Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống
VATICAN – ĐTC Phanxicô giải thích cho các tín hữu về 3 hoạt động của Chúa Thánh Linh đối với các tín hữu: dạy dỗ, nhắc nhớ và làm cho chúng ta nói với Thiên Chúa và tha nhân. Trên đây là nội dung bài giảng của ĐTC trong Thánh lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, sáng Chúa Nhật 8-6-2014 tại Đền thờ Thánh Phêrô.
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống
VATICAN – ĐTC Phanxicô giải thích cho các tín hữu về 3 hoạt động của Chúa Thánh Linh đối với các tín hữu: dạy dỗ, nhắc nhớ và làm cho chúng ta nói với Thiên Chúa và tha nhân.
Trên đây là nội dung bài giảng của ĐTC trong Thánh lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, sáng Chúa Nhật 8-6-2014 tại Đền thờ Thánh Phêrô, cùng với 90 hồng y, giám mục và 200 linh mục đồng tế, trước sự hiện diện của 9.000 tín hữu ngồi chật thánh đường.
Trên đây là nội dung bài giảng của ĐTC trong Thánh lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, sáng Chúa Nhật 8-6-2014 tại Đền thờ Thánh Phêrô, cùng với 90 hồng y, giám mục và 200 linh mục đồng tế, trước sự hiện diện của 9.000 tín hữu ngồi chật thánh đường.
Bài giảng của ĐTC
“Tất cả được tràn đầy Chúa Thánh Thần.” (Cv 2,4).
Khi nói với các Tông đồ trong bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu nói rằng sau khi rời khỏi thế giới này, Ngài sẽ gửi đến họ hồng ân của Chúa Cha, tức là Thánh Linh (x. Ga 15,26). Lời hứa này được thể hiện mạnh mẽ trong ngày Lễ Ngũ Tuần, khi Chúa Thánh Linh ngự xuống trên các môn đệ tụ họp tại Nhà Tiệc Ly. Sự đổ tràn Thánh Linh ấy, tuy là ngoại thường, nhưng không phải là xảy ra một lần duy nhất và giới hạn vào lúc ấy, nhưng là một biến cố đã và vẫn còn được tái diễn. Chúa Kitô vinh hiển ở bên hữu Chúa Cha tiếp tục thực hiện lời hứa, gửi đến Giáo Hội Thánh Linh ban sự sống, Người dạy dỗ, nhắc nhớ và làm cho chúng ta nói.
– Chúa Thánh Linh dạy dỗ chúng ta, Người là Thầy nội tâm. Người hướng dẫn chúng ta trên đường ngay nẻo chính qua những hoàn cảnh của cuộc sống. Người chỉ đường cho chúng ta. Trong thời kỳ đầu của Giáo Hội, Kitô giáo được gọi là “con đường”, là “đạo” (x. Cv 9,2) và chính Chúa Giêsu là Đường. Chúa Thánh Linh dạy chúng ta bước theo Chúa Giêsu, tiến bước theo vết của Ngài. Thánh Linh là thầy dạy cuộc sống hơn là thầy dạy đạo lý. Và thuộc về cuộc sống chắc chắn cũng có sự hiểu biết, kiến thức, nhưng trong một chân trời rộng lớn và hoà hợp hơn của đời sống Kitô.
Chúa Thánh Linh nhắc nhớ chúng ta, Người nhắc nhở chúng ta về tất cả những gì Chúa Giêsu đã nói. Đó là ký ức sinh động của Giáo Hội. Và trong khi nhắc nhở chúng ta, Người làm cho chúng ta hiểu những lời của Chúa Giêsu.
ĐTC giải thích:
“Việc nhắc nhớ này trong Thánh Linh và nhờ Thánh Linh không thu hẹp vào một sự kiện ký ức, và là một khía cạnh thiết yếu trong sự hiện diện của Chúa Kitô nơi chúng ta và trong Giáo Hội. Thánh Thần chân lý và tình thương nhắc nhớ chúng ta về tất cả những gì Chúa Kitô đã nói, làm cho chúng ta ngày càng đi sâu vào trọn vẹn ý nghĩa những lời của Chúa. Điều này đòi chúng ta phải đáp lại: hễ chúng ta càng quảng đại đáp lại, thì lời Chúa Giêsu càng trở thành sự sống trong chúng ta, trở thành những thái độ, chọn lựa, cử chỉ, chứng tá. Nói tóm lại, Chúa Thánh Linh nhắc nhớ chúng ta về giới răn yêu thương, và kêu gọi chúng ta hãy sống giới răn ấy.
