Đức Gioan XXIII và Đức Gioan Phaolô II là những người công chính
ROMA – Đức Gioan XXIII và Đức Gioan Phaolô II là những người công chính và việc tưởng niệm các vị là một phúc lành cho tất cả chúng ta. Ông Elio Toaff, nguyên Rabbi trưởng Roma, đã khẳng định như trên liên quan tới lễ phong hiển thánh cho hai vị Giáo hoàng lớn của Giáo hội Công giáo vào ngày 27-4-2014 tại Roma.
Đức Gioan XXIII và Đức Gioan Phaolô II là những người công chính
ROMA – Đức Gioan XXIII và Đức Gioan Phaolô II là những người công chính và việc tưởng niệm các vị là một phúc lành cho tất cả chúng ta.
Ông Elio Toaff, nguyên Rabbi trưởng Roma, đã khẳng định như trên liên quan tới lễ phong hiển thánh cho hai vị Giáo hoàng lớn của Giáo hội Công giáo vào ngày 27-4-2014 tại Roma. Rabbi Toaff còn nhớ dịp lễ Vượt Qua năm 1987, Đức Gioan Phaolô II đã viết thư cho ông để bầy tỏ các ước mong dấn thân của các tín hữu Kitô và Dothái cùng nhau tiến bước trên con đường của sự tự do, niềm tin, hy vọng và tươi vui trong tim và luôn nhớ rằng con người được tạo dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa. Sách Talmud có nói rằng mỗi thế hệ đều biết tới 36 người công chính, và số phận của con người tùy thuộc nơi cung cách sống của họ, vì họ đem theo trong mình sự hiện diện của Thiên Chúa hơn những người khác. Họ công chính vì đã tận hiến cuộc đời phục vụ tha nhân và vinh quang của Thiên Chúa. Đức Gioan Phaolô II là người công chính vì các cử chỉ của ngài đã viếng thăm hội đường Dothái ở Roma, Traị Tập trung Auschwitz và bức tường phía tây ở Giêrusalem.
Chúng là các cử chỉ can đảm cương quyết làm thành cột mốc lịch sử diễn tả lòng trìu mến chân thành của ngài và sự cảm thông đối với dân Israel cũng như đền bù đối với các khổ đau và các sai lầm trong dòng lich sử đối với dân Dothái, đạt tột đỉnh với nạn diệt chủng Shoah.
Trung tâm Simon Wiesenthal, là một trong những tổ chức quốc tế lớn nhất của người Dothái, cũng phổ biến bài viết ca ngợi Đức Gioan XXIII như là sức mạnh linh hoạt Công đồng Chung Vatican II và thay đổi kiểu tín hữu Công giáo nhìn các tôn giáo khác, đặc biệt là Dothái giáo. Rabbi Yizsac Adlerstein, giám đốc văn phòng liên tôn của trung tâm, ghi nhận rằng tài liệu Nostra Aetate về liên tôn của Công đồng đã chấm dứt hàng thế kỷ bài Dothái giáo, và khiến cho tương quan giữa các tín hữu Kitô và Dothái ở trên bình diện tôn trong lẫn nhau. Trong khi rabbi Abraham Cooper, đồng giám đốc trung tâm, nhấn mạnh rằng Đức Gioan Phaolô II đã là vị Giáo hoàng đầu tiên trong lịch sử viếng thăm Hội đường Dothái Roma, ôm hôn Rabbi Elio Toaff và gọi tín hữu Dothái là “các người anh cả” của Kitô hữu.
Ngoài ra, Đức Gioan Phaolô II đã chinh phục trái tim của người Dothái, khi quyết định thiết lập ngoại giao với nước Israel và nhét lời cầu của ngài vào Bức Tường Khóc khi viếng thăm Giêrusalem, qua đó ngài công nhận máu của các thế hệ Dothái đã đổ ra vì Kitô giáo và cầu xin ơn tha thứ. Đây là cử chỉ sẽ không bao giờ bị lãng quên. (SD 19-4-2014)
Ông Elio Toaff, nguyên Rabbi trưởng Roma, đã khẳng định như trên liên quan tới lễ phong hiển thánh cho hai vị Giáo hoàng lớn của Giáo hội Công giáo vào ngày 27-4-2014 tại Roma. Rabbi Toaff còn nhớ dịp lễ Vượt Qua năm 1987, Đức Gioan Phaolô II đã viết thư cho ông để bầy tỏ các ước mong dấn thân của các tín hữu Kitô và Dothái cùng nhau tiến bước trên con đường của sự tự do, niềm tin, hy vọng và tươi vui trong tim và luôn nhớ rằng con người được tạo dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa. Sách Talmud có nói rằng mỗi thế hệ đều biết tới 36 người công chính, và số phận của con người tùy thuộc nơi cung cách sống của họ, vì họ đem theo trong mình sự hiện diện của Thiên Chúa hơn những người khác. Họ công chính vì đã tận hiến cuộc đời phục vụ tha nhân và vinh quang của Thiên Chúa. Đức Gioan Phaolô II là người công chính vì các cử chỉ của ngài đã viếng thăm hội đường Dothái ở Roma, Traị Tập trung Auschwitz và bức tường phía tây ở Giêrusalem.
Chúng là các cử chỉ can đảm cương quyết làm thành cột mốc lịch sử diễn tả lòng trìu mến chân thành của ngài và sự cảm thông đối với dân Israel cũng như đền bù đối với các khổ đau và các sai lầm trong dòng lich sử đối với dân Dothái, đạt tột đỉnh với nạn diệt chủng Shoah.
Trung tâm Simon Wiesenthal, là một trong những tổ chức quốc tế lớn nhất của người Dothái, cũng phổ biến bài viết ca ngợi Đức Gioan XXIII như là sức mạnh linh hoạt Công đồng Chung Vatican II và thay đổi kiểu tín hữu Công giáo nhìn các tôn giáo khác, đặc biệt là Dothái giáo. Rabbi Yizsac Adlerstein, giám đốc văn phòng liên tôn của trung tâm, ghi nhận rằng tài liệu Nostra Aetate về liên tôn của Công đồng đã chấm dứt hàng thế kỷ bài Dothái giáo, và khiến cho tương quan giữa các tín hữu Kitô và Dothái ở trên bình diện tôn trong lẫn nhau. Trong khi rabbi Abraham Cooper, đồng giám đốc trung tâm, nhấn mạnh rằng Đức Gioan Phaolô II đã là vị Giáo hoàng đầu tiên trong lịch sử viếng thăm Hội đường Dothái Roma, ôm hôn Rabbi Elio Toaff và gọi tín hữu Dothái là “các người anh cả” của Kitô hữu.
Ngoài ra, Đức Gioan Phaolô II đã chinh phục trái tim của người Dothái, khi quyết định thiết lập ngoại giao với nước Israel và nhét lời cầu của ngài vào Bức Tường Khóc khi viếng thăm Giêrusalem, qua đó ngài công nhận máu của các thế hệ Dothái đã đổ ra vì Kitô giáo và cầu xin ơn tha thứ. Đây là cử chỉ sẽ không bao giờ bị lãng quên. (SD 19-4-2014)