Hội đồng Thế giới các Giáo hội và Hội nghị Geneva 2
Trong cuộc xung đột ở Syria, “không được dùng giải pháp quân sự; phải chấm dứt ngay lập tức mọi tình trạng thù địch và đụng độ vũ trang trên lãnh thổ Syria; đảm bảo trợ giúp nhân đạo; con đường đúng đắn phải là ‘triển khai một quá trình toàn diện để thiết lập hoà bình và tái thiết Syria”: đó là những khuyến nghị của Hội đồng Thế giới các Giáo hội (WCC) đối với Hội nghị Geneva 2, dự kiến diễn ra vào ngày 22-1.
Hội đồng Thế giới các Giáo hội và Hội nghị Geneva 2
WHĐ (20.01.2014) – Trong cuộc xung đột ở Syria, “không được dùng giải pháp quân sự; phải chấm dứt ngay lập tức mọi tình trạng thù địch và đụng độ vũ trang trên lãnh thổ Syria; đảm bảo trợ giúp nhân đạo; con đường đúng đắn phải là ‘triển khai một quá trình toàn diện để thiết lập hoà bình và tái thiết Syria”: đó là những khuyến nghị của Hội đồng Thế giới các Giáo hội (WCC) – quy tụ khoảng 30 nhà lãnh đạo tôn giáo tại Geneva – đối với Hội nghị Geneva 2, dự kiến diễn ra vào ngày 22-1.
WCC đã soạn thảo một tài liệu, sẽ được chuyển đến ông Lakhdar Brahimi – đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc về Syria; đến Liên đoàn Ảrập và những người khác có mặt tại Hội nghị.
Giới thiệu tài liệu này, Mục sư Tiến sĩ Olav Fykse Tveit, Tổng Thư ký WCC nói rằng: “Không còn thời gian để lãng phí nữa: quá nhiều người đã chết hoặc phải rời bỏ nhà cửa” và “Các Giáo hội đều đồng thanh nhất trí”: các nhà lãnh đạo của Giáo hội Trung Đông, Toà Thánh Vatican, Nga, Hoa Kỳ, các quốc gia châu Âu khác thuộc Công giáo, Chính thống giáo, Tin Lành và Anh giáo, là những người đã tham gia soạn thảo tài liệu này.
Vị lãnh đạo Giáo hội Tông truyền Armenia là Thượng phụ Aram I tuyên bố: “Chúng tôi là đa số người dân Syria thầm lặng, chúng tôi muốn có hòa bình” và “Tất cả các Giáo hội hoàn toàn ủng hộ các nhà lãnh đạo chính trị trong nhiệm vụ có tính quyết định của họ.”
WCC tin rằng “các Giáo hội có thể vận động dư luận quốc tế lên án tất cả những gì sai trái trong tình hình này và khẳng định rằng điều thiện hảo tối thượng là hoà bình”.
Cuộc gặp gỡ của WCC tiếp nối bằng một buổi cầu nguyện đại kết để bày tỏ tình liên đới với người dân Syria và xin Chúa ban ơn hòa giải cho dân tộc này.
WCC đã soạn thảo một tài liệu, sẽ được chuyển đến ông Lakhdar Brahimi – đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc về Syria; đến Liên đoàn Ảrập và những người khác có mặt tại Hội nghị.
Giới thiệu tài liệu này, Mục sư Tiến sĩ Olav Fykse Tveit, Tổng Thư ký WCC nói rằng: “Không còn thời gian để lãng phí nữa: quá nhiều người đã chết hoặc phải rời bỏ nhà cửa” và “Các Giáo hội đều đồng thanh nhất trí”: các nhà lãnh đạo của Giáo hội Trung Đông, Toà Thánh Vatican, Nga, Hoa Kỳ, các quốc gia châu Âu khác thuộc Công giáo, Chính thống giáo, Tin Lành và Anh giáo, là những người đã tham gia soạn thảo tài liệu này.
Vị lãnh đạo Giáo hội Tông truyền Armenia là Thượng phụ Aram I tuyên bố: “Chúng tôi là đa số người dân Syria thầm lặng, chúng tôi muốn có hòa bình” và “Tất cả các Giáo hội hoàn toàn ủng hộ các nhà lãnh đạo chính trị trong nhiệm vụ có tính quyết định của họ.”
WCC tin rằng “các Giáo hội có thể vận động dư luận quốc tế lên án tất cả những gì sai trái trong tình hình này và khẳng định rằng điều thiện hảo tối thượng là hoà bình”.
Cuộc gặp gỡ của WCC tiếp nối bằng một buổi cầu nguyện đại kết để bày tỏ tình liên đới với người dân Syria và xin Chúa ban ơn hòa giải cho dân tộc này.
(Agenzia Fides)