Một Kitô hữu không có ký ức thì không phải là một Kitô hữu chân chính: họ là một người nam nữ tù nhân của thời điểm hiện tại, không biết biến lịch sử của mình thành kho tàng, không biết đọc và sống lịch sử ấy như lịch sử cứu độ. Trái lại, với ơn phù trợ của Chúa Thánh Linh, chúng ta có thể giải thích những soi sáng nội tâm và những biến cố của cuộc sống dưới ánh sáng lời Chúa Giêsu. Và như thế, sự khôn ngoan của ký ức, sự khôn ngoan của con tim sẽ tăng trưởng trong chúng ta và đó là một hồng ân của Thánh Linh. Xin Chúa Thánh Linh hồi sinh trong tất cả chúng ta ký ức Kitô giáo!
Chúa Thánh Linh dạy dỗ chúng ta, nhắc nhớ cho chúng ta – và một điểm khác nữa, Người làm cho chúng ta nói với Thiên Chúa và với con người. Kinh nguyện là một hồng ân chúng ta nhận được nhưng không; đó là cuộc đối thoại với Chúa trong Thánh Linh, là Đấng cầu nguyện trong chúng ta và để chúng ta ngỏ lời với Thiên Chúa, gọi Chúa là Cha, là Cha, là Abba (x. Rm 8,15; Gl 4,4); và điều này không phải chỉ là “một kiểu nói”, nhưng là thực tại, chúng ta thực sự là con cái Thiên Chúa. “Thực vậy, tất cả những người được Thánh Thần Thiên Chúa hướng dẫn, thì họ là con cái Thiên Chúa.” (Rm 8,14).
Và Thánh Linh làm cho chúng ta nói với con người trong cuộc đối thoại huynh đệ. Người giúp chúng ta nói với tha nhân, nhìn nhận họ là anh chị em; diễn tả với tinh thần thân hữu, dịu dàng, hiểu những lo âu và hy vọng, buồn sầu và vui mừng của tha nhân. Nhưng Chúa Thánh Linh cũng làm cho chúng ta nói với con người như ngôn sứ, nghĩa là biến chúng ta thành những “máng” khiêm tốn và ngoan ngoãn chuyển Lời Chúa. Lời ngôn sứ được thực hiện trong sự thẳng thắn, để công khai chứng tỏ những mâu thuẫn và bất công nhưng luôn luôn với sự dịu dàng và ý hướng xây dựng. Được Thánh Thần tình thương thấu nhập, chúng ta có thể là dấu hiệu và là dụng cụ của Thiên Chúa, Đấng yêu thương, phục vụ và trao ban sự sống.”
ĐTC kết luận:
“Nói tóm lại, Chúa Thánh Linh dạy chúng ta con đường, nhắc nhớ và giải thích cho chúng ta Lời Chúa Giêsu; Người làm cho chúng ta cầu nguyện và gọi Thiên Chúa là Cha, làm cho chúng ta nói với con người trong cuộc đối thoại huynh đệ và như ngôn sứ.
Ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, khi các môn đệ “được tràn đầy Thánh Linh”, Giáo Hội được chịu phép rửa, được sinh ra “để đi ra”, “khởi hành” để loan báo Tin Mừng cho mọi người. Chúa Giêsu ra lệnh cho các Tông đồ: họ không được rời xa khỏi thành Jerusalem trước khi lãnh nhận từ trên cao Sức Mạnh của Chúa Thánh Linh (x. Cv 1,4.8). Không có Người thì không có sứ vụ truyền giáo, không có việc loan báo Tin Mừng. Vì thế, cùng với Giáo Hội, chúng ta hãy kêu cầu: Lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự đến!”
Lời nguyện giáo dân
Trong phần lời nguyện giáo dân, đã có 5 ý nguyện được xướng lên lần lượt bằng tiếng Aramaico là ngôn ngữ Chúa Giêsu đã dùng xưa kia, tiếng Pháp, Ucraina, Anh và Hoa”
Cầu cho Giáo Hội: Xin Chúa Thánh Linh làm cho Giáo Hội ngày càng trở thành cộng đoàn từ bi và tha thứ và dẫn đưa mọi người đến niềm hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa.
