Đức Thánh Cha Phanxicô tôn phong hơn 800 Hiển Thánh
VATICAN – Sáng Chúa Nhật 12-5-2013, ĐTC Phanxicô đã ghi vào sổ bộ các thánh của Giáo Hội hơn 800 vị Hiển Thánh mới. Đây là Lễ Tôn phong Hiển Thánh đầu tiên trong triều đại của Đức Phanxicô. Đứng đầu là Thánh Antonio Primaldo và 800 vị tử đạo tại thành phố Otranto, nam Italia. Các vị bị người Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ giết hại cách đây hơn 530 năm vì không chịu bỏ đức tin Công giáo để theo Hồi giáo.
Đức Thánh Cha Phanxicô tôn phong hơn 800 Hiển Thánh
VATICAN – Sáng Chúa Nhật 12-5-2013, ĐTC Phanxicô đã ghi vào sổ bộ các thánh của Giáo Hội hơn 800 vị Hiển Thánh mới. Đây là Lễ Tôn phong Hiển Thánh đầu tiên trong triều đại của Đức Phanxicô.
– Đứng đầu là Thánh Antonio Primaldo và 800 vị tử đạo tại thành phố Otranto, nam Italia. Các vị bị người Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ giết hại cách đây hơn 530 năm vì không chịu bỏ đức tin Công giáo để theo Hồi giáo.
Hồi đó, quân Ottoman của Thổ Nhĩ kỳ hùng hậu vây hãm thành Otranto và chiếm được thành vào ngày 11-8-1480. Nhiều người bị giết chết và 3 ngày sau đó viên chỉ huy ra lệnh tảo thanh càn quét tất cả những người còn sống sót trong thành Otranto, những người nam từ 15 tuổi trở lên. Tổng cộng có 800 người bị bắt. Họ bị đặt trước hai lựa chọn: một là bỏ đạo Kitô để theo Hồi giáo, hay là chịu chém đầu. Cụ già Antonio Pezzulla, cũng gọi là Primaldo, làm nghề thợ may, thay mặt tất cả mọi người trả lời: “Chúng tôi tin nơi Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, và vì Chúa Giêsu Kitô, chúng tôi sẵn sàng chịu chết. Cho đến nay chúng tôi đã chiến đấu để bảo vệ tổ quốc và cứu vãn tài sản cũng như mạng sống của chúng tôi; giờ đây chúng tôi cần chiến đấu cho Chúa Giêsu Kitô, để cứu vãn thiện ích và linh hồn của chúng tôi.”
Thế là các tù nhân bị chia thành từng nhóm 50 người và dẫn lên đồi Minerva ở ven thành, nay được gọi là “Đồi các vị Tử đạo”. Tại đây tất cả đều bị chém đầu, trước sự hiện diện của những người thân thích họ hàng. Lịch sử còn ghi lại rằng trong cuộc tàn sát các vị tử đạo, một người Thổ Nhĩ Kỳ tên là Bersabei đã trở lại đạo khi chứng kiến lòng can đảm của những người thành Otranto chịu chết vì đức tin. Cả ông Bersabei cũng chịu tử đạo do tay của các bạn đồng ngũ.
– Đứng thứ hai trong danh sách là nữ chân phước là Laura Thánh nữ Catarina Siena Montoya, người Colombia, sáng lập dòng các nữ tu Thừa sai Đức Mẹ Vô Nhiễm, và Thánh nữ Catarina, qua đời năm 1949 tại Belencito-Medellín, thọ 75 tuổi.
Khi được 35 tuổi, chị Laura, được mẹ tháp tùng, đã cùng với 4 nữ thừa sai giáo lý viên cho thổ dân rời bỏ thành Medellín để đi tới Dabeiba hẻo lánh vào ngày 5-5-1914, thi hành công tác giáo dục và giảng dạy giáo lý cho các thổ dân thuộc bộ lạc Cuna.
Mặc dù bị bệnh và phải ngồi xe lăn trong 9 năm cuối đời, Mẹ Laura Thánh nữ Catarina tiếp tục hướng dẫn và linh hoạt hội dòng. Mẹ qua đời năm 1949. Lúc đó dòng đã được 500 nữ tu và khoảng 100 tập sinh, phục vụ 22 sắc tộc thổ dân khác nhau. Về sau số nữ tu gia tăng quá gấp tội và hiện nay dòng có 850 nữ tu hoạt động tại 21 quốc gia, phần lớn tại châu Mỹ Latinh, nhưng cũng có tại hai nước Phi châu và Âu châu như Italia và Tây Ban Nha.
– Sau cùng là nữ Chân phước Maria Guadalupe García Zavala, người Mexico, đồng sáng lập dòng các Nữ tỳ thánh Thánh nữ Margarita Maria và người nghèo, qua đời năm 1963, thọ 85 tuổi.
