Tổng kết của Cha Lombardi về 6 tháng thi hành sứ vụ Thánh Phêrô của Đức Phanxicô
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Đài Phát thanh Vatican, Cha Lombardi đã nói về 6 tháng đầu tiên trong cương vị Giáo hoàng của Đức Phanxicô. Như Đức Giáo hoàng đã đề cập trong những bài giảng của ngài, vị Giám đốc Phòng Báo chí Toà Thánh đưa ra 3 từ để mô tả về 3 khía cạnh mới của triều Giáo hoàng này.
Tổng kết của Cha Lombardi về 6 tháng thi hành sứ vụ Thánh Phêrô của Đức Phanxicô
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Đài Phát thanh Vatican, Cha Lombardi đã nói về 6 tháng đầu tiên trong cương vị Giáo hoàng của Đức Phanxicô. Như Đức Giáo hoàng đã đề cập trong những bài giảng của ngài, vị Giám đốc Phòng Báo chí Toà Thánh đưa ra 3 từ để mô tả về 3 khía cạnh mới của triều Giáo hoàng này.
Phanxicô. Điểm mới đầu tiên là về tông hiệu mà Đức Hồng y Bergoglio đã chọn trong ngày ngài được bầu làm Giáo hoàng: “Phanxicô gợi nhớ về người nghèo, hoà bình và bảo vệ công trình tạo dựng của Thiên Chúa.” Theo Cha Lombardi, những chủ đề này là nền tảng của triều đại Giáo hoàng mới này – chí ít là vấn đề về người nghèo và hoà bình – và điều này được thấy rõ trong những tuần qua với “cam kết mạnh mẽ” của Đức Giáo hoàng cho hoà bình ở Cận Đông.
Điều mới thứ hai theo Cha Lombardi là: chấm dứt việc lấy Châu Âu làm trung tâm (l’eurocentrisme) của Giáo Hội. Mọi vị Giáo hoàng đều có tính phổ quát và “luôn ôm ấp thế giới trong trái tim của mình”, nhưng việc bầu một Giáo hoàng từ một châu lục khác mang đến một điều gì đó “đặc biệt trong phong cách”- mối tương quan trực tiếp của Đức Phanxicô đối với mọi người, ngôn ngữ đơn sơ của ngài và mối liên hệ đối với sự nghèo khó – và đối với tương lai của Giáo Hội”. Một chân trời mới mở ra một cách “tích cực” hơn. “Đó là điều mà Giáo Hội và các hồng y đã từng mong muốn”, Cha Lombardi khẳng định.
Từ khoá cuối cùng đó là: Sứ mạng. Đức tân Giáo hoàng khẳng định rằng Giáo Hội không phải là tự quy (autoréférentialle) nhưng là sứ mạng. Đối với Đức Phanxicô, “con thuyền Giáo Hội lướt đi cùng với quyết tâm hướng ra biển khơi mà không sợ hãi, thậm chí vui mừng được gặp gỡ mầu nhiệm Thiên Chúa ở những chân trời mới”, đó chính là điều mà Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II mong muốn đối với Giáo Hội trong ngàn năm thứ ba trong Thông điệp Duc in altum của ngài.
Chuyển trao cho người tin và không tin tình yêu của Thiên Chúa
Trong 6 tháng của triều Giáo hoàng, với phong cách đặc biệt của ngài, Đức Phanxicô đã lay động các Kitô hữu và đụng chạm đến tâm hồn của những người đang xa lìa Giáo Hội. Ngôn ngữ trực tiếp của ngài, cách hành xử của ngài và phong cách sống của ngài đã “làm cảm động, khơi dậy sự quan tâm và hứng khởi lớn lao”, nhưng vị Giám đốc Phòng Báo chí Toà Thánh “hy vọng và tin rằng” Đức Giáo hoàng chạm đến những trái tim đó là bởi vì ngài cảm nhận được những vết thương nơi những người tin và không tin (thất vọng, bị gạt ra bên lề, nghèo khổ và bất công), và ngài nhấn mạnh rất nhiều đến lòng thương xót và tình yêu của Thiên Chúa, Đấng “luôn luôn sẵn sàng tha thứ” và “yêu thương tất cả con người”. Theo Cha Lombardi, đây là sự thật vốn được nhận thấy trong cách hành xử và lối sống của Đức Giáo hoàng.