Cầu cho ĐTC và tất cả những người rao giảng Tin Mừng: Xin Chúa Thánh Linh giữ gìn cuộc sống của các vị được hoàn toàn giống hy tế mà các vị dâng tiến và với chân lý mà các vị loan báo.
Cầu cho tất cả mọi dân tộc trên trái đất và các nhà cầm quyền: Xin Chúa Thánh Linh khơi lên những người có khả năng tiến bướctrên con đường cam go và cao cả đối thoại, công lý và hoà giải.
Cầu cho những người nghèo khổ và cô đơn: Xin Chúa Thánh Linh mở cửa hy vọng cho những người bị thương tích trong thân thể và tinh thần, khơi dậy nơi mọi người những tâm tình và thái độ bác ái chân chính.
Cầu cho các thừa sai: Xin Chúa Thánh Linh là nguồn mạch mọi sứ vụ trong Giáo Hội, làm cho những người được kêu gọi loan báo Tin Mừng cứu độ và làm chứng về Chúa Phục Sinh được vững mạnh và quảng đại.
Trong phần rước lễ có 70 linh mục đồng tế thi hành nhiệm vụ phân phát Mình Thánh Chúa cho các tín hữu hiện diện.
Thánh lễ kết thúc lúc 11 giờ 30 và nửa tiếng sau đó, vào lúc đúng ngọ, ĐTC đã xuất hiện tại cửa sổ của căn hộ Giáo hoàng để chủ sự buổi đọc Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng với khoảng 50.000 tín hữu tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô dưới bầu trời nắng đẹp.
Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng
Trong bài huấn dụ trước khi đọc kinh, ĐTC tiếp tục diễn giải về ý nghĩa biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống:
“Anh chị em thân mến, Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống tưởng niệm việc Chúa Thánh Thần đổ tràn ơn thiêng trên các Tông đồ tụ họp tại Nhà Tiệc Ly. Cũng như Lễ Phục Sinh là một biến cố xảy ra trong lễ của Dothái giáo và được viên mãn lạ lùng, sách Tông đồ Công vụ mô tả các dấu hiệu và thành quả ngoại thường của việc đổ tràn ơn Thánh Linh: gió thổi mạnh và những hình lưỡi lửa; sợ hãi biến mất và nhường chỗ cho can đảm: ngôn ngữ không còn bị ràng buộc và tất cả mọi người đều hiểu lời loan báo. Nơi nào Thánh Linh của Thiên Chúa đến, thì tất cả được tái sinh và biến đổi. Biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống đánh dấu sự khai sinh Giáo Hội và Giáo Hội xuất hiện công khai; có hai nét làm cho chúng ta chú ý: đó là một Giáo Hội gây ngạc nhiên và làm lúng túng.
Một yếu tố cơ bản của Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống là sự ngạc nhiên. Chẳng ai mong đợi nơi các môn đệ điều gì nữa: sau khi Chúa Giêsu chịu chết, họ là một nhóm nhỏ chẳng có gì đáng kể, họ là những người mồ côi thất bại với Thầy họ. Trái lại, xảy ra một biến cố bất ngờ làm cho mọi người ngỡ ngàng: dân chúng bối rối ngạc nhiên vì mỗi người nghe các môn đệ nói trong ngôn ngữ của họ, kể lại những kỳ công của Thiên Chúa (x. Cv 2,6-7.11). Giáo hội sinh ra trong ngày Lễ Hiện Xuống là một cộng đoàn làm cho người ta kinh ngạc, vì với sức mạnh đến từ Thiên Chúa, Giáo Hội loan báo một sứ điệp mới – là sự phục sinh của Chúa Kitô – với một ngôn ngữ mới – ngôn ngữ đại đồng của tình thương. Các môn đệ được quyền năng từ trên cao, can đảm và thẳng thắn nói với tự do của Chúa Thánh Linh.
