Bài 10 – Lớp Kitô học trong Năm Đức tin:Hành trình Đức tin

Chúng ta tiếp tục dành những giờ học này để tìm hiểu về Hành trình Đức tin của mỗi người chúng ta qua các bài Giảng tĩnh tâm Ngày Thứ hai và Ngày thứ ba cho giới trẻ giáo xứ Kẻ Sặt thuộc giáo phận Xuân Lộc và kết hợp với bài suy niệm Chúa nhật IV Mùa Chay năm C về Người Cha nhân hậu và Đứa con phung phá (x. Lc 15,1-3.11-32), chúng ta sẽ nhận ra sự tương đồng kỳ lạ.

 Bài 10 – Lớp Kitô học trong Năm Đức tin:

Hành trình Đức tin

 

Lời dẫn:

Chúng ta tiếp tục dành những giờ học này để tìm hiểu về Hành trình Đức tin của mỗi người chúng ta qua các bài Giảng tĩnh tâm Ngày Thứ hai và Ngày thứ ba cho giới trẻ giáo xứ Kẻ Sặt thuộc giáo phận Xuân Lộc và kết hợp với bài suy niệm Chúa nhật IV Mùa Chay năm C về Người Cha nhân hậu và Đứa con phung phá (x. Lc 15,1-3.11-32), chúng ta sẽ nhận ra sự tương đồng kỳ lạ.

Ngày thứ hai

Cuộc gặp gỡ đức tin cụ thể

Lời mở

Chúng ta đã tìm hiểu đức tin là cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa với con người.

Về phía Thiên Chúa, đó là một ơn ban Ngài trao cho con người để con người có thể mở lòng đón nhận chính Ngài cùng với tất cả những ân sủng để được thông phần vào đời sống kỳ diệu của Thiên Chúa. Về phía con người, đó là một sự cố gắng liên lỉ để con người vươn tới Thiên Chúa bằng tất cả khả năng của mình.

Hôm nay, các bài Kinh Thánh, nhất là bài Tin Mừng (x. Mc 10,46-52) như muốn diễn tả từng chi tiết của cuộc gặp gỡ đức tin này có những yếu tố cụ thể nào. Chúng ta sẽ tìm hiểu những chi tiết đó về phía con người, phía Thiên Chúa và cuối cùng là cả hai bên khi gặp được nhau.

1. Những chi tiết cụ thể về phía con người

1.1. Trước hết, đức tin luôn là một hành động nhân linh (x. Giáo lý Hội Thánh Công giáo (GLHTCG), số 160) của con người cụ thể, rõ rệt, có tên tuổi, cha mẹ đàng hoàng, chứ không phải là một con người chung chung, bất định.

Ở đây là Bartimê, con ông Timê. Trong các phép lạ khác, tác giả Tin Mừng ít khi nói đến tên của người được chữa lành.

Bạn có ý thức được mình khi tin vào Chúa không? Mỗi lần bạn đi dự lễ, cầu nguyện… bạn làm vì tự nguyện hay do người khác thôi thúc?

Trong xã hội hiện nay, nhiều người chỉ muốn ẩn thân vào đám đông. Đi ra đường, họ dùng khăn to để bịt mặt, đeo kính râm, không phải chỉ để che bụi, che nắng nhưng còn che mặt để người khác không nhận ra mình.

Trong cộng đồng ẩn danh, nhiều người sống nặc danh, dùng tên giả để không ai nhận ra họ và họ nghĩ rằng mình có thể làm bất cứ chuyện mờ ám, bất công, thất đức vì chắng ai nhìn rõ mặt mình. Họ không dám chịu trách nhiệm về hành động của họ.

Có bao giờ bạn muốn ẩn mình vào đám đông để không ai nhận ra bạn khi bạn làm một điều không chính đáng? Bạn có dám tự nguyện nhận lỗi với ý thức làm chủ được mình không?

Đức tin không phải như vậy. Đức tin là sự cố gắng vươn tới của từng người chúng ta đến Thiên Chúa: với tất cả tự do, ý thức, đồng thời kèm theo trách nhiệm của mình (x. GLHTCG, số 33) vì thế khi đọc kinh Tin Kính, chúng ta tuyên xưng: “Tôi tin kính một Thiên Chúa”.

