Đức Thánh Cha cử hành Thánh lễ cho hơn 100.000 giáo lý viên và tín hữu
VATICAN – Hội nghị Quốc tế về Giáo lý và cuộc hành hương của các giáo lý viên trong Năm Đức Tin đã kết thúc tốt đẹp với Thánh lễ do ĐTC Phanxicô cử hành tại Quảng trường Thánh Phêrô sáng Chúa Nhật 29-9-2013. Đồng tế với ĐTC có 60 ồng và giám mục, 600 linh mục, phần giúp lễ do 15 thầy thuộc Học viện Giáo hoàng Quốc tế “Toà Đấng Khôn Ngoan”.
Đức Thánh Cha cử hành Thánh lễ cho hơn 100.000 giáo lý viên và tín hữu
VATICAN – Hội nghị Quốc tế về Giáo lý và cuộc hành hương của các giáo lý viên trong Năm Đức Tin đã kết thúc tốt đẹp với Thánh lễ do ĐTC Phanxicô cử hành tại Quảng trường Thánh Phêrô sáng Chúa Nhật 29-9-2013.
Hiện diện trong Thánh lễ có hơn 100.000 người đứng đầy quảng trường, tràn ra tới cuối đường Hoà Giải, dưới bầu trời mùa thu, có mây phủ nhưng không mưa. Trong số các tham dự viên, đó hơn 1.600 người đã tham dự hội nghị quốc tế về giáo lý trong những ngày liền trước cuộc hành hương chính thức. Hiện diện tại một chỗ danh dự có Đức Thượng phụ Chính thống Antiokia ở Syria, Youhanna X Yazigi.
Từ Việt Nam chỉ có 2 người đến tham dự Hội nghị Giáo lý có Cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền, Trưởng Ban Giáo lý Tổng Giáo phận TP. HCM, và chị Mađalena Phạm Thị Thuý, thuộc Ban Thư ký Uỷ ban Giáo lý Đức tin của HĐGM Việt Nam.
Đồng tế với ĐTC có 60 hồng và giám mục, 600 linh mục, phần giúp lễ do 15 thầy thuộc Học viện Giáo hoàng Quốc tế “Toà Đấng Khôn Ngoan”.
Hiện diện trong Thánh lễ có hơn 100.000 người đứng đầy quảng trường, tràn ra tới cuối đường Hoà Giải, dưới bầu trời mùa thu, có mây phủ nhưng không mưa. Trong số các tham dự viên, đó hơn 1.600 người đã tham dự hội nghị quốc tế về giáo lý trong những ngày liền trước cuộc hành hương chính thức. Hiện diện tại một chỗ danh dự có Đức Thượng phụ Chính thống Antiokia ở Syria, Youhanna X Yazigi.
Từ Việt Nam chỉ có 2 người đến tham dự Hội nghị Giáo lý có Cha Phêrô Nguyễn Văn Hiền, Trưởng Ban Giáo lý Tổng Giáo phận TP. HCM, và chị Mađalena Phạm Thị Thuý, thuộc Ban Thư ký Uỷ ban Giáo lý Đức tin của HĐGM Việt Nam.
Đồng tế với ĐTC có 60 hồng và giám mục, 600 linh mục, phần giúp lễ do 15 thầy thuộc Học viện Giáo hoàng Quốc tế “Toà Đấng Khôn Ngoan”.
Bài giảng của Đức Thánh Cha
Trong bài giảng Thánh lễ, ĐTC quảng diễn ý nghĩa các bài đọc, đặc biệt là bài Phúc Âm về người phú hộ và ông Lazzaro nghèo khổ. Ngài nói:
1. ”Khốn cho những không quan tâm ở Sion và những kẻ tự kiêu,… các ngươi nằm trên giường ngà” (Am 6,1.4), ăn uống, ca hát, tiêu khiển và không bận tâm gì đến những vấn đề của người khác.
