ĐGH Phanxicô: “Đối thoại vì hoà bình là nghĩa vụ tôn giáo”
“Hoà bình rất khó đạt được vì người ta phải nỗ lực để đừng chú tâm vào lợi ích của riêng mình hầu lắng nghe và học hỏi từ người khác. Trên thế giới và trong xã hội, ít có hoà bình vì thiếu sự đối thoại; người ta thấy rằng thật khó ra khỏi quan điểm hẹp hòi của lợi ích riêng mình để mở ra một cuộc gặp gỡ thực sự và chân thành”. Cuộc gặp gỡ tại Assisi cách nay 27 năm “không nên và không được trở thành một sự kiện riêng lẻ”.
ĐGH Phanxicô: “Đối thoại vì hoà bình là nghĩa vụ tôn giáo”
WHĐ (01.10.2013) – “Hoà bình rất khó đạt được vì người ta phải nỗ lực để đừng chú tâm vào lợi ích của riêng mình hầu lắng nghe và học hỏi từ người khác. Trên thế giới và trong xã hội, ít có hoà bình vì thiếu sự đối thoại; người ta thấy rằng thật khó ra khỏi quan điểm hẹp hòi của lợi ích riêng mình để mở ra một cuộc gặp gỡ thực sự và chân thành”. Cuộc gặp gỡ tại Assisi cách nay 27 năm “không nên và không được trở thành một sự kiện riêng lẻ”.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với các nhà lãnh đạo văn hoá, chính trị và tôn giáo từ khắp nơi trên thế giới – gồm Công giáo, Chính thống giáo, Anh giáo, Tin Lành, Do Thái giáo, Hồi giáo, Ấn giáo, đạo Sikh, Phật giáo và các tôn giáo khác – đang tham dự Hội nghị Hoà bình Liên tôn từ 29-9 đến 1-10. Đây là Hội nghị thường niên do Cộng đồng Thánh Egidio tổ chức.
4 ngày trước khi lên đường tông du đến sinh quán của Thánh Phanxicô Assisi, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp những người đang tiếp tục cuộc đối thoại được Chân phước Gioan Phaolô II khai mở qua cuộc gặp gỡ liên tôn vì hoà bình tại Assisi vào năm 1986.
“Chúng ta không bao giờ được cam chịu khi đứng trước nỗi đau của cả một dân tộc là những con tin của chiến tranh, nghèo đói và bóc lột. Chúng ta không thể đứng yên, thờ ơ và bất lực trước thảm kịch của những trẻ em, các gia đình và người già bị bạo lực áp bức. Chúng ta không thể cho phép chủ nghĩa khủng bố giam hãm trái tim của một vài người tàn ác”, mang lại nỗi đau và cái chết cho nhiều người.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các nhà lãnh đạo rằng mọi người đều có trách nhiệm góp phần xây dựng hoà bình qua lời cầu nguyện cũng như việc làm, nhưng đối với các nhà lãnh đạo tôn giáo trách vụ này là lớn nhất bởi vì “điều răn hoà bình đã được ghi sâu trong truyền thống tôn giáo mà chúng ta là đại diện”.
Mỗi người chúng ta được mời gọi trở thành một sứ giả hoà bình, đoàn kết chứ không chia rẽ, dập tắt chứ không nuôi dưỡng hận thù, mở ra con đường đối thoại chứ không dựng lên những bức tường mới.
Hoà bình đòi hỏi một tiến trình đối thoại “kiên trì, mạnh mẽ và thông minh”, hoà bình không chịu bỏ cuộc dù bất cứ điều gì xảy ra.
“Đối thoại giúp cho con người thuộc các thế hệ khác nhau – là những người thường không biết gì về nhau – có thể chung sống với nhau. Đối thoại giúp cho các công dân có nguồn gốc dân tộc và niềm tin khác nhau có thể chung sống với nhau.”
