Buổi cầu nguyện đại kết tại Đền thờ Mộ Thánh
JERUSALEM – Lần đầu tiên trong lịch sử, ĐTC Phanxicô và các vị lãnh đạo các Giáo hội Kitô khác đã cầu nguyện chung tại Đền thờ Mộ Thánh ở Jerusalem chiều Chúa Nhật 25-5-2014. Trong cuộc viếng thăm 3 ngày tại Thánh Địa, chiều ngày 25-5-2014, ĐTC đã từ Bethlehem bay đến Tel Aviv.
Buổi cầu nguyện đại kết tại Đền thờ Mộ Thánh
JERUSALEM – Lần đầu tiên trong lịch sử, ĐTC Phanxicô và các vị lãnh đạo các Giáo hội Kitô khác đã cầu nguyện chung tại Đền thờ Mộ Thánh ở Jerusalem chiều Chúa Nhật 25-5-2014.
Trong cuộc viếng thăm 3 ngày tại Thánh Địa, chiều ngày 25-5-2014, ĐTC đã từ Bethlehem bay đến Tel Aviv. Tại đây, sau nghi thức tiếp đón với sự hiện diện của Tổng thống Shimon Peres và Thủ tướng Netanyahu, ĐTC đã đáp trực thăng về Jerusalem. Nơi đây, ngài đã gặp và hội kiến riêng với Đức Thượng phụ Bartolomaios I, Giáo chủ Chính thống Constantinople, tại Toà Khâm sứ Toà Thánh, giống như vị tiền nhiệm của ngài là Đức Phaolô VI đã gặp Đức Thượng phụ Athenagoras 50 năm về trước. Trong cuộc gặp gỡ này, hai vị đã ký vào một tuyên ngôn chung bày tỏ quyết tâm tiếp tục hành trình tiến về sự hiệp nhất trọn vẹn, tiếp tục công việc của Uỷ ban Hỗn hợp Quốc tế đối thoại Thần học giữa Công giáo và Chính thống.
Tiếp đến, vào lúc 7 giờ tối, hai vị đến Đền thờ Mộ Thánh để cử hành buổi cử hành đại kết với sự tham dự của các đại diện Công giáo, Chính thống, Amérni, Tin Lành và Anh giáo, các vị tổng lãnh sự của 5 nước bảo đảm quy luật statu quo của Thánh Địa là Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha, Italia và Hy Lạp, cùng với đông đảo khách mời. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một buổi cầu nguyện đại kết được cử hành tại nơi an táng Chúa Cứu Thế.
Sau khi tiến vào Đền thờ Mộ Thánh từ hai cửa khác nhau, ĐTC và Đức Thượng phụ ôm chào nhau rồi hai vị cùng tiến vào nơi cử hành buổi cầu nguyện giữa tiếng hát của ca đoàn Hy Lạp.
Sau lời chào mừng của Đức Thượng phụ Chính thống Hy Lạp của thành Jerusalem, mọi người đã nghe đọc hai đoạn Tin Mừng Phục Sinh bằng tiếng Hylạp (Ga 20,1-9) và Latinh (Mt 28,1-10), và bài ngỏ lời của Đức Thượng phụ Bartolomaios, đến lượt ĐTC lên tiếng.
Trong cuộc viếng thăm 3 ngày tại Thánh Địa, chiều ngày 25-5-2014, ĐTC đã từ Bethlehem bay đến Tel Aviv. Tại đây, sau nghi thức tiếp đón với sự hiện diện của Tổng thống Shimon Peres và Thủ tướng Netanyahu, ĐTC đã đáp trực thăng về Jerusalem. Nơi đây, ngài đã gặp và hội kiến riêng với Đức Thượng phụ Bartolomaios I, Giáo chủ Chính thống Constantinople, tại Toà Khâm sứ Toà Thánh, giống như vị tiền nhiệm của ngài là Đức Phaolô VI đã gặp Đức Thượng phụ Athenagoras 50 năm về trước. Trong cuộc gặp gỡ này, hai vị đã ký vào một tuyên ngôn chung bày tỏ quyết tâm tiếp tục hành trình tiến về sự hiệp nhất trọn vẹn, tiếp tục công việc của Uỷ ban Hỗn hợp Quốc tế đối thoại Thần học giữa Công giáo và Chính thống.