Những lời này của Ngôn sứ Amos thật nghiêm khắc, cảnh giác chúng ta về một nguy hiểm mà tất cả chúng ta đều mắc phải. Vị sứ giả này của Thiên Chúa tố giác điều gì, ngài đặt điều gì trước mặt những người đồng thời và cả trước mắt chúng ta ngày nay? Thưa đó là nguy cơ sống thoải mái, tiện nghi, phàm tục trong cuộc sống và trong tâm hồn, đặt an sinh ở trung tâm cuộc sống. Đó cũng là kinh nghiệm của người phú hộ trong Phúc Âm, mặc y phục sang trọng và hằng ngày yến tiệc linh đình; đó là điều quan trọng đối với ông ta. Còn người nghèo trước cửa nhà ông không có gì để ăn thì sao? Đó chẳng phải là vấn đề của người phú hộ, chẳng liên hệ gì tới ông ta. Nếu vật chất, tiền bạc, cuộc sống sa hoa trở thành trung tâm cuộc sống, thì chúng nắm bắt, chiếm hữu chúng ta và chúng ta đánh mất chính căn tính làm người của mình: người phú hộ trong Phúc Âm không có tên, ông chỉ là “một người giàu có”. Vật chất, điều mà ông ta sở hữu, là khuôn mặt của ông, và không có gì khác.
Nhưng chúng ta cũng hãy tự hỏi: Làm sao điều ấy lại xảy ra như vậy? Làm sao con người, có lẽ cả chúng ta nữa, lại rơi vào nguy hiểm khép mình, đặt an ninh của chúng ta trong sự vật, và rốt cục chúng chiếm mất khuôn mặt của chúng ta, khuôn mặt của một người? Điều này xảy ra khi chúng ta mất ký ức về Thiên Chúa. Nếu không còn ký ức về Thiên Chúa nữa, thì mọi sự đều thu hẹp vào cái tôi, vào an sinh thoải mái của tôi. Cuộc sống, thế giới, tha nhân, đều mất tầm quan trọng, chẳng còn gì đáng kể nữa, tất cả đều thu hẹp vào một chiều kích, đó là sở hữu. Nếu chúng ta không còn nhớ đến Thiên Chúa nữa, thì chính chúng ta cũng trở nên trống rỗng, chúng ta mất khuôn mặt của mình như người phú hộ trong Phúc Âm! Ai chạy theo sự hư vô thì cũng trở thành hư vô – như lời một ngôn sứ khác là Giêrêmia (x. Gr 2,5) đã nói. Chúng ta được dựng nên theo hình ảnh giống Thiên Chúa, chứ không phải theo hình ảnh của sự vật, của các ngẫu tượng!
Từ những nhận xét trên đây, ĐTC ngỏ lời với các giáo lý viên hiện diện:
2. Khi nhìn anh chị em, tôi tự hỏi: Giáo lý viên là ai? Thưa là người gìn giữ và nuôi dưỡng ký ức về Thiên Chúa; họ bảo tồn ký ức ấy nơi bản thân và biết khơi dậy ký ức đó nơi tha nhân. Đây là điều thật đẹp: nhớ đến Thiên Chúa, như Đức Trinh Nữ Maria, trước hoạt động kỳ diệu của Thiên Chúa trong đời sống của Mẹ, Mẹ không nghĩ đến vinh dự, uy tín, giàu sang, không khép kín vào mình. Trái lại, sau khi lắng nghe lời loan báo của Thiên Chúa và chịu thai Con Thiên Chúa, Mẹ làm gì? Thưa, Mẹ ra đi gặp gỡ bà chị họ Elizabeth cao niên, cũng đang mang thai, để giúp đỡ bà; và trong cuộc gặp gỡ với bà chị, hành vi đầu tiên của Mẹ là nhớ đến hành động của Thiên Chúa, sự trung tín của Thiên Chúa trong đời sống của Mẹ, trong lịch sử dân Chúa, trong lịch sử chúng ta: “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa… vì Người đã nhìn đến phận hèn của nữ tỳ Chúa… lòng từ bi của Chúa từ đời này sang đời khác.” (Lc 1,46.48.50).
Trong bài ca này của Mẹ Maria, cũng có ký ức về lịch sử bản thân, lịch sử của Thiên Chúa với Mẹ, chính kinh nghiệm đức tin của Mẹ. Cũng vậy đối với mỗi người chúng ta, mỗi Kitô hữu: đức tin chứa đựng ký ức về lịch sử Thiên Chúa với chúng ta, ký ức cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa, Đấng chuyển động đầu tiên, sáng tạo và cứu độ, biến đổi chúng ta; đức tin là nhớ lại Lời Chúa sưởi ấm tâm hồn, những hoạt động cứu độ của Chúa, ban sự sống, thanh tẩy, săn sóc và nuôi dưỡng chúng ta. Giáo lý viên chính là một tín hữu Kitô đặt ký ức ấy để phục vụ việc loan báo; không phải để phô trương, không phải để người ta nói về mình, nhưng để nói về Thiên Chúa, về tình thương và lòng trung tín của Chúa.