Thánh nữ quen gọi là Lupita, sinh trong trong một gia đình thân phụ là một thương gia. Vốn là một thiếu nữ đẹp và dễ thương, đính hôn năm 23 tuổi, nhưng rồi Lupita cảm thấy tiếng gọi dâng mình cho Chúa trong đời sống tu trì, đặc biệt quan tâm đến những người bệnh tật và nghèo khổ. Với sự trợ giúp của cha linh hướng, chị Lupita thành lập dòng “Nữ tỳ Thánh nữ Margarita Maria và người nghèo”.
Chị Lupita rất quan tâm đến các bệnh nhân và thường dạy các nữ tu “hãy săn sóc người bệnh như săn sóc chính Chúa Kitô”. Mẹ cũng là một phụ nữ tốt lành, khiêm tốn và có lòng kính mến Thiên Chúa hết lòng, và tôn sùng Thánh Tâm và Thánh Thể Chúa.
Trong thời bách hại tại Mexico, Mẹ Lupita cùng với một số nữ tu đã liều mạng giấu kín trong nhà thương một số linh mục và cả Đức cha Francisco Orozco y Jimenez, TGM Giáo phận Guadalajara là giáo phận lớn thứ hai tại Mexico. Lúc sinh thời, Mẹ Lupita đã thành lập 11 cơ sở của dòng tại Mexico, và sau khi Mẹ qua đời, dòng tiếp tục phát triển và hiện nay Dòng các Nữ tỳ Thánh nữ Margarita và người nghèo có 22 cơ sở tại Mexico, Pêru, đảo Iceland, Hy Lạp và Italia.
Mẹ Lupita là phụ nữ thứ hai người Mexico được phong hiển thánh.
– Đứng đầu là Thánh Antonio Primaldo và 800 vị tử đạo tại thành phố Otranto, nam Italia. Các vị bị người Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ giết hại cách đây hơn 530 năm vì không chịu bỏ đức tin Công giáo để theo Hồi giáo.
Hồi đó, quân Ottoman của Thổ Nhĩ kỳ hùng hậu vây hãm thành Otranto và chiếm được thành vào ngày 11-8-1480. Nhiều người bị giết chết và 3 ngày sau đó viên chỉ huy ra lệnh tảo thanh càn quét tất cả những người còn sống sót trong thành Otranto, những người nam từ 15 tuổi trở lên. Tổng cộng có 800 người bị bắt. Họ bị đặt trước hai lựa chọn: một là bỏ đạo Kitô để theo Hồi giáo, hay là chịu chém đầu. Cụ già Antonio Pezzulla, cũng gọi là Primaldo, làm nghề thợ may, thay mặt tất cả mọi người trả lời: “Chúng tôi tin nơi Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, và vì Chúa Giêsu Kitô, chúng tôi sẵn sàng chịu chết. Cho đến nay chúng tôi đã chiến đấu để bảo vệ tổ quốc và cứu vãn tài sản cũng như mạng sống của chúng tôi; giờ đây chúng tôi cần chiến đấu cho Chúa Giêsu Kitô, để cứu vãn thiện ích và linh hồn của chúng tôi.”
Thế là các tù nhân bị chia thành từng nhóm 50 người và dẫn lên đồi Minerva ở ven thành, nay được gọi là “Đồi các vị Tử đạo”. Tại đây tất cả đều bị chém đầu, trước sự hiện diện của những người thân thích họ hàng. Lịch sử còn ghi lại rằng trong cuộc tàn sát các vị tử đạo, một người Thổ Nhĩ Kỳ tên là Bersabei đã trở lại đạo khi chứng kiến lòng can đảm của những người thành Otranto chịu chết vì đức tin. Cả ông Bersabei cũng chịu tử đạo do tay của các bạn đồng ngũ.
– Đứng thứ hai trong danh sách là nữ chân phước là Laura Thánh nữ Catarina Siena Montoya, người Colombia, sáng lập dòng các nữ tu Thừa sai Đức Mẹ Vô Nhiễm, và Thánh nữ Catarina, qua đời năm 1949 tại Belencito-Medellín, thọ 75 tuổi.
Khi được 35 tuổi, chị Laura, được mẹ tháp tùng, đã cùng với 4 nữ thừa sai giáo lý viên cho thổ dân rời bỏ thành Medellín để đi tới Dabeiba hẻo lánh vào ngày 5-5-1914, thi hành công tác giáo dục và giảng dạy giáo lý cho các thổ dân thuộc bộ lạc Cuna.
