Lễ Phục Sinh tại Giêrusalem: Lời mời gọi vui lên
GIÊRUSALEM – Lễ Phục Sinh tại Giêrusalem đã do Đức Thượng phụ Latinh Fouad Twal cử hành lúc 6 giờ 30 sáng thứ bảy vừa qua tại Vương cung Thánh đường Phục Sinh ở Giêrusalem. Năm nay ngày lễ trùng với Lễ Phục Sinh của Giáo Hội chính thống.
Lễ Phục Sinh tại Giêrusalem: Lời mời gọi vui lên
GIÊRUSALEM – Lễ Phục Sinh tại Giêrusalem đã do Đức Thượng phụ Latinh Fouad Twal cử hành lúc 6 giờ 30 sáng thứ bảy vừa qua tại Vương cung Thánh đường Phục Sinh ở Giêrusalem. Năm nay ngày lễ trùng với Lễ Phục Sinh của Giáo Hội chính thống.
Linh mục Frédéric Manns, Giáo sư Thánh Kinh tại Học viện Kinh Thánh Phanxicô ở Giêrusalem, cho biết khi vừa vào Vương cung Thánh đường, người ta đã ngửi thấy mùi dầu thơm xức trên phiến đá liệm xác Chúa Giêsu. Nó nhắc nhớ ơn gọi của Kitô hữu là đem theo mình mùi thơm của Chúa Kitô. Chúng ta gọi là Nhà thờ Thánh Mộ, nhưng anh em Kitô Hylạp Đông phương gọi là Nhà thờ Chúa Sống Lại. Từ Mồ Chúa nảy sinh ra ánh sáng và từ đó vị Giám mục công bố Tin Mừng của Chúa, trỗi dậy từ sự chết. Rồi Giáo Hội suy niệm tất cả các việc kỳ diệu của Chúa bằng cách đọc lại Thánh Kinh, với 7 bài đọc. Tiếp đến, các thành phần được tái sinh được mời gọi tiến tới Bàn Tiệc Thánh của Chúa. Chúa Phục Sinh trao ban sự sống và ơn Thánh Thần. Chúng ta đã hiện thực mầu nhiệm này trong việc cử hành Bí tích Thánh Thể. Và như thế chúng ta có tất cả 3 yếu tố của giáo lý Kitô: Chúa Kitô đã chết cho chúng ta; Chúa Kitô sống lại cho ơn công chính hoá của chúng ta; Chúa Kitô tha các tội lỗi chúng ta trong Bí tích Rửa Rội.
Điều đẹp nhất trong phụng vụ cử hành tại Giêrusalem đó là từ Mộ Thánh nảy sinh ra ánh sáng mới. Theo truyền thống có từ thời bà Eugenia hành hương Thánh Địa hồi thế kỷ IV, chính đức giám mục chứ không phải phó tế, công bố Tin Mừng của Chúa trước Nhà nguyện Sống Lại. Biểu tượng ánh sáng rất quan trọng: nó nhắc nhớ chúng ta rằng Thiên Chúa đã dựng nên ánh sáng, con người được mặc lấy ánh sáng và chúng ta tất cả phải là con cái sự sáng.
Sứ điệp được trình bầy rõ ràng trong bài Thánh thi “Exultet” (Hãy vui lên) ôn lại các chặng chính của lịch sử cứu độ. Sứ điệp nền tảng là các phụ nữ đã nhận được sứ điệp đem tin vui phục sinh cho các Tông đồ. Truyền thống giáo phụ gọi họ là các “nữ tông đồ của các Tông đồ”. Như thế, ơn gọi của các phụ nữ là những người mang hương thơm của Chúa Kitô. Sứ điệp của Tin Mừng: đó là Chúa sẽ đi trước đến Galilea, là vùng đất của dân ngoại, vùng đất của thế giới tục hoá, nơi chúng ta sống và nhận sứ điệp sự sống mạnh hơn cái chết. Tại Giêrusalem cũng như trong toàn vùng Trung Đông còn có biết bao nhiêu khổ đau, nhưng dưới ánh sáng của Lễ Phục Sinh các đau khổ đó của con người được biến đổi. Sứ điệp Phục sinh: đó là Thiên Chúa tạo dựng một trời mới, một đất mới và một con người mới. (RG 19-4-2014)
Linh mục Frédéric Manns, Giáo sư Thánh Kinh tại Học viện Kinh Thánh Phanxicô ở Giêrusalem, cho biết khi vừa vào Vương cung Thánh đường, người ta đã ngửi thấy mùi dầu thơm xức trên phiến đá liệm xác Chúa Giêsu. Nó nhắc nhớ ơn gọi của Kitô hữu là đem theo mình mùi thơm của Chúa Kitô. Chúng ta gọi là Nhà thờ Thánh Mộ, nhưng anh em Kitô Hylạp Đông phương gọi là Nhà thờ Chúa Sống Lại. Từ Mồ Chúa nảy sinh ra ánh sáng và từ đó vị Giám mục công bố Tin Mừng của Chúa, trỗi dậy từ sự chết. Rồi Giáo Hội suy niệm tất cả các việc kỳ diệu của Chúa bằng cách đọc lại Thánh Kinh, với 7 bài đọc. Tiếp đến, các thành phần được tái sinh được mời gọi tiến tới Bàn Tiệc Thánh của Chúa. Chúa Phục Sinh trao ban sự sống và ơn Thánh Thần. Chúng ta đã hiện thực mầu nhiệm này trong việc cử hành Bí tích Thánh Thể. Và như thế chúng ta có tất cả 3 yếu tố của giáo lý Kitô: Chúa Kitô đã chết cho chúng ta; Chúa Kitô sống lại cho ơn công chính hoá của chúng ta; Chúa Kitô tha các tội lỗi chúng ta trong Bí tích Rửa Rội.
Điều đẹp nhất trong phụng vụ cử hành tại Giêrusalem đó là từ Mộ Thánh nảy sinh ra ánh sáng mới. Theo truyền thống có từ thời bà Eugenia hành hương Thánh Địa hồi thế kỷ IV, chính đức giám mục chứ không phải phó tế, công bố Tin Mừng của Chúa trước Nhà nguyện Sống Lại. Biểu tượng ánh sáng rất quan trọng: nó nhắc nhớ chúng ta rằng Thiên Chúa đã dựng nên ánh sáng, con người được mặc lấy ánh sáng và chúng ta tất cả phải là con cái sự sáng.
Sứ điệp được trình bầy rõ ràng trong bài Thánh thi “Exultet” (Hãy vui lên) ôn lại các chặng chính của lịch sử cứu độ. Sứ điệp nền tảng là các phụ nữ đã nhận được sứ điệp đem tin vui phục sinh cho các Tông đồ. Truyền thống giáo phụ gọi họ là các “nữ tông đồ của các Tông đồ”. Như thế, ơn gọi của các phụ nữ là những người mang hương thơm của Chúa Kitô. Sứ điệp của Tin Mừng: đó là Chúa sẽ đi trước đến Galilea, là vùng đất của dân ngoại, vùng đất của thế giới tục hoá, nơi chúng ta sống và nhận sứ điệp sự sống mạnh hơn cái chết. Tại Giêrusalem cũng như trong toàn vùng Trung Đông còn có biết bao nhiêu khổ đau, nhưng dưới ánh sáng của Lễ Phục Sinh các đau khổ đó của con người được biến đổi. Sứ điệp Phục sinh: đó là Thiên Chúa tạo dựng một trời mới, một đất mới và một con người mới. (RG 19-4-2014)