Thánh Phaolô nhắn nhủ môn đệ và cộng tác viên của ngài, Timôthê, đặc biệt về điều này: “Con hãy nhớ đến Chúa Giêsu Kitô, đã sống lại từ cõi chết, mà Cha loan báo và vì Người Cha chịu đau khổ.” (2 Tm 2,8-9). Nhưng Thánh Tông đồ có thể nói điều đó vì Người đã nhớ đến Chúa Kitô trước, Đấng đã kêu gọi thánh nhân khi còn là kẻ bách hại các tín hữu Kitô, Chúa đánh động và biến đổi Phaolô bằng ơn thánh của Ngài.
Vì thế, giáo lý viên là một Kitô hữu mang trong mình ký ức về Thiên Chúa, để cho mình được ký ức về Thiên Chúa hướng dẫn trong trọn cuộc đời của mình, và biết khơi dậy ký ức ấy trong tâm hồn tha nhân. Đó thực là một công trình lớn lao! Dấn thân trọn đời! Chính cuốn sách Giáo Lý là gì nếu không phải là ký ức về Thiên Chúa, ký ức về hoạt động của Chúa trong lịch sử, về sự kiện Thiên Chúa ở gần chúng ta trong Đức Kitô, Đấng hiện diện trong Lời Chúa, các bí tích, trong Giáo Hội và trong tình thương của Chúa? Hỡi các giáo lý viên, tôi hỏi anh chị em: Chúng ta có là ký ức về Thiên Chúa hay không? Chúng ta có thực sự giống như những người lính canh thức tỉnh nơi người khác ký ức về Thiên Chúa, sưởi ấm tâm hồn hay không?
3. “Khốn cho những kẻ không quan tâm ở Sion.” Đâu là con đường phải theo để khỏi trở thành những “người không quan tâm”, đặt an ninh nơi chính mình và nơi vật chất, nhưng là những người nam nữ nhớ đến Thiên Chúa? Trong bài đọc thứ hai, Thánh Phaolô viết cho Timôthê, đưa ra một số chỉ dẫn có thể đánh dấu hành trình của giáo lý viên, hành trình của chúng ta: hướng tới sự công chính, lòng đạo đức, đức tin, đức mến, kiên nhẫn, hiền lành (x. 1 Tm 6,11).
Giáo lý viên là người nhớ đến Thiên Chúa nếu có một tương quan liên lỉ, sinh tử với Chúa và với tha nhân; nếu giáo lý viên là con người đức tin, thực sự tín thác nơi Thiên Chúa và đặt an ninh của mình nơi Chúa; nếu họ là bác ái, yêu thương, coi mọi người như anh chị em mình; nếu là người “hypomoné”, kiên nhẫn và bền chí, biết đương đầu với khó khăn, thử thách, những thất bại, trong thanh thản và hy vọng nơi Chúa; nếu giáo lý viên là người hiền lành, có khả năng cảm thông và từ bi.
Chúng ta hãy cầu xin Chúa để tất cả chúng ta là những ngừơi gìn giữ và nuôi dưỡng ký ức về Thiên Chúa trong đời sống chúng ta và biết khơi dậy ý tức ấy trong tâm hồn tha nhân. Amen.
Trong phần rước lễ, 200 linh mục đã mang Mình Thánh Chúa đi phân phát cho các tín hữu.
Chào thăm và Kinh Truyền Tin
Cuối Thánh lễ, Đức TGM Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh Tân Phúc Âm hoá và cũng là trưởng ban tổ chức, đã cám ơn ĐTC và giới thiệu với ngài các thành phần tham dự. Ngài cũng nhắc đến các giáo lý viên đến từ các nơi trên thế giới trong đó có cả những nước xa xăm như Việt Nam.
