Đức Thánh Cha và Hồng y đoàn liên đới với các tín hữu bị bách hại
VATICAN – ĐTC và Hồng y đoàn cầu nguyện và liên đới với các tín hữu Kitô bị bách hại và nhân dân các nước đang chịu đau khổ vì bạo lực và xung đột.
Đức Thánh Cha và Hồng y đoàn liên đới với các tín hữu bị bách hại
VATICAN – ĐTC và Hồng y đoàn cầu nguyện và liên đới với các tín hữu Kitô bị bách hại và nhân dân các nước đang chịu đau khổ vì bạo lực và xung đột.
Trong tuyên ngôn công bố hôm 21-2-2014, với sự chấp thuận của ĐTC và ĐHY Sodano, Niên trưởng Hồng y đoàn, Cha Lombardi SJ, Giám đốc Phòng Báo chí Toà Thánh, nói:
“Trong công nghị ngoại thường, ĐTC và Hồng y đoàn đã dâng lên Chúa lời khẩn nguyện đặc biệt cho đông đảo các tín hữu Kitô tại nhiều nơi trên thế giới, ngày càng trở thành nạn nhân của những hành động bất bao dung và bách hại. ĐTC và các hồng y muốn tái bày tỏ lời cam đoan cầu nguyện cho những người đang chịu đau khổ vì Tin Mừng, đồng thời khuyến khích họ tiếp ục kiên vững trong đức tin và thành tâm tha thứ cho những kẻ bách hại mình, noi gương Chúa Giêsu.
ĐTC và các hồng y cũng nghĩ đến những quốc gia, trong giai đoạn này, đang bị xâu xé vì những xung đột nội bộ, hoặc bị những căng thẳng trầm trọng làm thương tổn sự sống chung bình thường giữa dân chúng, như tại Nam Sudan hoặc tại Nigeria, nơi liên tục có những vụ khủng bố giết người, làm cho nhiều nạn nhân vô tội thiệt mạng, trong một bầu không khí càng càng bị dư luận dửng dưng. Trong giờ phút này, thảm trạng diện ra tại Ucraine làm cho người ta lo âu đặc biệt, ĐTC và các hồng y cầu mong mọi hành vi bạo lực sớm chấm dứt và tái lập hoà hợp và hoà bình.
Cũng vậy, tình trạng xung đột kéo dài ở Syria tiếp tục gây lo âu rất nhiều, dường như người ta chưa tìm được một giải pháp hòa bình lâu dài, cũng như cuộc xung đột tại Cộng hoà Trung Phi, ngày càng lan rộng hơn. Sáng kiến của Cộng đồng quốc tế ngày càng trở thành điều cấp thiết để cổ võ hòa bình và hòa giải nội bộ, bảo đảm sự tái lập an ninh và nhà nước pháp quyền, để cho việc cứu trợ nhân đạo không thể thiếu được có thể đi đến với dân chúng.
Rất tiếc là người ta nhận thấy nhiều cuộc xung đột hiện nay, được mô tả như những cuộc xung đột tôn giáo, nhiều khi người ta bảo đó là cuộc xung đột giữa người Kitô và Hồi giáo, trong thực tế đó là những cuộc xung đột trước tiên có tính chất bộ tộc, chính trị hoặc kinh tế.
Về phần mình, Giáo hội Công giáo lên án mọi hình vi bạo lực được thực thi nhân danh việc thuộc về một tôn giáo, và Giáo Hội sẽ không quên tiếp tục dấn thân cho hoà bình và hoà giải, qua cuộc đối thoại liên tôn và nhiều hoạt động từ thiện bác ái, hằng ngày mang lại sự trợ giúp và an ủi cho những người đau khổ ở các nơi trên thế giới. (SD 21-2-2014)
Trong tuyên ngôn công bố hôm 21-2-2014, với sự chấp thuận của ĐTC và ĐHY Sodano, Niên trưởng Hồng y đoàn, Cha Lombardi SJ, Giám đốc Phòng Báo chí Toà Thánh, nói:
“Trong công nghị ngoại thường, ĐTC và Hồng y đoàn đã dâng lên Chúa lời khẩn nguyện đặc biệt cho đông đảo các tín hữu Kitô tại nhiều nơi trên thế giới, ngày càng trở thành nạn nhân của những hành động bất bao dung và bách hại. ĐTC và các hồng y muốn tái bày tỏ lời cam đoan cầu nguyện cho những người đang chịu đau khổ vì Tin Mừng, đồng thời khuyến khích họ tiếp ục kiên vững trong đức tin và thành tâm tha thứ cho những kẻ bách hại mình, noi gương Chúa Giêsu.
ĐTC và các hồng y cũng nghĩ đến những quốc gia, trong giai đoạn này, đang bị xâu xé vì những xung đột nội bộ, hoặc bị những căng thẳng trầm trọng làm thương tổn sự sống chung bình thường giữa dân chúng, như tại Nam Sudan hoặc tại Nigeria, nơi liên tục có những vụ khủng bố giết người, làm cho nhiều nạn nhân vô tội thiệt mạng, trong một bầu không khí càng càng bị dư luận dửng dưng. Trong giờ phút này, thảm trạng diện ra tại Ucraine làm cho người ta lo âu đặc biệt, ĐTC và các hồng y cầu mong mọi hành vi bạo lực sớm chấm dứt và tái lập hoà hợp và hoà bình.
Cũng vậy, tình trạng xung đột kéo dài ở Syria tiếp tục gây lo âu rất nhiều, dường như người ta chưa tìm được một giải pháp hòa bình lâu dài, cũng như cuộc xung đột tại Cộng hoà Trung Phi, ngày càng lan rộng hơn. Sáng kiến của Cộng đồng quốc tế ngày càng trở thành điều cấp thiết để cổ võ hòa bình và hòa giải nội bộ, bảo đảm sự tái lập an ninh và nhà nước pháp quyền, để cho việc cứu trợ nhân đạo không thể thiếu được có thể đi đến với dân chúng.
Rất tiếc là người ta nhận thấy nhiều cuộc xung đột hiện nay, được mô tả như những cuộc xung đột tôn giáo, nhiều khi người ta bảo đó là cuộc xung đột giữa người Kitô và Hồi giáo, trong thực tế đó là những cuộc xung đột trước tiên có tính chất bộ tộc, chính trị hoặc kinh tế.
Về phần mình, Giáo hội Công giáo lên án mọi hình vi bạo lực được thực thi nhân danh việc thuộc về một tôn giáo, và Giáo Hội sẽ không quên tiếp tục dấn thân cho hoà bình và hoà giải, qua cuộc đối thoại liên tôn và nhiều hoạt động từ thiện bác ái, hằng ngày mang lại sự trợ giúp và an ủi cho những người đau khổ ở các nơi trên thế giới. (SD 21-2-2014)