Đức Thánh Cha giải thích về Bí tích Rửa Tội
VATICAN – Trong buổi tiếp kiến chung 60.000 tín hữu hành hương sáng thứ tư, 13-11-2013, ĐTC Phanxicô đã giải thích ý nghĩa và tầm quan trọng của Bí tích Rửa Tội đối với đời sống Kitô. Trong bài giáo lý tiếp đó, ĐTC quảng diễn về đề tài rút từ câu Kinh Tin Kính: “Tôi tin sự tha tội: Bí tích Rửa Tội.”
Đức Thánh Cha giải thích về Bí tích Rửa Tội
VATICAN – Trong buổi tiếp kiến chung 60.000 tín hữu hành hương sáng thứ tư, 13-11-2013, ĐTC Phanxicô đã giải thích ý nghĩa và tầm quan trọng của Bí tích Rửa Tội đối với đời sống Kitô.
Giờ khai mạc chính thức được ấn định vào lúc 10 giờ 30, nhưng từ 9 giờ, Quảng trường đã có hơn 60.000 người, và lúc 10 giờ thiếu 10, ĐTC đã vào quảng trường trên chiếc xe díp màu trắng mui trần, tiến qua các lối đi để chào thăm các tín hữu. Rất nhiều người lợi dụng dịp này để trao thư cho ngài; có những người tung khăn quàng hoặc quà tặng vào chiếc xe díp của ngài. Cũng có những người muốn đổi chiếc mũ chỏm màu trắng, nhưng ngài cầm lấy mũ ấy do tín hữu trao, đội vào đầu vài giây, rồi trao lại cho họ như kỷ vật.
Lên đến lễ đài trên thềm đền thờ, ĐTC làm dấu Thánh Giá, chính thức khai mạc buổi tiếp kiến. Các giám chức đọc một đoạn thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Roma bằng 5 thứ tiếng nói về Phép Rửa Tội.
Giờ khai mạc chính thức được ấn định vào lúc 10 giờ 30, nhưng từ 9 giờ, Quảng trường đã có hơn 60.000 người, và lúc 10 giờ thiếu 10, ĐTC đã vào quảng trường trên chiếc xe díp màu trắng mui trần, tiến qua các lối đi để chào thăm các tín hữu. Rất nhiều người lợi dụng dịp này để trao thư cho ngài; có những người tung khăn quàng hoặc quà tặng vào chiếc xe díp của ngài. Cũng có những người muốn đổi chiếc mũ chỏm màu trắng, nhưng ngài cầm lấy mũ ấy do tín hữu trao, đội vào đầu vài giây, rồi trao lại cho họ như kỷ vật.
Lên đến lễ đài trên thềm đền thờ, ĐTC làm dấu Thánh Giá, chính thức khai mạc buổi tiếp kiến. Các giám chức đọc một đoạn thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Roma bằng 5 thứ tiếng nói về Phép Rửa Tội.
Bài Giáo lý
Trong bài giáo lý tiếp đó, ĐTC quảng diễn về đề tài rút từ câu Kinh Tin Kính: “Tôi tin sự tha tội: Bí tích Rửa Tội.” Sau khi chào thăm mọi người, ĐTC nói:
“Trong Kinh Tin Kính, chúng ta vẫn đọc mỗi ngày Chúa Nhật để tuyên xưng đức tin, chúng ta khẳng định: “Tôi tin có một phép rửa để tha tội.” Đây là lần duy nhất trong Kinh Tin Kính nói minh thị về một bí tích. Thực vậy, Bí tích Rửa Tội là “cánh cửa” dẫn vào đức tin và đời sống Kitô. Chúa Giêsu Phục Sinh đã để lại cho các Tông đồ lệnh truyền này: “Các con hãy đi khắp thế gian và công bố Tin Mừng cho mọi thụ tạo. Ai tin và chịu phép rửa sẽ được cứu thoát.” (Mc 16,15-16). Sứ mạng của Giáo Hội là loan báo Tin Mừng và tha tội qua Bí tích Rửa Tội. Nhưng chúng ta hãy trở lại lời Kinh Tin Kính. Câu nói có thể được chia làm 3 phần: “tôi tin”; “một phép rửa”; “để tha tội”.