Mặc dù bị bệnh và phải ngồi xe lăn trong 9 năm cuối đời, Mẹ Laura Thánh nữ Catarina tiếp tục hướng dẫn và linh hoạt hội dòng. Mẹ qua đời năm 1949. Lúc đó dòng đã được 500 nữ tu và khoảng 100 tập sinh, phục vụ 22 sắc tộc thổ dân khác nhau. Về sau số nữ tu gia tăng quá gấp tội và hiện nay dòng có 850 nữ tu hoạt động tại 21 quốc gia, phần lớn tại châu Mỹ Latinh, nhưng cũng có tại hai nước Phi châu và Âu châu như Italia và Tây Ban Nha.
– Sau cùng là nữ Chân phước Maria Guadalupe García Zavala, người Mexico, đồng sáng lập dòng các Nữ tỳ thánh Thánh nữ Margarita Maria và người nghèo, qua đời năm 1963, thọ 85 tuổi.
Thánh nữ quen gọi là Lupita, sinh trong trong một gia đình thân phụ là một thương gia. Vốn là một thiếu nữ đẹp và dễ thương, đính hôn năm 23 tuổi, nhưng rồi Lupita cảm thấy tiếng gọi dâng mình cho Chúa trong đời sống tu trì, đặc biệt quan tâm đến những người bệnh tật và nghèo khổ. Với sự trợ giúp của cha linh hướng, chị Lupita thành lập dòng “Nữ tỳ Thánh nữ Margarita Maria và người nghèo”.
Chị Lupita rất quan tâm đến các bệnh nhân và thường dạy các nữ tu “hãy săn sóc người bệnh như săn sóc chính Chúa Kitô”. Mẹ cũng là một phụ nữ tốt lành, khiêm tốn và có lòng kính mến Thiên Chúa hết lòng, và tôn sùng Thánh Tâm và Thánh Thể Chúa.
Trong thời bách hại tại Mexico, Mẹ Lupita cùng với một số nữ tu đã liều mạng giấu kín trong nhà thương một số linh mục và cả Đức cha Francisco Orozco y Jimenez, TGM Giáo phận Guadalajara là giáo phận lớn thứ hai tại Mexico. Lúc sinh thời, Mẹ Lupita đã thành lập 11 cơ sở của dòng tại Mexico, và sau khi Mẹ qua đời, dòng tiếp tục phát triển và hiện nay Dòng các Nữ tỳ Thánh nữ Margarita và người nghèo có 22 cơ sở tại Mexico, Pêru, đảo Iceland, Hy Lạp và Italia.
Mẹ Lupita là phụ nữ thứ hai người Mexico được phong hiển thánh.
Thánh lễ Tôn phong
Thánh lễ Phong thánh bắt đầu lúc 9 giờ 30 sáng Chúa Nhật 12-5-2013, trước sự hiện diện của hơn 100.000 tín hữu. Có 60 vị đồng tế với ĐTC gồm các hồng y, giám mục và các linh mục liên hệ đặc biệt với các vị được tôn phong.
Trước khi bắt đầu Thánh lễ, cộng đoàn đã hát kinh cầu các thánh tiếp đến ĐHY Tổng trưởng Bộ Phong thánh Angelo Amato đã thỉnh cầu ĐTC ghi vào sổ bộ các thánh của Giáo Hội các Chân phước Primaldo và các bạn tử đạo, Chân phước Laura Montoya và Chân phước Maria Guadalupe García Zavala. Tiếp đến, cộng đoàn đã hát kinh cầu xin ơn Chúa Thánh Thần. Rồi ĐTC long trọng đọc công thước phong thánh:
“Để tôn vinh Chúa Ba Ngôi và tuyên dương đức tin Công giáo và phát triển đời sống Kitô, với quyền bính của Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta, của hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô, sau khi suy nghĩ chín chắn, khẩn cầu ơn phù trợ của Chúa và lắng nghe ý kiến của nhiều anh em trong hàng giám mục, chúng tôi tuyên bố và xác định là Hiển Thánh các vị chân phước Antonio Primaldo và các bạn, Laura Thánh Catarina Siena Montoya y Upegui và Maria Guadalupe García Zavala, và chúng tôi ghi tên các vị vào sổ bộ các thánh, đồng thời quy định rằng trong toàn thể Giáo Hội, các vị phải được tôn kính với lòng sùng mộ giữa các thánh. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.”
Cộng đồng hát Kinh Te Deum – Tạ ơn Thiên Chúa, rồi hài cốt các thánh được rước lên ĐTC hôn kính trước khi được đặt trên giá cao cạnh bàn thờ.
