Hội nghị Quốc tế ở Jordan: “Những thách đố đối với Kitô hữu Ả Rập”
Theo mong muốn của Quốc vương Jordan Abdullah II, một Hội nghị thượng đỉnh quốc tế được tổ chức trong 2 ngày 3 và 4-9-2013 tại Amman, thủ đô của Jordan. Hội nghị đề cập đến nhiều vấn đề các Kitô hữu Ả Rập đang phải đối mặt: chiến tranh, đánh bom, nạn bắt cóc, xúc phạm tôn giáo, di cư… Đây là cơ hội để tiếng nói của các Giáo hội Đông phương được lắng nghe hơn trên trường quốc tế, vào lúc đang có mối lo ngại về một cuộc xung đột lớn trong khu vực với bối cảnh là Syria.
Hội nghị Quốc tế ở Jordan: “Những thách đố đối với Kitô hữu Ả Rập”
WHĐ (04.09.2013) – Theo mong muốn của Quốc vương Jordan Abdullah II, một Hội nghị thượng đỉnh quốc tế được tổ chức trong 2 ngày 3 và 4-9-2013 tại Amman, thủ đô của Jordan. Hội nghị đề cập đến nhiều vấn đề các Kitô hữu Ả Rập đang phải đối mặt: chiến tranh, đánh bom, nạn bắt cóc, xúc phạm tôn giáo, di cư… Đây là cơ hội để tiếng nói của các Giáo hội Đông phương được lắng nghe hơn trên trường quốc tế, vào lúc đang có mối lo ngại về một cuộc xung đột lớn trong khu vực với bối cảnh là Syria.
Hội nghị này đã được nêu ra trong cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Quốc vương Jordan Abdullah II tại Vatican ngày 29-8 vừa qua.
Trong tài liệu chính thức, Ban Tổ chức giới thiệu “Trung Đông là cái nôi của Kitô giáo, nhưng những xáo trộn gần đây đã đẩy các cộng đồng Kitô hữu phải đối mặt với những thách đố nghiêm trọng trong khu vực”. Do đó, Hội nghị nhắm mục đích liên kết các nhà lãnh đạo của tất cả các Giáo hội Kitô giáo ở Trung Đông, để giúp cho “tiếng nói của họ được thế giới lắng nghe”. Hội nghị còn nêu rõ: “Chỉ bằng việc tìm hiểu rõ ràng, bằng thương thuyết và thu thập thông tin mới có thể tìm ra các giải pháp cho những thách đố này, để – nếu Chúa muốn – sẽ đảm bảo nền an ninh và thịnh vượng lâu dài cho các Kitô hữu ở Trung Đông, họ vốn được nhìn nhận là thành phần thiết yếu, không thể phủ nhận, góp phần dệt nên tấm thảm phong phú Trung Đông.”
Tham gia Hội nghị có hơn 70 thượng phụ, các đại diện thượng phụ, các giám mục, linh mục và các nhà lãnh đạo của tất cả các cộng đồng Kitô hữu trong khu vực. Hội nghị sẽ xem xét nhiều vấn đề, đặc biệt là tình hình biến chuyển gần đây ở Ai Cập, Syria, Iraq, Liban, Iraq, Jordan và Jerusalem.
Trong số các tham dự viên, đáng chú ý có Đức Hồng y Jean-Louis Tauran, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh về Đối thoại Liên tôn, đại diện Toà Thánh; Đức Thượng phụ Fouad Twal, Đức Thượng phụ Chính thống Jerusalem Theophilos III, Đức Thượng phụ Chính thống Armenia Nourhanne Maniougan.
Các nhà lãnh đạo các Giáo hội Kitô giáo đã liên kết với nhau, từ Iraq đến Liban, từ Syria đến Thánh Địa… để chống lại những rủi ro các tín hữu sẽ gặp phải nếu nước ngoài can thiệp quân sự vào Syria. Các vị tham dự Hội nghị đã nhanh chóng bày tỏ quan điểm. Đức Thượng phụ Latinh Giêrusalem đặt câu hỏi về tính hợp pháp của cuộc tấn công nếu xảy ra. Giám mục Aleppo, Antoine Audo nêu ra nguy cơ của một cuộc “chiến tranh thế giới”.
Đức Thượng phụ Bechara Boutros Raï cáo buộc “các quốc gia, nhất là các quốc gia phương Tây, nhưng cả các quốc gia phương Đông nữa, đã xúi giục tất cả các cuộc xung đột này”. Ngài nhận định: “Chúng ta đang nhìn thấy toàn bộ những gì các Kitô hữu đã xây dựng trong suốt 1.400 năm chung sống với người Hồi giáo đang bị tàn phá.” Và không kém phần mạnh mẽ, các Thượng phụ Iraq Raphael Louis Sako, Thượng phụ Canđê cũng cáo buộc một hành động tương tự như “thảm hoạ núi lửa, sẽ huỷ diệt Iraq, Lebanon và Palestine. Và có lẽ có ai đó muốn điều đó xảy ra”. Nỗi lo ngại “lặp lại kịch bản Iraq” luôn được nhắc đến, cũng như việc mất đi “tính phi tôn giáo” vốn giúp cho các dân tộc ở Trung Đông có thể sống chung được với nhau.
