09/01/2025

Bí ẩn xác thánh không hư nát

Nhục thân của các vị thánh ” bất – hoại ” một vấn đề rất huyền bí mà đến nay khoa học chưa giải thích được.Có những thi thể không bị rữa nát qua thời gian dù không trải qua bất cứ sự can thiệp kỹ thuật nào.

 

 

                                           Bí ẩn xác thánh không hư nát

Nhục thân của các vị thánh ” bất – hoại ” một vấn đề rất huyền bí mà đến nay khoa học chưa giải thích được.

   

Có những thi thể không bị rữa nát qua thời gian dù không trải qua bất cứ sự can thiệp kỹ thuật nào. 
Hiện tượng có vẻ đi ngược với quy luật tự nhiên này được gọi là nhục thân bất hoại (incorruptible body).

Thánh Bernadette (Lourder, Pháp) là một ví dụ điển hình. Bà qua đời ở tuổi 35. Và 30 năm sau đó 
(1909), vì một nghi lễ tôn giáo, nhà thờ đã khai quật mộ. Đại diện nhà thờ, bác sĩ phẫu thuật và những người chứng kiến đã vô cùng kinh ngạc khi thấy thi thể của bà vẫn nguyên vẹn, dường như đang trong một giấc ngủ dài.



Thánh Bernadette trong quan tài pha lê

Bác sĩ phẫu thuật Tourdan đã ghi lại những gì ông quan sát được: “Cỗ quan tài của bà được mở ra dưới sự chứng kiến của mọi người trong đó có tôi. Di hài của Thánh Bernadette trong trang phục yêu thích của bà không hề có mùi xú uế. Khuôn mặt, bàn tay và cẳng tay lộ ra bên ngoài. Đầu của bà nghiêng sang một bên, miệng hé mở có thể nhìn thấy hàm răng trắng. Hai tay đặt trên ngực, vẫn giữ được lớp da hoàn hảo”. Gia đình của Thánh Bernadette đã làm lễ tắm rửa, thay quần áo và quan tài cho bà. Di hài của bà được đặt vào một vị trí mới sâu trong nhà mồ.

Vào năm 1913, Đức Giáo Hoàng Pius X phong Chân Phước cho Bernadette. Điều này đồng nghĩa với 
việc mộ của bà được mở ra một lần nữa. Việc này bị gián đoạn đến năm 1919 vì cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Điều kinh ngạc là ở lần khai quật này, di hài của bà vẫn nguyên vẹn.

Năm 1925, Thánh nữ Bernadette được Đức Giáo hoàng Pius XI phong Thánh. Lần thứ ba, mộ bà 
được mở ra. Di hài được đưa vào một quan tài bằng pha lê cho mọi người chiêm ngưỡng và quàn tại 
nhà nguyện ở Nhà thờ Lourder cho đến tận ngày nay vẫn còn, nếu có dịp xin mời các bạn đến thăm 
để được tận mắt chứng kiến.

Hùng hồn không kém là thi hài của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII (Đấng triệu tập Thánh Công Đồng 
Chung Vatican II năm 1962). Ngài qua đời ngày 03/06/1963 khi Công Đồng vẫn đang diễn ra, và sau đó Đức Hồng Y Montini lên ngôi với hiệu triều Đức Thánh Cha Phaolô VI tiếp tục Thánh Công Đồng.



Thi hài của ĐTC John XXIII được đặt ngay bên dưới chân bàn thờ chính của Đền thờ thánh Phêrô để dân chúng chiêm ngắm

38 Năm sau ngày ngài băng hà, Tòa Thánh tiến hành các thủ tục tôn phong Chân Phước cho ngài, khi mở quan tài để kiểm tra thì phát hiện xác chết của ngài không hề mảy may hư nát và thối rữa. Thời gian sau, ngài được tôn phong Chân Phước (Beautification).

Hiện nay, thi hài của ĐTC Gioan XXIII đã được đưa lên đặt trong 1 quan tài bằng pha lê bên dưới bàn thờ chính của Đền thờ Thánh Phêrô để dân chúng có thể kính viếng và chiêm ngắm. Nét mặt ngài vẫn giữ nguyên sức sống và cơ thể không hề bị tẩm ướp bằng bất cứ loại hóa chất nào. Hầm mộ cũ trước đây nơi đặt quan tài của ngài bây giờ đã được thế chỗ bằng quan tài của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II.



Di hài Đức Thánh Cha John XXIII

Các tài liệu tôn giáo ghi nhận nhiều trường hợp các vị thánh “nhục thân bất hoại”. Thánh Jean Marie 
Baptiste Vieanney [Gioan Maria Vianê] (1786-1859) được khai quật năm 1904, xác cũng còn nguyên 
vẹn. Thánh Francis Xavier [Phanxicô Xaviê] (1506-1552) được chôn cất tại một đảo ở Trung Quốc 
trong quan tài bằng gỗ. Khoảng 2 tháng rưỡi sau, người ta khai quật mộ ngài để di chuyển, thấy thánh thể vẫn như lúc sống. Hiện nay di hài 400 năm tuổi của ngài vẫn còn nguyên và được lưu giữ tại thành Goa (Ấn Độ).

Các tài liệu tôn giáo nhìn chung đều cho rằng hiện tượng các vị thánh đạt tới nhục thân bất hoại là do sức mạnh siêu nhiên của Thiên Chúa, hoặc tu luyện đến độ gột rửa sạch mình đến mức cơ thể không thể bị phân hủy.

Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu hiện tượng này, nhưng theo một hướng khác tuy nhiên vẫn chưa có lời giải. Một giả thiết được đưa ra là trong những điều kiện môi trường, vật chất khá đặc biệt (như nhiệt độ, độ ẩm, yếm khí), vi khuẩn bị tiêu diệt làm quá trình phân rã theo tự nhiên không thể thực hiện. Nhưng xem ra giả thiết này không phù hợp, vì khi họ đưa xác các Thánh ra điều kiện môi trường bình thường, nó cũng không bị hư nát.



Di hài Thánh Vincent de Paul [Vinhsơn Phaolô]

Cho đến nay, chưa có cơ sở nào để giải thích hiện tượng nhục thân bất hoại. Hiện tượng này đang bị 
bao phủ bởi một bức màn kỳ ảo, và tất cả vẫn đang là giả thiết. Khoa học đang đau đầu khi tiếp cận 
với các thế lực của siêu nhiên.



Di hài Thánh Catherine Laboure (1806-1876)

Có rất nhiều trường hợp các Thánh khác xác không thối rữa và hư nát, ngược lại còn bốc mùi của 
hương hoa hồng như thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, Thánh Martinô de Porrés…nhưng không liệt kê ra ở đây vì chưa kiếm thấy tài liệu hình ảnh,sẽ post ngay khi kiếm được ảnh chứng thực như các ảnh trên.

 
Nguồn: English Wikipedia + Báo Khoa Học