Bài giảng Thánh lễ
Trong bài giảng Thánh lễ, sau khi gợi lại vài nét nổi bật trong cuộc đời của các vị thánh mới: trung thành với Chúa Kitô cho đến độ đổ máu đào; lòng hăng say truyền giáo, và làm chứng tá bác ái, ĐTC rút ra những hệ luận thực hành cho đời sống của các tín hữu. Ngài nói:
“Hôm nay, Giáo Hội đề nghị cho chúng ta tôn kính một đoàn binh các vị tử đạo, đã được cùng nhau kêu gọi đạt tới chứng tá tột đỉnh về Tin Mừng vào năm 1480. Khoảng 800 người, sống sót sau cuộc bao vây và xâm lăng của quân Ottoman ở thành Otranto, đã bị chém đầu gần thành phố ấy. Họ khước từ không chối bỏ đức tin và đã chịu chết trong lúc tuyên xưng Chúa Kitô Phục Sinh. Từ đâu họ tìm được sức mạnh để trung thành như thế? Thưa là chính nơi đức tin, làm cho họ nhìn xa hơn những giới hạn của cái nhìn con người, vượt xa hơn biên cương của đời sống trần thế, đức tin làm cho họ chiêm ngắm “các tầng trời mở rộng” như Thánh Stêphanô đã nói – và Chúa Kitô sống động ở bên hữu Chúa Cha.”
“Các bạn thân mến, chúng ta hãy bảo tồn đức tin chúng ta đã nhận lãnh, và là kho tàng đích thực của chúng ta, chúng ta hãy canh tân lòng trung thành với Chúa, dù giữa những chướng ngại và không được thông cảm; Thiên Chúa không bao giờ để cho chúng ta thiếu sức mạnh và sự thanh thản. Trong khi chúng ta tôn kính các vị tử đạo thành Otranto, chúng ta hãy cầu xin Chúa nâng đỡ bao nhiêu tín hữu Kitô ngày nay và tại nhiều nơi trên thế giới đang còn phải chịu bạo lực và xin Chúa ban cho họ lòng can đảm trung thành và đáp lại sự ác bằng sự thiện.”
ĐTC nói tiếp bằng tiếng Tây Ban Nha và nhắc đến Thánh nữ Laura Montoya mẫu gương truyền giáo, vị thánh đầu tiên của Giáo Hội tại Colombia:
“Thánh nữ là “dụng cụ ruyền giáo trước tiên như một giáo viên rồi như người mẹ tinh thần của các thổ dân, những người mà Mẹ mang lại hy vọng cho họ, đón tiếp họ với tình thương đã học từ Thiên Chúa và đưa họ đến cùng Chúa bằng một phương pháp sư phạm hữu hiệu, tôn trọng nền văn hoá của họ và không chống lại nền văn hoá ấy.
Trong công trình truyền giảng Tin Mừng, Mẹ Laura thực sự trở nên mọi sự cho mọi người, như lời Thánh Phaolô (x. 1 Cr 9,33). Cả ngày nay, các con cái tinh thần của thánh nữ đang sống và mang Tin Mừng đến những nơi xa xăm nhất và túng thiếu, như một thứ tiền tuyến của Giáo Hội. Vị thánh đầu tiên sinh ra tại đất nước Colombia tươi đẹp này dạy chúng ta hãy quảng đại với Thiên Chúa, và không sống đức tin một mình, như thế có thể sống đức tin một cách cô lập, nhưng biết thông truyền đức tin, mang niềm vui Tin Mừng bằng lời nói và chứng tá cuộc sống trong mọi môi trường chúng ta sống. Tại bất kỳ nơi nào chúng ta sinh sống, hãy chiếu toả cuộc sống Tin Mừng. Thánh nữ dạy chúng ta nhìn tôn nhan Chúa Giêsu phản ánh nơi tha nhân, vượt thắng sự dửng dưng và cá nhân chủ nghĩa, làm hao mòn cộng đồng Kitô và tâm hồn chúng ta, đón nhận mọi người không thành kiến, không cưỡng bách, nhưng với tình thương, trao ban những gì tốt đẹp nhất của chúng ta cho họ và nhất là chia sẻ với họ điều mà chúng ta có quí giá nhất, không phải là công trình của chúng ta, và điều mà chúng ta sở hữu, nhưng chỉ mình Chúa Kitô và Tin Mừng của Ngài.”
