15/11/2024

Công bố Sứ điệp cho Ngày Quốc tế Du lịch 27 tháng 9

VATICAN – Hôm 11-7, Toà Thánh đã công bố Sứ điệp cho Ngày Quốc tế Du lịch 27 tháng 9 và khẳng định rằng ngành du lịch phải mưu ích cho các cộng đoàn địa phương trên bình diện kinh tế, xã hội, văn hoá và tinh thần.

Công bố Sứ điệp cho Ngày Quốc tế Du lịch 27 tháng 9
 
VATICAN – Hôm 11-7, Toà Thánh đã công bố Sứ điệp cho Ngày Quốc tế Du lịch 27 tháng 9 và khẳng định rằng ngành du lịch phải mưu ích cho các cộng đoàn địa phương trên bình diện kinh tế, xã hội, văn hoá và tinh thần.

Sứ điệp mang chữ ký của Đức Hồng y Antonio Maria Vegliò, Chủ tịch Hồi đồng Toà Thánh cho Người Di cư và Lưu động, nhấn mạnh tầm quan trọng của ngành du lịch trong thế giới toàn cầu hiện nay. Giáo Hội muốn đồng hành với các sinh hoạt này trong giới hạn của mình, vì đây cũng là dịp tốt để rao truyền Tin Mừng. 

Trong Bộ luật Luân lý Đạo đức Quốc tế, Tổ chức Du lịch Quốc tế nhấn mạnh rằng du lịch phải là một sinh hoạt đem lại lợi ích cho các cộng đoàn địa phương, với sự tham dự tích cực của các dân tộc vào các thiện ích kinh tế, xã hội và văn hoá một cách công bằng cũng như tạo công ăn việc làm cho dân. Điều này có nghĩa là phải có tương quan hai chiều làm giàu cho nhau. Ý niệm phát triển cộng đoàn cũng là phần của giáo huấn xã hội của Hội Thánh liên quan tới sự phát triển con người toàn diện. Trong Thông điệp “Phát triển các Dân tôc”, Đức Phaolô VI minh xác rằng “sự phát triển đích thực phải toàn diện, nghĩa là nhắm tới việc thămg tiến con người và toàn con người”.

Sứ điệp nêu bật rằng du lịch có thể góp phần vào việc phát triển con người toàn diện, khi nó chú ý tới lĩnh vực kinh tế, môi sinh, xã hội và văn hoá. Các thống kê cho thấy lợi nhuận du lịch chiếm 3-5% tổng sản lượng quốc gia, 7-8% công ăn việc làm, và 30% các dịch vụ xuất cảng. Trong tình hình hiện nay, mọi nơi trên trái đất đều có thể trở thành một mục tiêu có tiềm năng du lịch. Vì thế, kỹ nghệ du lịch là một trong các lựa chọn có thể thực hiện được, giúp giảm cảnh nghèo túng trong những vùng chậm tiến nhất. Nếu được phát triển một cách thích hợp, nó có thể trở thành một dụng cụ phát triển quý báu, tạo công ăn việc làm, phát triển các cơ cấu hạ tầng và tăng trưởng kinh tế, đặc biệt trong tình trạng thất nghiệp gia tăng trầm trọng hiện nay trên thế giới. Trong viễn tượng đó, đu lịch là sinh hoạt giúp thăng tiến cuộc sống của các giai tầng xã hội thường bị thiệt thòi nhiều nhất như phụ nữ, giới trẻ và các nhóm thiểu số.

Tuy nhiên, việc sử dụng các tài nguyện và nhân lực địa phương cho các sinh hoạt khác nhau cần tôn trọng các tiêu chuẩn luân lý đạo đức đối với các cá nhân cũng như với các cộng đoàn địa phương, với mục đích thăng tiến cuộc sống và thiện ích của người dân trong công bằng, chứ không phải để mưu lợi ích kỷ. Ngoài ra, du lịch cũng cần chú ý tới nhiều khía cạnh quan trọng khác nữa như: sự phong phú văn hoá, cơ may gặp gỡ nhân bản, việc xây dựng các tương quan thiện ích, phát huy sư tôn trọng lẫn nhau, sự khoan nhượng và cộng tác giữa các hiệp hội, tổ chức và cơ cấu nhằm củng cố các tiềm năng xã hội và thăng tiến các điều kiện kinh tế xã hội, đào tạo nghề nghiệp cho giới trẻ…

Giáo huấn xã hội của Hội Thánh và cái nhìn đức tin Kitô có thể góp phần tích cực cho việc phát triển toàn vẹn con người và cộng đoàn trong tất cả mọi chiều kích sinh hoạt của ngành du lịch. (SD 11-7-2014).