Giải thưởng Templeton 2014
Một linh mục và là nhà triết học người Czech, chịu chức bí mật dưới thời Cộng sản, đã được trao tặng Giải thưởng Templeton năm 2014 vì những tiến bộ đạt được trong việc cổ vũ các giá trị tinh thần.
Giải thưởng Templeton 2014
WHĐ (13.03.2014) – Một linh mục và là nhà triết học người Czech, chịu chức bí mật dưới thời Cộng sản, đã được trao tặng Giải thưởng Templeton năm 2014 vì những tiến bộ đạt được trong việc cổ vũ các giá trị tinh thần.
Cha Tomáš Halík, hiện là giáo sư xã hội học về tôn giáo tại Univerzita Karlova v Praze (Đại học Charles ở Praha), đã dành gần 2 thập niên dưới chế độ Cộng sản để tổ chức một mạng lưới bí mật các học giả, nhà thần học và sinh viên, nhằm chuẩn bị nền tảng tri thức và tinh thần cho một xã hội dân chủ trong tương lai.
Khi giải thưởng này được công bố tại London vào ngày hôm nay, thứ Năm 13-3-2014, Cha Halík nói rằng ngài rất vui mừng vì ngày này cũng là ngày kỷ niệm tròn một năm Đức Hồng y Bergoglio được bầu làm Giáo hoàng. Cha ca ngợi Đức Giáo hoàng Phanxicô là người đã giới thiệu cho mọi người “một nền văn hoá gần gũi”.
Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, Cha Halík đã dành một tháng làm việc tại Vatican với Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II để chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của Đức Giáo hoàng đến Cộng hoà Liên bang Czech và Slovakia; đó là chuyến tông du đầu tiên của Đức Giáo hoàng đến một quốc gia hậu cộng sản.
Kể từ đó ngài trở thành một nhân vật quốc tế nổi tiếng – ngoài các lĩnh vực khác – trong lĩnh vực cổ vũ đối thoại liên tôn và cùng dấn thân xây dựng với những người không tin. Cha quan niệm lịch sử về mặt tri thức của đạo Công giáo là chiếc cầu nối rất hiệu quả giữa chủ nghĩa thế tục phương Tây, truyền thống tôn giáo và văn hoá Hồi giáo.
“Tôi xem đây cũng là một giải thưởng dành cho những người thầy của tôi, vì nhiều vị là linh mục – họ đã trải qua nhiều năm sống trong các trại tập trung của Cộng sản, hoặc các nhà tù và các mỏ uranium và họ có rất ít cơ hội để viết hoặc xuất bản sách; nhiều người đã chết trong thời gian Cộng sản nắm quyền. Họ truyền cảm hứng cho tôi về mặt đạo đức và tri thức và tôi nghĩ rằng giải thưởng này cũng dành cho họ…”
“Tôi lớn lên trong một gia đình Séc trí thức, cha tôi là một nhà văn học sử… trong thư viện của ông có các tác phẩm của Chesterton và qua tác gia này tôi khám phá đạo Công giáo là một nghịch lý phong phú… cũng như qua các tiểu thuyết của Graham Greene; rồi tôi tìm hiểu Đức Hồng y Newman, thấy rằng ngài nhấn mạnh đến lương tâm và đối với tôi Giáo hội Công giáo Anh quốc là một Giáo hội thiểu số không tỏ ra đắc thắng và rất gần gũi với trái tim tôi…”
“Tôi nghĩ rằng bước đầu tiên của tôi đến với Công giáo là sức hấp dẫn về mặt tri thức này và một phần nhỏ là do cuộc biểu tình chính trị chống lại việc nhà nước áp đặt chủ nghĩa vô thần. Nhưng sau đó tôi đã gặp các linh mục đã nhiều năm sống trong tù… qua kinh nghiệm tù đầy họ khám phá ra điều gì đó rất quan trọng đối với Công đồng Vatican II: trong nhà tù họ gặp nhiều người không Công giáo và người không tin, họ nhận ra họ có nhiều điểm chung nên họ quan niệm rằng sự đày đoạ này cũng là một hình thức thanh tẩy Giáo hội… Họ mơ ước một Giáo hội không huênh hoang tự đắc, một Giáo hội phục vụ người bị áp bức và người nghèo; tôi nghĩ đó chính là sứ điệp của Vatican II và cũng rất quan trọng đối với Đức giáo hoàng Phanxicô…”
“Tôi rất vui mừng khi ngày công bố giải thưởng này cũng là ngày kỷ niệm một năm triều đại Đức Giáo hoàng Phanxicô. Đối với tôi cũng như nhiều người ngoài Giáo hội, Đức Giáo hoàng Phanxicô là dấu chỉ của hy vọng. Ngài là một người cho thấy được sự gần gũi với mọi người. Tôi đã viết một cuốn sách nhan đề “Chạm vào vết thương”, đó là câu chuyện trong Tin Mừng Gioan về tông đồ Tôma chạm vào vết thương của Chúa Kitô và thốt lên “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi!” Tôi nghĩ đến các vấn đề của thế giới chúng ta, nỗi khốn khổ trong xã hội và những vấn đề tâm linh. Đó là những vết thương của Chúa Kitô hôm nay và khi chúng ta làm ngơ trước những vết thương của Chúa Kitô, chúng ta không có quyền nói “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi!”.
