10 từ khoá để hiểu Đức Thánh Cha Phanxicô
“Đức Thánh Cha Phanxicô không phải là một nhà chính trị đúng nghĩa nhưng là người con trung thành của Giáo hội”, ông Greg Burke, đã nhận xét như thế. Ông Burke giải thích thêm rằng Đức Thánh Cha luôn mời gọi mọi người sống chân lý của Phúc Âm và ngài có khả năng trình bày những sự thật nan giải với lòng xót thương sâu nặng.
10 từ khoá để hiểu Đức Thánh Cha Phanxicô
WHĐ (24.10.2013) – “Đức Thánh Cha Phanxicô không phải là một nhà chính trị đúng nghĩa nhưng là người con trung thành của Giáo hội”, ông Greg Burke, đã nhận xét như thế. Ông Burke giải thích thêm rằng Đức Thánh Cha luôn mời gọi mọi người sống chân lý của Phúc Âm và ngài có khả năng trình bày những sự thật nan giải với lòng xót thương sâu nặng.
Greg Burke là một cựu ký giả của giới truyền thông Hoa Kỳ, suốt 25 năm qua ông đã cư ngụ và làm việc tại Roma và trở thành một nhà cố vấn truyền thông kinh nghiệm của Phủ Quốc vụ khanh. Vốn là một người hâm mộ bóng đá, cũng như Đức Thánh Cha, ông Burke đã ví von về ‘ngôi sao truyền thông’ Phanxicô như thế này: “Chúng tôi chuyền bóng cho Đức Thánh Cha và ngài ghi bàn”! Dí dỏm hơn, ông Burke còn đề nghị một khẩu hiệu, như vẫn thường thấy trên các bao thuốc lá, để in trên các tấm ảnh của của Đức Thánh Cha và cảnh báo mọi người: “Nguy hiểm: Người này có thể thay đổi cuộc đời của bạn!”
Ngày 18-10 vừa qua, trong một bài nói chuyện với các ân nhân của một quỹ bảo trợ tài chính cho Bảo tàng Vatican nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập, ông Burke đã ca ngợi khả năng thu hút truyền thông của Đức Thánh Cha Phanxicô: Đó không phải là sự mê hoặc. Nó phát xuất từ đức ái Kitô giáo, vốn có sức thu hút mạnh mẽ hơn sự mê hoặc. Đức Thánh Cha muốn vượt qua giới hạn chính trị của phe cánh bằng cách định hướng con người chú tâm vào Tin Mừng và Thiên Chúa, cũng như chân lý và lòng thương xót của Ngài. Tin Mừng không phải là khí cụ làm cho chúng ta dễ chịu nhưng, trái lại, Tin Mừng thách đố chúng ta rất cụ thể: hãy loan báo chân lý và đồng hành với con người tìm gặp Thiên Chúa.
Ông Burke cũng bình luận về âm hưởng từ những giáo huấn của Đức Thánh Cha Phanxicô: Ngài không xoa dịu con người bằng một lối diễn tả Tin Mừng hời hợt mưu tìm sự đón nhận một cách dễ chịu nhưng là giới thiệu sự thật của Tin Mừng vốn diễn tả chân lý của Thiên Chúa là Đấng giàu lòng xót thương và tha thứ. Ông Burke đề cập đến hình ảnh Giáo hội như một “bệnh viện dã chiến” mà Đức Thánh Cha đã đề cập, trong bài phỏng vấn lịch sử, để ghi nhận lập trường của Đức Thánh Cha về sứ vụ của Giáo hội: một Giáo hội chữa lành.
Với thâm niên và trải nghiệm trong giới truyền thông, ông Burke đã liệt kê 10 từ khoá để tìm hiểu về giáo huấn của Đức Thánh Cha Phanxicô và để giải thích về phong thái của ngài:
1. Lòng thương xót – Trình thuật về người con hoang đàng [của Tin Mừng] là một chủ đề được Đức Thánh Cha trích dẫn nhiều lần và xác quyết rằng Thiên Chúa không bao giờ mỏi mệt để ban ơn tha thứ và chờ đón sự trở về của con người; và vì thế “Giáo hội luôn luôn mong đợi con người với cánh tay rộng mở”.
2. Can đảm hoặc dũng cảm – Bạn hãy chuẩn bị vì Đức Thánh Cha sẽ thách đố mọi người! Những ai sống trong tiện nghi hoặc sống trong những nước phát triển sẽ được Đức Thánh Cha chiếu cố và thách đố một cách đặc biệt. Đúng thôi, vì đó là thách đố của Tin Mừng.