Về phần ĐTC, ngài ngỏ lời chào thăm mọi người hiện diện và nói:
“Trước khi kết thúc buổi lễ này, tôi muốn chào tất cả và cám ơn anh chị em đã tham dự, đặc biệt là các giáo lý viên đến từ bao nhiêu nơi trên thế giới.
Tôi đặc biệt ngỏ lời chào Đức Thượng phụ Youhanna X, Thượng phụ Chính thống Hy Lạp Antiokia và toàn Đông phương. Sự hiện diện của Đức Thượng phụ tại đây mời gọi chúng ta một lần nữa cầu nguyện cho hoà bình tại Syria và Trung Đông.”
ĐTC không quên chào thăm các tín hữu hành hương cưỡi ngựa từ Assisi đến đây, các tín hữu hành hương từ Nicaragua và ngài gợi lại biến cố các vị chủ chăn và tín hữu nước này đang mừng kỷ niệm 100 năm thành lập Giáo tỉnh Nicaragua.
Sau cùng, ĐTC nói: “Chúng ta vui mừng nhớ rằng hôm qua tại Croatia, có lễ phong chân phước Miroslav Bulesic, linh mục giáo phận tử đạo năm 1947. Chúng ta hãy chúc tụng Chúa Đấng đã ban cho những người yếu thế sức mạnh làm chứng tá tột cùng.
Tiếp đến, ĐTC đã mời gọi mọi người cùng đọc Kinh Truyền Tin và ban phép lành Toà Thánh.
Sau phép lành, ĐTC đã bắt tay chào nhiều người hiện diện, cả các linh mục đồng tế trước khi đi xe díp mui trần màu trắng tiến qua các lối đi, cho đến tận cuối đường Hoà Giải để chào thăm các tín hữu.
Trong bài giảng Thánh lễ, ĐTC quảng diễn ý nghĩa các bài đọc, đặc biệt là bài Phúc Âm về người phú hộ và ông Lazzaro nghèo khổ. Ngài nói:
1. ”Khốn cho những không quan tâm ở Sion và những kẻ tự kiêu,… các ngươi nằm trên giường ngà” (Am 6,1.4), ăn uống, ca hát, tiêu khiển và không bận tâm gì đến những vấn đề của người khác.
Những lời này của Ngôn sứ Amos thật nghiêm khắc, cảnh giác chúng ta về một nguy hiểm mà tất cả chúng ta đều mắc phải. Vị sứ giả này của Thiên Chúa tố giác điều gì, ngài đặt điều gì trước mặt những người đồng thời và cả trước mắt chúng ta ngày nay? Thưa đó là nguy cơ sống thoải mái, tiện nghi, phàm tục trong cuộc sống và trong tâm hồn, đặt an sinh ở trung tâm cuộc sống. Đó cũng là kinh nghiệm của người phú hộ trong Phúc Âm, mặc y phục sang trọng và hằng ngày yến tiệc linh đình; đó là điều quan trọng đối với ông ta. Còn người nghèo trước cửa nhà ông không có gì để ăn thì sao? Đó chẳng phải là vấn đề của người phú hộ, chẳng liên hệ gì tới ông ta. Nếu vật chất, tiền bạc, cuộc sống sa hoa trở thành trung tâm cuộc sống, thì chúng nắm bắt, chiếm hữu chúng ta và chúng ta đánh mất chính căn tính làm người của mình: người phú hộ trong Phúc Âm không có tên, ông chỉ là “một người giàu có”. Vật chất, điều mà ông ta sở hữu, là khuôn mặt của ông, và không có gì khác.
Nhưng chúng ta cũng hãy tự hỏi: Làm sao điều ấy lại xảy ra như vậy? Làm sao con người, có lẽ cả chúng ta nữa, lại rơi vào nguy hiểm khép mình, đặt an ninh của chúng ta trong sự vật, và rốt cục chúng chiếm mất khuôn mặt của chúng ta, khuôn mặt của một người? Điều này xảy ra khi chúng ta mất ký ức về Thiên Chúa. Nếu không còn ký ức về Thiên Chúa nữa, thì mọi sự đều thu hẹp vào cái tôi, vào an sinh thoải mái của tôi. Cuộc sống, thế giới, tha nhân, đều mất tầm quan trọng, chẳng còn gì đáng kể nữa, tất cả đều thu hẹp vào một chiều kích, đó là sở hữu. Nếu chúng ta không còn nhớ đến Thiên Chúa nữa, thì chính chúng ta cũng trở nên trống rỗng, chúng ta mất khuôn mặt của mình như người phú hộ trong Phúc Âm! Ai chạy theo sự hư vô thì cũng trở thành hư vô – như lời một ngôn sứ khác là Giêrêmia (x. Gr 2,5) đã nói. Chúng ta được dựng nên theo hình ảnh giống Thiên Chúa, chứ không phải theo hình ảnh của sự vật, của các ngẫu tượng!