Cha Halík đã viết nhiều sách, được dịch sang 15 ngôn ngữ, trong đó chủ yếu tập trung vào việc bắt mạch tinh thần thời đại hiện nay và vào công cuộc đối thoại giữa đức tin và chủ nghĩa vô thần. Tác phẩm “Kiên nhẫn với Thiên Chúa” của cha đã đoạt danh hiệu “Sách Thần học châu Âu” 2009-1010.
Với Giải thưởng Templeton 2014, Cha Halík đã ghi tên mình vào danh sách 43 người từng đoạt giải thưởng danh giá này trước đây, trong đó có Mẹ Teresa (năm 1973, năm đầu tiên trao giải này), Mục sư Billy Graham (1982), Aleksandr Solzhenitsyn (1983) và Đức Đạt Lai Lạt Ma (2012). Giải thưởng Templeton năm ngoái được trao cho Tổng Giám mục Anh giáo người Nam Phi Desmond Tutu.
Giải thưởng Templeton, do Sir John Templeton – nay đã qua đời – thành lập năm 1972, nhằm tôn vinh những cá nhân “có những đóng góp đặc biệt để khẳng định chiều kích tâm linh của cuộc sống”. Giải sẽ được trao tại một buổi lễ công khai tại London vào tháng 5.
Cha Tomáš Halík, hiện là giáo sư xã hội học về tôn giáo tại Univerzita Karlova v Praze (Đại học Charles ở Praha), đã dành gần 2 thập niên dưới chế độ Cộng sản để tổ chức một mạng lưới bí mật các học giả, nhà thần học và sinh viên, nhằm chuẩn bị nền tảng tri thức và tinh thần cho một xã hội dân chủ trong tương lai.
Khi giải thưởng này được công bố tại London vào ngày hôm nay, thứ Năm 13-3-2014, Cha Halík nói rằng ngài rất vui mừng vì ngày này cũng là ngày kỷ niệm tròn một năm Đức Hồng y Bergoglio được bầu làm Giáo hoàng. Cha ca ngợi Đức Giáo hoàng Phanxicô là người đã giới thiệu cho mọi người “một nền văn hoá gần gũi”.
Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, Cha Halík đã dành một tháng làm việc tại Vatican với Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II để chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của Đức Giáo hoàng đến Cộng hoà Liên bang Czech và Slovakia; đó là chuyến tông du đầu tiên của Đức Giáo hoàng đến một quốc gia hậu cộng sản.
Kể từ đó ngài trở thành một nhân vật quốc tế nổi tiếng – ngoài các lĩnh vực khác – trong lĩnh vực cổ vũ đối thoại liên tôn và cùng dấn thân xây dựng với những người không tin. Cha quan niệm lịch sử về mặt tri thức của đạo Công giáo là chiếc cầu nối rất hiệu quả giữa chủ nghĩa thế tục phương Tây, truyền thống tôn giáo và văn hoá Hồi giáo.
