Đức Thánh Cha Phanxicô: “Người Brazil đã đánh cắp trái tim tôi”
Sáng thứ Hai 7-4, Uỷ ban Tổ chức Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 28 (Rio de Janeiro, tháng 7/2013), do Đức Hồng y Orani João Tempesta, Tổng Giám mục San Paulo, dẫn đầu, đã được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến.
Đức Thánh Cha Phanxicô: “Người Brazil đã đánh cắp trái tim tôi”
WHĐ (08.04.2014) – Sáng thứ Hai 7-4, Uỷ ban Tổ chức Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ 28 (Rio de Janeiro, tháng 7/2013), do Đức Hồng y Orani João Tempesta, Tổng Giám mục San Paulo, dẫn đầu, đã được Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến.
Đức Thánh Cha nói đùa rằng người dân Brazil là những kẻ cắp vì họ đã “đánh cắp trái tim của ngài”, và nhân dịp này Đức Thánh Cha đã cảm ơn Uỷ ban về hành vi “trộm cắp” này, vì nhờ đó ngài được thoả nỗi mong nhớ Brazil.
Sau đó, Đức Thánh Cha nói về những khó khăn trong việc tổ chức một sự kiện lớn như Đại hội Giới trẻ Thế giới tại Rio. Ngài gợi lại phép lạ hoá bánh và cá ra nhiều, khi Chúa Giêsu bảo các môn đệ cho dân chúng ăn, một nhiệm vụ rõ ràng là không thể thực hiện nổi. “Tuy nhiên các môn đệ đã rất quảng đại. Họ trao cho Chúa tất cả những gì mình có, và Chúa Giêsu đã làm cho những nỗ lực của họ trở nên phong phú. Đó chẳng phải là điều đã xảy ra trong ngày Giới trẻ Thế giới hay sao?”
“Tuy nhiên, chúng ta không nên chỉ quay nhìn lại; còn phải nhìn đến tương lai, với niềm tin vững vàng rằng những nỗ lực của chúng ta sẽ luôn được Thiên Chúa nhân lên nhiều lần. Chúa Giêsu vẫn nói với chúng ta: ‘Các con hãy cho họ ăn.’ Vì vậy, phép lạ mà chúng ta đã cảm nghiệm trong Ngày Giới trẻ Thế giới cần được lặp đi lặp lại mỗi ngày, trong mỗi giáo xứ, trong mỗi cộng đoàn, trong công việc tông đồ cá nhân của mỗi người chúng ta! Chúng ta không được yên tâm khi biết rằng nhiều người trong anh chị em chúng ta vẫn sống mà không có quyền năng, ánh sáng của Chúa Giêsu Kitô và tình bạn với Người, không được cộng đoàn đức tin nào đón nhận, cuộc sống chẳng còn ý nghĩa.”
“Vì thế, một lần nữa cần phải suy nghĩ lại về 3 ý tưởng này – mà trong một ý nghĩa nào đó, chúng tóm tắt toàn bộ ý nghĩa của Ngày Giới trẻ Thế giới: ra đi, không sợ hãi, phục vụ. Chúng ta phải là một Giáo hội ‘vươn ra bên ngoài’, như người môn đệ thừa sai không sợ gặp phải khó khăn, vì biết rằng Chúa sẽ nhân lên nhiều lần những nỗ lực của mình, và vì lý do ấy, chúng ta phải luôn sẵn sàng phục vụ, hy sinh hoàn toàn, tràn đầy niềm vui Phúc Âm.”
Đức Thánh Cha nói đùa rằng người dân Brazil là những kẻ cắp vì họ đã “đánh cắp trái tim của ngài”, và nhân dịp này Đức Thánh Cha đã cảm ơn Uỷ ban về hành vi “trộm cắp” này, vì nhờ đó ngài được thoả nỗi mong nhớ Brazil.
Sau đó, Đức Thánh Cha nói về những khó khăn trong việc tổ chức một sự kiện lớn như Đại hội Giới trẻ Thế giới tại Rio. Ngài gợi lại phép lạ hoá bánh và cá ra nhiều, khi Chúa Giêsu bảo các môn đệ cho dân chúng ăn, một nhiệm vụ rõ ràng là không thể thực hiện nổi. “Tuy nhiên các môn đệ đã rất quảng đại. Họ trao cho Chúa tất cả những gì mình có, và Chúa Giêsu đã làm cho những nỗ lực của họ trở nên phong phú. Đó chẳng phải là điều đã xảy ra trong ngày Giới trẻ Thế giới hay sao?”
“Tuy nhiên, chúng ta không nên chỉ quay nhìn lại; còn phải nhìn đến tương lai, với niềm tin vững vàng rằng những nỗ lực của chúng ta sẽ luôn được Thiên Chúa nhân lên nhiều lần. Chúa Giêsu vẫn nói với chúng ta: ‘Các con hãy cho họ ăn.’ Vì vậy, phép lạ mà chúng ta đã cảm nghiệm trong Ngày Giới trẻ Thế giới cần được lặp đi lặp lại mỗi ngày, trong mỗi giáo xứ, trong mỗi cộng đoàn, trong công việc tông đồ cá nhân của mỗi người chúng ta! Chúng ta không được yên tâm khi biết rằng nhiều người trong anh chị em chúng ta vẫn sống mà không có quyền năng, ánh sáng của Chúa Giêsu Kitô và tình bạn với Người, không được cộng đoàn đức tin nào đón nhận, cuộc sống chẳng còn ý nghĩa.”
“Vì thế, một lần nữa cần phải suy nghĩ lại về 3 ý tưởng này – mà trong một ý nghĩa nào đó, chúng tóm tắt toàn bộ ý nghĩa của Ngày Giới trẻ Thế giới: ra đi, không sợ hãi, phục vụ. Chúng ta phải là một Giáo hội ‘vươn ra bên ngoài’, như người môn đệ thừa sai không sợ gặp phải khó khăn, vì biết rằng Chúa sẽ nhân lên nhiều lần những nỗ lực của mình, và vì lý do ấy, chúng ta phải luôn sẵn sàng phục vụ, hy sinh hoàn toàn, tràn đầy niềm vui Phúc Âm.”
(VIS)