3. Vùng ven và sứ vụ – Đức Thánh Cha tiếp nối các đấng tiền nhiệm phê phán mạnh mẽ một thế giới chia rẽ giữa giàu và nghèo. Đức Thánh Cha Phanxicô “không phải là người của ân sủng rẻ tiền và thứ tôn giáo dễ chịu. Ngài muốn nhìn thấy các Kitô hữu dám làm”.
4. Cầu nguyện – Người không có niềm tin thường không hiểu được tầm quan trọng của cầu nguyện trong đời sống đức tin. Chẳng hạn như Chân phước Têrêsa Calcutta đã từng bị truyền thông thế tục xem như một “nhà hoạt động xã hội trong chiếc áo dòng”. Nhưng Đức Thánh Cha Phanxicô đã không ngừng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của cầu nguyện và thúc đẩy mọi người cầu nguyện.
5. Gặp gỡ – Đức Thánh Cha đề nghị mọi người đón nhận nền “văn hoá gặp gỡ” để cảm nhận Thiên Chúa và gặp gỡ mọi người, kể cả những người không có đức tin. Cách thế gặp gỡ và giao tiếp này bắt đầu từ trong gia đình.
6. Niềm vui – Đức Thánh Cha nhận được nhiều khen ngợi về điều này, đơn giản là vì ngài thể hiện niềm vui một cách thật giản dị. Đối với Đức Thánh Cha, nguy hiểm và cám dỗ lớn nhất của đời người là “sự ngã lòng, sự bất hòa, sự chán nản và sự dữ”.
7. Phục vụ – Đức Thánh Cha đã nêu gương phục vụ qua việc tự thanh toán tiền trọ ở Roma sau khi được bầu làm Giáo hoàng, tự gọi điện thoại cho những người viết thư cho mình, hay làm những việc mà lẽ ra ngài có thể để các phụ tá thực hiện. Thông điệp của ngài là: “Đó không phải là quyền lực hay đặc ân, chúng ta hiện diện để phục vụ.”
8. Đơn sơ và khiêm nhường – Việc Đức Thánh Cha quyết định lưu trú trong nhà khách thay vì ở trong Dinh Tông Toà hoặc việc ngài tự xách cặp khi công du phần nào nói lên tính cách của Đức Thánh Cha Phanxicô và mọi người cần làm quen với sự bình dị ấy.
9. Cảm thương – Thương cảm và đồng cảm với người khác là sở trường của Đức Thánh Cha. Điều đó thể hiện rõ nét khi ngài ôm tất cả mọi người vào lòng và ngay cả khi ở giữa đám đông ngài vẫn có thể hiện diện một cách trọn vẹn với từng người.
10. Năng lượng – Với tuổi 76, Đức Thánh Cha quả thật là một người đầy tràn năng lượng và chúng ta sẽ được tham gia vào một hành trình thú vị!
Greg Burke là một cựu ký giả của giới truyền thông Hoa Kỳ, suốt 25 năm qua ông đã cư ngụ và làm việc tại Roma và trở thành một nhà cố vấn truyền thông kinh nghiệm của Phủ Quốc vụ khanh. Vốn là một người hâm mộ bóng đá, cũng như Đức Thánh Cha, ông Burke đã ví von về ‘ngôi sao truyền thông’ Phanxicô như thế này: “Chúng tôi chuyền bóng cho Đức Thánh Cha và ngài ghi bàn”! Dí dỏm hơn, ông Burke còn đề nghị một khẩu hiệu, như vẫn thường thấy trên các bao thuốc lá, để in trên các tấm ảnh của của Đức Thánh Cha và cảnh báo mọi người: “Nguy hiểm: Người này có thể thay đổi cuộc đời của bạn!”
Ngày 18-10 vừa qua, trong một bài nói chuyện với các ân nhân của một quỹ bảo trợ tài chính cho Bảo tàng Vatican nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập, ông Burke đã ca ngợi khả năng thu hút truyền thông của Đức Thánh Cha Phanxicô: Đó không phải là sự mê hoặc. Nó phát xuất từ đức ái Kitô giáo, vốn có sức thu hút mạnh mẽ hơn sự mê hoặc. Đức Thánh Cha muốn vượt qua giới hạn chính trị của phe cánh bằng cách định hướng con người chú tâm vào Tin Mừng và Thiên Chúa, cũng như chân lý và lòng thương xót của Ngài. Tin Mừng không phải là khí cụ làm cho chúng ta dễ chịu nhưng, trái lại, Tin Mừng thách đố chúng ta rất cụ thể: hãy loan báo chân lý và đồng hành với con người tìm gặp Thiên Chúa.
