Tự sắc của ĐTC Phanxicô cải tổ hệ thống hình pháp tại Vatican
VATICAN – Hôm 11-7-2013, ĐTC Phanxicô đã ban hành Tông thư tự sắc nới rộng quyền tài phán của các cơ quan tư pháp Quốc gia thành Vatican về vấn đề hình luật. Các qui luật mới đã được Uỷ ban Toà Thánh đặc trách quốc gia thành Vatican phê chuẩn ngày 10-7-2013, cải tổ bộ hình luật có từ năm 1929 khi thành lập Quốc gia Vatican, và áp dụng cho các nhân viên và những người ở trên lãnh thổ quốc gia thành Vatican.
Tự sắc của ĐTC Phanxicô cải tổ hệ thống hình pháp tại Vatican
VATICAN – Hôm 11-7-2013, ĐTC Phanxicô đã ban hành Tông thư tự sắc nới rộng quyền tài phán của các cơ quan tư pháp Quốc gia thành Vatican về vấn đề hình luật.
Các quy luật mới đã được Uỷ ban Toà Thánh đặc trách quốc gia thành Vatican phê chuẩn ngày 10-7-2013, cải tổ bộ hình luật có từ năm 1929 khi thành lập Quốc gia Vatican, và áp dụng cho các nhân viên và những người ở trên lãnh thổ quốc gia thành Vatican.
Trong lời tựa, Tự sắc của ĐTC khẳng định: “Thời nay, công ích ngày càng bị đe doạ nạn phạm pháp liên quốc gia và có tổ chức, lạm dụng thị trường và kinh tế, cũng như nạn khủng bố. Vì thế, cộng đồng quốc tế cần chấp nhận những phương tiện pháp lý thích hợp giúp phòng ngừa và ngăn chặn nạn tội phạm, tạo điều kiện dễ dàng cho sự cộng tác tư pháp quốc tế trong vấn đề hình sự.”. Vì thế, với mục đích tái khẳng định quyết tâm của Toà Thánh cộng tác với những mục tiêu ấy, đã có một số thay đổi được du nhập vào hình luật của Vatican, tiếp tục những hoạt động đã được khởi sự từ năm 2010 dưới triều đại của ĐGH Bênêđictô XVI.
Tự sắc của ĐTC có mục đích nới rộng việc áp dụng các hình luật này cho cả các chức sắc và nhân viên Giáo triều Roma và các tổ chức gắn liền với giáo triều, ví dụ báo L’Osservatore Romano, Đài Vatican, Trung tâm Truyền hình Vatican, Thư viện và Văn khố Vatican,… Cả các vị đại diện Toà Thánh và nhân viên chính ngạch trong Ngoại giao Toà Thánh.
Những hình luật vừa được phê chuẩn tiếp nối công cuộc thích ứng ngành tư pháp Vatican, qua những hành động bắt đầu từ năm 2010 dưới triều đại ĐGH Bênêđictô XVI.
Một số điểm mới
Những hình luật ấy nay có nội dung rộng lớn hơn vì thực hiện nhiều hiệp ước quốc tế mà Toà Thánh chấp nhận. Ngoài ra, có sự du nhập những loại tội bị hình luật Vatican trừng phạt như các tội ác chống lại nhân loại, tội tra tấn, tội diệt chủng và Apartheid (phân biệt chủng tộc); tội tham nhũng như nói trong Hiệp ước năm 2003 của Liên Hiệp Quốc về tệ nạn này. Một điểm mới khác, đó là quyết định loại bỏ án tù chung thân và thay bằng hình phạt từ 30 đến 35 năm tù. Luật mới gia tăng các biện pháp bảo vệ trẻ em, xác định và gia tăng hình phạt cho những kẻ lạm dụng trẻ em, những kẻ lấy trộm tài liệu mật của các cơ quan Vatican. Luật mới cho phép giao nộp cho các chính quyền tư pháp liên hệ những kẻ phạm tội ác tị nạn vào Vatican.
Phù hợp với hướng đi gần đây trên trường quốc tế, một hệ thống trừng phạt pháp nhân cũng được du nhập vào hệ thống Hình luật Vatican, đối với tất cả những trường hợp pháp nhân ấy lợi dụng những hoạt động tội ác do các cơ quan hoặc nhân viên của mình vi phạm. Luật xác định một trách nhiệm trực tiếp của các pháp nhân đó với những hình phạt cấm chế hoặc phạt tiền.
