ĐGH Phanxicô sẽ viếng thăm người tị nạn tại đảo Lampedusa
Thứ hai mồng 8-7-2013, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ viếng thăm đảo Lampedusa để tưởng niệm sự hy sinh của biết bao người di cư đã liều mình vượt hiểm nguy của biển khơi, đương đầu với cái chết để tìm đến vùng đất tự do.
ĐGH Phanxicô sẽ viếng thăm người tị nạn tại đảo Lampedusa
Thứ hai mồng 8-7-2013, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ viếng thăm đảo Lampedusa để tưởng niệm sự hy sinh của biết bao người di cư đã liều mình vượt hiểm nguy của biển khơi, đương đầu với cái chết để tìm đến vùng đất tự do.
Lampedusa là quần đảo rộng hơn 20 km2, bao gồm hai đảo nhỏ khác là Linosa và Pampione, nằm cách xa bờ biển Tunisia 113 cây số và đảo Sicilia 176 cây số. Quần đảo này thuộc tỉnh Agrigento của Sicilia và có 5.000 dân sống về nghề đánh cá và trồng tỉa. Từ thời xa xưa Lampedusa đã là nơi dừng chân và là căn cứ của các tàu thuyền của người Phênêxi, Hylạp, Roma và Ảrập. Người Roma đã thiết lập các xưởng sản xuất một loại nước mắm cá gọi là Garum. Vì đây là nơi hay xảy ra các vụ cướp biển nên sau này trên đảo không có người sinh sống.
Ông hoàng đầu tiên của đảo Lampedusa và Linosa là Giulio Tomassi. Đây là tước hiệu do vua Carlo II của Tây Ban Nha ban cho dòng tộc Tomassi năm 1630. Một thế kỷ sau đó, gia đình Tomassi bắt đầu chương trình định cư dân chúng. Trong thập niên 1840, gia tộc Tomassi bán đảo này cho vương quốc Napoli để về sống trong đất liền của Italia, rồi di cư sang Anh quốc trong thời Đệ nhị Thế chiến.
Sau khi trại lính của Mussolini đầu hàng, đảo Lampedusa bị hải quân Anh chiếm đóng vào tháng 6-1943. Năm 1972, bờ biển phía tây của đảo do lính biên phòng của Hoa Kỳ kiểm soát. Năm 1994, căn cứ quân sự của khối Minh ước Bắc Đại Tây Dương chuyển quyền kiểm soát cho quân đội Italia.
Bắt đầu từ năm 2000, Lampedusa ngày càng trở thành điểm chuyển tiếp đầu tiên của người di cư đến từ nhiều nước Phi châu, Trung Đông và Á châu tìm đến các nước Âu châu. Năm 2004, hai chính quyền Italia và Lybia ký thoả hiệp ngầm bắt buộc Libia nhận các người di cư bị Italia trục xuất. Giữa các năm 2004-2006, đã có hàng ngàn người tị nạn bị trả về Lybia. Trong năm 2006, các người di cư đã trả tiền cho các tổ chức du nhập người di cư lậu vào Italia. Khi tới đảo Lampedusa đa số đã được chính quyền Italia đưa vào các trại tị nạn trong đất liền. Nhưng thỉnh thoảng cũng có các vụ đắm tầu khiến cho hàng trăm người di cư bị thiệt mạng.
Năm 2009, số người di cư tới đảo Lampedusa qúa đông khiến cho trại tiếp cư không đủ điều kiện đáp ứng các nhu cầu cần thiết. Trại tiếp cư chỉ có 850 chỗ nhưng phải tiếp nhận 2.000 người, vì thế một số đông đã phải ngủ dưới lều. Trong cùng năm đã xảy ra một cuộc ẩu đả giữa các người di cư tiếp theo đó là trận hoả hoạn phá huỷ một phần của trại tiếp cư. Đây đã là dịp để Cao uỷ Tị nạn Liên Hiệp Quốc chỉ trích chính quyền Italia sơ sót trong nhiệm vụ tiếp đón người tị nạn.