1. Thứ nhất: “Tôi tin”. Điều này có nghĩa là gì? Đây là từ ngữ long trọng và cho thấy tầm quan trọng rất lớn của đối tượng, nghĩa là Bí tích Rửa Tội. Thực vậy, khi tuyên xưng lời này, chúng ta khẳng định căn tính đích thực của chúng ta là con cái Thiên Chúa. Có thể nói, Bí tích Rửa Tội là thẻ căn cước của Kitô hữu, là giấy khai sinh của họ. Đó là giấy khai sinh của Giáo Hội. Tất cả anh chị em đều biết ngày sinh của mình. Anh chị em mừng sinh nhật, tất cả đều mừng như thế. Nhưng tôi hỏi một câu mà có lần tôi đã hỏi: Ai trong anh chị em nhớ ngày mình được rửa tội là ngày nào? Xin giơ tay lên! Không nhiều lắm. Khi về nhà, anh chị em hãy hỏi xem mình được rửa tội ngày nào nhé! Hãy tìm đi, vì đó là ngày sinh nhật thứ hai! Ngày anh chị em sinh ra trong Giáo Hội. Hãy tìm hiểu và cảm tạ Chúa vì Ngài mở cho chúng ta cửa vào Giáo Hội của Chúa trong ngày chúng ta lãnh nhận Bí tích Rửa Tội. Chúng ta hãy tìm hiểu ngay ngày hôm nay.
Đồng thời, niềm tin của chúng ta nơi sự tha tội được gắn liền với Bí tích Rửa Tội. Bí tích Thống Hối hay phép giải tội giống như một phép rửa tội thứ hai, luôn tham chiếu bí tích thứ nhất, để củng cố và đổi mới bí tích ấy. Theo nghĩa này, ngày chúng ta chịu phép rửa tội là khởi điểm của một con đường rất đẹp, một con đường tiến về Thiên Chúa, kéo dài trong cuộc sống, một con đường hoán cải liên tục được nâng đỡ nhờ Bí tích Thống Hối. Và anh chị em hãy nghĩ điều này: khi chúng ta đi xưng tội, xưng những yếu đuối của chúng ta, tội lỗi của chúng ta, chúng ta đi xin Chúa Giêsu tha thứ, nhưng chúng ta cũng đi canh tân Bí tích Rửa Tội nhờ sự tha thứ ấy. Cũng giống như chúng ta mừng ngày chịu phép rửa mỗi khi chúng ta đi xưng tội vậy. Như thế, việc xưng tội không phải là ngồi trong một phòng tra tấn, nhưng là một đại lễ để mừng ngày chịu phép rửa tội. Bí tích Giải Tội dành cho những người đã chịu Phép Rửa Tội! Bí tích ấy giữ cho chiếc áo trắng phẩm giá Kitô của chúng ta được thanh sạch.
2. Thứ hai: ”Một phép rửa duy nhất”. Thành ngữ này gợi lại lời Thánh Phaolô: “Một Chúa duy nhất, một đức tin, một phép rửa duy nhất.” (Ep 4,5). Từ “battesimo”, Phép Rửa Tội, nghĩa đen là “dìm mình”, và thực vậy, bí tích này là một sự dìm mình thiêng liêng thực sự trong cái chết của Chúa Kitô, từ đó ta sống lại với Ngài như những thụ tạo mới (x. Rm 6,4). Đây là một sự tẩy rửa tái sinh và soi sáng. Tái sinh vì nó thực hiện một sự sinh ra từ nước và Thánh Linh, nếu không có sự tái sinh này, thì không ai có thể được vào Nước Trời (x. Ga 3,5). Soi sáng vì qua Phép Rửa Tội, con người được tràn đầy ơn thánh của Chúa Kitô, “là ánh sáng đích thực soi chiếu mỗi người” (Ga 1,9) và xua tan bóng đêm của tội lỗi. Và vì thế, trong lễ nghi chịu Phép Rửa, có trao cho cha mẹ một cây nến sáng, để nói lên sự soi sáng ấy. Bí tích Rửa Tội soi sáng chúng ta từ bên trong với ánh sáng của Chúa Giêsu. Do hồng ân ấy, người chịu Phép Rửa được kêu gọi trở thành “ánh sáng” cho anh chị em mình, đặc biệt là những người còn ở trong bóng tối và không thấy tia sáng ở chân trời cuộc sống của họ.
