Theo Chúa Giêsu là luôn nhìn lên Chúa và đi theo Người, cho dù có phải trả giá mắc mỏ
Theo Chúa Giêsu là luôn nhìn lên Chúa và đi theo Người, cho dù có phải trả giá mắc mỏ. Sức mạnh đích thực của Kitô hữu là sức mạnh của sự thật và tình yêu thương, bao gồm việc từ chối mọi bạo lực. Đức tin và bạo lực không tương hợp với nhau. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hơn 40.000 tín hữu và du khách hành hương 5 châu tham dự buổi đọc Kinh Truyền Tin tại Quảng trường Thánh Phêrô trưa Chúa Nhật 18-8-2013.
Theo Chúa Giêsu là luôn nhìn lên Chúa và đi theo Người, cho dù có phải trả giá mắc mỏ
Theo Chúa Giêsu là luôn nhìn lên Chúa và đi theo Người, cho dù có phải trả giá mắc mỏ. Sức mạnh đích thực của Kitô hữu là sức mạnh của sự thật và tình yêu thương, bao gồm việc từ chối mọi bạo lực. Đức tin và bạo lực không tương hợp với nhau.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hơn 40.000 tín hữu và du khách hành hương 5 châu tham dự buổi đọc Kinh Truyền Tin tại Quảng trường Thánh Phêrô trưa Chúa Nhật 18-8-2013.
Mở đầu bài huấn dụ, Đức Thánh Cha nói: Trong Phụng vụ hôm nay, chúng ta nghe các lời này của thư gửi tín hữu Dothái: “Chúng ta hãy kiên trì chạy trong cuộc đua dành cho ta, mắt hướng về Đức Giêsu là Đấng khai mở và kiện toàn lòng tin.” (Dt 12,1-2). Đây là một kiểu diễn tả mà chúng ta phải đặc biệt nhấn mạnh trong Năm Đức Tin này.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hơn 40.000 tín hữu và du khách hành hương 5 châu tham dự buổi đọc Kinh Truyền Tin tại Quảng trường Thánh Phêrô trưa Chúa Nhật 18-8-2013.
Mở đầu bài huấn dụ, Đức Thánh Cha nói: Trong Phụng vụ hôm nay, chúng ta nghe các lời này của thư gửi tín hữu Dothái: “Chúng ta hãy kiên trì chạy trong cuộc đua dành cho ta, mắt hướng về Đức Giêsu là Đấng khai mở và kiện toàn lòng tin.” (Dt 12,1-2). Đây là một kiểu diễn tả mà chúng ta phải đặc biệt nhấn mạnh trong Năm Đức Tin này.
Áp dụng vào cuộc sống tín hữu Đức Thánh Cha nói: Cả chúng ta nữa, trong suốt năm nay, chúng ta cũng hãy hướng nhìn lên Chúa Giêsu, bởi vì đức tin đến từ Người, là tiếng “xin vâng” của chúng ta trong tương quan con thảo với Thiên Chúa; chính Người là Đấng trung gian duy nhất của tương quan ấy giữa chúng ta với Thiên Chúa Cha, Đấng ngự trên Trời. Đức Giêsu là Con, và chúng ta là con trong Người.
Nhưng Lời Chúa trong Chúa Nhật này cũng chứa đựng một lời nói của Đức Giêsu khiến cho chúng ta bị khủng hoảng, và nó phải được giải thích, nếu không nó có thể gây ra các hiểu lầm. Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Các con tưởng rằng Thầy đến để ban bình an cho trái đất sao? Không, Thầy bảo cho các con biết, nhưng là đem sự chia rẽ.” (Lc 12,51). Điều nay có nghĩa là gì?
Đức Thánh Cha giải thích: Nó có nghĩa là đức tin không phải là một cái gì để trang hoàng, trang sức; không phải là trang hoàng cuộc sống với một chút tôn giáo, hay như chiếc bánh với một chút kem sữa. Không! Đức tin bao gồm việc lựa chọn Thiên Chúa như là tiêu chuẩn nền tảng của cuộc sống, và Thiên Chúa không phải là trống không, không trung lập, Thiên Chúa luôn luôn tích cực, Thiên Chúa là tình yêu, và tình yêu thì tích cực. Sau khi Chúa Giêsu đến trần gian, không còn có thể làm như thể chúng ta không biết Thiên Chúa. Như thể Người là một điều trừu tượng, trống rỗng, quy chiếu thuần tuý danh từ. Không, Thiên Chúa có một gương mặt cụ thể, có một tên gọi: Thiên Chúa là lòng thương xót. Thiên Chúa là sự trung thành, là sự sống tự trao ban cho tất cả chúng ta. Chính vì vậy, Chúa Giêsu nói “Thầy đến để đem chia rẽ” không phải Chúa Giêsu muốn chia rẽ con người với nhau, trái lại, Chúa Giêsu là niềm an bình của chúng ta, là sự hoà giải của chúng ta. Nhưng niềm an bình ấy không phải là sự an bình của các nấm mồ, không phải sự trung lập, Chúa Giêsu không đem đến sự trung lập; sự bình an này không phải là một cuộc dàn xếp bằng mọị giá.
