Thông tin về việc tuyên thánh cho Chân phước Phêrô Favre, S.J.
Phêrô Favre sinh tại Savoy vào năm 1506 và mất tại Roma vào năm 1547, vài tuần trước khi khởi hành đi dự Công đồng Trento. Ngài được Đức Piô IX phong chân phước vào ngày 5 tháng 9 năm 1872.
Thông tin về việc tuyên thánh cho Chân phước Phêrô Favre, S.J.
POPE CELEBRATES CANONIZATION MASS FOR SEVEN NEW SAINTS AT VATICAN
Chân phước Phêrô Favre, một Giêsu hữu “cải cách”, người mà Đức Thánh Cha Phanxicô xem là mẫu gương của mình, sẽ được công bố tuyên thánh trước dịp Lễ Giáng Sinh. Nhà báo Stefania Falasca đã công bố tin này trên tờ nhật báo “Avvenire” của Ý số ra hôm nay. Tiến trình tuyên thánh đang đi đến giai đoạn cuối và người ta kỳ vọng Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ công bố sắc lệnh tuyên thánh vào tháng tới. Với sắc lệnh này, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tuyên thánh cho người bạn đường đầu tiên của Thánh Inhaxiô, và mở rộng việc sùng kính dành cho Giáo hội hoàn vũ.
Phêrô Favre sinh tại Savoy vào năm 1506 và mất tại Roma vào năm 1547, vài tuần trước khi khởi hành đi dự Công đồng Trento. Ngài được Đức Piô IX phong chân phước vào ngày 5 tháng 9 năm 1872. Với một phúc nghị từ Thánh Bộ Lễ Nghi, Đức Thánh Cha Pio IX đã phê chuẩn việc tôn kính vốn đã được thực hành một thời gian dài tại Savoy và trong Dòng Tên. Giờ đây, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ mở rộng việc tôn kính theo phụng vụ cho Giáo Hội hoàn vũ.
]Tiến trình được áp dụng cho Chân phước Phêrô Favre có tên gọi “tương đương”, việc này chỉ được áp dụng cho những vị có tầm quan trọng đặc biệt trong Giáo hội, những vị đã được chứng thực bởi việc tôn kính theo phụng vụ cổ phổ quát và danh thơm thánh thiện và sự phi thường của các ngài không bị gián đoạn. Việc thực hành này đã được thực hiện như một quy luật trong Giáo hội, dù không thường xuyên. Báo “Avvenire” ghi nhận: “Gần đây, Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã tuyên thánh cho ba vị theo tiến trình này, cũng vậy, ĐTC Bênêđictô XVI đã tuyên thánh cho một vị khác, người cuối cùng là Thánh nữ Angela da Foligno, đã được Đức Thánh Cha Phanxicô chuẩn nhận vào hôm 9 tháng 10 vừa qua.”
Nhưng việc tuyên thánh cho Favre có một ý nghĩa đặc biệt vì ngài là một khuôn mẫu về linh đạo và về đời sống tư tế của đấng kế vị Thánh Phêrô hiện nay và đồng thời ngài cũng là một trong những điểm quy chiếu quan trọng nhất để hiểu được cách quản trị của Đức Thánh Cha Phanxicô. Sống trong thời kỳ mà nguy cơ de doạ sự hiệp nhất của Giáo hội đã lên đến đỉnh điểm, Chân phước Phêrô Favre đã giữ mình khỏi các cuộc tranh cãi về giáo thuyết, hướng đến sứ mạng tông đồ để cải cách Giáo hội và trở thành một người tiên phong về đại kết.”
Chính Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về Chân phước Phêrô Favre trong cuộc phỏng vấn với tạp chí “La Civiltà Cattolica”, ĐTC đã lưu ý đến một vài khía cạnh thiết yếu trong nhân cách của vị Chân phước này: “Ngài đối thoại với mọi người, cả những người xa xôi nhất và cả những thù địch của mình; lòng đạo đức đơn sơ của ngài, có lẽ hơi chút ngây thơ, sự ứng trực của ngài, khả năng nhận định nội tâm đầy cẩn trọng, và ngài thực là một con người có khả năng đưa ra các quyết định quan trọng và mạnh mẽ nhưng đồng thời có khả năng hiền hậu, hiền hậu đến thế”.
Falasca viết: “Chân dung Favre được các tài liệu mô tả là diện mạo của một người chiêm niệm trong hoạt động, một người không ngừng được Đức Kitô thu hút, là người biết cảm thông với người khác, cảm thương với những người bị chia ly, có kinh nghiệm về nhận định thần loại. Ngài trở thành mẫu gương đời linh mục ngang qua việc sống một cách khiêm hạ và kiên nhẫn ơn nhưng không của chức linh mục và ngang qua việc trao ban chính mình mà không hy vọng ở bất cứ phần thưởng trần thế nào. Trực giác tiêu biểu nhất của Phêrô Favre là “huấn dụ tâm cảm”, là khả năng đối thoại thiêng liêng với tha nhân, là ơn riêng của việc biết đi vào hoàn cảnh của mỗi người.”