1.2. Yếu tố thứ hai, đó là con người ý thức về tình trạng khốn khổ của mình và muốn vươn lên.

Bartimê biết mình bị mù, anh hiểu được tình trạng nghèo túng, tầm thường, yếu đuối của mình. Anh không muốn mình cứ mãi mãi ngồi bất động bên vệ đường, sống nhờ vào lòng thương xót của người khác, muốn làm gì cũng phải nhờ ai đó giúp đỡ.

Có ý thức mình nghèo túng, bất động, yếu đuối, tầm thường ta mới muốn tìm về nguồn sự sống, hạnh phúc, tình yêu, nguồn chân thiện mỹ là chính thiên Chúa.

Rất nhiều người trong thế giới hiện nay người ta không muốn tìm về với Thiên Chúa bởi vì người ta không ý thức về tình trạng sống của họ. Họ nghĩ mình sống mãi chứ không nghĩ đến cái chết sẽ tước đoạt tất cả những gì họ có.

Hơn nữa, họ còn bằng lòng, thậm chí tự mãn, với danh lợi, tài năng, sắc đẹp và tất cả những gì họ đang có. Họ tưởng rằng những gì mình có được là do tài năng, bàn tay, khối óc của mình làm ra nên họ không tìm về với Thiên Chúa. Vì thế, họ không nhận được ơn đức tin.

Có bao giờ bạn nghĩ như họ không?

Bartimê dùng lý trí của mình để tìm hiểu về Đức Giêsu Nazareth qua những câu chuyện người ta kể về Người, anh biết Người là Đấng Mêsia qua tước hiệu anh gọi Người là “con vua Đavit”, anh hy vọng Người sẽ cứu chữa anh khỏi tình trạng khốn khổ.

Điều đó cũng gợi ‎ý cho chúng ta cần tìm hiểu về Thiên Chúa, về Đức Giêsu Nazareth để biết Người là ai qua những cố gắng học hỏi của chúng ta.

Bạn biết gì về Đức Giêsu Nazareth của bạn? Bạn đã đọc một sách gì về Người? Bạn có đeo ảnh tượng của Người hay làm một điều gì đó cho Người không?

1.3. Yếu tố thứ ba đó là anh ta dám kêu lên, “kêu to, trong khi đám đông quát nạt bảo anh ta im đi” (Mc 10,48).

Trong cuộc sống, rất nhiều khi đám đông muốn chúng ta sống ẩn danh như họ, cũng hưởng thụ, tham nhũng, lừa dối, tàn ác như họ. Nếu chúng ta làm khác đi, là họ muốn loại trừ chúng ta.

Đức tin chính là tiếng kêu to vượt trên đám đông để nói với Thiên Chúa, cụ thể là Đức Giêsu Kitô, để cầu nguyện, cầu xin với Người.

Bạn có đang chịu một áp lực nào đó của đám đông muốn dập tắt niềm tin vào Đức Giêsu của bạn không? Áp lực đó đến từ đâu? Có bao giờ bạn kêu to để cầu cứu với Giêsu không?

1.4. Yếu tố thứ tư đó là anh ta “vất bỏ áo choàng, đứng phắt dậy mà đến gần Đức Giêsu”.

Đây là những hành động quyết liệt của con người muốn thoát ly khỏi tình trạng sống bám vào những gì riêng tư, ích kỷ như tấm áo choàng anh mù quấn quanh mình, vượt ra khỏi tình trạng ngồi yên bất động để tiến đến gần nguồn sự sống và chân thiện mỹ.

Thực ra, ngay khi con người vừa nhỏm dậy, thì Chúa đã ở sát bên họ.

Bạn vứt bỏ cái gì để theo đuổi niềm tin vào Đức Giêsu?

2. Những chi tiết cụ thể về phía Thiên Chúa

Mỗi hành động của con người trong cuộc gặp gỡ đức tin, dù nhỏ nhặt đến mấy, đều được Thiên Chúa đáp ứng.

2.1. Trước hết và trên hết, cuộc gặp gỡ đức tin là sáng kiến của Thiên Chúa, từ muôn thuở Ngài muốn đến với con người để cứu thoát con người, và qua đó cứu độ toàn thể vũ trụ, vì Ngài là Thiên Chúa Tình Yêu. Vì thế, đức tin là ân sủng cao quý của Chúa ban mà không đòi hỏi con người bất cứ điều kiện gì.

