Đức Giáo hoàng Phanxicô tiếp kiến Chủ tịch Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc
Sáng ngày 31-5-2013, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã tiếp ông M. Vuk Jeremic, Chủ tịch Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc khoá 67; sau đó ông Jeremic đã gặp gỡ Đức Hồng y Quốc vụ khanh và Bộ trưởng Ngoại giao Toà Thánh.
Đức Giáo hoàng Phanxicô tiếp kiến Chủ tịch Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc
WHĐ (01.06.2013) – Sáng ngày 31-5-2013, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã tiếp ông M. Vuk Jeremic, Chủ tịch Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc khoá 67; sau đó ông Jeremic đã gặp gỡ Đức Hồng y Quốc vụ khanh và Bộ trưởng Ngoại giao Toà Thánh.
Các cuộc đàm luận đã đề cập các vấn đề hai bên cùng quan tâm, chẳng hạn như vấn đề giải quyết các cuộc xung đột bằng các biện pháp hoà bình, đặc biệt là các xung đột ở Trung Đông và cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng đang diễn ra. Hai bên đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hòa giải giữa các cộng đồng trong sự tôn trọng quyền lợi của các nhóm thiểu số – dân tộc hay tôn giáo. Một số vấn đề khác cũng được bàn đến là nạn buôn người và hoàn cảnh của những người tị nạn, cũng như vai trò của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc trong cuộc khủng hoảng kinh tế bằng cách trợ giúp các chương trình phát triển bền vững sau năm 2015, trong sự tôn trọng môi trường và thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.
Toà Thánh đánh giá cao vai trò trung tâm của Liên Hiệp Quốc trong việc phục vụ nhân loại, đồng thời nhắc lại sự đóng góp của Giáo Hội – với những cách thức riêng và tôn trọng căn tính của mình – vào việc thăng tiến phẩm giá con người, củng cố hoà bình và một nền văn hoá đối thoại. Giáo Hội mong muốn rằng những giá trị này tiếp tục đem lại cảm hứng cho những cuộc tranh luận tại Đại Hội đồng.
Các cuộc đàm luận đã đề cập các vấn đề hai bên cùng quan tâm, chẳng hạn như vấn đề giải quyết các cuộc xung đột bằng các biện pháp hoà bình, đặc biệt là các xung đột ở Trung Đông và cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng đang diễn ra. Hai bên đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hòa giải giữa các cộng đồng trong sự tôn trọng quyền lợi của các nhóm thiểu số – dân tộc hay tôn giáo. Một số vấn đề khác cũng được bàn đến là nạn buôn người và hoàn cảnh của những người tị nạn, cũng như vai trò của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc trong cuộc khủng hoảng kinh tế bằng cách trợ giúp các chương trình phát triển bền vững sau năm 2015, trong sự tôn trọng môi trường và thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.
Toà Thánh đánh giá cao vai trò trung tâm của Liên Hiệp Quốc trong việc phục vụ nhân loại, đồng thời nhắc lại sự đóng góp của Giáo Hội – với những cách thức riêng và tôn trọng căn tính của mình – vào việc thăng tiến phẩm giá con người, củng cố hoà bình và một nền văn hoá đối thoại. Giáo Hội mong muốn rằng những giá trị này tiếp tục đem lại cảm hứng cho những cuộc tranh luận tại Đại Hội đồng.
(Theo VIS)