Chúng ta hãy cố gắng tự hỏi: Phép Rửa Tội, đối với tôi, là một sự kiến quá khứa, mà tôi không bao giờ nghĩ đến, hay là một thực tại sinh động, có liên hệ tới hiện tại của tôi, trong mọi lúc? Thỉnh thoảng tôi có nghĩ đến hồng ân tôi đã nhận lãnh, đến sự kết hiệp sâu xa với Chúa Giêsu, Đấng đã hiến mình vì tôi hay không? Trong những lúc tăm tối, cả trong nội tâm, khi tôi cảm thấy gánh nặng của khó khăn và tội lỗi của tôi, tôi có nhớ rằng mình đã được chịu phép rửa hay không? Tôi có phó thác cho tình thương của Chúa Kitô Đấng đang ngự trong thẳm sâu con người của tôi hay không?
3. “Sau cùng, tôi xin nhắc sơ qua yếu tố thứ ba: “để tha thứ tội lỗi”. Trong Bí tích Rửa Tội, tất cả các tội lỗi được tha thứ, tội nguyên tổ cũng như tất cả các tội lỗi cá nhân, cũng như mọi hình phạt của tội lỗi. Với Phép Rửa Tội, cánh cửa được mở ra cho một đời sống mới thực sự, không còn bị đè nén vì gánh nặng của quá khứ tiêu cực, nhưng cảm thấy được vẻ đẹp và sự tốt lành của Nước Trời. Đây là một sự can thiệp quyền năng của lòng từ bi Chúa trong đời sống chúng ta để cứu thoát chúng ta. Nhưng sự can thiệp cứu độ này không loại bỏ sự yếu đuối trong bản tính loài người của chúng ta, tất cả chúng ta đều yếu đuối, tất cả đều là ngừơi tội lỗi, và sự can thiệp ấy không tước bỏ trách nhiệm của chúng ta phải xin tha thứ mỗi khi chúng ta lầm lẫn! Điều này thật là đẹp. Tôi không thể chịu phép rửa tội 2 lần, 3 lần, 4 lần, nhưng tôi có thể đi xưng tội, canh tân ơn Bí tích Rửa Tội. Như thể chúng ta chịu Bí tích Rửa Tội thứ hai vậy. Chúa Giêsu rất tốt lành, không bao giờ ngài mệt mỏi trong việc tha thứ cho chúng ta. Anh chị em hãy nhớ rõ điều đó. Bí tích mở cho chúng ta cánh cửa Giáo Hội. Hãy tìm ngày mình chịu Phép Rửa. Và cả khi cánh cửa này hơi bị khép kín vì sự yếu đuối của chúng ta, vì tội lỗi chúng ta, Phép Giải Tội lại mở cửa đó ra, vì Phép Giải Tội cũng giống như Bí tích Rửa Tội thứ hai, tha thứ tất cả và soi sáng cho chúng ta để tiến bước với ánh sáng của Chúa. Chúng ta hãy vui mừng tiến bước như thế. Vì chúng ta phải vui sống với Chúa Giêsu Kitô và đó là một ân phúc của Chúa.
Chào thăm các tín hữu
Sau bài giáo lý trên đây, các giám chức và linh mục tại Toà Thánh đã lần lượt tóm tắt ý chính bài huấn giáo của ĐTC, cũng như dịch những lời chào của ngài từ tiếng Ý sang các ngôn ngữ chính.
Chào các tín hữu nói tiếng Pháp, ĐTC nhắc đến các tín hữu từ Pháp và Thuỵ Sĩ, cùng với các linh mục từ Cộng hoà Dân chủ Congo, đồng thời ngài nhắc nhở rằng trong trọn cuộc sống của anh chị em, đừng để cho căn cước Kitô của anh chị em bị đánh cắp mất.
