Đức Thánh Cha mở lại các buổi tiếp kiến sau khi bị cảm
VATICAN – Sau một ngày bị cảm nhẹ, sáng thứ bảy, 17-5-2014, ĐTC đã mở lại một loạt các cuộc tiếp kiến mà ngài đã hoãn lại hôm trước đó. Từ 9 giờ 30 sáng, ĐTC đã tiếp ĐHY Marc Ouellet, Tổng trưởng Bộ Giám mục, rồi gặp chung trong hơn 1 tiếng rưỡi đồng hồ 22 GM Mexico nhân dịp các vị về Roma hành hương viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Toà Thánh.
Đức Thánh Cha mở lại các buổi tiếp kiến sau khi bị cảm
VATICAN – Sau một ngày bị cảm nhẹ, sáng thứ bảy, 17-5-2014, ĐTC đã mở lại một loạt các cuộc tiếp kiến mà ngài đã hoãn lại hôm trước đó.
Từ 9 giờ 30 sáng, ĐTC đã tiếp ĐHY Marc Ouellet, Tổng trưởng Bộ Giám mục, rồi gặp chung trong hơn 1 tiếng rưỡi đồng hồ 22 GM Mexico nhân dịp các vị về Roma hành hương viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Toà Thánh.
Sau đó, lúc quá 12 giờ trưa, ngài gặp 5.000 thành viên thuộc Hiệp hội Những người thợ thầm lặng của Thập giá – các trung tâm thiện nguyện giúp người đau khổ. Hiện diện tại buổi tiếp kiến ở Đại Thính đường Phaolô VI ở Nội thành Vatican cũng có 350 anh chị em bệnh nhân ngồi trên xe lăn.
Đề cao giá trị đau khổ
Lên tiếng tại buổi tiếp kiến, ĐTC giải thích lời Chúa Giêsu trong mối phúc thật: “Phúc cho những người khóc lóc vì họ sẽ được an ủi.” (Mt 5,4). Qua lời ngôn sứ này, Chúa Giêsu nói đến một tình thế trong đời sống trần thế mà mọi người gặp phải.
ĐTC nói: “Khi khẳng định ‘phúc cho người khóc lóc’, Chúa Giêsu không có ý gọi một hoàn cảnh bất lợi và nặng nề trong cuộc sống là điều hạnh phúc. Đau khổ tự nó không phải là một giá trị, nhưng là một thực tại mà Chúa Giêsu dạy chúng ta sống với một thái độ đúng đắn. Thực vậy, có những cách thức đúng và cách sai trái khi sống đau khổ. Một thái độ sai trái là sống đau khổ một cách thụ động, chịu đau khổ trong thái độ ù lì cam chịu. Cả thái độ nổi loạn cũng không phải là điều đúng. Chúa Giêsu dạy chúng ta sống đau khổ bằng cách chấp nhận thực tại cuộc sống với niềm tín thác và hy vọng, đặt tình yêu Thiên Chúa và tha nhân cả trong đau khổ và tình yêu biến đổi mọi sự.”
ĐTC nhắc đến giáo huấn của Chân phước Lm. Luigi Novarese, người sáng lập Hiệp hội Những người thợ thầm lặng của Thập giá và Trung tâm Thiện nguyện đau khổ. Cha dạy các bệnh nhân và những người khuyết tật đề cao giá trị đau khổ của họ giữa lòng một hoạt động tông đồ được thi hành trong lòng tin và yêu mến tha nhân. Cha thường nói: “Các bệnh nhân phải cảm thấy mình là tác giả chính việc tông đồ của mình.” Một bệnh nhân, một người khuyết tật có thể trở thành trợ lực và ánh sáng cho những người đau khổ khác, và nhờ đó biến đổi môi trường mình đang sống.
