Đức Thượng phụ Bartholomaios I nóng lòng gặp lại Đức Giáo hoàng Phanxicô
“Ngày nay, còn hơn cả 50 năm về trước, có một nhu cầu cấp thiết phải hòa giải và điều đó làm cho cuộc gặp gỡ sắp tới với người anh em Giáo hoàng Phanxicô của chúng ta tại Jerusalem là một sự kiện hết sức có ý nghĩa và đầy kỳ vọng lớn lao.” Đức Thượng phụ Bartholomaios đã nói như trên trong cuộc phỏng vấn mới đây dành cho hãng thông tấn S.I.R. của Italia.
Đức Thượng phụ Bartholomaios I nóng lòng gặp lại Đức Giáo hoàng Phanxicô
WHĐ (14.04.2014) – “Ngày nay, còn hơn cả 50 năm về trước, có một nhu cầu cấp thiết phải hòa giải và điều đó làm cho cuộc gặp gỡ sắp tới với người anh em Giáo hoàng Phanxicô của chúng ta tại Jerusalem là một sự kiện hết sức có ý nghĩa và đầy kỳ vọng lớn lao.” Đức Thượng phụ Bartholomaios đã nói như trên trong cuộc phỏng vấn mới đây dành cho hãng thông tấn S.I.R. của Italia. Ngài cho biết đó là lý do mà hai nhà lãnh đạo của hai Giáo hội sẽ gặp nhau tại Jerusalem vào ngày 25 và 26-5 sắp tới để kỷ niệm 50 năm cuộc gặp gỡ ở Thành Thánh giữa Đức Giáo hoàng Phaolô VI và Đức Thượng phụ Athenagoras. Ngày nay có nhiều vấn đề đòi hỏi phải có hành động chung và tiếng nói chung của hai Giáo hội.
Và Đức Thượng phụ kể ra một số vấn đề: “Đau khổ của con người trên khắp thế giới; lạm dụng tôn giáo vào những mục đích chính trị hay bản chất khác; những khó khăn mà các Kitô hữu phải đối mặt trong thế giới, đặc biệt là ở những nơi Giáo hội Kitô giáo được khai sinh và phát triển; những bất công mà các thành viên yếu kém nhất của xã hội hiện đại phải gánh chịu; và cuộc khủng hoảng sinh thái đáng báo động, đe doạ tính toàn vẹn và sự sống còn của thiên nhiên được Chúa dựng nên: tất cả những điều đó đòi hỏi phải có một hành động chung và việc giải quyết các vấn đề ấy vẫn còn làm cho chúng ta chia rẽ.” Để làm được điều này, Đức Thượng phụ nói thêm, phải hoà giải ngay, không chậm trễ.
Đức Thượng phụ Bartholomaios khẳng định: “Chúng tôi tin rằng những người lãnh đạo các Giáo hội phải có những bước quyết định để hoà giải Kitô giáo đang bị chia rẽ và để đáp ứng nhu cầu cấp bách của thời đại chúng ta. Đức Giáo hoàng Phanxicô chắc chắn là một nhà lãnh đạo chân thành và vị tha, ngài luôn canh cánh trong lòng tình trạng chia rẽ của Giáo hội cũng như những đau khổ của thế giới chúng ta.”
Điểm lại cuộc đối thoại suốt 50 năm qua, Đức Thượng phụ nhìn nhận: “Chắc chắn con đường mà hai Giáo hội đã đi trong 50 năm qua không phải là dễ dàng. Dù vậy, tình huynh đệ và tôn trọng đã rất may mắn có được chỗ đứng trong những tranh luận xưa cũ, được nuôi dưỡng bởi thói nghi ngờ và những định kiến.” Và ngài nói thêm: “Vẫn còn nhiều việc phải làm và con đường dường như vẫn còn dài. Tuy nhiên, con đường này vẫn cứ phải đi qua dù có những khó khăn; không có chọn lựa nào khác.”
Và Đức Thượng phụ kể ra một số vấn đề: “Đau khổ của con người trên khắp thế giới; lạm dụng tôn giáo vào những mục đích chính trị hay bản chất khác; những khó khăn mà các Kitô hữu phải đối mặt trong thế giới, đặc biệt là ở những nơi Giáo hội Kitô giáo được khai sinh và phát triển; những bất công mà các thành viên yếu kém nhất của xã hội hiện đại phải gánh chịu; và cuộc khủng hoảng sinh thái đáng báo động, đe doạ tính toàn vẹn và sự sống còn của thiên nhiên được Chúa dựng nên: tất cả những điều đó đòi hỏi phải có một hành động chung và việc giải quyết các vấn đề ấy vẫn còn làm cho chúng ta chia rẽ.” Để làm được điều này, Đức Thượng phụ nói thêm, phải hoà giải ngay, không chậm trễ.
Đức Thượng phụ Bartholomaios khẳng định: “Chúng tôi tin rằng những người lãnh đạo các Giáo hội phải có những bước quyết định để hoà giải Kitô giáo đang bị chia rẽ và để đáp ứng nhu cầu cấp bách của thời đại chúng ta. Đức Giáo hoàng Phanxicô chắc chắn là một nhà lãnh đạo chân thành và vị tha, ngài luôn canh cánh trong lòng tình trạng chia rẽ của Giáo hội cũng như những đau khổ của thế giới chúng ta.”
Điểm lại cuộc đối thoại suốt 50 năm qua, Đức Thượng phụ nhìn nhận: “Chắc chắn con đường mà hai Giáo hội đã đi trong 50 năm qua không phải là dễ dàng. Dù vậy, tình huynh đệ và tôn trọng đã rất may mắn có được chỗ đứng trong những tranh luận xưa cũ, được nuôi dưỡng bởi thói nghi ngờ và những định kiến.” Và ngài nói thêm: “Vẫn còn nhiều việc phải làm và con đường dường như vẫn còn dài. Tuy nhiên, con đường này vẫn cứ phải đi qua dù có những khó khăn; không có chọn lựa nào khác.”
(Vatican Radio)