Thiên Chúa ở đây không phải là một đấng thượng đế tối cao, thần linh xa vời theo sự tưởng tượng của con người mà là một Thiên Chúa cụ thể, có tên tuổi, gốc gác đàng hoàng. Đó là Đức Giêsu thành Nazareth (Mc 10,47).

Thiên Chúa linh thiêng, tuyệt đối, vĩnh hằng, vì yêu thương, nên đã ban Người Con một của Ngài để Ngôi Lời Thiên Chúa làm người, trở thành Đức Giêsu Nazareth (x. Ga 3,16).

Chính nhờ vị Thiên Chúa cụ thể này mà con người được nâng lên địa vị cao cả tột cùng, trở thành con cái của Thiên Chúa và có thể thông phần vào sự sống kỳ diệu của Ngài.

2.2. Đức Giêsu đang đi trên đường cùng con người, với các môn đệ và đám đông, để dẫn họ về nguồn của sự sống và tình yêu, của chân thiện mỹ, của tất cả những gì con người mơ ước để thoát khỏi tình trạng hèn kém, khốn khổ, nhất thời, bị giới hạn và lệ thuộc của mình.

Vì thế Đức Giêsu tuyên bố: “Tôi và Chúa Cha là một” (Ga 10,30); “Tôi là con đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6); “Tôi đến để cho họ được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10).

Bạn có bao giờ cảm nhận mình đang đồng hành với Đức Giêsu không? Hay bạn ngồi bên vệ đường không cùng đi với Người?

Bạn có đang đi tìm sự thật cụ thể trong khoa học, hay một tình yêu cụ thể nào không?

Bạn có đang đau yếu, tật bệnh và muốn tìm Giêsu để được chữa lành không?

2.3. Đức Giêsu nghe được lời kêu cứu của con người, dù tiếng kêu ấy vang lên giữa đám đông hỗn loạn hay bị đe doạ bắt phải im lặng, vì Người thấu hiểu lòng con người (Mt 12,25; Lc 11,17; Ga 6,64).

Người muốn cứu độ tất cả vì tất cả được dựng nên nhờ Người và cho Người (Ga 1,3). Vì thế chúng ta hãy tin tưởng kêu cứu và đặt tất cả hy vọng vào Người.

2.4. Đức Giêsu kêu gọi và hỏi anh mù muốn Người làm gì cho anh. Khi kêu gọi con người hãy tin tưởng đến gần mình, Đức Giêsu muốn trao cho họ một sứ mạng đặc biệt và họ cần phải khám phá ra sứ mạng ấy để sống cho có ý nghĩa.

Hơn nữa, khi hỏi như vậy không phải Người không biết điều họ cần, nhưng Người muốn cho cuộc gặp gỡ đức tin được hoàn toàn tự do, không bị áp lực về phía con người. Người muốn con người hãy có những ước vọng cao hơn thay vì chỉ xin Người những đồng bạc bố thí, cái bánh, con cá hay những ân huệ tạm thời.

Sứ mạng của bạn hiện nay là gì? Là giáo viên truyền dạy sự thật, là sinh viên đi tìm sự thật, là người buôn bán phục vụ nhu cầu của anh chị em… Nếu Đức Giêsu hỏi bạn về yêu cầu hay ước mơ, bạn sẽ trả lời Người như thế nào?

3. Cuộc gặp gỡ giữa hai bên

3.1. Cuộc gặp gỡ đức tin đã hoàn thành ngay khi mắt anh mù mở ra để nhìn thấy Đức Giêsu.

Người là ánh sáng cho trần gian để soi sáng tất cả những ai đang sống trong bóng tối của cuộc đời lệ thuộc, nghèo đói, buồn thảm, bất toàn và giúp họ cảm nhận được đời sống đầy màu sắc tươi đẹp, tự do, bình an, hạnh phúc của Thiên Chúa. Đó là kết quả của đức tin. Do đó, Đức Giêsu mới bảo anh: “Anh hãy đi, lòng tin của anh đã cứu anh” (Mc 10,52).

Tuy nhiên, sau khi gặp được Đức Giêsu và được sáng mắt, sáng lòng, Bartimê đã nhận ra ngay sứ mệnh của mình là “để đi theo Người trên con đường Người đi”.

Anh không về nhà ăn mừng với người thân, bè bạn hay chọn đời sống theo ý muốn riêng.