Và ĐTC kết luận: “Với đoàn sủng này, anh chị em là một món quà đối với Giáo Hội. Những đau khổ của anh chị em, như những vết thương của Chúa Giêsu, một đàng là cớ vấp phạm đối với đức tin, nhưng đàng khác, đó là một sự kiểm chứng đức tin, một dấu hiệu chứng tỏ Thiên Chúa là Tình Thương, Người trung thành và từ bi, là Đấng an ủi. Hiệp với Chúa Kitô Phục Sinh, anh chị em là những người tích cực hoạt động cho công trình cứu độ và loan báo Tin Mừng.” (Christifideles laici 54) (SD 17-5-2014)
Từ 9 giờ 30 sáng, ĐTC đã tiếp ĐHY Marc Ouellet, Tổng trưởng Bộ Giám mục, rồi gặp chung trong hơn 1 tiếng rưỡi đồng hồ 22 GM Mexico nhân dịp các vị về Roma hành hương viếng mộ hai thánh Tông Đồ và thăm Toà Thánh.
Sau đó, lúc quá 12 giờ trưa, ngài gặp 5.000 thành viên thuộc Hiệp hội Những người thợ thầm lặng của Thập giá – các trung tâm thiện nguyện giúp người đau khổ. Hiện diện tại buổi tiếp kiến ở Đại Thính đường Phaolô VI ở Nội thành Vatican cũng có 350 anh chị em bệnh nhân ngồi trên xe lăn.
Đề cao giá trị đau khổ
Lên tiếng tại buổi tiếp kiến, ĐTC giải thích lời Chúa Giêsu trong mối phúc thật: “Phúc cho những người khóc lóc vì họ sẽ được an ủi.” (Mt 5,4). Qua lời ngôn sứ này, Chúa Giêsu nói đến một tình thế trong đời sống trần thế mà mọi người gặp phải.
ĐTC nói: “Khi khẳng định ‘phúc cho người khóc lóc’, Chúa Giêsu không có ý gọi một hoàn cảnh bất lợi và nặng nề trong cuộc sống là điều hạnh phúc. Đau khổ tự nó không phải là một giá trị, nhưng là một thực tại mà Chúa Giêsu dạy chúng ta sống với một thái độ đúng đắn. Thực vậy, có những cách thức đúng và cách sai trái khi sống đau khổ. Một thái độ sai trái là sống đau khổ một cách thụ động, chịu đau khổ trong thái độ ù lì cam chịu. Cả thái độ nổi loạn cũng không phải là điều đúng. Chúa Giêsu dạy chúng ta sống đau khổ bằng cách chấp nhận thực tại cuộc sống với niềm tín thác và hy vọng, đặt tình yêu Thiên Chúa và tha nhân cả trong đau khổ và tình yêu biến đổi mọi sự.”
ĐTC nhắc đến giáo huấn của Chân phước Lm. Luigi Novarese, người sáng lập Hiệp hội Những người thợ thầm lặng của Thập giá và Trung tâm Thiện nguyện đau khổ. Cha dạy các bệnh nhân và những người khuyết tật đề cao giá trị đau khổ của họ giữa lòng một hoạt động tông đồ được thi hành trong lòng tin và yêu mến tha nhân. Cha thường nói: “Các bệnh nhân phải cảm thấy mình là tác giả chính việc tông đồ của mình.” Một bệnh nhân, một người khuyết tật có thể trở thành trợ lực và ánh sáng cho những người đau khổ khác, và nhờ đó biến đổi môi trường mình đang sống.
Và ĐTC kết luận: “Với đoàn sủng này, anh chị em là một món quà đối với Giáo Hội. Những đau khổ của anh chị em, như những vết thương của Chúa Giêsu, một đàng là cớ vấp phạm đối với đức tin, nhưng đàng khác, đó là một sự kiểm chứng đức tin, một dấu hiệu chứng tỏ Thiên Chúa là Tình Thương, Người trung thành và từ bi, là Đấng an ủi. Hiệp với Chúa Kitô Phục Sinh, anh chị em là những người tích cực hoạt động cho công trình cứu độ và loan báo Tin Mừng.” (Christifideles laici 54) (SD 17-5-2014)