Vì thế, Giáo Hội được kêu gọi luôn luôn là Giáo Hội: có khả năng gây ngạc nhiên khi loan báo cho mọi người rằng Chúa Giêsu Kitô đã chiến thắng sự chết, vòng tay của Thiên Chúa luôn mở rộng, Ngài luôn kiên nhẫn chờ đợi để chữa lành và tha thứ cho chúng ta. Chính vì sứ mạng này, Chúa Giêsu phục sinh đã ban Thần Trí của Ngài cho Giáo Hội.
Ở Jerusalem có những người muốn các môn đệ của Chúa Giêsu bị sợ hãi ngăn chặn và khép kín trong nhà để khỏi gây phiền toái. Trái lại, Chúa phục sinh thúc đẩy họ vào thế giới: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con.” (Ga 20,21). Giáo Hội của Lễ Hiện Xuống là một Giáo Hội không cam chịu là một cái gì vô thưởng vô phạt, hoặc là một thứ đồ trang trí. Trái lại đó là một Giáo Hội không do dự đi ra ngoài, gặp gỡ dân chúng, để loan báo sứ điệp đã được Chúa ủy thác cho họ, cho dù sứ điệp ấy làm phiền phức và làm cho các lương tâm bất an. Giáo Hội nảy sinh là duy nhất và phố quát, với căn tính rõ ràng, nhưng cởi mở, một Giáo Hội bao gồm cả thế giới, nhưng không nắm bắt thế giới, như vòng cung của quảng trường này: hai vòng tay mở rộng để đón nhận, chứ không khép kín để giữ lại.
Chúng ta hãy hướng về Đức Trinh Nữ Maria, trong buổi sáng ngày Lễ Ngũ Tuần trong Nhà Tiệc Ly, cùng với các môn đệ. Nơi Mẹ, sức mạnh của Chúa Thánh Linh đã thực hiện những việc cao cả (Lc 1,49). Xin Mẹ là Mẹ Đấng Cứu Chuộc và là Mẹ Giáo Hội, chuyển cầu để hồng ân của Chúa Thánh Linh tái đổ tràn trên Giáo Hội và thế giới.”
Sau phép lành, ĐTC đã chào thăm các tín hữu hành hương, từ Roma và các nơi, các gia đình, các nhóm giáo xứ và hội đoàn và từng tín hữu từ Italia và các nước khác.
Ngài cũng thông báo: Như anh chị em đã biết, chiều tối hôm nay, tại Vatican, Tổng thống Israel và Palestine sẽ hiệp với tôi và Đức Thượng phụ Chính thống Constantinople, Bartolomaios, để cầu xin Chúa ban hồng ân hoà bình tại Thánh Địa, Trung Đông và toàn thế giới. Tôi muốn cám ơn tất cả những người, cá nhân và cộng đoàn, đã va đang cầu nguyện cho cuộc gặp gỡ này, và sẽ hiệp ý cầu nguyện với chúng tôi. Xin cám anh chị em và cầu chúc một Chúa Nhật tốt đẹp.
“Tất cả được tràn đầy Chúa Thánh Thần.” (Cv 2,4).
Khi nói với các Tông đồ trong bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu nói rằng sau khi rời khỏi thế giới này, Ngài sẽ gửi đến họ hồng ân của Chúa Cha, tức là Thánh Linh (x. Ga 15,26). Lời hứa này được thể hiện mạnh mẽ trong ngày Lễ Ngũ Tuần, khi Chúa Thánh Linh ngự xuống trên các môn đệ tụ họp tại Nhà Tiệc Ly. Sự đổ tràn Thánh Linh ấy, tuy là ngoại thường, nhưng không phải là xảy ra một lần duy nhất và giới hạn vào lúc ấy, nhưng là một biến cố đã và vẫn còn được tái diễn. Chúa Kitô vinh hiển ở bên hữu Chúa Cha tiếp tục thực hiện lời hứa, gửi đến Giáo Hội Thánh Linh ban sự sống, Người dạy dỗ, nhắc nhớ và làm cho chúng ta nói.
– Chúa Thánh Linh dạy dỗ chúng ta, Người là Thầy nội tâm. Người hướng dẫn chúng ta trên đường ngay nẻo chính qua những hoàn cảnh của cuộc sống. Người chỉ đường cho chúng ta. Trong thời kỳ đầu của Giáo Hội, Kitô giáo được gọi là “con đường”, là “đạo” (x. Cv 9,2) và chính Chúa Giêsu là Đường. Chúa Thánh Linh dạy chúng ta bước theo Chúa Giêsu, tiến bước theo vết của Ngài. Thánh Linh là thầy dạy cuộc sống hơn là thầy dạy đạo lý. Và thuộc về cuộc sống chắc chắn cũng có sự hiểu biết, kiến thức, nhưng trong một chân trời rộng lớn và hoà hợp hơn của đời sống Kitô.