Khi chào các phái đoàn bằng tiếng Ý, ĐTC đặc biệt nhắc đến các tín hữu đến từ Massa Marittima và Piombino do Đức GM Ciattini hướng dẫn về Roma hành hương nhân dịp Năm Đức Tin. Ngài cũng nói: Tôi thân ái chào thăm thân nhân của các nạn nhân ở Nassiriya, được Đức TGM Giám hạt Quân đội Italia, Marcianò, hương dẫn, nhân dịp tưởng niệm 10 năm vụ khủng bố tại Irak. Vụ khủng bố này đã làm cho 19 hiến binh Italia bị thiệt mạng. 140 thân nhân của họ đã hiện diện tại buổi tiếp kiến.
ĐTC nói thêm: “Tôi thân ái nghĩ đến các bạn trẻ, các đôi vợ chồng mới cưới, các bệnh nhân, đặc biệt là nhóm các bệnh nhân bị những thứ bệnh hiếm ở Italia, cùng với Đức TGM Zimowski, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh Mục vụ các Nhân viên Y tế; tiếp đến là một Liên hiệp Người mù ở Vibo Valentia, với ĐGH Renzo.”
ĐTC không quên nhắc nhở: “Trong những ngày tháng 11 này, Phụng vụ kính nhớ lễ Cung hiến Vương cung Thánh đường Thánh Gioan ở khu vực Laterano và Đền thờ Thánh Phêrô và Đền thờ Thánh Phaolô. Tôi cầu chúc tất cả những người đến hành hương tại Roma, có thể củng cố mối liên hệ với Thành của các Tông đồ và niềm vui được thuộc về Giáo hội Công giáo.”
“Trong Kinh Tin Kính, chúng ta vẫn đọc mỗi ngày Chúa Nhật để tuyên xưng đức tin, chúng ta khẳng định: “Tôi tin có một phép rửa để tha tội.” Đây là lần duy nhất trong Kinh Tin Kính nói minh thị về một bí tích. Thực vậy, Bí tích Rửa Tội là “cánh cửa” dẫn vào đức tin và đời sống Kitô. Chúa Giêsu Phục Sinh đã để lại cho các Tông đồ lệnh truyền này: “Các con hãy đi khắp thế gian và công bố Tin Mừng cho mọi thụ tạo. Ai tin và chịu phép rửa sẽ được cứu thoát.” (Mc 16,15-16). Sứ mạng của Giáo Hội là loan báo Tin Mừng và tha tội qua Bí tích Rửa Tội. Nhưng chúng ta hãy trở lại lời Kinh Tin Kính. Câu nói có thể được chia làm 3 phần: “tôi tin”; “một phép rửa”; “để tha tội”.
1. Thứ nhất: “Tôi tin”. Điều này có nghĩa là gì? Đây là từ ngữ long trọng và cho thấy tầm quan trọng rất lớn của đối tượng, nghĩa là Bí tích Rửa Tội. Thực vậy, khi tuyên xưng lời này, chúng ta khẳng định căn tính đích thực của chúng ta là con cái Thiên Chúa. Có thể nói, Bí tích Rửa Tội là thẻ căn cước của Kitô hữu, là giấy khai sinh của họ. Đó là giấy khai sinh của Giáo Hội. Tất cả anh chị em đều biết ngày sinh của mình. Anh chị em mừng sinh nhật, tất cả đều mừng như thế. Nhưng tôi hỏi một câu mà có lần tôi đã hỏi: Ai trong anh chị em nhớ ngày mình được rửa tội là ngày nào? Xin giơ tay lên! Không nhiều lắm. Khi về nhà, anh chị em hãy hỏi xem mình được rửa tội ngày nào nhé! Hãy tìm đi, vì đó là ngày sinh nhật thứ hai! Ngày anh chị em sinh ra trong Giáo Hội. Hãy tìm hiểu và cảm tạ Chúa vì Ngài mở cho chúng ta cửa vào Giáo Hội của Chúa trong ngày chúng ta lãnh nhận Bí tích Rửa Tội. Chúng ta hãy tìm hiểu ngay ngày hôm nay.