Tháng 5-2011, số người di cư tới Lampedusa tăng vọt lên tới 35.000 người vì các cuộc nổi loạn của dân chúng bên Tunisia và Lybia. 3 tháng sau, số người di cư vọt lên 48.000, đa số trong lứa tuổi 20-30. Tình hình nóng bỏng đã gây chia rẽ giữa các nước trong Liên hiệp Âu châu. Chính quyền Pháp cho rằng đa số các người di cư bỏ nước ra đi vì lý do kinh tế, chứ không ghải vì các cuộc bách hại chính trị. Đại sứ Lybia tại Italia tiết lộ là chính Đại tá Gaddafi kiểm soát làn sóng người ti nạn, vì muốn biến Lampedusa thành vùng đất của người Phi châu.
Trong các tháng qua, đã có gần 8.000 người tị nạn tìm đến Italia, trong đó có hơn 3.600 người cặp bến Lampedusa. Năm 2012, Lampedusa đã tiếp nhận hơn 4.000 người di cư. Tháng 2-2011, số người Phi châu tìm đến Lampedusa gia tăng liên tục và trong 58 ngày liên tiếp Lampedusa đã trở thành một trại tị nạn lộ thiên. Nhưng không phải mọi người đều gặp may mắn. Vụ đắm tầu ngày 6-4-2011 đã khiến cho hàng chục người chết. Lampedusa trở thành biểu tượng của thảm cảnh tị nạn, và đây là một trong các lý do chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Đức cha Francesco Montenegro, Tổng Giám mục Giáo phận Agrigento, tuyên bố: “Sự kiện Đức Thánh Cha Phanxicô chọn Lampedusa cho chuyến viếng thăm mục vụ đầu tiên của ngài tại Italia đem theo một sứ điệp rất mạnh mẽ, giúp chúng ta đọc hiểu lịch sử với con mắt của Thiên Chúa. Đó là câu trả lời đẹp nhất cho người dân Lampedusa phải một mình tiếp đón các anh chị em ti nạn. Đó cũng là hình ảnh đẹp nhất của mục tử nhân lành. Một chuyến viếng thăm dành cho các người rốt hết của thế giới giữa những người rốt hết của Âu châu.”
Đức cha Montenegro, cũng là Chủ tịch Uỷ ban Di cư của Hội đồng Giám mục Italia, cho biết tin Đức Thánh Cha viếng thăm Lampedusa đã khiến cho tín hữu toàn tổng giáo phận vừa ngạc nhiên vừa vui sướng. Các lời kêu gọi Đức Phanxicô đưa ra từ mấy tháng qua chứng minh cho thấy ngài không chỉ nói, mà còn thực thi những gì ngài khuyến khích tín hữu nữa: đi ra các vùng ngoại ô xa xôi để gặp gỡ các anh chị em khác.
Lampedusa, vùng đất hội tụ của người di cư đến từ nhiều nơi, diễn tả hiện tượng di cư trên thế giới ngày nay với tất cả các khổ đau và phức tạp của nó. Nó diễn tả một nhu cầu công lý liên quan tới hàng chục triệu con cái Chúa. Đức cha Montenegro nói: Sự hiện diện của Giám mục Roma tại Lampedusa sẽ nâng đỡ chúng tôi trong dấn thân thực thi các giáo huấn Tin Mừng liên quan tới tự do, công lý và hoà bình, tinh thần bác ái, tiếp đón và liên đới với các anh chị em di cư tị nạn. Đây cũng là dịp giúp các cộng đoàn địa phương chuẩn bị tinh thần sống biến cố này như một chặng đường đức tin của mình.