Tiếp tục bài giảng trong Lễ Phong thánh sáng hôm qua tại Quảng trường Thánh Phêrô, ĐTC đề cập đến ý tưởng thứ ba: “Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cầu nguyện với những lời này: “Con đã và sẽ làm cho cho họ biết danh Cha, để tình thương mà Cha đã cho con cũng được ở nơi họ và con ở trong họ” (Ga 17,26). Lòng trung thành của các vị tử đạo cho đến chết và việc công bố Tin Mừng cho mọi người ăn rễ sâu nơi tình thương của Thiên Chúa được phú vào tâm hồn chúng ta nhờ Chúa Thánh Linh (x. Rm 5,5), và trong chứng tá mà chúng ta phải trình bày về tình thương này trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Thánh nữ María Guadalupe García Zavala đã biết rõ điều đó. Khi từ bỏ một cuộc sống tiện nghi thoải mái – cuộc sống này và thái độ trưởng giả của tâm hồn mang lại bao nhiêu thiệt hại – khi từ bỏ cuộc sống tiện nghi như thế để theo tiếng gọi của Chúa Giêsu, thánh nữ dạy ta yêu mến sự thanh bần, để có thể yêu mến người nghèo và bệnh nhân hơn nữa. Mẹ Lupita đã quỳ xuống trên nền nhà thương trước những bệnh nhân và người bị bỏ rơi để phục vụ họ với lòng dịu dàng và cảm thương. Và điều này có nghĩa là động chạm đến thân xác Chúa Kitô. Cac bệnh nhân, người nghèo, người sắp chết là thân mình Chúa Kitô. Cả ngày nay con cái tinh thần của Mẹ cũng đang tìm cách phản chiếu tình thương của Thiên Chúa qua các hoạt động bác ái, không nề quản hy sinh và đương đầu với bất kỳ chướng ngại nào bằng dịu dàng, kiêm trì tông đồ và can đảm:
Vị tân thánh nữ người Mexico này mời gọi chúng ta hãy yêu mến như Chúa Giêsu đã yêu thương chúng ta, và điều này có nghĩa là không co cụm vào mình, trong những vấn đề, các ý tưởng, tư lợi của mình, nhưng đi ra ngoài và gặp gỡ những người đang cần được quan tâm, cảm thông, giúp đỡ, để mang lại cho họ sự gần gũi nồng nhiệt của tình yêu Thiên Chúa, qua những cử chỉ tế nhị và yêu thương chân thành.”
Và ĐTC kết luận với lời mời gọi tất cả mọi người:
“Lòng trung thành với Chúa Kitô và Tin Mừng của Chúa, để loan báo bằng lời nói và cuộc sống, làm chứng về tình yêu của Thiên Chúa bằng tình thương của chúng ta, bằng đức bác ái của chúng ta với tất cả mọi người: đó là những tấm gương sáng ngời và giáo huấn mà ba vị thánh được tôn phong hôm nay cống hiến cho chúng ta, và cũng gợi lên những câu hỏi cho đời sống Kitô của chúng ta: Tôi trung thành với Chúa Kitô như thế nào? Chúng ta hãy mang theo mình câu hỏi này trong ngày hôm nay. Tôi có khả năng làm cho thấy đức tin của tôi trong niềm tôn trọng, nhưng với lòng can đảm hay không? Tôi có chú ý đến tha nhân, tôi có nhận ra người đang ở trong tình trạng túng quẫn, tôi có thấy nơi mọi người là những anh chị em của tôi cần được yêu thương hay không? Chúng ta hãy cầu xin, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria và các thánh mới, xin Chúa làm đầy cuộc sống của ta bằng niềm vui tình thương của Ngài. Amen.”
Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng
Trước khi kết thúc Thánh lễ, ĐTC đã chủ sự buổi Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng. Ngài nhắc lại giá trị buổi tôn phong các thánh hôm nay và thêm lời kêu gọi ủng hộ sự sống và quyền của các phội thai người, nhân dịp cuộc tuần hành cho sự sống ở Roma sáng hôm qua. Ngài nói:
“Tôi mời gọi hãy duy trì sự chú ý của tất cả mọi người về một đề tài rất quan trọng là sự tôn trọng sự sống con người từ lúc mới được thụ thai. Về vấn đề này tôi vui mừng nhắc đến việc thu thập các chữ ký diễn ra chúa nhật hôm nay tại nhiều giáo xứ Italia có mục đích ủng hộ sáng kiến Âu châu “một người trong chúng ta” để bảo đảm việc bảo vệ pháp lý cho các phôi thai, bảo vệ mọi người từ lúc đầu tiên của cuộc sống. Một giai đoạn đặc biệt đối với những người quan tâm bảo vệ thính chất thánh thiêng của sự sống con người là “Ngày Tin Mừng Sự Sống” sẽ diễn ra tại Vatican trong khuôn khổ Năm Đức Tin vào ngày 15 và 16-6 tới đây.
Sau khi ban phép lành cho các tín hữu trong niềm hân hoan của mọi người, ĐTC đã cởi bỏ áo lễ, bắt tay chào thăm tất cả các hồng y hiện diện, rồi ngài lên xe díp mui trần màu trắng, tiến qua các lối đi ở quảng trường để chào thăm các tín hữu. Thỉnh thoảng xe dừng lại để ngài hôn và chúc lành cho các em bé được các nhân viên an ninh tháp tùng bế lên cao và trao cho ngài. Xe chở ĐTC chạy cả ra Đại lộ Hoà Giải nối liền Quảng trường Thánh Phêrô tới gần gờ sông Tevere để chào các tín hữu đứng hai bên đường vì không còn chỗ cho họ trong quảng trường.