“Tôi xem đây cũng là một giải thưởng dành cho những người thầy của tôi, vì nhiều vị là linh mục – họ đã trải qua nhiều năm sống trong các trại tập trung của Cộng sản, hoặc các nhà tù và các mỏ uranium và họ có rất ít cơ hội để viết hoặc xuất bản sách; nhiều người đã chết trong thời gian Cộng sản nắm quyền. Họ truyền cảm hứng cho tôi về mặt đạo đức và tri thức và tôi nghĩ rằng giải thưởng này cũng dành cho họ…”
“Tôi lớn lên trong một gia đình Séc trí thức, cha tôi là một nhà văn học sử… trong thư viện của ông có các tác phẩm của Chesterton và qua tác gia này tôi khám phá đạo Công giáo là một nghịch lý phong phú… cũng như qua các tiểu thuyết của Graham Greene; rồi tôi tìm hiểu Đức Hồng y Newman, thấy rằng ngài nhấn mạnh đến lương tâm và đối với tôi Giáo hội Công giáo Anh quốc là một Giáo hội thiểu số không tỏ ra đắc thắng và rất gần gũi với trái tim tôi…”
“Tôi nghĩ rằng bước đầu tiên của tôi đến với Công giáo là sức hấp dẫn về mặt tri thức này và một phần nhỏ là do cuộc biểu tình chính trị chống lại việc nhà nước áp đặt chủ nghĩa vô thần. Nhưng sau đó tôi đã gặp các linh mục đã nhiều năm sống trong tù… qua kinh nghiệm tù đầy họ khám phá ra điều gì đó rất quan trọng đối với Công đồng Vatican II: trong nhà tù họ gặp nhiều người không Công giáo và người không tin, họ nhận ra họ có nhiều điểm chung nên họ quan niệm rằng sự đày đoạ này cũng là một hình thức thanh tẩy Giáo hội… Họ mơ ước một Giáo hội không huênh hoang tự đắc, một Giáo hội phục vụ người bị áp bức và người nghèo; tôi nghĩ đó chính là sứ điệp của Vatican II và cũng rất quan trọng đối với Đức giáo hoàng Phanxicô…”
“Tôi rất vui mừng khi ngày công bố giải thưởng này cũng là ngày kỷ niệm một năm triều đại Đức Giáo hoàng Phanxicô. Đối với tôi cũng như nhiều người ngoài Giáo hội, Đức Giáo hoàng Phanxicô là dấu chỉ của hy vọng. Ngài là một người cho thấy được sự gần gũi với mọi người. Tôi đã viết một cuốn sách nhan đề “Chạm vào vết thương”, đó là câu chuyện trong Tin Mừng Gioan về tông đồ Tôma chạm vào vết thương của Chúa Kitô và thốt lên “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi!” Tôi nghĩ đến các vấn đề của thế giới chúng ta, nỗi khốn khổ trong xã hội và những vấn đề tâm linh. Đó là những vết thương của Chúa Kitô hôm nay và khi chúng ta làm ngơ trước những vết thương của Chúa Kitô, chúng ta không có quyền nói “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi!”.
Cha Halík đã viết nhiều sách, được dịch sang 15 ngôn ngữ, trong đó chủ yếu tập trung vào việc bắt mạch tinh thần thời đại hiện nay và vào công cuộc đối thoại giữa đức tin và chủ nghĩa vô thần. Tác phẩm “Kiên nhẫn với Thiên Chúa” của cha đã đoạt danh hiệu “Sách Thần học châu Âu” 2009-1010.
Với Giải thưởng Templeton 2014, Cha Halík đã ghi tên mình vào danh sách 43 người từng đoạt giải thưởng danh giá này trước đây, trong đó có Mẹ Teresa (năm 1973, năm đầu tiên trao giải này), Mục sư Billy Graham (1982), Aleksandr Solzhenitsyn (1983) và Đức Đạt Lai Lạt Ma (2012). Giải thưởng Templeton năm ngoái được trao cho Tổng Giám mục Anh giáo người Nam Phi Desmond Tutu.
Giải thưởng Templeton, do Sir John Templeton – nay đã qua đời – thành lập năm 1972, nhằm tôn vinh những cá nhân “có những đóng góp đặc biệt để khẳng định chiều kích tâm linh của cuộc sống”. Giải sẽ được trao tại một buổi lễ công khai tại London vào tháng 5.
(Tổng hợp)