Khi nhận được tin từ Toà Thánh, Linh mục Stefano Nastasi, Cha sở Giáo xứ Lampedusa, tưởng mình nghe lầm. Cha nói chính cha và tín hữu không tin được là Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ viếng thăm phần đất hoang vu nằm giữa Địa Trung Hải xa xôi hẻo lánh này. Lampedusa từ nay đi vào lịch sử vì là nơi đầu tiên trong toàn nước Italia và trên thế giới được Đức Thánh Cha viếng thăm, 3 tháng sau khi lên giữ chức vụ Chủ chăn Giáo Hội hoàn vũ. Trong một ngày hòn đảo này sẽ trở thành con tim của Địa Trung Hải và con tim của toàn thế giới, nơi Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ nói với toàn thế giới.
Cha Federico Lombardi cho biết Đức Thánh Cha đến Lampedusa để cầu nguyện cho các nạn nhân di cư và gặp gỡ cộng đoàn địa phương. Đây là một chuyến viếng thăm đơn sơ và kín đáo. Đức Thánh Cha đã rất cảm động vì tin một chiếc tàu chở người di cư bị đắm, vì thế ngài quyết định viếng thăm Lampedusa. Đoàn tuỳ tùng sẽ rất hạn chế và không có sự hiện diện của chính quyền.
Lúc 8 giờ sáng thứ hai, mồng 8-7-2013, máy bay chở Đức Thánh Cha sẽ cất cánh tại phi trường Ciampino và đến Lampedusa lúc 9 giờ 15 phút. Tiếp đón Đức Thánh Cha có ông Thị trưởng Giusi Nicolini, Đức cha Francesco Montenegro – Tổng Giám mục Agrigento. Sau đó, Đức Thánh Cha sẽ đến Cala Pisana và từ đây đi tầu đến hải cảng Lampedusa, theo sau là các tuyền đánh cá của dân chúng địa phương cũng như các tầu chở du khách đang nghỉ hè và thăm viếng đảo này.
Đức Thánh Cha sẽ ném một vòng hoa xuống biển để tưởng niệm tất cả các nạn nhận đã chết trên đường đi tìm tự do và một cuộc sống mới an lành hơn. Tiếp đến, Đức Thánh Cha sẽ dừng tại mũi Favarolo, là nơi các người di cư được các tầu tuần tiễu duyên hải của Italia vớt trên biển và đưa vào bờ. Ngài sẽ gặp một nhóm người di cư. Sau đó, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự thánh lễ cho tín hữu và mọi người tại sân đá bóng thành phố Lampedusa. Sau thánh lễ, ngài viếng thăm Giáo xứ Thánh Gerlando trước khi trở về Roma vào lúc 13 giờ cùng ngày.
Cha xứ Nastasi nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô muốn cuộc viếng thăm của ngài kín đáo với một cuộc gặp gỡ trực tiếp thân tình với dân chúng địa phương, không lễ nghi rườm rà và màu mè. Cha cho biết hồi tháng 3 vừa qua cha đã viết thư cho Đức Thánh Cha, và thư đã được đưa lên trang mạng của Tổ chức Di cư. Thư trình bày với Đức Thánh Cha thảm cảnh của người di cư và các vụ đắm tàu đã biến Địa Trung Hải trở thành mồ chôn họ và các giấc mơ của họ. Trong thư, cha nhắc đến các giọt nước mắt cảm động của Đức Thánh Cha khi biết mình được bầu làm Chủ chăn, khiến cho chúng hoà với các giọt nước mắt khổ đau của thế giới và của biết bao nhiêu người lê lết cuộc đời trong các xó xỉnh của trái đất này; như các giọt nước mắt của chính Đức Thánh Cha là con của một người Ý di cư đến một vùng đất xa xôi giờ đây trở về chiếc nôi nguồn gốc của mình. Và cha kết thúc lá thư với câu: “Thưa Đức Thánh Cha, con tim của Địa Trung Hải đợi chờ Đức Thánh Cha.”