Những tháng tới của triều Giáo hoàng này sẽ dành cho điều gì?
Từ chối việc tiên đoán kiểu tiên tri, Cha Lombardi khẳng định rằng những chủ đề xung quanh việc quản trị Giáo Hội là những điều sẽ được quan tâm. Đức Giáo hoàng sẽ tham vấn các cộng sự của ngài trong Giáo triều và trong tháng 10 tới, với các hồng y mà ngài đã bổ nhiệm làm cố vấn. Điều đã được xác nhận, vị Giám đốc Phòng Báo chí Toà Thánh cho biết: “Tôi không muốn đánh giá quá cao việc cải cách về cơ cấu (…) Điều quan trọng nhất, là cải tổ đời sống Giáo Hội”; một Giáo Hội “gần gũi với nhân loại, đặc biệt là những người đau khổ và những người đang cần tình yêu của Thiên Chúa”. Cha Lombardi cũng muốn nhấn mạnh rằng Đức Giáo hoàng sẽ không “là một người nghĩ rằng mình có trong tay một dự án hiệu quả của lịch sử” nhưng ngài là một người “lắng nghe Thần Khí và tìm cách bước theo với lòng vâng phục”.
Sự hiện diện của hai Giáo hoàng tại Vatican có phải là công thức của sự thành công?
Cách đây 6 tháng, lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội, hai vị Giáo hoàng đã bắt đầu sống tại Vatican và sự chung sống ngày mang đến “điều tốt đẹp”. “Chúng tôi cảm thấy hài lòng, từ Đức Giáo hoàng Phanxicô đến sự hiện diện của Đức nguyên Giáo hoàng”, Cha Lombardi giải thích. Đức Bênêđictô XVI đã thực hiện lời hứa tiếp tục đồng hành với Giáo Hội qua lời cầu nguyện và không can dự vào. “Thậm chí nếu chúng ta không được thấy thường xuyên, tôi tin rằng chúng ta vẫn cảm nhận được sự hiện diện đầy yêu thương của ngài, lời cầu nguyện của ngài, sự khôn ngoan và lời khuyên của ngài (Đức Bênêđictô XVI) người luôn hiện diện bên cạnh vị kế nhiệm của mình. Đức Phanxicô luôn duy trì một “mối quan hệ cá nhân” và “thân tình” với Đức Bênêđictô XVI vốn đã được thể hiện qua những lần viếng thăm trước và sau Ngày Quốc tế Giới trẻ tại Rio.
Phanxicô. Điểm mới đầu tiên là về tông hiệu mà Đức Hồng y Bergoglio đã chọn trong ngày ngài được bầu làm Giáo hoàng: “Phanxicô gợi nhớ về người nghèo, hoà bình và bảo vệ công trình tạo dựng của Thiên Chúa.” Theo Cha Lombardi, những chủ đề này là nền tảng của triều đại Giáo hoàng mới này – chí ít là vấn đề về người nghèo và hoà bình – và điều này được thấy rõ trong những tuần qua với “cam kết mạnh mẽ” của Đức Giáo hoàng cho hoà bình ở Cận Đông.
Điều mới thứ hai theo Cha Lombardi là: chấm dứt việc lấy Châu Âu làm trung tâm (l’eurocentrisme) của Giáo Hội. Mọi vị Giáo hoàng đều có tính phổ quát và “luôn ôm ấp thế giới trong trái tim của mình”, nhưng việc bầu một Giáo hoàng từ một châu lục khác mang đến một điều gì đó “đặc biệt trong phong cách”- mối tương quan trực tiếp của Đức Phanxicô đối với mọi người, ngôn ngữ đơn sơ của ngài và mối liên hệ đối với sự nghèo khó – và đối với tương lai của Giáo Hội”. Một chân trời mới mở ra một cách “tích cực” hơn. “Đó là điều mà Giáo Hội và các hồng y đã từng mong muốn”, Cha Lombardi khẳng định.