Chân phước Phêrô Favre, một Giêsu hữu “cải cách”, người mà Đức Thánh Cha Phanxicô xem là mẫu gương của mình, sẽ được công bố tuyên thánh trước dịp Lễ Giáng Sinh. Nhà báo Stefania Falasca đã công bố tin này trên tờ nhật báo “Avvenire” của Ý số ra hôm nay. Tiến trình tuyên thánh đang đi đến giai đoạn cuối và người ta kỳ vọng Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ công bố sắc lệnh tuyên thánh vào tháng tới. Với sắc lệnh này, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tuyên thánh cho người bạn đường đầu tiên của Thánh Inhaxiô, và mở rộng việc sùng kính dành cho Giáo hội hoàn vũ.
Phêrô Favre sinh tại Savoy vào năm 1506 và mất tại Roma vào năm 1547, vài tuần trước khi khởi hành đi dự Công đồng Trento. Ngài được Đức Piô IX phong chân phước vào ngày 5 tháng 9 năm 1872. Với một phúc nghị từ Thánh Bộ Lễ Nghi, Đức Thánh Cha Pio IX đã phê chuẩn việc tôn kính vốn đã được thực hành một thời gian dài tại Savoy và trong Dòng Tên. Giờ đây, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ mở rộng việc tôn kính theo phụng vụ cho Giáo Hội hoàn vũ.
]Tiến trình được áp dụng cho Chân phước Phêrô Favre có tên gọi “tương đương”, việc này chỉ được áp dụng cho những vị có tầm quan trọng đặc biệt trong Giáo hội, những vị đã được chứng thực bởi việc tôn kính theo phụng vụ cổ phổ quát và danh thơm thánh thiện và sự phi thường của các ngài không bị gián đoạn. Việc thực hành này đã được thực hiện như một quy luật trong Giáo hội, dù không thường xuyên. Báo “Avvenire” ghi nhận: “Gần đây, Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã tuyên thánh cho ba vị theo tiến trình này, cũng vậy, ĐTC Bênêđictô XVI đã tuyên thánh cho một vị khác, người cuối cùng là Thánh nữ Angela da Foligno, đã được Đức Thánh Cha Phanxicô chuẩn nhận vào hôm 9 tháng 10 vừa qua.”
Nhưng việc tuyên thánh cho Favre có một ý nghĩa đặc biệt vì ngài là một khuôn mẫu về linh đạo và về đời sống tư tế của đấng kế vị Thánh Phêrô hiện nay và đồng thời ngài cũng là một trong những điểm quy chiếu quan trọng nhất để hiểu được cách quản trị của Đức Thánh Cha Phanxicô. Sống trong thời kỳ mà nguy cơ de doạ sự hiệp nhất của Giáo hội đã lên đến đỉnh điểm, Chân phước Phêrô Favre đã giữ mình khỏi các cuộc tranh cãi về giáo thuyết, hướng đến sứ mạng tông đồ để cải cách Giáo hội và trở thành một người tiên phong về đại kết.”
Chính Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về Chân phước Phêrô Favre trong cuộc phỏng vấn với tạp chí “La Civiltà Cattolica”, ĐTC đã lưu ý đến một vài khía cạnh thiết yếu trong nhân cách của vị Chân phước này: “Ngài đối thoại với mọi người, cả những người xa xôi nhất và cả những thù địch của mình; lòng đạo đức đơn sơ của ngài, có lẽ hơi chút ngây thơ, sự ứng trực của ngài, khả năng nhận định nội tâm đầy cẩn trọng, và ngài thực là một con người có khả năng đưa ra các quyết định quan trọng và mạnh mẽ nhưng đồng thời có khả năng hiền hậu, hiền hậu đến thế”.
Falasca viết: “Chân dung Favre được các tài liệu mô tả là diện mạo của một người chiêm niệm trong hoạt động, một người không ngừng được Đức Kitô thu hút, là người biết cảm thông với người khác, cảm thương với những người bị chia ly, có kinh nghiệm về nhận định thần loại. Ngài trở thành mẫu gương đời linh mục ngang qua việc sống một cách khiêm hạ và kiên nhẫn ơn nhưng không của chức linh mục và ngang qua việc trao ban chính mình mà không hy vọng ở bất cứ phần thưởng trần thế nào. Trực giác tiêu biểu nhất của Phêrô Favre là “huấn dụ tâm cảm”, là khả năng đối thoại thiêng liêng với tha nhân, là ơn riêng của việc biết đi vào hoàn cảnh của mỗi người.”