Ngay từ khi bắt đầu sứ vụ Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khích lệ toàn thể Giáo Hội đi đến các vùng ngoại ô của thế giới, các vùng ngoại ô của cuộc sống, mà người dân Lampedusa sờ mó được hằng ngày qua việc tiếp đón và trợ giúp các anh chị em di cư tị nạn. Giờ đây, với chuyến viếng thăm Lampedusa này, chính Đức Thánh Cha nêu gương đi tới các vùng ngoại ô xa xôi của cuộc sống.
Lampedusa là quần đảo rộng hơn 20 km2, bao gồm hai đảo nhỏ khác là Linosa và Pampione, nằm cách xa bờ biển Tunisia 113 cây số và đảo Sicilia 176 cây số. Quần đảo này thuộc tỉnh Agrigento của Sicilia và có 5.000 dân sống về nghề đánh cá và trồng tỉa. Từ thời xa xưa Lampedusa đã là nơi dừng chân và là căn cứ của các tàu thuyền của người Phênêxi, Hylạp, Roma và Ảrập. Người Roma đã thiết lập các xưởng sản xuất một loại nước mắm cá gọi là Garum. Vì đây là nơi hay xảy ra các vụ cướp biển nên sau này trên đảo không có người sinh sống.
Ông hoàng đầu tiên của đảo Lampedusa và Linosa là Giulio Tomassi. Đây là tước hiệu do vua Carlo II của Tây Ban Nha ban cho dòng tộc Tomassi năm 1630. Một thế kỷ sau đó, gia đình Tomassi bắt đầu chương trình định cư dân chúng. Trong thập niên 1840, gia tộc Tomassi bán đảo này cho vương quốc Napoli để về sống trong đất liền của Italia, rồi di cư sang Anh quốc trong thời Đệ nhị Thế chiến.
Sau khi trại lính của Mussolini đầu hàng, đảo Lampedusa bị hải quân Anh chiếm đóng vào tháng 6-1943. Năm 1972, bờ biển phía tây của đảo do lính biên phòng của Hoa Kỳ kiểm soát. Năm 1994, căn cứ quân sự của khối Minh ước Bắc Đại Tây Dương chuyển quyền kiểm soát cho quân đội Italia.
Bắt đầu từ năm 2000, Lampedusa ngày càng trở thành điểm chuyển tiếp đầu tiên của người di cư đến từ nhiều nước Phi châu, Trung Đông và Á châu tìm đến các nước Âu châu. Năm 2004, hai chính quyền Italia và Lybia ký thoả hiệp ngầm bắt buộc Libia nhận các người di cư bị Italia trục xuất. Giữa các năm 2004-2006, đã có hàng ngàn người tị nạn bị trả về Lybia. Trong năm 2006, các người di cư đã trả tiền cho các tổ chức du nhập người di cư lậu vào Italia. Khi tới đảo Lampedusa đa số đã được chính quyền Italia đưa vào các trại tị nạn trong đất liền. Nhưng thỉnh thoảng cũng có các vụ đắm tầu khiến cho hàng trăm người di cư bị thiệt mạng.
Năm 2009, số người di cư tới đảo Lampedusa qúa đông khiến cho trại tiếp cư không đủ điều kiện đáp ứng các nhu cầu cần thiết. Trại tiếp cư chỉ có 850 chỗ nhưng phải tiếp nhận 2.000 người, vì thế một số đông đã phải ngủ dưới lều. Trong cùng năm đã xảy ra một cuộc ẩu đả giữa các người di cư tiếp theo đó là trận hoả hoạn phá huỷ một phần của trại tiếp cư. Đây đã là dịp để Cao uỷ Tị nạn Liên Hiệp Quốc chỉ trích chính quyền Italia sơ sót trong nhiệm vụ tiếp đón người tị nạn.