Trong cuộc họp báo, Cha Lombardi, Giám đốc Phòng Báo chí Toà Thánh, cho biết trong tương lai gần đây sẽ có thêm những đạo luật chống rửa tiền và tài trợ tham nhũng, theo yêu cầu của Cơ quan Âu châu Moneyval đặc trách về vấn đề này. Toà Thánh và Vatican cũng gia nhập và chấp nhận những đề nghị của tổ chức này để phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. (SD 11-7-2013)
Các quy luật mới đã được Uỷ ban Toà Thánh đặc trách quốc gia thành Vatican phê chuẩn ngày 10-7-2013, cải tổ bộ hình luật có từ năm 1929 khi thành lập Quốc gia Vatican, và áp dụng cho các nhân viên và những người ở trên lãnh thổ quốc gia thành Vatican.
Trong lời tựa, Tự sắc của ĐTC khẳng định: “Thời nay, công ích ngày càng bị đe doạ nạn phạm pháp liên quốc gia và có tổ chức, lạm dụng thị trường và kinh tế, cũng như nạn khủng bố. Vì thế, cộng đồng quốc tế cần chấp nhận những phương tiện pháp lý thích hợp giúp phòng ngừa và ngăn chặn nạn tội phạm, tạo điều kiện dễ dàng cho sự cộng tác tư pháp quốc tế trong vấn đề hình sự.”. Vì thế, với mục đích tái khẳng định quyết tâm của Toà Thánh cộng tác với những mục tiêu ấy, đã có một số thay đổi được du nhập vào hình luật của Vatican, tiếp tục những hoạt động đã được khởi sự từ năm 2010 dưới triều đại của ĐGH Bênêđictô XVI.
Tự sắc của ĐTC có mục đích nới rộng việc áp dụng các hình luật này cho cả các chức sắc và nhân viên Giáo triều Roma và các tổ chức gắn liền với giáo triều, ví dụ báo L’Osservatore Romano, Đài Vatican, Trung tâm Truyền hình Vatican, Thư viện và Văn khố Vatican,… Cả các vị đại diện Toà Thánh và nhân viên chính ngạch trong Ngoại giao Toà Thánh.
Những hình luật vừa được phê chuẩn tiếp nối công cuộc thích ứng ngành tư pháp Vatican, qua những hành động bắt đầu từ năm 2010 dưới triều đại ĐGH Bênêđictô XVI.
Một số điểm mới
Những hình luật ấy nay có nội dung rộng lớn hơn vì thực hiện nhiều hiệp ước quốc tế mà Toà Thánh chấp nhận. Ngoài ra, có sự du nhập những loại tội bị hình luật Vatican trừng phạt như các tội ác chống lại nhân loại, tội tra tấn, tội diệt chủng và Apartheid (phân biệt chủng tộc); tội tham nhũng như nói trong Hiệp ước năm 2003 của Liên Hiệp Quốc về tệ nạn này. Một điểm mới khác, đó là quyết định loại bỏ án tù chung thân và thay bằng hình phạt từ 30 đến 35 năm tù. Luật mới gia tăng các biện pháp bảo vệ trẻ em, xác định và gia tăng hình phạt cho những kẻ lạm dụng trẻ em, những kẻ lấy trộm tài liệu mật của các cơ quan Vatican. Luật mới cho phép giao nộp cho các chính quyền tư pháp liên hệ những kẻ phạm tội ác tị nạn vào Vatican.
Phù hợp với hướng đi gần đây trên trường quốc tế, một hệ thống trừng phạt pháp nhân cũng được du nhập vào hệ thống Hình luật Vatican, đối với tất cả những trường hợp pháp nhân ấy lợi dụng những hoạt động tội ác do các cơ quan hoặc nhân viên của mình vi phạm. Luật xác định một trách nhiệm trực tiếp của các pháp nhân đó với những hình phạt cấm chế hoặc phạt tiền.
Trong cuộc họp báo, Cha Lombardi, Giám đốc Phòng Báo chí Toà Thánh, cho biết trong tương lai gần đây sẽ có thêm những đạo luật chống rửa tiền và tài trợ tham nhũng, theo yêu cầu của Cơ quan Âu châu Moneyval đặc trách về vấn đề này. Toà Thánh và Vatican cũng gia nhập và chấp nhận những đề nghị của tổ chức này để phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. (SD 11-7-2013)