10/01/2025

“Khó phát hiện chất bảo quản rau củ do năng lực yếu…”

Làm thế nào kiểm soát chất lượng hàng trăm tấn rau củ quả có nguồn gốc từ Trung Quốc đưa ra thị trường TP.HCM và các vùng lân cận mỗi ngày?

“Khó phát hiện chất bảo quản rau củ do năng lực yếu…”

Làm thế nào kiểm soát chất lượng hàng trăm tấn rau củ quả có nguồn gốc từ Trung Quốc đưa ra thị trường TP.HCM và các vùng lân cận mỗi ngày?

Nhiều mặt hàng rau củ, hành tây, hành đỏ, tỏi, gừng… Trung Quốc xuất hiện trà trộn với hàng trong nước tại các chợ ở TP.HCM – Ảnh: T.T.D. 

Bà Nguyễn Thị Lệ Thoa, trưởng phòng quản lý an toàn thực phẩm Chi cục Bảo vệ thực vật TP.HCM, nói:

 

Bà Nguyễn Thị Lệ Thoa – Ảnh: T.Tr.

 

– Hiện rau củ quả Trung Quốc nhập về thường xuyên có hơn 20 chủng loại và phần lớn đều có nhãn mác và giấy tờ hợp lệ. Do chi cục chỉ được phân công kiểm tra tại ba chợ đầu mối (Hóc Môn, Bình Điền, Thủ Đức) nên chợ lẻ vẫn còn thiếu lực lượng kiểm tra.

Vì vậy, rau củ quả Trung Quốc ra chợ lẻ như thế nào, dưới hình thức nào do chủ vựa quyết định, nên việc lẫn lộn rau củ quả không thể tránh được và người tiêu dùng vẫn phải phân biệt rau củ quả trong nước và Trung Quốc dựa vào kinh nghiệm, cảm quan.

Tuy nhiên ở chợ đầu mối, việc kiểm tra cũng có những khó khăn. Chẳng hạn khi kiểm tra nhanh có phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) thì ban quản lý chợ mời lên nhắc nhở, dư lượng vượt mức cho phép chi cục có quyết định xử phạt.

Nhưng vẫn không giữ được lô hàng vi phạm do thời gian cho kết quả phân tích lâu, trong khi quy định về lưu giữ lô hàng và điều kiện bảo quản để duy trì dư lượng thuốc BVTV ở nhiệt độ -25OC chưa có.

Bởi nếu không bảo quản ở -25OC lúc đó dư lượng tụt giảm, kiểm tra sẽ không chính xác, kết quả không vi phạm thì chi cục phải bồi thường thiệt hại cho chủ vựa.

Vì vậy, trong trường hợp lô hàng có dư lượng thuốc BVTV, luật cần quy định chủ lô hàng phải tự bảo quản hàng hóa và chỉ xuất bán khi có chứng nhận an toàn thực phẩm.

* Qua kiểm tra mặt hàng rau củ quả nhập từ Trung Quốc từ đầu năm đến nay đã phát hiện trường hợp nào vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm chưa, thưa bà?

 

* Vừa qua có thông tin về một đơn vị tại TP lạm dụng thuốc BVTV trong quá trình sản xuất, kết quả kiểm tra thế nào?

– Hiện TP.HCM có khoảng 5.500 hộ trồng rau cung cấp khoảng 30% sản lượng rau cho nhu cầu tiêu thụ tại TP.HCM, còn lại là hàng nhập và của các tỉnh. Trung bình mỗi năm chi cục kiểm tra đột xuất 100 hộ tập trung 11 loại rau và lấy định kỳ 1.000 mẫu/1.000 hộ nên trong vòng sáu tháng một chủng loại phải lấy ra 30 mẫu, việc quản lý, kiểm tra chất lượng rau củ sản xuất tại địa bàn TP tương đối tốt. Vừa rồi có liên tổ sản xuất rau an toàn Tân Phú Trung (Củ Chi) được cho là lạm dụng thuốc BVTV, chúng tôi đã kiểm tra đột xuất, lấy 10 mẫu kiểm nghiệm và phát hiện hai mẫu nhiễm dư lượng thuốc nhưng ở mức cho phép.

Hiện đối với phần lớn rau củ quả trong nước vẫn được xuất bán mà không chờ kết quả kiểm nghiệm nên chất lượng khó quản lý.

 

– Đối với rau củ quả xuất xứ từ Trung Quốc, trung bình chi cục lấy khoảng 15 mẫu/tháng với 10 chủng loại có nguy cơ cao và kiểm tra khoảng vài chục hoạt chất/chủng loại.

Tất cả đều kiểm tra định lượng với thời gian từ 24-48g cho kết quả chính xác. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay vẫn chưa có trường hợp nào nhiễm thuốc BVTV vượt quá dư lượng cho phép đối với sản phẩm rau củ quả Trung Quốc.

* Nhưng hiện lượng hàng hóa vào chợ rất lớn, với số lượng mẫu như vậy liệu đã đảm bảo an toàn? Bà nhận xét như thế nào trước phản ảnh của người tiêu dùng cho biết nhiều trái cây Trung Quốc dù để lâu vẫn tươi ngon?

– Lượng hàng nhập về quá lớn trong khi năng lực của chi cục có hạn nên chỉ tập trung kiểm tra chủng loại có nguy cơ cao dựa vào dịch hại, đặc tính, cảnh báo của cơ quan chức năng và lượng người tiêu dùng.

Cụ thể, các sản phẩm như gừng, khoai tây, cà rốt, táo, cam, quýt được cho vào nhóm có nguy cơ cao.

Bên cạnh đó, các cơ quan phía Bắc cũng đã kiểm tra trước khi nhập vào TP.HCM nên chi cục chỉ kiểm tra tương đối, chưa kể mỗi chi phí kiểm nghiệm định lượng tốn khoảng 3 triệu đồng, với 15 mẫu gần 50 triệu đồng/tháng nên việc kiểm tra dàn trải chi cục không đủ kinh phí.

Nhiều sản phẩm rau củ quả Trung Quốc để lâu được có thể họ dùng các hoạt chất bảo quản hoặc phương pháp mới nhưng do năng lực kiểm nghiệm chúng ta còn yếu nên chưa phát hiện được.

* Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã công bố 300 tấn rau củ quả có xuất xứ từ Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam từ năm 2013 có dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng cho phép, trong đó có một số sản phẩm bán tại thị trường TP.HCM. Làm thế nào để hạn chế rau củ độc hại nhập khẩu từ Trung Quốc, thưa bà?

– 300 tấn vượt ngưỡng cho phép có 17 mặt hàng, trong đó có hai lô nhập về TP.HCM là chanh và nho. Tuy nhiên, từ các cửa khẩu phía Bắc vận chuyển vào TP.HCM mất khoảng bảy ngày, trong thời gian này rau vẫn còn hoạt động sinh hóa nên trong quá trình sinh hóa sẽ phân hủy các hoạt chất, khiến nhiều hoạt chất bị tụt giảm mạnh nên khi vào TP.HCM khó phát hiện hơn. Vì vậy, có thể khẳng định đối với hàng rau củ quả Trung Quốc ở phía Nam an toàn hơn phía Bắc nhờ thời gian vận chuyển lâu hơn.

NGUYỄN TRÍ – DŨNG TUẤN