ giết trẻ gái và sự kiện 70% tổng số nạn nhân các dịch vụ buôn người là các thiếu nữ hay phụ nữ trẻ. Hiệp hội Những bàn tay hiệp nhất tiếp tục tố giác những tệ nạn này và ủng hộ những chương trình hành động nhằm bảo vệ phẩm giá nữ giới, ngăn ngừa và đồng hành với phụ nữ trong những hoàn cảnh nghèo khổ cùng cực, thăng tiến sự hiện diện trong xã hội và sự phát triển của nữ giới như bản vị con người.
Giới chức lãnh đạo hiệp hội cũng cho biết thêm là ngân khoản quyên góp của hội trong năm ngoái đã giảm 8,9%, phần lớn là vì cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay. Tuy nhiên, nhờ sự đóng góp và ủng hộ nhiệt thành vô điều kiện của các thành viên, hiệp hội vẫn bảo trợ được hơn 600 chương trình trợ giúp phát triển trong 57 quốc gia tại Phi, Mỹ và Á châu, nhắm thực hiện lời kêu mời của ĐTC Phanxicô là giúp “tất cả các dân tộc tiến tới chỗ trở thành người tự mình gây dựng cơ đồ cho mình”. (SD 21-7-2014)
Tuyên ngôn nói trên đã được đề ra trong khuôn khổ các giới hàn lâm tại Madrid và Barcelona và rồi truyền đi qua mạng Internet. Chỉ trong vòng 3 tuần lễ, đã có trên 270 luật gia tên tuổi ký tên ủng hộ. Trong số này, có trên 100 giáo sư thuộc 39 đại học Tây Ban Nha, cùng với nhiều dân biểu, thượng nghị sĩ và nhiều nhân vật nổi bật trong ngành lập pháp và hành pháp. Các luật gia này yêu cầu chú trọng đến việc nhìn nhận và bảo vệ các quyền căn bản của sự sống con người ngay cả trong giai đoạn tiên khởi của nó, khi còn ở trong lòng mẹ. Tuyên ngôn nói trên, theo các luật gia, là cơ hội duy nhất để xã hội có thể tiến triển trên lĩnh vực luân lý và xã hội, nhìn nhận toàn bộ quyền pháp nhân của các phôi thai và bảo vệ cho phụ nữ trước khi mang thai.
Các luật gia ký tên ủng hộ tuyên ngôn này minh xác quyền của phôi thai được bảo vệ sự sống, hoàn toàn tách biệt ra khỏi phạm vi quyền của người mẹ. Họ xác tín rằng phá thai không phải là quyền của phụ nữ theo tinh thần hiến chương quốc gia và hiến pháp của Toà án châu Âu về quyền con người. Chính quyền phải đề ra những chính sách bảo vệ thai nghén nhất là đối với những phụ nữ mang thai và khẳng định rằng quy chế cho phép phá thai phải tôn trọng quyền phản kháng vì lương tâm của các nhân viên y tế trong lãnh vực này. (SD 22-7-2014)
CARITAS MALI TÁI KÊU GỌI HÒA GIẢI QUỐC GIA
BAMAKO – Trong các ngày vừa qua ông Theodore Togo, Tổng Thư ký Caritas Mali, đã tố cáo các xung đột giữa các cộng đoạn địa phương khiến cho dân chúng lo sợ trở thành nạn nhân của các cuộc bắn giết này.
Ông Tổng Thư ký Caritas Mali đã đúc kết tình hình hiện nay tại miền bắc Mali, là nơi đã diễn ra những trận giao tranh ác liệt hồi trung tuần tháng 7 này, làm cho gần 40 người thiệt mạng. Theo tin chính thức, thì thủ phạm là hai lực lượng phiến quân hoạt động tích cực tại đây; đó là Mặt trận Ảrập Azawad, gọi tắt là MAA, và phong trào giải phóng quốc gia Azawad, MNLA, là phong trào đòi độc lập cho các nhóm dân tuareg và đã từng tham gia làn sóng chống chính quyền hồi năm 2012.