Từ những nhận xét trên đây, ĐTC ngỏ lời với các giáo lý viên hiện diện:
2. Khi nhìn anh chị em, tôi tự hỏi: Giáo lý viên là ai? Thưa là người gìn giữ và nuôi dưỡng ký ức về Thiên Chúa; họ bảo tồn ký ức ấy nơi bản thân và biết khơi dậy ký ức đó nơi tha nhân. Đây là điều thật đẹp: nhớ đến Thiên Chúa, như Đức Trinh Nữ Maria, trước hoạt động kỳ diệu của Thiên Chúa trong đời sống của Mẹ, Mẹ không nghĩ đến vinh dự, uy tín, giàu sang, không khép kín vào mình. Trái lại, sau khi lắng nghe lời loan báo của Thiên Chúa và chịu thai Con Thiên Chúa, Mẹ làm gì? Thưa, Mẹ ra đi gặp gỡ bà chị họ Elizabeth cao niên, cũng đang mang thai, để giúp đỡ bà; và trong cuộc gặp gỡ với bà chị, hành vi đầu tiên của Mẹ là nhớ đến hành động của Thiên Chúa, sự trung tín của Thiên Chúa trong đời sống của Mẹ, trong lịch sử dân Chúa, trong lịch sử chúng ta: “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa… vì Người đã nhìn đến phận hèn của nữ tỳ Chúa… lòng từ bi của Chúa từ đời này sang đời khác.” (Lc 1,46.48.50).
Trong bài ca này của Mẹ Maria, cũng có ký ức về lịch sử bản thân, lịch sử của Thiên Chúa với Mẹ, chính kinh nghiệm đức tin của Mẹ. Cũng vậy đối với mỗi người chúng ta, mỗi Kitô hữu: đức tin chứa đựng ký ức về lịch sử Thiên Chúa với chúng ta, ký ức cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa, Đấng chuyển động đầu tiên, sáng tạo và cứu độ, biến đổi chúng ta; đức tin là nhớ lại Lời Chúa sưởi ấm tâm hồn, những hoạt động cứu độ của Chúa, ban sự sống, thanh tẩy, săn sóc và nuôi dưỡng chúng ta. Giáo lý viên chính là một tín hữu Kitô đặt ký ức ấy để phục vụ việc loan báo; không phải để phô trương, không phải để người ta nói về mình, nhưng để nói về Thiên Chúa, về tình thương và lòng trung tín của Chúa.
Thánh Phaolô nhắn nhủ môn đệ và cộng tác viên của ngài, Timôthê, đặc biệt về điều này: “Con hãy nhớ đến Chúa Giêsu Kitô, đã sống lại từ cõi chết, mà Cha loan báo và vì Người Cha chịu đau khổ.” (2 Tm 2,8-9). Nhưng Thánh Tông đồ có thể nói điều đó vì Người đã nhớ đến Chúa Kitô trước, Đấng đã kêu gọi thánh nhân khi còn là kẻ bách hại các tín hữu Kitô, Chúa đánh động và biến đổi Phaolô bằng ơn thánh của Ngài.
Vì thế, giáo lý viên là một Kitô hữu mang trong mình ký ức về Thiên Chúa, để cho mình được ký ức về Thiên Chúa hướng dẫn trong trọn cuộc đời của mình, và biết khơi dậy ký ức ấy trong tâm hồn tha nhân. Đó thực là một công trình lớn lao! Dấn thân trọn đời! Chính cuốn sách Giáo Lý là gì nếu không phải là ký ức về Thiên Chúa, ký ức về hoạt động của Chúa trong lịch sử, về sự kiện Thiên Chúa ở gần chúng ta trong Đức Kitô, Đấng hiện diện trong Lời Chúa, các bí tích, trong Giáo Hội và trong tình thương của Chúa? Hỡi các giáo lý viên, tôi hỏi anh chị em: Chúng ta có là ký ức về Thiên Chúa hay không? Chúng ta có thực sự giống như những người lính canh thức tỉnh nơi người khác ký ức về Thiên Chúa, sưởi ấm tâm hồn hay không?