Anh chọn Giêsu và đi theo Giêsu là con đường dẫn đến sự thật và sự sống, đến tình yêu và hạnh phúc vĩnh hằng để khi gắn bó với Giêsu, anh sẽ mang ơn đức tin đến cho người khác.

3.2. Cuộc gặp gỡ giữa Đức Giêsu và người mù Bartimê là cuộc gặp gỡ đức tin của từng người chúng ta trong đời sống.

Nhiều người nghĩ rằng Chúa Giêsu sống cách đây 2000 năm, đã lên trời, chứ không biết Người đang cùng đi với mình trên đường đời. Người đang hiện thân nơi cha mẹ, vợ con, bạn bè, hàng xóm… và tất cả những ai mà chúng ta gặp gỡ trong đời.

Nếu có được đôi mắt đức tin như Bartimê, ta sẽ nhìn thấy Người trong mọi người, mọi vật quanh ta và lúc nào ta cũng có thể gặp được Người. Bất kỳ hành động nào ta làm cho con người, dù là con người nhỏ mọn nhất, là ta làm cho chính Thiên Chúa (x. Mt 25,31-46).

Bạn có nghĩ mình đã sáng mắt sáng lòng qua cuộc gặp gỡ được Đức Giêsu trong đời không? Nếu bạn chưa gặp được Người, bạn nghĩ mình nên làm gì?

Nếu bạn gặp được Người rồi, bạn sẽ hành động như thế nào?

Lời kết

Vì thế, trong Năm Đức Tin này, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta thể hiện lại những chi tiết cụ thể trong cuộc gặp gỡ đức tin để có thể truyền bá đức tin cho người khác.

 

—o0o—

 

Ngày thứ ba

Theo Đức Giêsu Kitô để truyền bá đức tin

Lời mở

Người hành khất Bartimê, nhờ lòng tin vào Chúa Giêsu, đã được Người làm cho sáng mắt sáng lòng. Thay vì về nhà để theo đuổi những dự tính của đời mình, anh đã đi theo Đức Giêsu trên con đường của Người, con đường dẫn đến sự thật và sự sống (x. Ga 14,6) để cứu độ muôn loài. Chúng ta cũng được mời gọi bước theo Đức Giêsu như Bang Chủ của những người Hành khất Kitô trong thời đại hôm nay, sống tinh thần nghèo khó của Người và dùng lưỡi gươm Lời Chúa để hành hiệp giang hồ, hàng ma phục linh như Người. Đây là ước mơ của nhiều bạn trẻ trên khắp thế giới.

1. Hồng ân đức tin: sáng mắt sáng lòng

Nhờ lòng tin, Bartimê đã gặp Chúa Giêsu và Người đã chữa lành đôi mắt mù loà để anh sáng mắt sáng lòng, nhìn rõ mình, nhìn rõ Đức Giêsu và cả xã hội mình sống, rồi từ đó anh nhận ra ngay sứ mệnh của mình là bước theo Đức Giêsu trên con đường của Người. Đó cũng là những hiệu quả của một đức tin chân thật nơi mỗi Kitô hữu khi gặp được Chúa Giêsu.

1.1. Nhận ra được con người thật của mình

Bartimê, khi được sáng mắt, nhận ra mình chính là người được Thiên Chúa yêu thương qua việc chữa lành của Chúa Giêsu. Anh nhìn rõ con người thật của mình với thể xác, tâm hồn và tất cả những gì anh có đều là hồng ân của Chúa. Trước đây, anh sống tạm bợ, chật vật nhờ sự bố thí và lòng tốt của người khác. Giờ đây anh sống thoải mái, dồi dào hạnh phúc, tự do vì tìm về được với Thiên Chúa là nguồn vĩnh hằng, nguồn chân thiện mỹ và nguồn hạnh phúc vô biên qua sự hiện diện của Đức Giêsu. Vì thế, anh xác tín về lòng tin của mình vào Đức Giêsu. “Tôi tin”: anh thưa cùng Chúa Giêsu với tất cả lòng mình.

Bạn có cảm nhận được niềm vui, hạnh phúc, tự do vì đời sống của mình không? Hay bạn cảm thấy gò bó, bực bội, bị hạn chế vì những điều buộc phải làm như dự lễ, đọc kinh, giữ các giới răn của đạo Công giáo..?

