22/01/2025

Vua muỗng

Danh hiệu “Vua muỗng” (the king of spoons) được giới yêu nghệ thuật sân khấu quốc tế dành để gọi nghệ sĩ người Việt: Trần Quang Hải, vì cho đến nay nghệ sĩ 70 tuổi này vẫn là người duy nhất trên thế giới độc tấu muỗng không nhờ đến phần phụ hoạ của các ban nhạc đệm.

 Vua muỗng

Danh hiệu “Vua muỗng” (the king of spoons) được giới yêu nghệ thuật sân khấu quốc tế dành để gọi nghệ sĩ người Việt: Trần Quang Hải, vì cho đến nay nghệ sĩ 70 tuổi này vẫn là người duy nhất trên thế giới độc tấu muỗng không nhờ đến phần phụ hoạ của các ban nhạc đệm.

Vua muỗng

Vua muỗng1

Trần Quang Hải và cha ông – GS Trần Văn Khê - Ảnh: Huỳnh Thanh Sang và tư liệu

Truyền bá âm nhạc dân tộc

 

 
 

Nhiệt tâm của ông đối với công việc giới thiệu âm nhạc truyền thống Việt Nam ở hải ngoại cũng bắt nguồn từ “gien văn hóa di truyền” của dòng dõi mình, mà trực tiếp là từ cha ông –

 

GS nhạc sĩ Trần Văn Khê

 

 

Bằng ba hoặc bốn ngón tay, ông đánh muỗng vào răng, vào miệng, vào đùi, vào ngực theo nhịp điệu dành riêng cho các bài “đánh muỗng” đã soạn sẵn. Bên cạnh biệt tài đánh muỗng, ông là người tôn vinh “đàn môi Việt Nam”, đứng ra sáng lập Hội Đàn môi thế giới với văn phòng đóng tại nước Anh quy tụ thành viên từ 30 quốc gia. Chính ở tiết mục “đàn môi”, ông đã được hơn 500.000 khán giả ở Berlin (Đức) nhiệt liệt hoan nghênh khi ông biểu diễn và công bố: “Việt Nam là quốc gia có đàn môi phong phú nhất thế giới”.

Trở lại với “cái muỗng dị thường” của Trần Quang Hải, phong cách độc tấu có một không hai đã gây sững sờ không chỉ với người nghe bình thường, mà cho nhiều nghệ sĩ đánh muỗng thành thạo của châu Âu – đưa tên tuổi ông nổi bật trong nhiều đại nhạc hội quốc tế những thập niên cuối thế kỷ 20. Trong dịp ông về thăm Việt Nam, cũng để tham dự Hội nghị chuyên đề về đờn ca tài tử và đón nhận danh hiệu “Vua muỗng Việt Nam và thế giới” do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập, tổ chức tại khách sạn Rex (TP.HCM) cách đây chưa lâu, chúng tôi đã tiếp xúc với “Vua muỗng” và ghi lại vài điều ông kể.

Sau 7 năm học Trường trung học Pétrus Ký Sài Gòn (1954 – 1961), tốt nghiệp khóa vĩ cầm và nhạc lý tại Trường quốc gia Âm nhạc Sài Gòn, Trần Quang Hải sang Pháp du học. Ông nhận chứng chỉ văn chương của ĐH Sorbonne và chứng chỉ dân tộc nhạc học của Viện Dân tộc học Paris, chứng chỉ Anh văn ở ĐH Cambridge (Anh). Các năm tiếp đó, ông tốt nghiệp cao học dân tộc nhạc học – là tiến sĩ dân tộc nhạc học (1973), được Bộ Văn hóa Pháp chính thức công nhận là giáo sư nhạc cổ truyền và giới thiệu vào làm việc tại các bảo tàng về nghệ thuật truyền thống dân gian danh tiếng nhất nước Pháp.

Với tài năng của mình, ông được mời đảm nhiệm làm giáo sư dạy đàn tranh của Trung tâm Centre d’Etudes de Musique Orientale, giảng viên ĐH Paris X-Nanterre từ năm 1987 và một số nơi khác như ĐH Maryland – California (Mỹ), ĐH Ueno – Tokyo (Nhật), ĐH Philippines – Manila (Philippines), ĐH Quốc gia Seoul (Hàn Quốc), ĐH Monash – Melbourne (Úc), ĐH Cape Town (Nam Phi), ĐH Anvers (Bỉ), ĐH Lund (Thụy Điển)… Tuy đứng trên bục giảng, song ông nói với chúng tôi điều ông tâm đắc trong cuộc đời mình là các hoạt động nghệ thuật với tư cách là một nhạc sĩ người Việt ở nước ngoài.