Ở khắp vùng Trung Đông, các Giáo hội liên kết với nhau cảm thấy mình được nâng đỡ qua lời của Đức Giáo hoàng kêu gọi Giáo Hội toàn cầu ăn chay và cầu nguyện vào ngày 7-9. Lời kêu gọi này đã chạm đến con tim của mọi tầng lớp, từ các giám mục đến các tín hữu đơn sơ. Các cộng đồng Kitô hữu ở Syria, ở Trung Đông và ở khắp nơi đều vui mừng và sẵn sàng tham gia ngày ăn chay và cầu nguyện này.
Hội nghị này đã được nêu ra trong cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Quốc vương Jordan Abdullah II tại Vatican ngày 29-8 vừa qua.
Trong tài liệu chính thức, Ban Tổ chức giới thiệu “Trung Đông là cái nôi của Kitô giáo, nhưng những xáo trộn gần đây đã đẩy các cộng đồng Kitô hữu phải đối mặt với những thách đố nghiêm trọng trong khu vực”. Do đó, Hội nghị nhắm mục đích liên kết các nhà lãnh đạo của tất cả các Giáo hội Kitô giáo ở Trung Đông, để giúp cho “tiếng nói của họ được thế giới lắng nghe”. Hội nghị còn nêu rõ: “Chỉ bằng việc tìm hiểu rõ ràng, bằng thương thuyết và thu thập thông tin mới có thể tìm ra các giải pháp cho những thách đố này, để – nếu Chúa muốn – sẽ đảm bảo nền an ninh và thịnh vượng lâu dài cho các Kitô hữu ở Trung Đông, họ vốn được nhìn nhận là thành phần thiết yếu, không thể phủ nhận, góp phần dệt nên tấm thảm phong phú Trung Đông.”
Tham gia Hội nghị có hơn 70 thượng phụ, các đại diện thượng phụ, các giám mục, linh mục và các nhà lãnh đạo của tất cả các cộng đồng Kitô hữu trong khu vực. Hội nghị sẽ xem xét nhiều vấn đề, đặc biệt là tình hình biến chuyển gần đây ở Ai Cập, Syria, Iraq, Liban, Iraq, Jordan và Jerusalem.
Trong số các tham dự viên, đáng chú ý có Đức Hồng y Jean-Louis Tauran, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh về Đối thoại Liên tôn, đại diện Toà Thánh; Đức Thượng phụ Fouad Twal, Đức Thượng phụ Chính thống Jerusalem Theophilos III, Đức Thượng phụ Chính thống Armenia Nourhanne Maniougan.
Các nhà lãnh đạo các Giáo hội Kitô giáo đã liên kết với nhau, từ Iraq đến Liban, từ Syria đến Thánh Địa… để chống lại những rủi ro các tín hữu sẽ gặp phải nếu nước ngoài can thiệp quân sự vào Syria. Các vị tham dự Hội nghị đã nhanh chóng bày tỏ quan điểm. Đức Thượng phụ Latinh Giêrusalem đặt câu hỏi về tính hợp pháp của cuộc tấn công nếu xảy ra. Giám mục Aleppo, Antoine Audo nêu ra nguy cơ của một cuộc “chiến tranh thế giới”.
Đức Thượng phụ Bechara Boutros Raï cáo buộc “các quốc gia, nhất là các quốc gia phương Tây, nhưng cả các quốc gia phương Đông nữa, đã xúi giục tất cả các cuộc xung đột này”. Ngài nhận định: “Chúng ta đang nhìn thấy toàn bộ những gì các Kitô hữu đã xây dựng trong suốt 1.400 năm chung sống với người Hồi giáo đang bị tàn phá.” Và không kém phần mạnh mẽ, các Thượng phụ Iraq Raphael Louis Sako, Thượng phụ Canđê cũng cáo buộc một hành động tương tự như “thảm hoạ núi lửa, sẽ huỷ diệt Iraq, Lebanon và Palestine. Và có lẽ có ai đó muốn điều đó xảy ra”. Nỗi lo ngại “lặp lại kịch bản Iraq” luôn được nhắc đến, cũng như việc mất đi “tính phi tôn giáo” vốn giúp cho các dân tộc ở Trung Đông có thể sống chung được với nhau.
Ở khắp vùng Trung Đông, các Giáo hội liên kết với nhau cảm thấy mình được nâng đỡ qua lời của Đức Giáo hoàng kêu gọi Giáo Hội toàn cầu ăn chay và cầu nguyện vào ngày 7-9. Lời kêu gọi này đã chạm đến con tim của mọi tầng lớp, từ các giám mục đến các tín hữu đơn sơ. Các cộng đồng Kitô hữu ở Syria, ở Trung Đông và ở khắp nơi đều vui mừng và sẵn sàng tham gia ngày ăn chay và cầu nguyện này.
(Theo LPJ)