Tháng 5-2011, số người di cư tới Lampedusa tăng vọt lên tới 35.000 người vì các cuộc nổi loạn của dân chúng bên Tunisia và Lybia. 3 tháng sau, số người di cư vọt lên 48.000, đa số trong lứa tuổi 20-30. Tình hình nóng bỏng đã gây chia rẽ giữa các nước trong Liên hiệp Âu châu. Chính quyền Pháp cho rằng đa số các người di cư bỏ nước ra đi vì lý do kinh tế, chứ không ghải vì các cuộc bách hại chính trị. Đại sứ Lybia tại Italia tiết lộ là chính Đại tá Gaddafi kiểm soát làn sóng người ti nạn, vì muốn biến Lampedusa thành vùng đất của người Phi châu.
Trong các tháng qua, đã có gần 8.000 người tị nạn tìm đến Italia, trong đó có hơn 3.600 người cặp bến Lampedusa. Năm 2012, Lampedusa đã tiếp nhận hơn 4.000 người di cư. Tháng 2-2011, số người Phi châu tìm đến Lampedusa gia tăng liên tục và trong 58 ngày liên tiếp Lampedusa đã trở thành một trại tị nạn lộ thiên. Nhưng không phải mọi người đều gặp may mắn. Vụ đắm tầu ngày 6-4-2011 đã khiến cho hàng chục người chết. Lampedusa trở thành biểu tượng của thảm cảnh tị nạn, và đây là một trong các lý do chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Đức cha Francesco Montenegro, Tổng Giám mục Giáo phận Agrigento, tuyên bố: “Sự kiện Đức Thánh Cha Phanxicô chọn Lampedusa cho chuyến viếng thăm mục vụ đầu tiên của ngài tại Italia đem theo một sứ điệp rất mạnh mẽ, giúp chúng ta đọc hiểu lịch sử với con mắt của Thiên Chúa. Đó là câu trả lời đẹp nhất cho người dân Lampedusa phải một mình tiếp đón các anh chị em ti nạn. Đó cũng là hình ảnh đẹp nhất của mục tử nhân lành. Một chuyến viếng thăm dành cho các người rốt hết của thế giới giữa những người rốt hết của Âu châu.”
Đức cha Montenegro, cũng là Chủ tịch Uỷ ban Di cư của Hội đồng Giám mục Italia, cho biết tin Đức Thánh Cha viếng thăm Lampedusa đã khiến cho tín hữu toàn tổng giáo phận vừa ngạc nhiên vừa vui sướng. Các lời kêu gọi Đức Phanxicô đưa ra từ mấy tháng qua chứng minh cho thấy ngài không chỉ nói, mà còn thực thi những gì ngài khuyến khích tín hữu nữa: đi ra các vùng ngoại ô xa xôi để gặp gỡ các anh chị em khác.
Lampedusa, vùng đất hội tụ của người di cư đến từ nhiều nơi, diễn tả hiện tượng di cư trên thế giới ngày nay với tất cả các khổ đau và phức tạp của nó. Nó diễn tả một nhu cầu công lý liên quan tới hàng chục triệu con cái Chúa. Đức cha Montenegro nói: Sự hiện diện của Giám mục Roma tại Lampedusa sẽ nâng đỡ chúng tôi trong dấn thân thực thi các giáo huấn Tin Mừng liên quan tới tự do, công lý và hoà bình, tinh thần bác ái, tiếp đón và liên đới với các anh chị em di cư tị nạn. Đây cũng là dịp giúp các cộng đoàn địa phương chuẩn bị tinh thần sống biến cố này như một chặng đường đức tin của mình.
Khi nhận được tin từ Toà Thánh, Linh mục Stefano Nastasi, Cha sở Giáo xứ Lampedusa, tưởng mình nghe lầm. Cha nói chính cha và tín hữu không tin được là Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ viếng thăm phần đất hoang vu nằm giữa Địa Trung Hải xa xôi hẻo lánh này. Lampedusa từ nay đi vào lịch sử vì là nơi đầu tiên trong toàn nước Italia và trên thế giới được Đức Thánh Cha viếng thăm, 3 tháng sau khi lên giữ chức vụ Chủ chăn Giáo Hội hoàn vũ. Trong một ngày hòn đảo này sẽ trở thành con tim của Địa Trung Hải và con tim của toàn thế giới, nơi Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ nói với toàn thế giới.
