Nhật Bản: Thánh lễ cầu cho hoà bình thế giới, kỷ niệm vụ thả bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki
Một thông cáo của Hội đồng Toà Thánh về Công lý và Hoà bình cho biết Đức Hồng y Peter Turkson – Chủ tịch Hội đồng – đại diện cho Toà Thánh đã đến Nhật Bản để tham dự lễ kỷ niệm các vụ thả bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki hồi tháng 8-1945. Đức Hồng y sẽ chủ sự Thánh lễ cầu cho hoà bình thế giới vào ngày 9-8.
Nhật Bản: Thánh lễ cầu cho hoà bình thế giới, kỷ niệm vụ thả bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki
WHĐ (03.08.2013) – Một thông cáo của Hội đồng Toà Thánh về Công lý và Hoà bình cho biết Đức Hồng y Peter Turkson – Chủ tịch Hội đồng – đại diện cho Toà Thánh đã đến Nhật Bản để tham dự lễ kỷ niệm các vụ thả bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki hồi tháng 8-1945. Đức Hồng y sẽ chủ sự Thánh lễ cầu cho hoà bình thế giới vào ngày 9-8.
Đức Hồng y Turkson cũng tham dự chương trình “Mười ngày vì Hoà bình” do Hội đồng Giám mục Nhật Bản tổ chức, từ ngày 6 đến 15-8, để tưởng niệm các nạn nhân của nguyên tử.
Tại Hiroshima, vào thứ Hai 5-8, Đức Hồng y sẽ chủ sự Thánh lễ cầu cho Hoà bình tại Nhà thờ Chính toà của thành phố.
Vào thứ Ba 6-8, ngài sẽ tham dự cuộc gặp gỡ liên tôn – với các tín đồ Phật giáo, Thần giáo – và gặp gỡ đại kết, với sự tham gia của các đại biểu Tin Lành – để thúc đẩy sự hợp tác vì hoà bình trên thế giới.
Ngày thứ Tư 7-8, tại Nagasaki, ngài dự bữa ăn tối do Trung tâm Đối thoại Liên tôn vì hoà bình trên thế giới khoản đãi.
Ngày thứ Năm 8-8, ngài sẽ tham dự một lễ tưởng niệm liên tôn và cầu nguyện đặc biệt cho những người tuy không thiệt mạng, nhưng vẫn còn bị ảnh hưởng của phóng xạ.
Thứ Sáu 9-8, cũng tại Nagasaki, Đức Hồng y Turkson sẽ chủ sự Thánh lễ cầu cho hoà bình trên thế giới.
Thông cáo viết thêm: “Khi Đức Gioan Phaolô II đến thăm Hiroshima vào tháng 2-1981, ngài đã đưa ra lời kêu gọi hoà bình trên thế giới.” Thật vậy, Đức Gioan Phaolô II đã yêu cầu các nhà cầm quyền, tất cả mọi người và đặc biệt là những người trẻ, quyết tâm từ bỏ chiến tranh và “cùng nhau xây dựng một tương lai mới của tình huynh đệ và đoàn kết”.
Để đáp ứng lời kêu gọi này, các Giám mục Nhật Bản đã khuyến khích các giáo phận đưa ra những sáng kiến trong tất cả các giáo phận nhằm thúc đẩy hoà bình. Các ngài cũng khuyến khích các tín hữu không chỉ “cầu nguyện cho các nạn nhân”, mà còn tái khẳng định rằng “chiến tranh là điên rồ” và trở nên “những người xây dựng hoà bình”.
Hồi cuối tháng 6, Hội đồng Giám mục Nhật Bản đã đưa ra một sứ điệp về chương trình “Mười ngày vì Hoà bình” hướng đến kỷ niệm 50 năm ban hành Thông điệp Pacem in Terris (Hoà bình trên Trái đất) của Đức Gioan XXIII.