Cảm động nhất trong giai đoạn chót, ĐTC xuống xe chúc lành thăm hỏi mấy chục anh chị em khuyết tật và bệnh nhân ngồi trên các xe lăn.
Cũng nên nói thêm rằng hiện diện trong Thánh lễ Phong thánh cũng có các phái đoàn chính thức của 3 quốc gia có các vị thánh mới được tôn phong. Phái đoàn Colombia do Tổng thống Juan Manuel Santos Calderón và toàn tuỳ tùng, tổng cộng 20 người; tiếp đến là phái đoàn Italia do Bà Bộ trưởng Tư pháp Anna Maria Cancellieri hướng dẫn và đoàn tuỳ tùng gồm 6 người. Sau cùng là phái đoàn của chính phủ Mexico do ông Roberto Herrera Mena, Phó Tổng Giám đốc Tôn giáo vụ thuộc Phủ Tổng thống và đoàn tuỳ tùng.
Thánh lễ Phong thánh bắt đầu lúc 9 giờ 30 sáng Chúa Nhật 12-5-2013, trước sự hiện diện của hơn 100.000 tín hữu. Có 60 vị đồng tế với ĐTC gồm các hồng y, giám mục và các linh mục liên hệ đặc biệt với các vị được tôn phong.
Trước khi bắt đầu Thánh lễ, cộng đoàn đã hát kinh cầu các thánh tiếp đến ĐHY Tổng trưởng Bộ Phong thánh Angelo Amato đã thỉnh cầu ĐTC ghi vào sổ bộ các thánh của Giáo Hội các Chân phước Primaldo và các bạn tử đạo, Chân phước Laura Montoya và Chân phước Maria Guadalupe García Zavala. Tiếp đến, cộng đoàn đã hát kinh cầu xin ơn Chúa Thánh Thần. Rồi ĐTC long trọng đọc công thước phong thánh:
“Để tôn vinh Chúa Ba Ngôi và tuyên dương đức tin Công giáo và phát triển đời sống Kitô, với quyền bính của Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta, của hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô, sau khi suy nghĩ chín chắn, khẩn cầu ơn phù trợ của Chúa và lắng nghe ý kiến của nhiều anh em trong hàng giám mục, chúng tôi tuyên bố và xác định là Hiển Thánh các vị chân phước Antonio Primaldo và các bạn, Laura Thánh Catarina Siena Montoya y Upegui và Maria Guadalupe García Zavala, và chúng tôi ghi tên các vị vào sổ bộ các thánh, đồng thời quy định rằng trong toàn thể Giáo Hội, các vị phải được tôn kính với lòng sùng mộ giữa các thánh. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.”
Cộng đồng hát Kinh Te Deum – Tạ ơn Thiên Chúa, rồi hài cốt các thánh được rước lên ĐTC hôn kính trước khi được đặt trên giá cao cạnh bàn thờ.
Bài giảng Thánh lễ
Trong bài giảng Thánh lễ, sau khi gợi lại vài nét nổi bật trong cuộc đời của các vị thánh mới: trung thành với Chúa Kitô cho đến độ đổ máu đào; lòng hăng say truyền giáo, và làm chứng tá bác ái, ĐTC rút ra những hệ luận thực hành cho đời sống của các tín hữu. Ngài nói:
“Hôm nay, Giáo Hội đề nghị cho chúng ta tôn kính một đoàn binh các vị tử đạo, đã được cùng nhau kêu gọi đạt tới chứng tá tột đỉnh về Tin Mừng vào năm 1480. Khoảng 800 người, sống sót sau cuộc bao vây và xâm lăng của quân Ottoman ở thành Otranto, đã bị chém đầu gần thành phố ấy. Họ khước từ không chối bỏ đức tin và đã chịu chết trong lúc tuyên xưng Chúa Kitô Phục Sinh. Từ đâu họ tìm được sức mạnh để trung thành như thế? Thưa là chính nơi đức tin, làm cho họ nhìn xa hơn những giới hạn của cái nhìn con người, vượt xa hơn biên cương của đời sống trần thế, đức tin làm cho họ chiêm ngắm “các tầng trời mở rộng” như Thánh Stêphanô đã nói – và Chúa Kitô sống động ở bên hữu Chúa Cha.”
