11/01/2025

Viêm não vi rút xuất hiện ở 31 tỉnh, thành

Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Trần Đắc Phu hôm qua cho biết từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 325 trường hợp mắc viêm não do vi rút gây ra tại 31 tỉnh, thành phố, có 5 trường hợp tử vong tại các địa phương: Gia Lai (2 trường hợp), Hà Nội, Điện Biên và Bạc Liêu mỗi nơi 1 trường hợp.

 

Viêm não vi rút xuất hiện ở 31 tỉnh, thành

Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Trần Đắc Phu hôm qua cho biết từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 325 trường hợp mắc viêm não do vi rút gây ra tại 31 tỉnh, thành phố, có 5 trường hợp tử vong tại các địa phương: Gia Lai (2 trường hợp), Hà Nội, Điện Biên và Bạc Liêu mỗi nơi 1 trường hợp.

 

Viêm não vi rút xuất hiện ở 31 tỉnh, thành
Đã ghi nhận các trường hợp viêm não Nhật Bản ở người lớn – Ảnh: Thúy Anh

 

Khu vực miền Bắc có số mắc chiếm 65,8% tổng số ca mắc, tiếp đến là miền Trung 12,3%; miền Nam 17,5% và Tây nguyên 4,4%. Các địa phương có số mắc cao là TP.HCM (44), Hà Nội (37), Quảng Ngãi (37), Thái Bình (28), Sơn La (24), Bắc Giang (20), Điện Biên (18). Viêm não do vi rút có thể xảy ra quanh năm nhưng mùa dịch thường bắt đầu vào các tháng mùa hè, đỉnh điểm dịch vào các tháng 6 – 7.

Ông Phu lưu ý thêm rằng thời điểm hiện tại là mùa thuận lợi cho muỗi truyền bệnh viêm não Nhật Bản phát triển, vi rút này hiện chiếm khoảng 15% các ca viêm não vi rút. Thời điểm này cũng là mùa có nhiều loài hoa quả chín thu hút chim từ rừng về mang theo mầm bệnh từ nơi hoang dã rồi từ đó lây sang đàn lợn, gia súc gần người. Vi rút trên gia súc lây sang người qua muỗi truyền. Trong số các loài động vật sống gần người, lợn được coi là nguồn truyền nhiễm cao nhất. Khoảng 80% đàn lợn nuôi bị nhiễm vi rút trong vùng dịch. Viêm não Nhật Bản thường ghi nhận ở trẻ dưới 15 tuổi, tuy nhiên, mọi lứa tuổi nếu chưa có miễn dịch với vi rút đều có thể bị mắc bệnh. Người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh do chưa từng được tiêm chủng và có thể bị nhiễm vi rút khi đi du lịch, lao động, công tác vào vùng lưu hành bệnh. Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư gần đây đã ghi nhận một số ca mắc viêm não Nhật Bản là người lớn. Các bệnh nhân trong tình trạng nặng: sốt cao liên tục, liệt chi, liệt cơ hô hấp, hôn mê sâu.

Viêm não Nhật Bản thường có biểu hiện cấp tính bao gồm sốt cao đột ngột, nhức đầu, nôn, rối loạn tinh thần ở các mức độ khác nhau: vật vã mê sảng hoặc ly bì, lú lẫn, hôn mê kèm theo co giật, cử động bất thường hoặc bị liệt. Tỷ lệ tử vong cao, có thể lên đến 10 – 20%.

Ông Phu cho biết, hiện vắc xin viêm não Nhật Bản được tiêm miễn phí cho trẻ dưới 5 tuổi. Cần tiêm 3 mũi cơ bản theo lịch tiêm của Chương trình tiêm chủng mở rộng: mũi 1 lúc trẻ đủ 1 tuổi; mũi 2 sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần và mũi 3 tiêm sau mũi 2 là một năm. Sau đó cứ 3 – 4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi. Đối với trẻ trên 5 tuổi nếu chưa từng được tiêm thì cũng tiêm với 3 liều cơ bản, sau đó cứ 3 – 4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

 

Phân biệt viêm não Nhật Bản

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm (Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM), viêm não Nhật Bản khác các viêm não khác là ở đường lây. Viêm não Nhật Bản đường lây là do muỗi -thường gặp là muỗi ở vùng quê có lúa nước. Muỗi chích heo, hay chim đang mang vi rút gây bệnh, sau đó muỗi chích người và gây ra bệnh. Còn các viêm não khác do nguyên nhân siêu vi đường ruột, đường hô hấp hay do nhiễm trùng…

Những ngày qua, tại Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1 bình quân có khoảng 10 trẻ bị viêm não điều trị nội trú, trong đó viêm não Nhật Bản chiếm từ 10 – 30% tùy ngày. Hiện có trẻ trong tình trạng nặng phải thở máy. Tương tự tại Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 trong tuần qua cũng tiếp nhận rải rác các bệnh nhi viêm não Nhật Bản, nhiều trẻ cũng rơi vào hôn mê, phải thở máy…

Viêm não Nhật Bản thường diễn tiến nặng nề, dễ để lại di chứng. Thông thường, trong số những trẻ viêm não Nhật Bản nhập viện thì 60% sau điều trị trở về bình thường như trước; số còn lại bị di chứng và tử vong. Di chứng thường gặp là trẻ bị yếu tay, chân; chậm phát triển vận động, thần kinh, trí tuệ.

Thanh Tùng

 

Liên châu