Vụ xung đột này xảy ra trong một thời điểm tế nhị. Tại Algeri, cuộc thương thuyết gay go giữa chính quyền Bamako và các phe phiến quân vừa tái mở lại. Một trong những vấn đề được bàn thảo là tương lai của miền bắc, mệnh danh là Azawad. Các nhóm phiến quân vũ trang muốn vùng này được thể chế tự trị rộng rãi, trong khi chính quyền Bamako chỉ đồng ý thảo luận về một hình thức tổ chức hành chánh tốt hơn mà thôi. Hướng đến cuộc đối thoại này, ông Tổng Thư ký Caritas Mali đã kêu gọi cả hai bên hãy nghĩ đến vấn đề chung của tất cả mọi người, lắng nghe tiếng nói của dân chúng miền Bắc, và ngồi vào bàn hội nghị với ý thức trọn vẹn về mọi vấn đề. Nếu không, những thỏa hiệp đạt được sẽ chỉ nằm trên giấy tờ mà thôi.
Theo ông Togo, cần phải giải quyết vấn đề nghiêm trọng và rộng rãi hơn cả là vấn đề hoà giải quốc gia. Để thực sự hoà giải quốc gia, cần phải tôn trọng và giải quyết những lo âu của cả hai bên, nhất là của dân chúng, chứ không phải chỉ chú trọng đến các nhóm vũ trang mà thôi. Ông cũng cho biét là Caritas địa phương nỗ lực cứu trợ dân chúng, nhất là trong các lĩnh vực thực phẩm, thuốc men và nước uống, nhưng cuộc khủng hoảng hiện nay có rất nhiều chiều kích khác nhau. Các nhóm hồi giáo quá khích vẫn chưa hoàn toàn bị đánh bại. Bằng chứng là cuộc đánh bom tự sát hôm 14-7 tại GAO do nhóm khủng bố Al Murabtun, phò Al Qeda, thực hiện khiến cho một binh sĩ Pháp bị thiệt mạng. Ngày hôm trước đó, chính quyền Paris đã chính thức tuyên bố chấm dứt chiến dịch SERVAL khởi đầu hồi tháng giêng 2013 để trợ lực quân đội chính quy Mali tái chiếm miền bắc nước này. (SD 22.07.14)
CUỘC BIỂU TÌNH ỦNG HỘ TÍN HỮU KITÔ IRAK
BAGHDAD – Tại thủ đô Baghdad của Irak, khoảng 200 người Hồi giáo đã tụ họp trước Nhà thờ Thánh Giorgio của Giáo hội Công giáo Caldê để bày tỏ liên đới với các tín hữu Kitô, nạn nhân của bạo lực mù quáng đang chịu bách hại từ phía quân binh thánh chiến Hồi giáo Isil.
Hôm Chúa Nhật 20-7, trong bài giảng thánh lễ, Đức Thượng phụ maronít Liban Bechara Rai có đề cập đến hạn tối hậu mà lực lượng của lãnh tụ hồi Al- Baghdadi đưa ra cho các tín hữu Kitô ở Mossul và ngài đã hỏi: “Những người hồi giáo ôn hoà nói gì về điều này?”
Cuộc biểu tình của các tín hữu Hồi vừa nói trên đây có thể được xem như là câu trả lời cho vấn nạn Đức Thượng phụ Bechara Rai đưa ra. Có rất nhiều người mang những biểu ngữ viết hàng chữ “Kulluna Masihiyyun”, chúng tôi đều là người Kitô, hay là mặc áo có mang chữ N, là dấu hiệu mà bọn khủng bố của Califat Hồi giáo ghi lại trên cửa gia cư của tín hữu Kitô.
Sau khi thánh lễ tại Nhà thờ Thánh Giorgio kết thúc, các tín hữu Kitô ra khỏi nhà thờ và cùng đoàn người Hồi giáo biểu tình, hát quốc ca, trước khi kết thúc bằng lời Kinh Lạy Cha của Công giáo và đoạn sura 1 của kinh Coran.