Tiếp đến, vào lúc 7 giờ tối, hai vị đến Đền thờ Mộ Thánh để cử hành buổi cử hành đại kết với sự tham dự của các đại diện Công giáo, Chính thống, Amérni, Tin Lành và Anh giáo, các vị tổng lãnh sự của 5 nước bảo đảm quy luật statu quo của Thánh Địa là Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha, Italia và Hy Lạp, cùng với đông đảo khách mời. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một buổi cầu nguyện đại kết được cử hành tại nơi an táng Chúa Cứu Thế.
Sau khi tiến vào Đền thờ Mộ Thánh từ hai cửa khác nhau, ĐTC và Đức Thượng phụ ôm chào nhau rồi hai vị cùng tiến vào nơi cử hành buổi cầu nguyện giữa tiếng hát của ca đoàn Hy Lạp.
Sau lời chào mừng của Đức Thượng phụ Chính thống Hy Lạp của thành Jerusalem, mọi người đã nghe đọc hai đoạn Tin Mừng Phục Sinh bằng tiếng Hylạp (Ga 20,1-9) và Latinh (Mt 28,1-10), và bài ngỏ lời của Đức Thượng phụ Bartolomaios, đến lượt ĐTC lên tiếng.
Diễn văn của ĐTC
Ngài nhắc đến cuộc gặp gỡ lịch sử cách đây 50 năm giữa Đức Phaolô VI và Đức Thượng phụ Athenagoras, đồng thời chào thăm và cám ơn các vị lãnh đạo Kitô hiện diện. ĐTC nói đến điểm nòng cốt chung của tất cả các tín hữu Kitô, và khích lệ mọi cố gắng tìm về hiệp nhất:
“Thật là một ân phúc đặc biệt được họp nhau cầu nguyện nơi đây. Ngôi mộ trống, ngôi mộ mới ở trong vườn nơi mà Ông Giuse d’Arimatea đã kính cẩn an táng xác Chúa Giêsu, là nơi từ đó đã xuất phát lời loan báo Phục Sinh: “Các bà đừng sợ! Tôi biết các bà tìm Đức Giêsu chịu đóng đinh. Ngài không ở đây. Ngài đã sống lại như đã nói trước. Vậy các bà hãy đến, hãy nhìn nơi Ngài đã được an táng. Mau lên hãy đi nói với các môn đệ: “Ngài đã sống lại từ cõi chết.” (Mt 28,5-7).
Lời loan báo này, được củng cố nhờ chứng tá của những người được Chúa Phục Sinh hiện ra, chính là trọng tâm sứ điệp Kitô, được trung thành truyền lại từ đời này sang đời khác, như ngay từ đầu Thánh Phaolô Tông Đồ làm chứng (x. 1 Cr 15,3-4)… Đó là nền tảng đức tin liên kết chúng ta, nhờ đó chúng ta cùng nhau tuyên xưng rằng Chúa Giêsu Kitô, Con duy nhất của Chúa Cha và là Chúa duy nhất của chúng ta, “đã chịu khổ nạn dưới thời Quan Phongxiô Philato, chịu đóng đinh, chịu chết và mai táng; xuống ngục tổ tông; ngày thứ ba Người sống lại từ cõi chết” (Kinh Tin Kính). Mỗi người chúng ta, mỗi tín hữu đã chịu phép rửa trong Chúa Kitô, đều sống lại một cách thiêng liêng từ ngôi mộ này, vì trong phép rửa, tất cả chúng ta thực sự được tháp nhập vào Vị Trưởng Tử của toàn thể công trình sáng tạo, được mai táng với Ngài, để cùng Ngài được sống lại và có thể bước đi trong một đời sống mới (x. Rm 6,4).
Chúng ta hãy đón nhận ân phúc đặc biệt trong lúc này. Chúng ta hãy sốt sắng mặc niệm cạnh ngôi mộ trống, để tái khám phá ơn gọi Kitô cao cả của chúng ta: chúng ta là những người của sự phục sinh, chứ không phải của sự chết. Từ nơi này, chúng ta hãy học sống cuộc sống của chúng ta, những cơ cực của các Giáo Hội chúng ta và toàn thế giới dưới ánh sáng buổi sáng Phục Sinh. Mỗi vết thương, mỗi đau khổ, mỗi đớn đau, đều được chất trên vai của Vị Mục Tử Nhân Lành, Ngài đã hiến mạng sống mình và qua hy sinh của Ngài, Ngài đã mở đường dẫn đến đời sống vĩnh cửu. Những vết thương mở rộng là những cánh cửa qua đó dòng từ bi của Chúa đổ tràn trên thế giới. Chúng ta đừng để nền tảng niềm hy vọng của chúng ta bị cướp mất! Chúng ta đừng để thế giới bị thiếu Tin Mừng Phục Sinh! Và chúng ta đừng điếc trước tiếng gọi mạnh mẽ hiệp nhất vang dội chính từ nơi này, qua những lời của Đấng Phục Sinh đã gọi tất cả chúng ta là anh em của Ngài (x. Mt 28,10; Ga 20,17).”