Chúa Thánh Linh nhắc nhớ chúng ta, Người nhắc nhở chúng ta về tất cả những gì Chúa Giêsu đã nói. Đó là ký ức sinh động của Giáo Hội. Và trong khi nhắc nhở chúng ta, Người làm cho chúng ta hiểu những lời của Chúa Giêsu.
ĐTC giải thích:
“Việc nhắc nhớ này trong Thánh Linh và nhờ Thánh Linh không thu hẹp vào một sự kiện ký ức, và là một khía cạnh thiết yếu trong sự hiện diện của Chúa Kitô nơi chúng ta và trong Giáo Hội. Thánh Thần chân lý và tình thương nhắc nhớ chúng ta về tất cả những gì Chúa Kitô đã nói, làm cho chúng ta ngày càng đi sâu vào trọn vẹn ý nghĩa những lời của Chúa. Điều này đòi chúng ta phải đáp lại: hễ chúng ta càng quảng đại đáp lại, thì lời Chúa Giêsu càng trở thành sự sống trong chúng ta, trở thành những thái độ, chọn lựa, cử chỉ, chứng tá. Nói tóm lại, Chúa Thánh Linh nhắc nhớ chúng ta về giới răn yêu thương, và kêu gọi chúng ta hãy sống giới răn ấy.
Một Kitô hữu không có ký ức thì không phải là một Kitô hữu chân chính: họ là một người nam nữ tù nhân của thời điểm hiện tại, không biết biến lịch sử của mình thành kho tàng, không biết đọc và sống lịch sử ấy như lịch sử cứu độ. Trái lại, với ơn phù trợ của Chúa Thánh Linh, chúng ta có thể giải thích những soi sáng nội tâm và những biến cố của cuộc sống dưới ánh sáng lời Chúa Giêsu. Và như thế, sự khôn ngoan của ký ức, sự khôn ngoan của con tim sẽ tăng trưởng trong chúng ta và đó là một hồng ân của Thánh Linh. Xin Chúa Thánh Linh hồi sinh trong tất cả chúng ta ký ức Kitô giáo!
Chúa Thánh Linh dạy dỗ chúng ta, nhắc nhớ cho chúng ta – và một điểm khác nữa, Người làm cho chúng ta nói với Thiên Chúa và với con người. Kinh nguyện là một hồng ân chúng ta nhận được nhưng không; đó là cuộc đối thoại với Chúa trong Thánh Linh, là Đấng cầu nguyện trong chúng ta và để chúng ta ngỏ lời với Thiên Chúa, gọi Chúa là Cha, là Cha, là Abba (x. Rm 8,15; Gl 4,4); và điều này không phải chỉ là “một kiểu nói”, nhưng là thực tại, chúng ta thực sự là con cái Thiên Chúa. “Thực vậy, tất cả những người được Thánh Thần Thiên Chúa hướng dẫn, thì họ là con cái Thiên Chúa.” (Rm 8,14).
Và Thánh Linh làm cho chúng ta nói với con người trong cuộc đối thoại huynh đệ. Người giúp chúng ta nói với tha nhân, nhìn nhận họ là anh chị em; diễn tả với tinh thần thân hữu, dịu dàng, hiểu những lo âu và hy vọng, buồn sầu và vui mừng của tha nhân. Nhưng Chúa Thánh Linh cũng làm cho chúng ta nói với con người như ngôn sứ, nghĩa là biến chúng ta thành những “máng” khiêm tốn và ngoan ngoãn chuyển Lời Chúa. Lời ngôn sứ được thực hiện trong sự thẳng thắn, để công khai chứng tỏ những mâu thuẫn và bất công nhưng luôn luôn với sự dịu dàng và ý hướng xây dựng. Được Thánh Thần tình thương thấu nhập, chúng ta có thể là dấu hiệu và là dụng cụ của Thiên Chúa, Đấng yêu thương, phục vụ và trao ban sự sống.”