“Các bạn thân mến, chúng ta hãy bảo tồn đức tin chúng ta đã nhận lãnh, và là kho tàng đích thực của chúng ta, chúng ta hãy canh tân lòng trung thành với Chúa, dù giữa những chướng ngại và không được thông cảm; Thiên Chúa không bao giờ để cho chúng ta thiếu sức mạnh và sự thanh thản. Trong khi chúng ta tôn kính các vị tử đạo thành Otranto, chúng ta hãy cầu xin Chúa nâng đỡ bao nhiêu tín hữu Kitô ngày nay và tại nhiều nơi trên thế giới đang còn phải chịu bạo lực và xin Chúa ban cho họ lòng can đảm trung thành và đáp lại sự ác bằng sự thiện.”
ĐTC nói tiếp bằng tiếng Tây Ban Nha và nhắc đến Thánh nữ Laura Montoya mẫu gương truyền giáo, vị thánh đầu tiên của Giáo Hội tại Colombia:
“Thánh nữ là “dụng cụ ruyền giáo trước tiên như một giáo viên rồi như người mẹ tinh thần của các thổ dân, những người mà Mẹ mang lại hy vọng cho họ, đón tiếp họ với tình thương đã học từ Thiên Chúa và đưa họ đến cùng Chúa bằng một phương pháp sư phạm hữu hiệu, tôn trọng nền văn hoá của họ và không chống lại nền văn hoá ấy.
Trong công trình truyền giảng Tin Mừng, Mẹ Laura thực sự trở nên mọi sự cho mọi người, như lời Thánh Phaolô (x. 1 Cr 9,33). Cả ngày nay, các con cái tinh thần của thánh nữ đang sống và mang Tin Mừng đến những nơi xa xăm nhất và túng thiếu, như một thứ tiền tuyến của Giáo Hội. Vị thánh đầu tiên sinh ra tại đất nước Colombia tươi đẹp này dạy chúng ta hãy quảng đại với Thiên Chúa, và không sống đức tin một mình, như thế có thể sống đức tin một cách cô lập, nhưng biết thông truyền đức tin, mang niềm vui Tin Mừng bằng lời nói và chứng tá cuộc sống trong mọi môi trường chúng ta sống. Tại bất kỳ nơi nào chúng ta sinh sống, hãy chiếu toả cuộc sống Tin Mừng. Thánh nữ dạy chúng ta nhìn tôn nhan Chúa Giêsu phản ánh nơi tha nhân, vượt thắng sự dửng dưng và cá nhân chủ nghĩa, làm hao mòn cộng đồng Kitô và tâm hồn chúng ta, đón nhận mọi người không thành kiến, không cưỡng bách, nhưng với tình thương, trao ban những gì tốt đẹp nhất của chúng ta cho họ và nhất là chia sẻ với họ điều mà chúng ta có quí giá nhất, không phải là công trình của chúng ta, và điều mà chúng ta sở hữu, nhưng chỉ mình Chúa Kitô và Tin Mừng của Ngài.”
Tiếp tục bài giảng trong Lễ Phong thánh sáng hôm qua tại Quảng trường Thánh Phêrô, ĐTC đề cập đến ý tưởng thứ ba: “Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cầu nguyện với những lời này: “Con đã và sẽ làm cho cho họ biết danh Cha, để tình thương mà Cha đã cho con cũng được ở nơi họ và con ở trong họ” (Ga 17,26). Lòng trung thành của các vị tử đạo cho đến chết và việc công bố Tin Mừng cho mọi người ăn rễ sâu nơi tình thương của Thiên Chúa được phú vào tâm hồn chúng ta nhờ Chúa Thánh Linh (x. Rm 5,5), và trong chứng tá mà chúng ta phải trình bày về tình thương này trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Thánh nữ María Guadalupe García Zavala đã biết rõ điều đó. Khi từ bỏ một cuộc sống tiện nghi thoải mái – cuộc sống này và thái độ trưởng giả của tâm hồn mang lại bao nhiêu thiệt hại – khi từ bỏ cuộc sống tiện nghi như thế để theo tiếng gọi của Chúa Giêsu, thánh nữ dạy ta yêu mến sự thanh bần, để có thể yêu mến người nghèo và bệnh nhân hơn nữa. Mẹ Lupita đã quỳ xuống trên nền nhà thương trước những bệnh nhân và người bị bỏ rơi để phục vụ họ với lòng dịu dàng và cảm thương. Và điều này có nghĩa là động chạm đến thân xác Chúa Kitô. Cac bệnh nhân, người nghèo, người sắp chết là thân mình Chúa Kitô. Cả ngày nay con cái tinh thần của Mẹ cũng đang tìm cách phản chiếu tình thương của Thiên Chúa qua các hoạt động bác ái, không nề quản hy sinh và đương đầu với bất kỳ chướng ngại nào bằng dịu dàng, kiêm trì tông đồ và can đảm:
Vị tân thánh nữ người Mexico này mời gọi chúng ta hãy yêu mến như Chúa Giêsu đã yêu thương chúng ta, và điều này có nghĩa là không co cụm vào mình, trong những vấn đề, các ý tưởng, tư lợi của mình, nhưng đi ra ngoài và gặp gỡ những người đang cần được quan tâm, cảm thông, giúp đỡ, để mang lại cho họ sự gần gũi nồng nhiệt của tình yêu Thiên Chúa, qua những cử chỉ tế nhị và yêu thương chân thành.”