ĐTC nhận xét: “Chắc chắn là chúng ta không thể phủ nhận những chia rẽ vẫn còn giữa chúng ta, là những môn đệ của Chúa Giêsu: nơi thánh này càng làm cho chúng ta đau đớn cảm thấy thảm trạng đó. Tuy nhiên, 50 năm sau vòng tay ôm của hai Người Cha đáng kính của chúng ta, với lòng biết ơn và kinh ngạc, chúng ta hãy nhìn nhận rằng do sự thúc đẩy của Chúa Thánh Linh, chúng ta có thể thực hiện những bước tiến thật quan trọng tiến về hiệp nhất. Chúng ta ý thức rằng còn phải tiến trên những con đường khác để đạt tới sự hiệp thông trọn vẹn, sự hiệp thông có thể được biểu lộ qua sự chia sẻ cùng bàn tiệc Thánh Thể mà chúng ta nồng nhiệt ao ước; nhưng những khác biệt không được làm cho chúng ta khiếp sợ hoặc làm tê liệt hành trình của chúng ta. Chúng ta phải tin rằng cũng như có thể lật ngược tảng đá chắn mộ, thì cũng có thể loại bỏ mọi chướng ngại vẫn còn ngăn cản sự hiệp nhất trọn vẹn giữa chúng ta. Thật là một ân thánh phục sinh mà chúng ta có thể nếm hưởng trước. Mỗi lần chúng ta xin lỗi nhau vì những tội đã phạm đối với các tín hữu Kitô khác và mỗi lần chúng ta có can đảm trao ban và nhận sự tha thứ ấy, chúng ta cảm nghiệm sự phục sinh! Mỗi lần chúng ta khắc phục những thành kiến cũ, và có can đảm thăng tiến những quan hệ huynh đệ mới, chúng ta tuyên xưng rằng Chúa Kitô thực sự sống lại! Mỗi lần chúng ta suy nghĩ tương lai của Giáo Hội từ ơn gọi hiệp nhất của Hội Thánh, thì ánh sáng của ban mai Phục Sinh bừng sáng! Về điểm này tôi muốn lặp lại mong ước đã được các vị tiền nhiệm của tôi bày tỏ, đó là duy trì một cuộc đối thoại với tất cả mọi anh em trong Chúa Kitô để tìm ra một hình thức thực thi sứ vụ của Giám mục Roma, phù hợp với sứ mạng của mình, mở ra một tình trạng mới và có thể trong bối cảnh hiện nay là một sự phục vụ yêu thương và hiệp thông được tất cả mọi người công nhận.” (x. Gioan Phaolô II, Thông điệp Ut unum sint, 95-96).
Tiếp tục bài diễn văn tại buổi cầu nguyện đại kết ở Đền thờ Mộ Thánh, ĐTC Phanxicô nói:
“Trong khi chúng ta dừng lại tại nơi thánh này như những người hành hương, chúng ta cũng nhớ đến trong kinh nguyện đến toàn vùng Trung Đông, vẫn còn bị bạo lực và xung đột. Và trong kinh nguyện, chúng ta không quên bao nhiêu người nam nữ, tại các nơi khác trên thế giới, đang chịu đau khổ vì chiến tranh, nghèo đói; cũng như nhiều tín hữu Kitô bị bách hại vì đức tin nơi Chúa Phục Sinh. Khi các tín hữu Kitô thuộc các hệ phái khác nhau cùng chịu đau khổ, cạnh nhau và trợ giúp nhau trong tình bác ái huynh đệ, thì một phong trào đại kết đau khổ, đại kết bằng máu được thực hiện và có hiệu năng đặc biệt không những trong bối cảnh các cuộc bách hại ấy xảy ra, nhưng do sức mạnh của sự thông công giữa các thánh, cho toàn thể Giáo Hội nữa.