Đức Thánh Cha giải thích ý nghĩa đích thực của việc theo Chúa: Theo Chúa Giêsu bao gồm việc khước từ sự dữ, từ khước ích kỷ, và lựa chọn sự thiện, chân lý, công bằng, cả khi nó đòi buộc hy sinh và từ bỏ các lợi lộc. Và chính điều này chia rẽ; chúng ta biết, nó chia rẽ cả những tương quan chặt chẽ nhất. Nhưng hãy chú ý: không phải Chúa Giêsu chia rẽ đâu! Người đưa ra tiêu chuẩn: sống cho chính mình, hay sống cho Thiên Chúa và cho tha nhân; làm cho mình được hầu hạ hay hầu hạ; vâng lời cái tôi của mình hay vâng lời Thiên Chúa. Đó, Chúa Giêsu “là dấu chỉ sự mẫu thuẫn” (Lc 2,34) là trong nghĩa đó.
Như vậy, lời này của Tin Mừng không cho phép sử dụng sức mạnh để phổ biến đức tin. Trái lại, sức mạnh của Kitô hữu là sức mạnh của chân lý và của tình yêu, bao gồm tư bỏ mọi bạo lực. Đức tin và bạo lực không tương hợp với nhau. Trái lại, đức tin và sự mạnh mẽ đi đôi với nhau. Tín hữu Kitô không bạo lực, nhưng mạnh mẽ. Và với sức mạnh nào? Sức mạnh của sự hiền dịu, sức mạnh của tình yêu thương.
Đức Thánh Cha kết luận bài huấn dụ: Anh chị em thân mến, cả giữa các người bà con của Chúa Giêsu cũng có vài người cho tới điểm nào đó đã không chia sẻ kiểu sống và giảng dạy của Người; Tin Mừng nói với chúng ta như thế (x. Mc 3,20-21). Nhưng Mẹ Người đã luôn luôn trung thành theo Người, dán chặt cái nhìn trên trái tim Chúa Giêsu, Con Đấng Tối Cao, và trên mầu nhiệm của Người. Và sau cùng, nhờ đức tin của Mẹ Maria, các người bà con của Chúa Giêsu đã bước vào làm thành phần của cộng đoàn Kitô tiên khởi (x. Cv 1,14). Chúng ta cũng hãy xin Mẹ Maria trợ giúp chúng ta biết gắn chặt cái nhìn nơi Chúa Giêsu và theo Người, cho dù có phải trả giá mắc mỏ.
Anh chị em hãy nhớ: theo Chúa Giêsu không phải là trung lập, theo Chúa Giêsu có nghĩa là để cho mính bị liên luỵ, bởi vì đức tin không phải là một đồ trang sức, mà là sức mạnh của linh hồn!
Tiếp đến, Đức Thánh Cha đã cất Kinh Truyền Tin và ban phep lành Toà Thánh cho mọi người.
Sau Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha đã xin mọi người cùng ngài cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ đắm phà tại Philippines, cũng như cho gia đình và thân nhân của họ đang phải chịu biết bao đau đớn. Ngài cũng nói rằng chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho hoà bình bên Ai Cập. Xin anh chị em tất cả cùng nói: “Lạy Mẹ Maria, Nữ Vương Hoà Bình, xin cầu cho chúng con! Tất cả mọi người nói: “Lạy Mẹ Maria, Nữ Vương Hoà Bình, xin cầu cho chúng con!
Đức Thánh Cha đã chào tất cả mọi ngưhi hiện diện, đặc biệt là nhóm dân ca vũ Ba La đến từ Edmonton của Canada và nhóm bạn trẻ Brambilla gần Bergamo. Khi nghe họ reo hò, Đức thánh Cha nói: “Cha thấy các con. Cha thấy các con rõ lắm!” Rồi ngài nói tiếp: “Tôi chúc lành cho ngọn đuốc mà các bạn trẻ sẽ đi bộ đem từ Roma về tới nhà họ.”
Sau cùng, ngài đã chúc mọi người một ngày Chúa Nhật an lành và bữa trưa ngon miệng.
Nhưng Lời Chúa trong Chúa Nhật này cũng chứa đựng một lời nói của Đức Giêsu khiến cho chúng ta bị khủng hoảng, và nó phải được giải thích, nếu không nó có thể gây ra các hiểu lầm. Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Các con tưởng rằng Thầy đến để ban bình an cho trái đất sao? Không, Thầy bảo cho các con biết, nhưng là đem sự chia rẽ.” (Lc 12,51). Điều nay có nghĩa là gì?