Ông đã hợp tác với nhiều hãng đĩa uy tín như Le Chant du Monde, Ocora, Studio Sm, Société Francaise de Productions Phonographiques, Playasound của Pháp, Lyrichord, Music of the World ở Mỹ, Albatros ở Ý, để phát hành hơn 15 đĩa hát. Ông cũng cùng hãng Playasound hoàn thành 5 băng nhạc về tân nhạc Việt Nam, hợp tác với Bộ Giáo dục Úc thực hiện băng video Music of Vietnam, cùng Bảo tàng Volkerkunde ở Berlin (Đức) thực hiện băng video Đàn tranh music. Ông được mời tham dự hơn 80 đại nhạc hội quốc tế, thuyết trình giới thiệu về đề tài âm nhạc dân gian và dân ca Việt Nam với hơn 1.000 buổi ở châu Âu… Ở lĩnh vực sáng tác, ông đã viết hơn 300 ca khúc lời Việt, Pháp và Anh, 100 nhạc phẩm dành cho âm nhạc dân tộc. Trong đó, có nhiều bài được giới yêu âm nhạc đón nhận như: Nhớ miền thượng du, Nam Bắc một nhà, Solo Thai, Chuyển hệ, Xuân về (dành cho đàn tranh), Tiếng hát sông Hương, Núi Ngự sông Hương (dành cho đàn độc huyền), Ảo thanh, Tùy hứng muỗng (cho muỗng), Độc tấu đàn môi Mông, Tiếng hát đàn môi tre. Ông đã soạn một số bài nhạc điện thanh (musique électro-acoustique) như bài Về nguồn (soạn với Nguyễn Văn Tường)… Một số nhạc phẩm khác của ông dành cho các giọng hát đồng song thanh (la chant des harmonique) như các bài: Voyage chamanique, Envol, Tambours 89 (với Yves Herwan-Chotard)…

Nhiệt tâm của ông đối với công việc giới thiệu âm nhạc truyền thống Việt Nam ở hải ngoại cũng bắt nguồn từ “gien văn hóa di truyền” của dòng dõi mình, mà trực tiếp là từ cha ông – GS nhạc sĩ Trần Văn Khê.

Cặp đôi tài trí

Trần Quang Hải kết hôn với ca sĩ Bạch Yến vào năm 1978. Nữ danh ca nổi tiếng từ rất sớm, năm… 11 tuổi. Năm ấy – 1953, sau khi theo gia đình từ Sóc Trăng lên Sài Gòn cư ngụ, Bạch Yến đã tham gia cuộc thi tuyển chọn tiếng hát thiếu nhi tổ chức bởi Đài phát thanh Pháp Á và đoạt huy chương vàng. 3 năm sau, Bạch Yến tự tin bước lên sân khấu của các phòng trà và vũ trường mới mở ở Sài Gòn thời ấy và sớm được giới mộ điệu biết đến qua những nhạc phẩm hát bằng tiếng Pháp cũng như một số tình ca Việt Nam. Song phải đợi đến khi 15 tuổi (1957), khi Bạch Yến bạo dạn hát bài Đêm đông (nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương) theo phong cách “slow rock” thì tên tuổi của cô nổi lên như một ngôi sao mới, làm các phòng trà đông khách nhất ở Sài Gòn ưu ái mời hát. Vài năm sau, Bạch Yến cùng mẹ sang Pháp và chỉ trong hai năm 1961 – 1963, hãng Polydor danh tiếng đã mời chị thu âm 3 đĩa nhạc đồng thời đi hát ở nhiều nước như Bỉ, Áo, Đức. Năm 23 tuổi (1965), Bạch Yến trở thành ca sĩ Việt Nam đầu tiên xuất hiện trên sân khấu California và thập niên kế đó đã lưu diễn trong 46 tiểu bang của Mỹ và là người Việt Nam duy nhất cùng trình diễn bên cạnh các ngôi sao nghệ thuật sáng nhất của Mỹ như Bob Hope, Bing Crosby, Pat Boone, Mike Douglas…

Khi Bạch Yến gặp nghệ sĩ Trần Quang Hải, hoạt động nghệ thuật của cô cũng chuyển hướng theo chồng. Tuy không nói “lời chia tay” với âm nhạc phương Tây, song Bạch Yến đã chú tâm vào việc hát ca trù, quan họ, dân ca Việt Nam, tìm hiểu về văn hóa và âm nhạc truyền thống Việt Nam theo hướng đi mà chồng chị – nhạc sĩ Trần Quang Hải – đã chọn. Đứa con tinh thần của họ được giới yêu nghệ thuật thế giới biết đến là đĩa hát do hai người thu chung Việt Nam/Trần Quang Hải và Bạch Yến đã đoạt giải thưởng lớn của Viện Hàn lâm Charles Cros (Grand Prix de l’Académie Charles Cros) vào 5 năm sau ngày họ lấy nhau.  

 

GS Trần Quang Hải sinh năm 1944. Bên cạnh việc giảng dạy và biểu diễn nghệ thuật, ông còn viết hơn 200 bài viết về âm nhạc Việt Nam và Đông Nam Á trên các tạp chí chuyên ngành tiếng Anh, Pháp, cùng 500 bài viết bằng tiếng Việt đăng trên hơn 30 tờ báo Việt ngữ trên thế giới. Ông đã nhận được khoảng 20 giải thưởng quốc tế như huy chương vàng về âm nhạc của Viện Hàn lâm văn hóa Á châu (Académie

 

Culturelle Asiatique), tiến sĩ âm nhạc danh dự của ĐH International University Foundation (Mỹ), tiểu sử được ghi trong các cuốn từ điển danh nhân quốc tế và các niên giám văn hóa nghệ thuật như Dictionary of International Biolography, Who’s Who in Europe (Anh), International Directory of Distinguished Leadership, 5.000 Personalities in the World (Mỹ), Nouveau Dictionaire Européen (Bỉ), Who’s Who International Art (Thụy Sĩ).

Giới văn hóa nghệ thuật trên thế giới còn biết đến Trần Quang Hải là nghệ sĩ duy nhất biết sử dụng nhiều loại nhạc cụ như: châu Âu với violon, guitar, mandoline, banjo, flute; Việt Nam với đàn tranh, đàn độc huyền, đàn cò, sinh tiền, muỗng; Trung Quốc với Nam hồ; Ấn Độ với đàn dây tampura và đàn vina, Ba Tư với trống zarb…

 

Giao Hưởng