Và ĐTC kết luận với lời mời gọi tất cả mọi người:
“Lòng trung thành với Chúa Kitô và Tin Mừng của Chúa, để loan báo bằng lời nói và cuộc sống, làm chứng về tình yêu của Thiên Chúa bằng tình thương của chúng ta, bằng đức bác ái của chúng ta với tất cả mọi người: đó là những tấm gương sáng ngời và giáo huấn mà ba vị thánh được tôn phong hôm nay cống hiến cho chúng ta, và cũng gợi lên những câu hỏi cho đời sống Kitô của chúng ta: Tôi trung thành với Chúa Kitô như thế nào? Chúng ta hãy mang theo mình câu hỏi này trong ngày hôm nay. Tôi có khả năng làm cho thấy đức tin của tôi trong niềm tôn trọng, nhưng với lòng can đảm hay không? Tôi có chú ý đến tha nhân, tôi có nhận ra người đang ở trong tình trạng túng quẫn, tôi có thấy nơi mọi người là những anh chị em của tôi cần được yêu thương hay không? Chúng ta hãy cầu xin, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria và các thánh mới, xin Chúa làm đầy cuộc sống của ta bằng niềm vui tình thương của Ngài. Amen.”
Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng
Trước khi kết thúc Thánh lễ, ĐTC đã chủ sự buổi Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng. Ngài nhắc lại giá trị buổi tôn phong các thánh hôm nay và thêm lời kêu gọi ủng hộ sự sống và quyền của các phội thai người, nhân dịp cuộc tuần hành cho sự sống ở Roma sáng hôm qua. Ngài nói:
“Tôi mời gọi hãy duy trì sự chú ý của tất cả mọi người về một đề tài rất quan trọng là sự tôn trọng sự sống con người từ lúc mới được thụ thai. Về vấn đề này tôi vui mừng nhắc đến việc thu thập các chữ ký diễn ra chúa nhật hôm nay tại nhiều giáo xứ Italia có mục đích ủng hộ sáng kiến Âu châu “một người trong chúng ta” để bảo đảm việc bảo vệ pháp lý cho các phôi thai, bảo vệ mọi người từ lúc đầu tiên của cuộc sống. Một giai đoạn đặc biệt đối với những người quan tâm bảo vệ thính chất thánh thiêng của sự sống con người là “Ngày Tin Mừng Sự Sống” sẽ diễn ra tại Vatican trong khuôn khổ Năm Đức Tin vào ngày 15 và 16-6 tới đây.
Sau khi ban phép lành cho các tín hữu trong niềm hân hoan của mọi người, ĐTC đã cởi bỏ áo lễ, bắt tay chào thăm tất cả các hồng y hiện diện, rồi ngài lên xe díp mui trần màu trắng, tiến qua các lối đi ở quảng trường để chào thăm các tín hữu. Thỉnh thoảng xe dừng lại để ngài hôn và chúc lành cho các em bé được các nhân viên an ninh tháp tùng bế lên cao và trao cho ngài. Xe chở ĐTC chạy cả ra Đại lộ Hoà Giải nối liền Quảng trường Thánh Phêrô tới gần gờ sông Tevere để chào các tín hữu đứng hai bên đường vì không còn chỗ cho họ trong quảng trường.
Cảm động nhất trong giai đoạn chót, ĐTC xuống xe chúc lành thăm hỏi mấy chục anh chị em khuyết tật và bệnh nhân ngồi trên các xe lăn.
Cũng nên nói thêm rằng hiện diện trong Thánh lễ Phong thánh cũng có các phái đoàn chính thức của 3 quốc gia có các vị thánh mới được tôn phong. Phái đoàn Colombia do Tổng thống Juan Manuel Santos Calderón và toàn tuỳ tùng, tổng cộng 20 người; tiếp đến là phái đoàn Italia do Bà Bộ trưởng Tư pháp Anna Maria Cancellieri hướng dẫn và đoàn tuỳ tùng gồm 6 người. Sau cùng là phái đoàn của chính phủ Mexico do ông Roberto Herrera Mena, Phó Tổng Giám đốc Tôn giáo vụ thuộc Phủ Tổng thống và đoàn tuỳ tùng.