Từ khoá cuối cùng đó là: Sứ mạng. Đức tân Giáo hoàng khẳng định rằng Giáo Hội không phải là tự quy (autoréférentialle) nhưng là sứ mạng. Đối với Đức Phanxicô, “con thuyền Giáo Hội lướt đi cùng với quyết tâm hướng ra biển khơi mà không sợ hãi, thậm chí vui mừng được gặp gỡ mầu nhiệm Thiên Chúa ở những chân trời mới”, đó chính là điều mà Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II mong muốn đối với Giáo Hội trong ngàn năm thứ ba trong Thông điệp Duc in altum của ngài.
Chuyển trao cho người tin và không tin tình yêu của Thiên Chúa
Trong 6 tháng của triều Giáo hoàng, với phong cách đặc biệt của ngài, Đức Phanxicô đã lay động các Kitô hữu và đụng chạm đến tâm hồn của những người đang xa lìa Giáo Hội. Ngôn ngữ trực tiếp của ngài, cách hành xử của ngài và phong cách sống của ngài đã “làm cảm động, khơi dậy sự quan tâm và hứng khởi lớn lao”, nhưng vị Giám đốc Phòng Báo chí Toà Thánh “hy vọng và tin rằng” Đức Giáo hoàng chạm đến những trái tim đó là bởi vì ngài cảm nhận được những vết thương nơi những người tin và không tin (thất vọng, bị gạt ra bên lề, nghèo khổ và bất công), và ngài nhấn mạnh rất nhiều đến lòng thương xót và tình yêu của Thiên Chúa, Đấng “luôn luôn sẵn sàng tha thứ” và “yêu thương tất cả con người”. Theo Cha Lombardi, đây là sự thật vốn được nhận thấy trong cách hành xử và lối sống của Đức Giáo hoàng.
Những tháng tới của triều Giáo hoàng này sẽ dành cho điều gì?
Từ chối việc tiên đoán kiểu tiên tri, Cha Lombardi khẳng định rằng những chủ đề xung quanh việc quản trị Giáo Hội là những điều sẽ được quan tâm. Đức Giáo hoàng sẽ tham vấn các cộng sự của ngài trong Giáo triều và trong tháng 10 tới, với các hồng y mà ngài đã bổ nhiệm làm cố vấn. Điều đã được xác nhận, vị Giám đốc Phòng Báo chí Toà Thánh cho biết: “Tôi không muốn đánh giá quá cao việc cải cách về cơ cấu (…) Điều quan trọng nhất, là cải tổ đời sống Giáo Hội”; một Giáo Hội “gần gũi với nhân loại, đặc biệt là những người đau khổ và những người đang cần tình yêu của Thiên Chúa”. Cha Lombardi cũng muốn nhấn mạnh rằng Đức Giáo hoàng sẽ không “là một người nghĩ rằng mình có trong tay một dự án hiệu quả của lịch sử” nhưng ngài là một người “lắng nghe Thần Khí và tìm cách bước theo với lòng vâng phục”.
Sự hiện diện của hai Giáo hoàng tại Vatican có phải là công thức của sự thành công?
Cách đây 6 tháng, lần đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội, hai vị Giáo hoàng đã bắt đầu sống tại Vatican và sự chung sống ngày mang đến “điều tốt đẹp”. “Chúng tôi cảm thấy hài lòng, từ Đức Giáo hoàng Phanxicô đến sự hiện diện của Đức nguyên Giáo hoàng”, Cha Lombardi giải thích. Đức Bênêđictô XVI đã thực hiện lời hứa tiếp tục đồng hành với Giáo Hội qua lời cầu nguyện và không can dự vào. “Thậm chí nếu chúng ta không được thấy thường xuyên, tôi tin rằng chúng ta vẫn cảm nhận được sự hiện diện đầy yêu thương của ngài, lời cầu nguyện của ngài, sự khôn ngoan và lời khuyên của ngài (Đức Bênêđictô XVI) người luôn hiện diện bên cạnh vị kế nhiệm của mình. Đức Phanxicô luôn duy trì một “mối quan hệ cá nhân” và “thân tình” với Đức Bênêđictô XVI vốn đã được thể hiện qua những lần viếng thăm trước và sau Ngày Quốc tế Giới trẻ tại Rio.