Ông Burke cũng bình luận về âm hưởng từ những giáo huấn của Đức Thánh Cha Phanxicô: Ngài không xoa dịu con người bằng một lối diễn tả Tin Mừng hời hợt mưu tìm sự đón nhận một cách dễ chịu nhưng là giới thiệu sự thật của Tin Mừng vốn diễn tả chân lý của Thiên Chúa là Đấng giàu lòng xót thương và tha thứ. Ông Burke đề cập đến hình ảnh Giáo hội như một “bệnh viện dã chiến” mà Đức Thánh Cha đã đề cập, trong bài phỏng vấn lịch sử, để ghi nhận lập trường của Đức Thánh Cha về sứ vụ của Giáo hội: một Giáo hội chữa lành.
Với thâm niên và trải nghiệm trong giới truyền thông, ông Burke đã liệt kê 10 từ khoá để tìm hiểu về giáo huấn của Đức Thánh Cha Phanxicô và để giải thích về phong thái của ngài:
1. Lòng thương xót – Trình thuật về người con hoang đàng [của Tin Mừng] là một chủ đề được Đức Thánh Cha trích dẫn nhiều lần và xác quyết rằng Thiên Chúa không bao giờ mỏi mệt để ban ơn tha thứ và chờ đón sự trở về của con người; và vì thế “Giáo hội luôn luôn mong đợi con người với cánh tay rộng mở”.
2. Can đảm hoặc dũng cảm – Bạn hãy chuẩn bị vì Đức Thánh Cha sẽ thách đố mọi người! Những ai sống trong tiện nghi hoặc sống trong những nước phát triển sẽ được Đức Thánh Cha chiếu cố và thách đố một cách đặc biệt. Đúng thôi, vì đó là thách đố của Tin Mừng.
3. Vùng ven và sứ vụ – Đức Thánh Cha tiếp nối các đấng tiền nhiệm phê phán mạnh mẽ một thế giới chia rẽ giữa giàu và nghèo. Đức Thánh Cha Phanxicô “không phải là người của ân sủng rẻ tiền và thứ tôn giáo dễ chịu. Ngài muốn nhìn thấy các Kitô hữu dám làm”.
4. Cầu nguyện – Người không có niềm tin thường không hiểu được tầm quan trọng của cầu nguyện trong đời sống đức tin. Chẳng hạn như Chân phước Têrêsa Calcutta đã từng bị truyền thông thế tục xem như một “nhà hoạt động xã hội trong chiếc áo dòng”. Nhưng Đức Thánh Cha Phanxicô đã không ngừng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của cầu nguyện và thúc đẩy mọi người cầu nguyện.
5. Gặp gỡ – Đức Thánh Cha đề nghị mọi người đón nhận nền “văn hoá gặp gỡ” để cảm nhận Thiên Chúa và gặp gỡ mọi người, kể cả những người không có đức tin. Cách thế gặp gỡ và giao tiếp này bắt đầu từ trong gia đình.
6. Niềm vui – Đức Thánh Cha nhận được nhiều khen ngợi về điều này, đơn giản là vì ngài thể hiện niềm vui một cách thật giản dị. Đối với Đức Thánh Cha, nguy hiểm và cám dỗ lớn nhất của đời người là “sự ngã lòng, sự bất hòa, sự chán nản và sự dữ”.
7. Phục vụ – Đức Thánh Cha đã nêu gương phục vụ qua việc tự thanh toán tiền trọ ở Roma sau khi được bầu làm Giáo hoàng, tự gọi điện thoại cho những người viết thư cho mình, hay làm những việc mà lẽ ra ngài có thể để các phụ tá thực hiện. Thông điệp của ngài là: “Đó không phải là quyền lực hay đặc ân, chúng ta hiện diện để phục vụ.”
8. Đơn sơ và khiêm nhường – Việc Đức Thánh Cha quyết định lưu trú trong nhà khách thay vì ở trong Dinh Tông Toà hoặc việc ngài tự xách cặp khi công du phần nào nói lên tính cách của Đức Thánh Cha Phanxicô và mọi người cần làm quen với sự bình dị ấy.
9. Cảm thương – Thương cảm và đồng cảm với người khác là sở trường của Đức Thánh Cha. Điều đó thể hiện rõ nét khi ngài ôm tất cả mọi người vào lòng và ngay cả khi ở giữa đám đông ngài vẫn có thể hiện diện một cách trọn vẹn với từng người.
10. Năng lượng – Với tuổi 76, Đức Thánh Cha quả thật là một người đầy tràn năng lượng và chúng ta sẽ được tham gia vào một hành trình thú vị!
(Theo CNS)