ĐTC kết luận:
“Nói tóm lại, Chúa Thánh Linh dạy chúng ta con đường, nhắc nhớ và giải thích cho chúng ta Lời Chúa Giêsu; Người làm cho chúng ta cầu nguyện và gọi Thiên Chúa là Cha, làm cho chúng ta nói với con người trong cuộc đối thoại huynh đệ và như ngôn sứ.
Ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, khi các môn đệ “được tràn đầy Thánh Linh”, Giáo Hội được chịu phép rửa, được sinh ra “để đi ra”, “khởi hành” để loan báo Tin Mừng cho mọi người. Chúa Giêsu ra lệnh cho các Tông đồ: họ không được rời xa khỏi thành Jerusalem trước khi lãnh nhận từ trên cao Sức Mạnh của Chúa Thánh Linh (x. Cv 1,4.8). Không có Người thì không có sứ vụ truyền giáo, không có việc loan báo Tin Mừng. Vì thế, cùng với Giáo Hội, chúng ta hãy kêu cầu: Lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự đến!”
Lời nguyện giáo dân
Trong phần lời nguyện giáo dân, đã có 5 ý nguyện được xướng lên lần lượt bằng tiếng Aramaico là ngôn ngữ Chúa Giêsu đã dùng xưa kia, tiếng Pháp, Ucraina, Anh và Hoa”
Cầu cho Giáo Hội: Xin Chúa Thánh Linh làm cho Giáo Hội ngày càng trở thành cộng đoàn từ bi và tha thứ và dẫn đưa mọi người đến niềm hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa.
Cầu cho ĐTC và tất cả những người rao giảng Tin Mừng: Xin Chúa Thánh Linh giữ gìn cuộc sống của các vị được hoàn toàn giống hy tế mà các vị dâng tiến và với chân lý mà các vị loan báo.
Cầu cho tất cả mọi dân tộc trên trái đất và các nhà cầm quyền: Xin Chúa Thánh Linh khơi lên những người có khả năng tiến bướctrên con đường cam go và cao cả đối thoại, công lý và hoà giải.
Cầu cho những người nghèo khổ và cô đơn: Xin Chúa Thánh Linh mở cửa hy vọng cho những người bị thương tích trong thân thể và tinh thần, khơi dậy nơi mọi người những tâm tình và thái độ bác ái chân chính.
Cầu cho các thừa sai: Xin Chúa Thánh Linh là nguồn mạch mọi sứ vụ trong Giáo Hội, làm cho những người được kêu gọi loan báo Tin Mừng cứu độ và làm chứng về Chúa Phục Sinh được vững mạnh và quảng đại.
Trong phần rước lễ có 70 linh mục đồng tế thi hành nhiệm vụ phân phát Mình Thánh Chúa cho các tín hữu hiện diện.
Thánh lễ kết thúc lúc 11 giờ 30 và nửa tiếng sau đó, vào lúc đúng ngọ, ĐTC đã xuất hiện tại cửa sổ của căn hộ Giáo hoàng để chủ sự buổi đọc Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng với khoảng 50.000 tín hữu tụ tập tại Quảng trường Thánh Phêrô dưới bầu trời nắng đẹp.
Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng
Trong bài huấn dụ trước khi đọc kinh, ĐTC tiếp tục diễn giải về ý nghĩa biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống:
“Anh chị em thân mến, Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống tưởng niệm việc Chúa Thánh Thần đổ tràn ơn thiêng trên các Tông đồ tụ họp tại Nhà Tiệc Ly. Cũng như Lễ Phục Sinh là một biến cố xảy ra trong lễ của Dothái giáo và được viên mãn lạ lùng, sách Tông đồ Công vụ mô tả các dấu hiệu và thành quả ngoại thường của việc đổ tràn ơn Thánh Linh: gió thổi mạnh và những hình lưỡi lửa; sợ hãi biến mất và nhường chỗ cho can đảm: ngôn ngữ không còn bị ràng buộc và tất cả mọi người đều hiểu lời loan báo. Nơi nào Thánh Linh của Thiên Chúa đến, thì tất cả được tái sinh và biến đổi. Biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống đánh dấu sự khai sinh Giáo Hội và Giáo Hội xuất hiện công khai; có hai nét làm cho chúng ta chú ý: đó là một Giáo Hội gây ngạc nhiên và làm lúng túng.