Sứ điệp mang chữ ký của Đức Tổng Giám mục Peter Takeo Okada, Tổng Giám mục Tokyo, nói rõ: “Thông điệp Pacem in Terris cung cấp những giáo huấn về quyền lợi và bổn phận của con người, về thẩm quyền của nhà nước và công ích, cũng như các vấn đề quốc tế quan tâm như sự thật, công lý, tình đoàn kết, vấn đề người tị nạn, giải trừ quân bị và phát triển kinh tế.”
Sứ điệp cũng nhắc lại: “Gốc rễ của hoà bình là việc bảo vệ quyền lợi và phẩm giá của con người”, và “hoà bình chỉ có thể đạt được khi phát triển con người nhằm mục đích xây dựng một xã hội nhân đạo hơn”.
Đức Hồng y Turkson cũng tham dự chương trình “Mười ngày vì Hoà bình” do Hội đồng Giám mục Nhật Bản tổ chức, từ ngày 6 đến 15-8, để tưởng niệm các nạn nhân của nguyên tử.
Tại Hiroshima, vào thứ Hai 5-8, Đức Hồng y sẽ chủ sự Thánh lễ cầu cho Hoà bình tại Nhà thờ Chính toà của thành phố.
Vào thứ Ba 6-8, ngài sẽ tham dự cuộc gặp gỡ liên tôn – với các tín đồ Phật giáo, Thần giáo – và gặp gỡ đại kết, với sự tham gia của các đại biểu Tin Lành – để thúc đẩy sự hợp tác vì hoà bình trên thế giới.
Ngày thứ Tư 7-8, tại Nagasaki, ngài dự bữa ăn tối do Trung tâm Đối thoại Liên tôn vì hoà bình trên thế giới khoản đãi.
Ngày thứ Năm 8-8, ngài sẽ tham dự một lễ tưởng niệm liên tôn và cầu nguyện đặc biệt cho những người tuy không thiệt mạng, nhưng vẫn còn bị ảnh hưởng của phóng xạ.
Thứ Sáu 9-8, cũng tại Nagasaki, Đức Hồng y Turkson sẽ chủ sự Thánh lễ cầu cho hoà bình trên thế giới.
Thông cáo viết thêm: “Khi Đức Gioan Phaolô II đến thăm Hiroshima vào tháng 2-1981, ngài đã đưa ra lời kêu gọi hoà bình trên thế giới.” Thật vậy, Đức Gioan Phaolô II đã yêu cầu các nhà cầm quyền, tất cả mọi người và đặc biệt là những người trẻ, quyết tâm từ bỏ chiến tranh và “cùng nhau xây dựng một tương lai mới của tình huynh đệ và đoàn kết”.
Để đáp ứng lời kêu gọi này, các Giám mục Nhật Bản đã khuyến khích các giáo phận đưa ra những sáng kiến trong tất cả các giáo phận nhằm thúc đẩy hoà bình. Các ngài cũng khuyến khích các tín hữu không chỉ “cầu nguyện cho các nạn nhân”, mà còn tái khẳng định rằng “chiến tranh là điên rồ” và trở nên “những người xây dựng hoà bình”.
Hồi cuối tháng 6, Hội đồng Giám mục Nhật Bản đã đưa ra một sứ điệp về chương trình “Mười ngày vì Hoà bình” hướng đến kỷ niệm 50 năm ban hành Thông điệp Pacem in Terris (Hoà bình trên Trái đất) của Đức Gioan XXIII.
Sứ điệp mang chữ ký của Đức Tổng Giám mục Peter Takeo Okada, Tổng Giám mục Tokyo, nói rõ: “Thông điệp Pacem in Terris cung cấp những giáo huấn về quyền lợi và bổn phận của con người, về thẩm quyền của nhà nước và công ích, cũng như các vấn đề quốc tế quan tâm như sự thật, công lý, tình đoàn kết, vấn đề người tị nạn, giải trừ quân bị và phát triển kinh tế.”
Sứ điệp cũng nhắc lại: “Gốc rễ của hoà bình là việc bảo vệ quyền lợi và phẩm giá của con người”, và “hoà bình chỉ có thể đạt được khi phát triển con người nhằm mục đích xây dựng một xã hội nhân đạo hơn”.
(Theo Zenit)