Iraq: Lễ tưởng niệm các nạn nhân của cuộc thảm sát năm 2010 tại Nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
3 năm sau cuộc thảm sát kinh hoàng tại Nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tại Baghdad (31-10-2010), một lễ tưởng niệm được âm thầm tổ chức tại nhà thờ này để tưởng niệm 53 nạn nhân thiệt mạng.
Iraq: Lễ tưởng niệm các nạn nhân của cuộc thảm sát năm 2010 tại Nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
WHĐ (08.11.2013) – 3 năm sau cuộc thảm sát kinh hoàng tại Nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tại Baghdad (31-10-2010), một lễ tưởng niệm được âm thầm tổ chức tại nhà thờ này để tưởng niệm 53 nạn nhân thiệt mạng. Nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp toạ lạc tại khu thương mại chính của Baghdad, Karrada, được bảo vệ rất nghiêm ngặt. Chỉ có những người xuất trình giấy tờ chứng minh là Kitô hữu mới được phép vào nơi này.
Phía trước nhà thờ, hàng chục người Hồi giáo Iraq, thuộc cả hai phái Sunni và Shiite, thắp nến và căng biểu ngữ kêu gọi những đồng hương Kitô hữu của họ đừng để bị cám dỗ ra đi và khẳng định họ ủng hộ các tôn giáo thiểu số. Một người biểu tình là công chức về hưu nhấn mạnh: “Từ hàng nghìn năm nay, các Kitô hữu là người Iraq và Kitô giáo là một trong những tôn giáo lâu đời nhất ở đất nước này. Chúng tôi khuyên họ đừng rời khỏi Iraq, bởi vì mọi người Iraq đều chia sẻ nỗi đau của họ.”
Trước năm 2003, tại Iraq có khoảng 1 triệu Kitô hữu. Hiện nay con số này ước tính ít hơn 500.000 người. Trong các cộng đồng Kitô hữu Iraq, có một trong những cộng đồng lâu đời nhất trên thế giới là cộng đồng Canđê, với gần 700.000 tín hữu trên toàn thế giới.
Cuộc tấn công năm 2010 là cuộc thảm sát đẫm máu nhất nhắm vào cộng đồng Kitô hữu tại Iraq kể từ năm 2003 và từ khi chế độ Saddam Hussein sụp đổ. Khoảng 100 tín hữu đang tham dự Thánh lễ chiều Chúa Nhật trong nhà thờ thì bị một nhóm người vũ trang bắt làm con tin. Một nhóm có liên hệ với Al-Qaeda đã nhận trách nhiệm bắt giữ con tin để đòi Giáo hội Copt Ai Cập trả tự do cho mấy người phụ nữ Hồi giáo mà họ nói đang bị “giam giữ trong các tu viện”. Cuộc giải cứu con tin của lực lượng an ninh Iraq đã khiến 53 người thiệt mạng, đa số là phụ nữ và trẻ em; trong số những người thiệt mạng có 3 linh mục, đồng thời cũng có cả nhân viên an ninh và nhóm khủng bố.
Cuộc tấn công này đã gây ra một làn sóng thương cảm mạnh mẽ trên toàn thế giới. Ngày hôm sau, tức ngày Lễ Các Thánh, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã lên án hành vi bạo lực này và cầu nguyện “cho các nạn nhân của nạn bạo lực phi lý này, càng tàn bạo hơn vì nó tấn công những người không có khả năng tự vệ, đang quy tụ trong nhà Chúa, là nơi yêu thương và hoà giải. Đứng trước những giai đoạn tàn khốc của bạo lực vẫn đang xâu xé các cư dân ở Trung Đông, tôi muốn lặp lại lời kêu gọi hoà bình.”
Phía trước nhà thờ, hàng chục người Hồi giáo Iraq, thuộc cả hai phái Sunni và Shiite, thắp nến và căng biểu ngữ kêu gọi những đồng hương Kitô hữu của họ đừng để bị cám dỗ ra đi và khẳng định họ ủng hộ các tôn giáo thiểu số. Một người biểu tình là công chức về hưu nhấn mạnh: “Từ hàng nghìn năm nay, các Kitô hữu là người Iraq và Kitô giáo là một trong những tôn giáo lâu đời nhất ở đất nước này. Chúng tôi khuyên họ đừng rời khỏi Iraq, bởi vì mọi người Iraq đều chia sẻ nỗi đau của họ.”
Trước năm 2003, tại Iraq có khoảng 1 triệu Kitô hữu. Hiện nay con số này ước tính ít hơn 500.000 người. Trong các cộng đồng Kitô hữu Iraq, có một trong những cộng đồng lâu đời nhất trên thế giới là cộng đồng Canđê, với gần 700.000 tín hữu trên toàn thế giới.
Cuộc tấn công năm 2010 là cuộc thảm sát đẫm máu nhất nhắm vào cộng đồng Kitô hữu tại Iraq kể từ năm 2003 và từ khi chế độ Saddam Hussein sụp đổ. Khoảng 100 tín hữu đang tham dự Thánh lễ chiều Chúa Nhật trong nhà thờ thì bị một nhóm người vũ trang bắt làm con tin. Một nhóm có liên hệ với Al-Qaeda đã nhận trách nhiệm bắt giữ con tin để đòi Giáo hội Copt Ai Cập trả tự do cho mấy người phụ nữ Hồi giáo mà họ nói đang bị “giam giữ trong các tu viện”. Cuộc giải cứu con tin của lực lượng an ninh Iraq đã khiến 53 người thiệt mạng, đa số là phụ nữ và trẻ em; trong số những người thiệt mạng có 3 linh mục, đồng thời cũng có cả nhân viên an ninh và nhóm khủng bố.
Cuộc tấn công này đã gây ra một làn sóng thương cảm mạnh mẽ trên toàn thế giới. Ngày hôm sau, tức ngày Lễ Các Thánh, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã lên án hành vi bạo lực này và cầu nguyện “cho các nạn nhân của nạn bạo lực phi lý này, càng tàn bạo hơn vì nó tấn công những người không có khả năng tự vệ, đang quy tụ trong nhà Chúa, là nơi yêu thương và hoà giải. Đứng trước những giai đoạn tàn khốc của bạo lực vẫn đang xâu xé các cư dân ở Trung Đông, tôi muốn lặp lại lời kêu gọi hoà bình.”
(Vatican Radio, 07-11-2013)