1.2. Nhìn rõ Đức Giêsu

Anh nhìn rõ Đức Giêsu, vị Thiên Chúa cụ thể, nguồn sáng cụ thể, nguồn tình yêu cụ thể. Nhưng đồng thời cũng nhận ra có một đám đông rất lớn gồm những người đói khổ, tật nguyền, tội lỗi vây quanh Người để xin Người cứu giúp. Anh quan sát những hành động của Chúa Giêsu như rao giảng Tin Mừng, chữa lành bệnh nhân, xua trừ ma quỷ, tha thứ tội lỗi, đón nhận và chúc lành cho trẻ thơ, tranh luận với những người biệt phái và luật sĩ, đồng cảm với những người đau khổ, điều khiển được cả vạn vật, thậm chí cho người chết sống lại và cả những lúc Người cầu nguyện với Chúa Cha.

Anh hiểu rằng không ai giống như Giêsu. Anh bị cuốn hút vào Người, say mê Người và từ thâm sâu tiếng lòng thôi thúc anh “Hãy bước theo Người” vì chỉ có Giêsu mới có thể đáp ứng những mơ ước cao xa của anh, hơn cả việc Người chữa lành cho anh.

Bạn có nhìn rõ Đức Giêsu và hành động của Người đang thực hiện quanh bạn không? Hành động nào làm bạn xúc động hơn cả? Hay bạn không thấy gì về Đức Giêsu?

Bạn có nghe được tiếng lòng thôi thúc bạn đi theo Đức Giêsu không? Vì sao bạn chưa nghe được?

1.3. Chúng tôi tin

Anh nhìn rõ có nhiều người tin vào Đức Giêsu giống như anh. Họ lập thành một cộng đồng vây quanh Đức Giêsu và luôn đi theo Người để hành động theo sự chỉ dẫn của Người. Họ được gọi là các tông đồ, các môn đệ của Đức Giêsu. Họ lắng nghe lời Người giảng dạy, giúp Người phân phát bánh cá cho dân chúng, giúp những người tật bệnh, tội lỗi, bị quỷ ma ám ảnh đến gần Chúa Giêsu để Người chữa lành. Anh nhận ra rằng không phải chỉ một mình anh tin Đức Giêsu mà có rất nhiều người khác nữa, để cùng nói với Đức Giêsu: “Chúng con tin Thầy là Đấng phải đến cứu độ trần gian”.

Anh hiểu rằng: “Không ai có thể tin một mình, cũng như không ai có thể sống một mình. Không ai tự ban đức tin cho mình cũng như không ai tự ban sự sống cho mình. Người tin nhận được đức tin từ những kẻ khác và phải thông truyền đức tin đó cho những người khác. Tình yêu của chúng ta đối với Đức Giêsu và đối với tha nhân, thúc giục chúng ta nói về Đức tin của mình cho những người khác” (x. GLHTCG, số 166). Chính vì thế, anh đã hoà mình vào cộng đồng những người tin Chúa Giêsu đề hình thành nên Giáo Hội của Người. Lòng tin của anh hoà nhập vào đức tin của Hội Thánh Chúa (x. GLHTCG, số 168).

Nếu không có những người đã tin vào Đức Giêsu trước anh rồi loan tin cho anh về Đức Giêsu thì anh cũng chẳng thể nào tìm gặp Đức Giêsu và tin vào Người. Vì thế, “tin là một hành vi có chiều kích Hội Thánh. Đức tin của Hội Thánh có trước, sinh ra, nâng đỡ và dưỡng nuôi đức tin của chúng ta. Hội Thánh là Mẹ của mọi tín hữu” (x. GLTHCG, số 181).

Bạn có bao giờ nhìn vào cộng đồng mình đang sống (gia đình, giáo xứ, giáo phận, giáo hội toàn cầu) để thấy nhiều người tin vào Đức Giêsu như bạn?

Bạn có bao giờ thấy mình đang được nâng đỡ bằng lời cầu nguyện, sự hy sinh và đời sống của 1 tỷ 200 triệu người Công giáo trên thế giới không?

Bạn có đóng góp gì cho cộng đồng này với ‎ý thức và tình yêu. Hay bạn không bao giờ nghĩ tới chiều kích cộng đồng của đức tin bạn?

