Sứ thần Toà Thánh tại Syria: “Bầu khí ở Damascus đang được cải thiện”
Trong tuần này, cư dân Damascus đã tỏ ra tin tưởng hơn sau khi chính quyền Syria đồng ý đặt kho vũ khí hoá học dưới sự kiểm soát quốc tế, Đức Tổng Giám mục Mario Zenari, Sứ thần Toà Thánh ở Syria, cho biết như trên. Phát biểu với Terrasanta.net tại Damascus hôm 12-9, Đức Tổng Giám mục Zenari nói rằng “có một bầu khí tốt hơn” so với mấy ngày vừa qua, và “mọi người lại có thể đi ra đường”.
Sứ thần Toà Thánh tại Syria: “Bầu khí ở Damascus đang được cải thiện”
WHĐ (14.09.2013) – Trong tuần này, cư dân Damascus đã tỏ ra tin tưởng hơn sau khi chính quyền Syria đồng ý đặt kho vũ khí hoá học dưới sự kiểm soát quốc tế, Đức Tổng Giám mục Mario Zenari, Sứ thần Toà Thánh ở Syria, cho biết như trên.
Phát biểu với Terrasanta.net tại Damascus hôm 12-9, Đức Tổng Giám mục Zenari nói rằng “có một bầu khí tốt hơn” so với mấy ngày vừa qua, và “mọi người lại có thể đi ra đường”.
Sứ thần Toà Thánh cho biết Ngày Ăn chay và Cầu nguyện cho Hoà bình ở Syria vào thứ Bảy 7-9 do Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi đã được đón nhận rất tích cực; “mọi người đều nhiệt tình tham gia, từ các Kitô hữu đến các nhà lãnh đạo cộng đồng Hồi giáo. Sáng kiến này được đánh giá rất cao”.
Khi được hỏi về tình hình hiện nay ở Syria, Đức Tổng Giám mục Zenari nói ngài không biết hết các sự kiện. “Thật khó để có được tin tức. Có những báo cáo về một số vụ đụng độ giữa quân đội chính quy và những người khác nhưng chúng tôi không có thông tin chính xác.”
Ngài nhắc đến việc Mặt trận Al-Nusra – một nhóm quân nổi dậy jihad – đánh chiếm ngôi làng Kitô giáo lịch sử Maaloula, nhưng không có tin tức gì về tình hình hiện nay ở đây.
Hãng tin AP cho biết, thứ Tư tuần trước, các kẻ khủng bố đã tấn công các nhà ở và nhà thờ của các Kitô hữu ngay sau khi chiếm được ngôi làng, bắn và giết chết một số người. Những người chứng kiến tận mắt nói rằng họ thấy các binh lính bắt đi năm người dân làng và đe doạ: “Nếu không cải sang đạo Hồi thì sẽ bị chém đầu.”
Maaloula với 3.000 dân cư, là một trong những nơi cuối cùng còn nói tiếng Aram, ngôn ngữ của Chúa Giêsu.
Đức Tổng Giám mục Zenari cho biết ngài vẫn thường xuyên liên lạc với các giám mục, giáo sĩ và giáo dân về tình hình trong nước, và khi nhận được chỉ thị của Toà Thánh, ngài đã trao đổi với các nhà chức trách. Nhưng ngài từ chối bình luận về các nỗ lực ngoại giao mới nhất để ngăn chặn hành động quân sự của phương Tây đối với chế độ Syria, và nói rằng đây là một “tình hình rất tế nhị”.
Mối đe doạ hành động quân sự của Mỹ đã được tạm thời bãi bỏ trong tuần này sau khi Nga đưa ra một kế hoạch huỷ bỏ kho vũ khí hoá học của Syria. Các quan chức Mỹ hôm qua nói rằng việc giải trừ vũ khí là “có thể thực hiện được nhưng sẽ khó khăn”.
Cả Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ và Nga đang tham gia cuộc hội đàm tại Geneva về kế hoạch này, bao gồm việc Syria bàn giao kho dự trữ của họ cho các quan sát viên nước ngoài. Hành động này được đưa ra sau những cáo buộc của Hoa Kỳ cho rằng chế độ Syria đã giết chết hàng trăm người trong một cuộc tấn công bằng khí độc tại các vùng ngoại ô Damascus vào ngày 21-8. Chính quyền Syria bác bỏ đã sử dụng vũ khí hoá học, nhưng thừa nhận họ có kho dự trữ.
Đức Thượng phụ Gregory III Laham nói rằng ngài cảm thấy nhẹ người sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố dời lại cuộc bỏ phiếu của Quốc hội về quyết định tấn công quân sự Syria để nhường chỗ cho các sáng kiến ngoại giao.
Đức Thượng phụ Laham nói với Hãng tin Fides: “Sự vĩ đại của một nhà lãnh đạo là tìm kiếm hoà bình và xây dựng hoà bình, chứ không phải là gây ra chiến tranh và đem đến huỷ diệt. Một sức mạnh lớn lao chỉ lớn lao nếu đó là một sức mạnh của hoà bình. Logic của bạo lực không bao giờ là logic của người khôn ngoan. Chúng tôi kêu gọi tất cả các nhà lãnh đạo chính trị trên thế giới hãy trở lại với Lời Chúa Giêsu trong Tin Mừng: vậy là đủ để xây dựng một thế giới của văn minh, tự do, nhân phẩm, tình yêu và lòng thương xót.”
Ngài chỉ ra rằng Syria có liên quan chặt chẽ với các nước láng giềng và “nếu một cây trong rừng bốc cháy, cả cánh rừng sẽ cháy rụi”. Nguy cơ về một cuộc chiến tranh khu vực sẽ khiến cho có thêm hàng ngàn nạn nhân mới.