Đồng thời, niềm tin của chúng ta nơi sự tha tội được gắn liền với Bí tích Rửa Tội. Bí tích Thống Hối hay phép giải tội giống như một phép rửa tội thứ hai, luôn tham chiếu bí tích thứ nhất, để củng cố và đổi mới bí tích ấy. Theo nghĩa này, ngày chúng ta chịu phép rửa tội là khởi điểm của một con đường rất đẹp, một con đường tiến về Thiên Chúa, kéo dài trong cuộc sống, một con đường hoán cải liên tục được nâng đỡ nhờ Bí tích Thống Hối. Và anh chị em hãy nghĩ điều này: khi chúng ta đi xưng tội, xưng những yếu đuối của chúng ta, tội lỗi của chúng ta, chúng ta đi xin Chúa Giêsu tha thứ, nhưng chúng ta cũng đi canh tân Bí tích Rửa Tội nhờ sự tha thứ ấy. Cũng giống như chúng ta mừng ngày chịu phép rửa mỗi khi chúng ta đi xưng tội vậy. Như thế, việc xưng tội không phải là ngồi trong một phòng tra tấn, nhưng là một đại lễ để mừng ngày chịu phép rửa tội. Bí tích Giải Tội dành cho những người đã chịu Phép Rửa Tội! Bí tích ấy giữ cho chiếc áo trắng phẩm giá Kitô của chúng ta được thanh sạch.
2. Thứ hai: ”Một phép rửa duy nhất”. Thành ngữ này gợi lại lời Thánh Phaolô: “Một Chúa duy nhất, một đức tin, một phép rửa duy nhất.” (Ep 4,5). Từ “battesimo”, Phép Rửa Tội, nghĩa đen là “dìm mình”, và thực vậy, bí tích này là một sự dìm mình thiêng liêng thực sự trong cái chết của Chúa Kitô, từ đó ta sống lại với Ngài như những thụ tạo mới (x. Rm 6,4). Đây là một sự tẩy rửa tái sinh và soi sáng. Tái sinh vì nó thực hiện một sự sinh ra từ nước và Thánh Linh, nếu không có sự tái sinh này, thì không ai có thể được vào Nước Trời (x. Ga 3,5). Soi sáng vì qua Phép Rửa Tội, con người được tràn đầy ơn thánh của Chúa Kitô, “là ánh sáng đích thực soi chiếu mỗi người” (Ga 1,9) và xua tan bóng đêm của tội lỗi. Và vì thế, trong lễ nghi chịu Phép Rửa, có trao cho cha mẹ một cây nến sáng, để nói lên sự soi sáng ấy. Bí tích Rửa Tội soi sáng chúng ta từ bên trong với ánh sáng của Chúa Giêsu. Do hồng ân ấy, người chịu Phép Rửa được kêu gọi trở thành “ánh sáng” cho anh chị em mình, đặc biệt là những người còn ở trong bóng tối và không thấy tia sáng ở chân trời cuộc sống của họ.
Chúng ta hãy cố gắng tự hỏi: Phép Rửa Tội, đối với tôi, là một sự kiến quá khứa, mà tôi không bao giờ nghĩ đến, hay là một thực tại sinh động, có liên hệ tới hiện tại của tôi, trong mọi lúc? Thỉnh thoảng tôi có nghĩ đến hồng ân tôi đã nhận lãnh, đến sự kết hiệp sâu xa với Chúa Giêsu, Đấng đã hiến mình vì tôi hay không? Trong những lúc tăm tối, cả trong nội tâm, khi tôi cảm thấy gánh nặng của khó khăn và tội lỗi của tôi, tôi có nhớ rằng mình đã được chịu phép rửa hay không? Tôi có phó thác cho tình thương của Chúa Kitô Đấng đang ngự trong thẳm sâu con người của tôi hay không?