Đức Tổng Giám mục Louis Sako của Baghdad đã cám ơn ban tổ chức cuộc biểu tình liên đới này. Ngài nói: Cuộc biểu dương liên đới này mang lại hy vọng cho một nước Irak mới. Tôi nghĩ đến người trẻ, là những người có bổn phận và sứ mạng thay đổi cục diện hiện nay. Thật là điều đáng xấu hổ và là một tội ác đánh đuổi những người vô tội ra khỏi nhà cửa và tịch thu gia sản của họ chỉ bởi vì họ là người Kitô. Toàn thế giới phải vùng lên chống lại những hành vi kinh khiếp ấy. Đức cha Sako cũng bày tỏ hy vọng là hai cộng đoàn Kitô và Hồi giáo sẽ tiếp tục hiệp nhất với nhau để xây dựng một quốc gia Irak mới. (ZENIT 22.07.14)
BẢNG ĐỨC KẾT CỦA HIỆP HỘI THIỆN NGUYỆN TÂY BAN NHA MANOS UNIDAS, NHỮNG BÀN TAY KẾT HIỆP
MADRID – Ngày 21-7 vừa qua, hiệp hội thiện nguyện Công giáo Tây Ban Nha có tên gọi là “Manos Unidas” (Những bàn tay hiệp nhất), đã công bố báo cáo tổng kết những hoạt động trong năm vừa qua và khẳng định rằng nạn nhân chính và đầu tiên của nạn nghèo đói và chậm phát triển bao giờ cũng là giới phụ nữ.
Hiệp hội Những bàn tay hiệp nhất trực thuộc Giáo hội Công giáo Tây Ban Nha chuyên về những hoạt động cứu trợ và thăng tiến phát triển các nước nghèo vùng Nam bán cầu. Năm ngoái, hiệp hội đã dành 37 triệu euro để thực hiện các chương trình phát triển ở những nơi nghèo nhất trái đất, trong đó có chương trình ủng hộ chiến dịch “Không thể có công lý mà không có công bình”.
Bà Soledad Suárez, Chủ tịch Những bàn tay hiệp nhất, giải thích: Đây là một chương trình cảnh giác ý thức xã hội về vấn đề bình quyền. Nữ giới là những người bị thiệt hại nhiều nhất vì nạn nghèo đói, thiếu dinh dưỡng và mù chữ. Trong nhiều nền văn hoá, họ không được tự do đi lại, không thể tự quyết định điều gì, và thường là nạn nhân bạo hành tính dục cũng như thể lý hay tâm lý. Chỉ cần nghĩ đến hiện tượng phá thai chọn lựa, các vụ giết trẻ gái và sự kiện 70% tổng số nạn nhân các dịch vụ buôn người là các thiếu nữ hay phụ nữ trẻ. Hiệp hội Những bàn tay hiệp nhất tiếp tục tố giác những tệ nạn này và ủng hộ những chương trình hành động nhằm bảo vệ phẩm giá nữ giới, ngăn ngừa và đồng hành với phụ nữ trong những hoàn cảnh nghèo khổ cùng cực, thăng tiến sự hiện diện trong xã hội và sự phát triển của nữ giới như bản vị con người.
Giới chức lãnh đạo hiệp hội cũng cho biết thêm là ngân khoản quyên góp của hội trong năm ngoái đã giảm 8,9%, phần lớn là vì cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay. Tuy nhiên, nhờ sự đóng góp và ủng hộ nhiệt thành vô điều kiện của các thành viên, hiệp hội vẫn bảo trợ được hơn 600 chương trình trợ giúp phát triển trong 57 quốc gia tại Phi, Mỹ và Á châu, nhắm thực hiện lời kêu mời của ĐTC Phanxicô là giúp “tất cả các dân tộc tiến tới chỗ trở thành người tự mình gây dựng cơ đồ cho mình”. (SD 21-7-2014)