Đức Thánh Cha giải thích: Nó có nghĩa là đức tin không phải là một cái gì để trang hoàng, trang sức; không phải là trang hoàng cuộc sống với một chút tôn giáo, hay như chiếc bánh với một chút kem sữa. Không! Đức tin bao gồm việc lựa chọn Thiên Chúa như là tiêu chuẩn nền tảng của cuộc sống, và Thiên Chúa không phải là trống không, không trung lập, Thiên Chúa luôn luôn tích cực, Thiên Chúa là tình yêu, và tình yêu thì tích cực. Sau khi Chúa Giêsu đến trần gian, không còn có thể làm như thể chúng ta không biết Thiên Chúa. Như thể Người là một điều trừu tượng, trống rỗng, quy chiếu thuần tuý danh từ. Không, Thiên Chúa có một gương mặt cụ thể, có một tên gọi: Thiên Chúa là lòng thương xót. Thiên Chúa là sự trung thành, là sự sống tự trao ban cho tất cả chúng ta. Chính vì vậy, Chúa Giêsu nói “Thầy đến để đem chia rẽ” không phải Chúa Giêsu muốn chia rẽ con người với nhau, trái lại, Chúa Giêsu là niềm an bình của chúng ta, là sự hoà giải của chúng ta. Nhưng niềm an bình ấy không phải là sự an bình của các nấm mồ, không phải sự trung lập, Chúa Giêsu không đem đến sự trung lập; sự bình an này không phải là một cuộc dàn xếp bằng mọị giá.
Đức Thánh Cha giải thích ý nghĩa đích thực của việc theo Chúa: Theo Chúa Giêsu bao gồm việc khước từ sự dữ, từ khước ích kỷ, và lựa chọn sự thiện, chân lý, công bằng, cả khi nó đòi buộc hy sinh và từ bỏ các lợi lộc. Và chính điều này chia rẽ; chúng ta biết, nó chia rẽ cả những tương quan chặt chẽ nhất. Nhưng hãy chú ý: không phải Chúa Giêsu chia rẽ đâu! Người đưa ra tiêu chuẩn: sống cho chính mình, hay sống cho Thiên Chúa và cho tha nhân; làm cho mình được hầu hạ hay hầu hạ; vâng lời cái tôi của mình hay vâng lời Thiên Chúa. Đó, Chúa Giêsu “là dấu chỉ sự mẫu thuẫn” (Lc 2,34) là trong nghĩa đó.
Như vậy, lời này của Tin Mừng không cho phép sử dụng sức mạnh để phổ biến đức tin. Trái lại, sức mạnh của Kitô hữu là sức mạnh của chân lý và của tình yêu, bao gồm tư bỏ mọi bạo lực. Đức tin và bạo lực không tương hợp với nhau. Trái lại, đức tin và sự mạnh mẽ đi đôi với nhau. Tín hữu Kitô không bạo lực, nhưng mạnh mẽ. Và với sức mạnh nào? Sức mạnh của sự hiền dịu, sức mạnh của tình yêu thương.
Đức Thánh Cha kết luận bài huấn dụ: Anh chị em thân mến, cả giữa các người bà con của Chúa Giêsu cũng có vài người cho tới điểm nào đó đã không chia sẻ kiểu sống và giảng dạy của Người; Tin Mừng nói với chúng ta như thế (x. Mc 3,20-21). Nhưng Mẹ Người đã luôn luôn trung thành theo Người, dán chặt cái nhìn trên trái tim Chúa Giêsu, Con Đấng Tối Cao, và trên mầu nhiệm của Người. Và sau cùng, nhờ đức tin của Mẹ Maria, các người bà con của Chúa Giêsu đã bước vào làm thành phần của cộng đoàn Kitô tiên khởi (x. Cv 1,14). Chúng ta cũng hãy xin Mẹ Maria trợ giúp chúng ta biết gắn chặt cái nhìn nơi Chúa Giêsu và theo Người, cho dù có phải trả giá mắc mỏ.
Anh chị em hãy nhớ: theo Chúa Giêsu không phải là trung lập, theo Chúa Giêsu có nghĩa là để cho mính bị liên luỵ, bởi vì đức tin không phải là một đồ trang sức, mà là sức mạnh của linh hồn!
Tiếp đến, Đức Thánh Cha đã cất Kinh Truyền Tin và ban phep lành Toà Thánh cho mọi người.
Sau Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha đã xin mọi người cùng ngài cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ đắm phà tại Philippines, cũng như cho gia đình và thân nhân của họ đang phải chịu biết bao đau đớn. Ngài cũng nói rằng chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho hoà bình bên Ai Cập. Xin anh chị em tất cả cùng nói: “Lạy Mẹ Maria, Nữ Vương Hoà Bình, xin cầu cho chúng con! Tất cả mọi người nói: “Lạy Mẹ Maria, Nữ Vương Hoà Bình, xin cầu cho chúng con!
Đức Thánh Cha đã chào tất cả mọi ngưhi hiện diện, đặc biệt là nhóm dân ca vũ Ba La đến từ Edmonton của Canada và nhóm bạn trẻ Brambilla gần Bergamo. Khi nghe họ reo hò, Đức thánh Cha nói: “Cha thấy các con. Cha thấy các con rõ lắm!” Rồi ngài nói tiếp: “Tôi chúc lành cho ngọn đuốc mà các bạn trẻ sẽ đi bộ đem từ Roma về tới nhà họ.”
Sau cùng, ngài đã chúc mọi người một ngày Chúa Nhật an lành và bữa trưa ngon miệng.