3. “Khốn cho những kẻ không quan tâm ở Sion.” Đâu là con đường phải theo để khỏi trở thành những “người không quan tâm”, đặt an ninh nơi chính mình và nơi vật chất, nhưng là những người nam nữ nhớ đến Thiên Chúa? Trong bài đọc thứ hai, Thánh Phaolô viết cho Timôthê, đưa ra một số chỉ dẫn có thể đánh dấu hành trình của giáo lý viên, hành trình của chúng ta: hướng tới sự công chính, lòng đạo đức, đức tin, đức mến, kiên nhẫn, hiền lành (x. 1 Tm 6,11).
Giáo lý viên là người nhớ đến Thiên Chúa nếu có một tương quan liên lỉ, sinh tử với Chúa và với tha nhân; nếu giáo lý viên là con người đức tin, thực sự tín thác nơi Thiên Chúa và đặt an ninh của mình nơi Chúa; nếu họ là bác ái, yêu thương, coi mọi người như anh chị em mình; nếu là người “hypomoné”, kiên nhẫn và bền chí, biết đương đầu với khó khăn, thử thách, những thất bại, trong thanh thản và hy vọng nơi Chúa; nếu giáo lý viên là người hiền lành, có khả năng cảm thông và từ bi.
Chúng ta hãy cầu xin Chúa để tất cả chúng ta là những ngừơi gìn giữ và nuôi dưỡng ký ức về Thiên Chúa trong đời sống chúng ta và biết khơi dậy ý tức ấy trong tâm hồn tha nhân. Amen.
Trong phần rước lễ, 200 linh mục đã mang Mình Thánh Chúa đi phân phát cho các tín hữu.
Chào thăm và Kinh Truyền Tin
Cuối Thánh lễ, Đức TGM Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh Tân Phúc Âm hoá và cũng là trưởng ban tổ chức, đã cám ơn ĐTC và giới thiệu với ngài các thành phần tham dự. Ngài cũng nhắc đến các giáo lý viên đến từ các nơi trên thế giới trong đó có cả những nước xa xăm như Việt Nam.
Về phần ĐTC, ngài ngỏ lời chào thăm mọi người hiện diện và nói:
“Trước khi kết thúc buổi lễ này, tôi muốn chào tất cả và cám ơn anh chị em đã tham dự, đặc biệt là các giáo lý viên đến từ bao nhiêu nơi trên thế giới.
Tôi đặc biệt ngỏ lời chào Đức Thượng phụ Youhanna X, Thượng phụ Chính thống Hy Lạp Antiokia và toàn Đông phương. Sự hiện diện của Đức Thượng phụ tại đây mời gọi chúng ta một lần nữa cầu nguyện cho hoà bình tại Syria và Trung Đông.”
ĐTC không quên chào thăm các tín hữu hành hương cưỡi ngựa từ Assisi đến đây, các tín hữu hành hương từ Nicaragua và ngài gợi lại biến cố các vị chủ chăn và tín hữu nước này đang mừng kỷ niệm 100 năm thành lập Giáo tỉnh Nicaragua.
Sau cùng, ĐTC nói: “Chúng ta vui mừng nhớ rằng hôm qua tại Croatia, có lễ phong chân phước Miroslav Bulesic, linh mục giáo phận tử đạo năm 1947. Chúng ta hãy chúc tụng Chúa Đấng đã ban cho những người yếu thế sức mạnh làm chứng tá tột cùng.
Tiếp đến, ĐTC đã mời gọi mọi người cùng đọc Kinh Truyền Tin và ban phép lành Toà Thánh.
Sau phép lành, ĐTC đã bắt tay chào nhiều người hiện diện, cả các linh mục đồng tế trước khi đi xe díp mui trần màu trắng tiến qua các lối đi, cho đến tận cuối đường Hoà Giải để chào thăm các tín hữu.