Cha Federico Lombardi cho biết Đức Thánh Cha đến Lampedusa để cầu nguyện cho các nạn nhân di cư và gặp gỡ cộng đoàn địa phương. Đây là một chuyến viếng thăm đơn sơ và kín đáo. Đức Thánh Cha đã rất cảm động vì tin một chiếc tàu chở người di cư bị đắm, vì thế ngài quyết định viếng thăm Lampedusa. Đoàn tuỳ tùng sẽ rất hạn chế và không có sự hiện diện của chính quyền.
Lúc 8 giờ sáng thứ hai, mồng 8-7-2013, máy bay chở Đức Thánh Cha sẽ cất cánh tại phi trường Ciampino và đến Lampedusa lúc 9 giờ 15 phút. Tiếp đón Đức Thánh Cha có ông Thị trưởng Giusi Nicolini, Đức cha Francesco Montenegro – Tổng Giám mục Agrigento. Sau đó, Đức Thánh Cha sẽ đến Cala Pisana và từ đây đi tầu đến hải cảng Lampedusa, theo sau là các tuyền đánh cá của dân chúng địa phương cũng như các tầu chở du khách đang nghỉ hè và thăm viếng đảo này.
Đức Thánh Cha sẽ ném một vòng hoa xuống biển để tưởng niệm tất cả các nạn nhận đã chết trên đường đi tìm tự do và một cuộc sống mới an lành hơn. Tiếp đến, Đức Thánh Cha sẽ dừng tại mũi Favarolo, là nơi các người di cư được các tầu tuần tiễu duyên hải của Italia vớt trên biển và đưa vào bờ. Ngài sẽ gặp một nhóm người di cư. Sau đó, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự thánh lễ cho tín hữu và mọi người tại sân đá bóng thành phố Lampedusa. Sau thánh lễ, ngài viếng thăm Giáo xứ Thánh Gerlando trước khi trở về Roma vào lúc 13 giờ cùng ngày.
Cha xứ Nastasi nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô muốn cuộc viếng thăm của ngài kín đáo với một cuộc gặp gỡ trực tiếp thân tình với dân chúng địa phương, không lễ nghi rườm rà và màu mè. Cha cho biết hồi tháng 3 vừa qua cha đã viết thư cho Đức Thánh Cha, và thư đã được đưa lên trang mạng của Tổ chức Di cư. Thư trình bày với Đức Thánh Cha thảm cảnh của người di cư và các vụ đắm tàu đã biến Địa Trung Hải trở thành mồ chôn họ và các giấc mơ của họ. Trong thư, cha nhắc đến các giọt nước mắt cảm động của Đức Thánh Cha khi biết mình được bầu làm Chủ chăn, khiến cho chúng hoà với các giọt nước mắt khổ đau của thế giới và của biết bao nhiêu người lê lết cuộc đời trong các xó xỉnh của trái đất này; như các giọt nước mắt của chính Đức Thánh Cha là con của một người Ý di cư đến một vùng đất xa xôi giờ đây trở về chiếc nôi nguồn gốc của mình. Và cha kết thúc lá thư với câu: “Thưa Đức Thánh Cha, con tim của Địa Trung Hải đợi chờ Đức Thánh Cha.”
Ngay từ khi bắt đầu sứ vụ Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã khích lệ toàn thể Giáo Hội đi đến các vùng ngoại ô của thế giới, các vùng ngoại ô của cuộc sống, mà người dân Lampedusa sờ mó được hằng ngày qua việc tiếp đón và trợ giúp các anh chị em di cư tị nạn. Giờ đây, với chuyến viếng thăm Lampedusa này, chính Đức Thánh Cha nêu gương đi tới các vùng ngoại ô xa xôi của cuộc sống.
(Avvenire 2-7-2013)