Kính thưa Đức Thượng phụ, người anh em yêu quý, toàn thể anh chị em quý mến, chúng ta hãy bỏ qua một bên những do dự mà chúng ta thừa hưởng từ quá khứ, và cởi mở tâm hồn cho Thánh Linh tác động, Thánh Thần Tình Thương (x. Rm 5,5) và Chân Lý (x. Ga 16,13) để cùng nhau mau lẹ tiến bước hướng về ngày hồng phúc là sự hiệp thông trọn vẹn được tái lập. Trong hành trình đó, chúng ta được nâng đỡ bằng lời cầu nguyện mà chính Chúa Giêsu, tại thành này, hôm áp ngày chịu khổ nạn, chịu chết và sống lại, dâng lên Chúa Cha cho các môn đệ và chúng ta không ngừng khiêm tốn nhắc lại như kinh nguyện của chúng ta: “Xin cho chúng được nên một… để thế gian tin.” (Ga 17,21).
“Thật là một ân phúc đặc biệt được họp nhau cầu nguyện nơi đây. Ngôi mộ trống, ngôi mộ mới ở trong vườn nơi mà Ông Giuse d’Arimatea đã kính cẩn an táng xác Chúa Giêsu, là nơi từ đó đã xuất phát lời loan báo Phục Sinh: “Các bà đừng sợ! Tôi biết các bà tìm Đức Giêsu chịu đóng đinh. Ngài không ở đây. Ngài đã sống lại như đã nói trước. Vậy các bà hãy đến, hãy nhìn nơi Ngài đã được an táng. Mau lên hãy đi nói với các môn đệ: “Ngài đã sống lại từ cõi chết.” (Mt 28,5-7).
Lời loan báo này, được củng cố nhờ chứng tá của những người được Chúa Phục Sinh hiện ra, chính là trọng tâm sứ điệp Kitô, được trung thành truyền lại từ đời này sang đời khác, như ngay từ đầu Thánh Phaolô Tông Đồ làm chứng (x. 1 Cr 15,3-4)… Đó là nền tảng đức tin liên kết chúng ta, nhờ đó chúng ta cùng nhau tuyên xưng rằng Chúa Giêsu Kitô, Con duy nhất của Chúa Cha và là Chúa duy nhất của chúng ta, “đã chịu khổ nạn dưới thời Quan Phongxiô Philato, chịu đóng đinh, chịu chết và mai táng; xuống ngục tổ tông; ngày thứ ba Người sống lại từ cõi chết” (Kinh Tin Kính). Mỗi người chúng ta, mỗi tín hữu đã chịu phép rửa trong Chúa Kitô, đều sống lại một cách thiêng liêng từ ngôi mộ này, vì trong phép rửa, tất cả chúng ta thực sự được tháp nhập vào Vị Trưởng Tử của toàn thể công trình sáng tạo, được mai táng với Ngài, để cùng Ngài được sống lại và có thể bước đi trong một đời sống mới (x. Rm 6,4).
Chúng ta hãy đón nhận ân phúc đặc biệt trong lúc này. Chúng ta hãy sốt sắng mặc niệm cạnh ngôi mộ trống, để tái khám phá ơn gọi Kitô cao cả của chúng ta: chúng ta là những người của sự phục sinh, chứ không phải của sự chết. Từ nơi này, chúng ta hãy học sống cuộc sống của chúng ta, những cơ cực của các Giáo Hội chúng ta và toàn thế giới dưới ánh sáng buổi sáng Phục Sinh. Mỗi vết thương, mỗi đau khổ, mỗi đớn đau, đều được chất trên vai của Vị Mục Tử Nhân Lành, Ngài đã hiến mạng sống mình và qua hy sinh của Ngài, Ngài đã mở đường dẫn đến đời sống vĩnh cửu. Những vết thương mở rộng là những cánh cửa qua đó dòng từ bi của Chúa đổ tràn trên thế giới. Chúng ta đừng để nền tảng niềm hy vọng của chúng ta bị cướp mất! Chúng ta đừng để thế giới bị thiếu Tin Mừng Phục Sinh! Và chúng ta đừng điếc trước tiếng gọi mạnh mẽ hiệp nhất vang dội chính từ nơi này, qua những lời của Đấng Phục Sinh đã gọi tất cả chúng ta là anh em của Ngài (x. Mt 28,10; Ga 20,17).”