Một yếu tố cơ bản của Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống là sự ngạc nhiên. Chẳng ai mong đợi nơi các môn đệ điều gì nữa: sau khi Chúa Giêsu chịu chết, họ là một nhóm nhỏ chẳng có gì đáng kể, họ là những người mồ côi thất bại với Thầy họ. Trái lại, xảy ra một biến cố bất ngờ làm cho mọi người ngỡ ngàng: dân chúng bối rối ngạc nhiên vì mỗi người nghe các môn đệ nói trong ngôn ngữ của họ, kể lại những kỳ công của Thiên Chúa (x. Cv 2,6-7.11). Giáo hội sinh ra trong ngày Lễ Hiện Xuống là một cộng đoàn làm cho người ta kinh ngạc, vì với sức mạnh đến từ Thiên Chúa, Giáo Hội loan báo một sứ điệp mới – là sự phục sinh của Chúa Kitô – với một ngôn ngữ mới – ngôn ngữ đại đồng của tình thương. Các môn đệ được quyền năng từ trên cao, can đảm và thẳng thắn nói với tự do của Chúa Thánh Linh.
Vì thế, Giáo Hội được kêu gọi luôn luôn là Giáo Hội: có khả năng gây ngạc nhiên khi loan báo cho mọi người rằng Chúa Giêsu Kitô đã chiến thắng sự chết, vòng tay của Thiên Chúa luôn mở rộng, Ngài luôn kiên nhẫn chờ đợi để chữa lành và tha thứ cho chúng ta. Chính vì sứ mạng này, Chúa Giêsu phục sinh đã ban Thần Trí của Ngài cho Giáo Hội.
Ở Jerusalem có những người muốn các môn đệ của Chúa Giêsu bị sợ hãi ngăn chặn và khép kín trong nhà để khỏi gây phiền toái. Trái lại, Chúa phục sinh thúc đẩy họ vào thế giới: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con.” (Ga 20,21). Giáo Hội của Lễ Hiện Xuống là một Giáo Hội không cam chịu là một cái gì vô thưởng vô phạt, hoặc là một thứ đồ trang trí. Trái lại đó là một Giáo Hội không do dự đi ra ngoài, gặp gỡ dân chúng, để loan báo sứ điệp đã được Chúa ủy thác cho họ, cho dù sứ điệp ấy làm phiền phức và làm cho các lương tâm bất an. Giáo Hội nảy sinh là duy nhất và phố quát, với căn tính rõ ràng, nhưng cởi mở, một Giáo Hội bao gồm cả thế giới, nhưng không nắm bắt thế giới, như vòng cung của quảng trường này: hai vòng tay mở rộng để đón nhận, chứ không khép kín để giữ lại.
Chúng ta hãy hướng về Đức Trinh Nữ Maria, trong buổi sáng ngày Lễ Ngũ Tuần trong Nhà Tiệc Ly, cùng với các môn đệ. Nơi Mẹ, sức mạnh của Chúa Thánh Linh đã thực hiện những việc cao cả (Lc 1,49). Xin Mẹ là Mẹ Đấng Cứu Chuộc và là Mẹ Giáo Hội, chuyển cầu để hồng ân của Chúa Thánh Linh tái đổ tràn trên Giáo Hội và thế giới.”
Sau phép lành, ĐTC đã chào thăm các tín hữu hành hương, từ Roma và các nơi, các gia đình, các nhóm giáo xứ và hội đoàn và từng tín hữu từ Italia và các nước khác.
Ngài cũng thông báo: Như anh chị em đã biết, chiều tối hôm nay, tại Vatican, Tổng thống Israel và Palestine sẽ hiệp với tôi và Đức Thượng phụ Chính thống Constantinople, Bartolomaios, để cầu xin Chúa ban hồng ân hoà bình tại Thánh Địa, Trung Đông và toàn thế giới. Tôi muốn cám ơn tất cả những người, cá nhân và cộng đoàn, đã va đang cầu nguyện cho cuộc gặp gỡ này, và sẽ hiệp ý cầu nguyện với chúng tôi. Xin cám anh chị em và cầu chúc một Chúa Nhật tốt đẹp.