Đại học Giáo hoàng Gregorian tổ chức toạ đàm về sự hình thành vũ trụ
Hoạt động của các ngôi sao, các hành tinh và các dải thiên hà luôn làm nảy sinh nơi chúng ta những câu hỏi liên quan đến tiến trình hình thành của vũ trụ: Vũ trụ được tạo nên thế nào và tại sao? Vũ trụ có phải được tạo nên từ hư không? Những câu hỏi đã được các chuyên gia tại Đại học Gregorian của Vatican, nơi đã từng thảo luận về thuyết ‘Big Bang’ và những thuyết ít phổ biến khác, bàn luận.
Đại học Giáo hoàng Gregorian tổ chức toạ đàm về sự hình thành vũ trụ
Hoạt động của các ngôi sao, các hành tinh và các dải thiên hà luôn làm nảy sinh nơi chúng ta những câu hỏi liên quan đến tiến trình hình thành của vũ trụ: Vũ trụ được tạo nên thế nào và tại sao? Vũ trụ có phải được tạo nên từ hư không? Những câu hỏi đã được các chuyên gia tại Đại học Gregorian của Vatican, nơi đã từng thảo luận về thuyết ‘Big Bang’ và những thuyết ít phổ biến khác, bàn luận.
“Có khả thể khoa học cho thấy rằng không hẳn chỉ có một vũ trụ nhưng có nhiều ‘vũ trụ’ và chúng song song với nhau, độc lập, cái này nảy sinh từ cái kia”, Cha Gabriele Gionti thuộc Đài Thiên văn Vatican cho biết.
Cha Gionti là một linh mục Dòng Tên sống tại Castel Gandolfo nơi đặt một trong 2 đài thiên văn của Vatican. Ngài đã dành trọn cuộc đời để nghiên cứu toán học, khoa học và đặc biệt là ‘vật lý lượng tử.’ Ngài chỉ ra một thực tế rằng vũ trụ vốn vận hành theo một trật tự thông minh và hợp lý, có thể là bằng chứng gián tiếp cho thấy Thiên Chúa đã tạo nên vũ trụ.
“Điều này có thể giải thích được bằng toán học và khoa học và không hề trái với quan niệm về một Thiên Chúa đã sáng tạo thế giới này”, Cha Gionti quả quyết.
Bà Michelina Tenace, phụ trách khoa thần học nền tảng tại Đại học Gregorian cho biết: “Chính vì lý do này, những khám phá khoa học và mọi thứ mà khoa học mang đến là một phúc lành. Nghiên cứu khoa học và khao khát được thúc đẩy bởi đức tin không phải là 2 điều đối lập nhau.”
Diễn đàn đã bàn về các lý thuyết dựa trên khoa học, triết học và thần học vì đôi khi các lý thuyết có vẻ trái ngược nhau, thường lại có một mẫu số chung.
“Big Bang có vẻ tương hợp Khởi nguyên và Sáng tạo, nhưng Sáng tạo là một quan niệm không thuộc về khoa học”, Cha Gionti nói.
Trong một phạm vi mà nghiên cứu khoa học được dựa trên những bằng chứng, các tham dự viên thừa nhận rằng, không phải mọi thứ đều có thể giải thích được nhờ đức tin, nhưng học cũng thêm rằng cũng không hẳn mọi thứ đều có thể được giải thích nhờ khoa học.
“Có khả thể khoa học cho thấy rằng không hẳn chỉ có một vũ trụ nhưng có nhiều ‘vũ trụ’ và chúng song song với nhau, độc lập, cái này nảy sinh từ cái kia”, Cha Gabriele Gionti thuộc Đài Thiên văn Vatican cho biết.
Cha Gionti là một linh mục Dòng Tên sống tại Castel Gandolfo nơi đặt một trong 2 đài thiên văn của Vatican. Ngài đã dành trọn cuộc đời để nghiên cứu toán học, khoa học và đặc biệt là ‘vật lý lượng tử.’ Ngài chỉ ra một thực tế rằng vũ trụ vốn vận hành theo một trật tự thông minh và hợp lý, có thể là bằng chứng gián tiếp cho thấy Thiên Chúa đã tạo nên vũ trụ.
“Điều này có thể giải thích được bằng toán học và khoa học và không hề trái với quan niệm về một Thiên Chúa đã sáng tạo thế giới này”, Cha Gionti quả quyết.
Bà Michelina Tenace, phụ trách khoa thần học nền tảng tại Đại học Gregorian cho biết: “Chính vì lý do này, những khám phá khoa học và mọi thứ mà khoa học mang đến là một phúc lành. Nghiên cứu khoa học và khao khát được thúc đẩy bởi đức tin không phải là 2 điều đối lập nhau.”
Diễn đàn đã bàn về các lý thuyết dựa trên khoa học, triết học và thần học vì đôi khi các lý thuyết có vẻ trái ngược nhau, thường lại có một mẫu số chung.
“Big Bang có vẻ tương hợp Khởi nguyên và Sáng tạo, nhưng Sáng tạo là một quan niệm không thuộc về khoa học”, Cha Gionti nói.
Trong một phạm vi mà nghiên cứu khoa học được dựa trên những bằng chứng, các tham dự viên thừa nhận rằng, không phải mọi thứ đều có thể giải thích được nhờ đức tin, nhưng học cũng thêm rằng cũng không hẳn mọi thứ đều có thể được giải thích nhờ khoa học.