Vị thượng phụ và các nhà lãnh đạo khác của các Giáo hội Kitô giáo ở Trung Đông đã kêu gọi các tín hữu “tiếp tục cầu nguyện cho hoà bình ở Syria và trên thế giới, theo lời mời gọi của Đức Giáo hoàng”.
Đức Tổng Giám mục Zenari nói: “Chúng tôi cầu nguyện cho hoà bình. Đó là điều chúng tôi đang mong đợi và cầu nguyện.”
Phát biểu với Terrasanta.net tại Damascus hôm 12-9, Đức Tổng Giám mục Zenari nói rằng “có một bầu khí tốt hơn” so với mấy ngày vừa qua, và “mọi người lại có thể đi ra đường”.
Sứ thần Toà Thánh cho biết Ngày Ăn chay và Cầu nguyện cho Hoà bình ở Syria vào thứ Bảy 7-9 do Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi đã được đón nhận rất tích cực; “mọi người đều nhiệt tình tham gia, từ các Kitô hữu đến các nhà lãnh đạo cộng đồng Hồi giáo. Sáng kiến này được đánh giá rất cao”.
Khi được hỏi về tình hình hiện nay ở Syria, Đức Tổng Giám mục Zenari nói ngài không biết hết các sự kiện. “Thật khó để có được tin tức. Có những báo cáo về một số vụ đụng độ giữa quân đội chính quy và những người khác nhưng chúng tôi không có thông tin chính xác.”
Ngài nhắc đến việc Mặt trận Al-Nusra – một nhóm quân nổi dậy jihad – đánh chiếm ngôi làng Kitô giáo lịch sử Maaloula, nhưng không có tin tức gì về tình hình hiện nay ở đây.
Hãng tin AP cho biết, thứ Tư tuần trước, các kẻ khủng bố đã tấn công các nhà ở và nhà thờ của các Kitô hữu ngay sau khi chiếm được ngôi làng, bắn và giết chết một số người. Những người chứng kiến tận mắt nói rằng họ thấy các binh lính bắt đi năm người dân làng và đe doạ: “Nếu không cải sang đạo Hồi thì sẽ bị chém đầu.”
Maaloula với 3.000 dân cư, là một trong những nơi cuối cùng còn nói tiếng Aram, ngôn ngữ của Chúa Giêsu.
Đức Tổng Giám mục Zenari cho biết ngài vẫn thường xuyên liên lạc với các giám mục, giáo sĩ và giáo dân về tình hình trong nước, và khi nhận được chỉ thị của Toà Thánh, ngài đã trao đổi với các nhà chức trách. Nhưng ngài từ chối bình luận về các nỗ lực ngoại giao mới nhất để ngăn chặn hành động quân sự của phương Tây đối với chế độ Syria, và nói rằng đây là một “tình hình rất tế nhị”.
Mối đe doạ hành động quân sự của Mỹ đã được tạm thời bãi bỏ trong tuần này sau khi Nga đưa ra một kế hoạch huỷ bỏ kho vũ khí hoá học của Syria. Các quan chức Mỹ hôm qua nói rằng việc giải trừ vũ khí là “có thể thực hiện được nhưng sẽ khó khăn”.
Cả Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ và Nga đang tham gia cuộc hội đàm tại Geneva về kế hoạch này, bao gồm việc Syria bàn giao kho dự trữ của họ cho các quan sát viên nước ngoài. Hành động này được đưa ra sau những cáo buộc của Hoa Kỳ cho rằng chế độ Syria đã giết chết hàng trăm người trong một cuộc tấn công bằng khí độc tại các vùng ngoại ô Damascus vào ngày 21-8. Chính quyền Syria bác bỏ đã sử dụng vũ khí hoá học, nhưng thừa nhận họ có kho dự trữ.
Đức Thượng phụ Gregory III Laham nói rằng ngài cảm thấy nhẹ người sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố dời lại cuộc bỏ phiếu của Quốc hội về quyết định tấn công quân sự Syria để nhường chỗ cho các sáng kiến ngoại giao.
Đức Thượng phụ Laham nói với Hãng tin Fides: “Sự vĩ đại của một nhà lãnh đạo là tìm kiếm hoà bình và xây dựng hoà bình, chứ không phải là gây ra chiến tranh và đem đến huỷ diệt. Một sức mạnh lớn lao chỉ lớn lao nếu đó là một sức mạnh của hoà bình. Logic của bạo lực không bao giờ là logic của người khôn ngoan. Chúng tôi kêu gọi tất cả các nhà lãnh đạo chính trị trên thế giới hãy trở lại với Lời Chúa Giêsu trong Tin Mừng: vậy là đủ để xây dựng một thế giới của văn minh, tự do, nhân phẩm, tình yêu và lòng thương xót.”
Ngài chỉ ra rằng Syria có liên quan chặt chẽ với các nước láng giềng và “nếu một cây trong rừng bốc cháy, cả cánh rừng sẽ cháy rụi”. Nguy cơ về một cuộc chiến tranh khu vực sẽ khiến cho có thêm hàng ngàn nạn nhân mới.
Vị thượng phụ và các nhà lãnh đạo khác của các Giáo hội Kitô giáo ở Trung Đông đã kêu gọi các tín hữu “tiếp tục cầu nguyện cho hoà bình ở Syria và trên thế giới, theo lời mời gọi của Đức Giáo hoàng”.
Đức Tổng Giám mục Zenari nói: “Chúng tôi cầu nguyện cho hoà bình. Đó là điều chúng tôi đang mong đợi và cầu nguyện.”
(Terrasanta.net)