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng việc sẵn sàng đối thoại với những người khác phải phát triển và lan toả đến “con người thuộc mọi địa vị và mọi niềm tin như một mạng lưới hòa bình để bảo vệ thế giới và những người yếu đuối nhất”.
Kết thúc bài phát biểu, Đức Thánh Cha dâng lời cầu nguyện xin Chúa nâng đỡ những người xây dựng hoà bình. Ngài cũng cầu nguyện “cho hoà bình trên thế giới, hoà bình ở Syria, ở Trung Đông và nhiều nước trên thế giới”. Và cầu nguyện cho niềm hy vọng được bừng lên nơi những ai đang đau khổ vì chiến tranh, nơi những người trẻ đang lo lắng về tương lai của mình.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với các nhà lãnh đạo văn hoá, chính trị và tôn giáo từ khắp nơi trên thế giới – gồm Công giáo, Chính thống giáo, Anh giáo, Tin Lành, Do Thái giáo, Hồi giáo, Ấn giáo, đạo Sikh, Phật giáo và các tôn giáo khác – đang tham dự Hội nghị Hoà bình Liên tôn từ 29-9 đến 1-10. Đây là Hội nghị thường niên do Cộng đồng Thánh Egidio tổ chức.
4 ngày trước khi lên đường tông du đến sinh quán của Thánh Phanxicô Assisi, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp những người đang tiếp tục cuộc đối thoại được Chân phước Gioan Phaolô II khai mở qua cuộc gặp gỡ liên tôn vì hoà bình tại Assisi vào năm 1986.
“Chúng ta không bao giờ được cam chịu khi đứng trước nỗi đau của cả một dân tộc là những con tin của chiến tranh, nghèo đói và bóc lột. Chúng ta không thể đứng yên, thờ ơ và bất lực trước thảm kịch của những trẻ em, các gia đình và người già bị bạo lực áp bức. Chúng ta không thể cho phép chủ nghĩa khủng bố giam hãm trái tim của một vài người tàn ác”, mang lại nỗi đau và cái chết cho nhiều người.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các nhà lãnh đạo rằng mọi người đều có trách nhiệm góp phần xây dựng hoà bình qua lời cầu nguyện cũng như việc làm, nhưng đối với các nhà lãnh đạo tôn giáo trách vụ này là lớn nhất bởi vì “điều răn hoà bình đã được ghi sâu trong truyền thống tôn giáo mà chúng ta là đại diện”.
Mỗi người chúng ta được mời gọi trở thành một sứ giả hoà bình, đoàn kết chứ không chia rẽ, dập tắt chứ không nuôi dưỡng hận thù, mở ra con đường đối thoại chứ không dựng lên những bức tường mới.
Hoà bình đòi hỏi một tiến trình đối thoại “kiên trì, mạnh mẽ và thông minh”, hoà bình không chịu bỏ cuộc dù bất cứ điều gì xảy ra.
“Đối thoại giúp cho con người thuộc các thế hệ khác nhau – là những người thường không biết gì về nhau – có thể chung sống với nhau. Đối thoại giúp cho các công dân có nguồn gốc dân tộc và niềm tin khác nhau có thể chung sống với nhau.”
Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng việc sẵn sàng đối thoại với những người khác phải phát triển và lan toả đến “con người thuộc mọi địa vị và mọi niềm tin như một mạng lưới hòa bình để bảo vệ thế giới và những người yếu đuối nhất”.
Kết thúc bài phát biểu, Đức Thánh Cha dâng lời cầu nguyện xin Chúa nâng đỡ những người xây dựng hoà bình. Ngài cũng cầu nguyện “cho hoà bình trên thế giới, hoà bình ở Syria, ở Trung Đông và nhiều nước trên thế giới”. Và cầu nguyện cho niềm hy vọng được bừng lên nơi những ai đang đau khổ vì chiến tranh, nơi những người trẻ đang lo lắng về tương lai của mình.
(Theo CNS, 30-09-2013)