ĐTC nhận xét: “Chắc chắn là chúng ta không thể phủ nhận những chia rẽ vẫn còn giữa chúng ta, là những môn đệ của Chúa Giêsu: nơi thánh này càng làm cho chúng ta đau đớn cảm thấy thảm trạng đó. Tuy nhiên, 50 năm sau vòng tay ôm của hai Người Cha đáng kính của chúng ta, với lòng biết ơn và kinh ngạc, chúng ta hãy nhìn nhận rằng do sự thúc đẩy của Chúa Thánh Linh, chúng ta có thể thực hiện những bước tiến thật quan trọng tiến về hiệp nhất. Chúng ta ý thức rằng còn phải tiến trên những con đường khác để đạt tới sự hiệp thông trọn vẹn, sự hiệp thông có thể được biểu lộ qua sự chia sẻ cùng bàn tiệc Thánh Thể mà chúng ta nồng nhiệt ao ước; nhưng những khác biệt không được làm cho chúng ta khiếp sợ hoặc làm tê liệt hành trình của chúng ta. Chúng ta phải tin rằng cũng như có thể lật ngược tảng đá chắn mộ, thì cũng có thể loại bỏ mọi chướng ngại vẫn còn ngăn cản sự hiệp nhất trọn vẹn giữa chúng ta. Thật là một ân thánh phục sinh mà chúng ta có thể nếm hưởng trước. Mỗi lần chúng ta xin lỗi nhau vì những tội đã phạm đối với các tín hữu Kitô khác và mỗi lần chúng ta có can đảm trao ban và nhận sự tha thứ ấy, chúng ta cảm nghiệm sự phục sinh! Mỗi lần chúng ta khắc phục những thành kiến cũ, và có can đảm thăng tiến những quan hệ huynh đệ mới, chúng ta tuyên xưng rằng Chúa Kitô thực sự sống lại! Mỗi lần chúng ta suy nghĩ tương lai của Giáo Hội từ ơn gọi hiệp nhất của Hội Thánh, thì ánh sáng của ban mai Phục Sinh bừng sáng! Về điểm này tôi muốn lặp lại mong ước đã được các vị tiền nhiệm của tôi bày tỏ, đó là duy trì một cuộc đối thoại với tất cả mọi anh em trong Chúa Kitô để tìm ra một hình thức thực thi sứ vụ của Giám mục Roma, phù hợp với sứ mạng của mình, mở ra một tình trạng mới và có thể trong bối cảnh hiện nay là một sự phục vụ yêu thương và hiệp thông được tất cả mọi người công nhận.” (x. Gioan Phaolô II, Thông điệp Ut unum sint, 95-96).
Tiếp tục bài diễn văn tại buổi cầu nguyện đại kết ở Đền thờ Mộ Thánh, ĐTC Phanxicô nói:
“Trong khi chúng ta dừng lại tại nơi thánh này như những người hành hương, chúng ta cũng nhớ đến trong kinh nguyện đến toàn vùng Trung Đông, vẫn còn bị bạo lực và xung đột. Và trong kinh nguyện, chúng ta không quên bao nhiêu người nam nữ, tại các nơi khác trên thế giới, đang chịu đau khổ vì chiến tranh, nghèo đói; cũng như nhiều tín hữu Kitô bị bách hại vì đức tin nơi Chúa Phục Sinh. Khi các tín hữu Kitô thuộc các hệ phái khác nhau cùng chịu đau khổ, cạnh nhau và trợ giúp nhau trong tình bác ái huynh đệ, thì một phong trào đại kết đau khổ, đại kết bằng máu được thực hiện và có hiệu năng đặc biệt không những trong bối cảnh các cuộc bách hại ấy xảy ra, nhưng do sức mạnh của sự thông công giữa các thánh, cho toàn thể Giáo Hội nữa.
Kính thưa Đức Thượng phụ, người anh em yêu quý, toàn thể anh chị em quý mến, chúng ta hãy bỏ qua một bên những do dự mà chúng ta thừa hưởng từ quá khứ, và cởi mở tâm hồn cho Thánh Linh tác động, Thánh Thần Tình Thương (x. Rm 5,5) và Chân Lý (x. Ga 16,13) để cùng nhau mau lẹ tiến bước hướng về ngày hồng phúc là sự hiệp thông trọn vẹn được tái lập. Trong hành trình đó, chúng ta được nâng đỡ bằng lời cầu nguyện mà chính Chúa Giêsu, tại thành này, hôm áp ngày chịu khổ nạn, chịu chết và sống lại, dâng lên Chúa Cha cho các môn đệ và chúng ta không ngừng khiêm tốn nhắc lại như kinh nguyện của chúng ta: “Xin cho chúng được nên một… để thế gian tin.” (Ga 17,21).