3. “Sau cùng, tôi xin nhắc sơ qua yếu tố thứ ba: “để tha thứ tội lỗi”. Trong Bí tích Rửa Tội, tất cả các tội lỗi được tha thứ, tội nguyên tổ cũng như tất cả các tội lỗi cá nhân, cũng như mọi hình phạt của tội lỗi. Với Phép Rửa Tội, cánh cửa được mở ra cho một đời sống mới thực sự, không còn bị đè nén vì gánh nặng của quá khứ tiêu cực, nhưng cảm thấy được vẻ đẹp và sự tốt lành của Nước Trời. Đây là một sự can thiệp quyền năng của lòng từ bi Chúa trong đời sống chúng ta để cứu thoát chúng ta. Nhưng sự can thiệp cứu độ này không loại bỏ sự yếu đuối trong bản tính loài người của chúng ta, tất cả chúng ta đều yếu đuối, tất cả đều là ngừơi tội lỗi, và sự can thiệp ấy không tước bỏ trách nhiệm của chúng ta phải xin tha thứ mỗi khi chúng ta lầm lẫn! Điều này thật là đẹp. Tôi không thể chịu phép rửa tội 2 lần, 3 lần, 4 lần, nhưng tôi có thể đi xưng tội, canh tân ơn Bí tích Rửa Tội. Như thể chúng ta chịu Bí tích Rửa Tội thứ hai vậy. Chúa Giêsu rất tốt lành, không bao giờ ngài mệt mỏi trong việc tha thứ cho chúng ta. Anh chị em hãy nhớ rõ điều đó. Bí tích mở cho chúng ta cánh cửa Giáo Hội. Hãy tìm ngày mình chịu Phép Rửa. Và cả khi cánh cửa này hơi bị khép kín vì sự yếu đuối của chúng ta, vì tội lỗi chúng ta, Phép Giải Tội lại mở cửa đó ra, vì Phép Giải Tội cũng giống như Bí tích Rửa Tội thứ hai, tha thứ tất cả và soi sáng cho chúng ta để tiến bước với ánh sáng của Chúa. Chúng ta hãy vui mừng tiến bước như thế. Vì chúng ta phải vui sống với Chúa Giêsu Kitô và đó là một ân phúc của Chúa.
Chào thăm các tín hữu
Sau bài giáo lý trên đây, các giám chức và linh mục tại Toà Thánh đã lần lượt tóm tắt ý chính bài huấn giáo của ĐTC, cũng như dịch những lời chào của ngài từ tiếng Ý sang các ngôn ngữ chính.
Chào các tín hữu nói tiếng Pháp, ĐTC nhắc đến các tín hữu từ Pháp và Thuỵ Sĩ, cùng với các linh mục từ Cộng hoà Dân chủ Congo, đồng thời ngài nhắc nhở rằng trong trọn cuộc sống của anh chị em, đừng để cho căn cước Kitô của anh chị em bị đánh cắp mất.
Khi chào các phái đoàn bằng tiếng Ý, ĐTC đặc biệt nhắc đến các tín hữu đến từ Massa Marittima và Piombino do Đức GM Ciattini hướng dẫn về Roma hành hương nhân dịp Năm Đức Tin. Ngài cũng nói: Tôi thân ái chào thăm thân nhân của các nạn nhân ở Nassiriya, được Đức TGM Giám hạt Quân đội Italia, Marcianò, hương dẫn, nhân dịp tưởng niệm 10 năm vụ khủng bố tại Irak. Vụ khủng bố này đã làm cho 19 hiến binh Italia bị thiệt mạng. 140 thân nhân của họ đã hiện diện tại buổi tiếp kiến.
ĐTC nói thêm: “Tôi thân ái nghĩ đến các bạn trẻ, các đôi vợ chồng mới cưới, các bệnh nhân, đặc biệt là nhóm các bệnh nhân bị những thứ bệnh hiếm ở Italia, cùng với Đức TGM Zimowski, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh Mục vụ các Nhân viên Y tế; tiếp đến là một Liên hiệp Người mù ở Vibo Valentia, với ĐGH Renzo.”
ĐTC không quên nhắc nhở: “Trong những ngày tháng 11 này, Phụng vụ kính nhớ lễ Cung hiến Vương cung Thánh đường Thánh Gioan ở khu vực Laterano và Đền thờ Thánh Phêrô và Đền thờ Thánh Phaolô. Tôi cầu chúc tất cả những người đến hành hương tại Roma, có thể củng cố mối liên hệ với Thành của các Tông đồ và niềm vui được thuộc về Giáo hội Công giáo.”