1.4. Cộng đồng vây quanh Đức Giêsu

Ngoài các tông đồ và môn đệ, Bartimê quan sát kỹ hơn cộng đồng lớn lao đang chen chúc nhau vây quanh Đức Giêsu. Cộng đồng hỗn độn này gồm đủ mọi hạng người: già trẻ, lớn bé, nam nữ, giàu nghèo, khoẻ mạnh, đau yếu, người Do Thái cũng như người nước ngoài, người đạo đức như các tư tế, luật sĩ và những người tội lỗi như thu thuế và các cô gái điếm.

Ai cũng bị hút vào Giêsu theo một lực lạ lùng, dù rằng có cả những người chỉ để bắt bẻ giáo l‎ý hoặc giăng bẫy Giêsu về một sơ hở chính trị nào đó. Nhiều người chỉ mong chạm đến gấu áo Giêsu để được chữa lành vì có một sức mạnh kỳ diệu tự nơi Người phát ra có thể chữa lành, nếu họ có lòng tin.

Giêsu trở thành cái gì hết sức thiết thân cho tất cả những người đó. Người đem lại tấm bánh con cá cho người đói, sự chữa lành cho người bệnh, sự tự do cho người bị ma quỷ kiềm chế, ánh sáng cho người mù, sự bình an cho người bị rối loạn tinh thần, công l‎ý cho người bị áp bức, tình yêu cho người đang thù hận, sự tha thứ cho người tội lỗi, ân phúc Thiên Chúa cho người thiện tâm. Đây là điều anh đang mong ước vì muốn mình sống hữu ích cho cộng đồng nhân loại cũng như cho dân tộc của anh. Anh muốn được trở nên tất cả cho mọi người như Chúa Giêsu. Vì thế, Bartimê quyết tâm đi theo Đức Giêsu để cứu giúp đồng loại.

Bạn có bao gười quan tâm đến cộng đồng đang sống quanh bạn không? Họ là những ai? Giàu hay nghèo, đẹp hay xấu, đạo đức hay tội lỗi?

Bạn có ưu tư về dân tộc của mình không?

Bạn có biết rằng trong số 90 triệu dân hiện nay, đang có 16 triệu người nghèo cùng cực không kiếm nổi 20.000 đồng 1 ngày; 6,7 triệu người khuyết tật về thể l‎ý, hơn 10 triệu người khuyết tật về tinh thần vì nạn phá thai, nghiện ngập đủ loại; 2 triệu trẻ mồ côi; hàng trăm ngàn người bị áp bức không được hưởng tự do và công l‎ý?

Bạn có ưu tư về Giáo hội Việt Nam không? Tỷ lệ người Công giáo nước ta chỉ mới chiếm 7% dân số và suốt từ 127 năm qua (từ 1885) tỷ lệ này vẫn giữ nguyên?

Bạn có ước mơ gì để cứu giúp những người khốn khổ quanh bạn? Hay bạn bằng lòng với những gì mình có và sống an thân, ẩn mình vào đám đông như một con số vô nghĩa trong lòng nhân loại và dân tộc này?

Chính vì tình thương cứu độ của Đức Giêsu và đức tin của Bartimê mà anh đã sáng mắt sáng lòng và quyết tâm bước theo Đức Giêsu để hoàn thành hành trình đức tin của mình. Kể từ giây phút lên đường với Đức Giêsu, hành trình đức tin mới bắt đầu, cuộc đời của anh mới có ý nghĩa: vì anh trở thành người thuộc về Đức Giêsu Kitô, anh mới thật sự là Kitô hữu.

2. Hành khất Kitô

2.1. Đức Giêsu kêu gọi anh trở thành hành khất như Người

Bartimê đã từng ăn mày, sống nhờ sự giúp đỡ của người khác. Hồi anh bị mù, anh vui sướng khi nghe tiếng những đồng xu rơi vào bát ăn xin của mình hay khi được người ta dúi vào tay anh miếng bánh, bát cơm, nhiều khi chỉ là cơm thừa canh cặn. Có người cho với lời an ủi ấm lòng, nhưng cũng không thiếu người chỉ muốn tống cổ anh đi cho khuất mắt bằng những lời mắng chửi hay nói xéo ác độc.

Bây giờ được sáng mắt rồi, anh lại nhận ra Đức Giêsu mới thật là người hành khất lạ lùng và muốn anh bước theo Người. Người nói với Phêrô, Andrê, Gioan, Giacôbê là những ngư phủ người khác: “Hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các bạn thành những ngư phủ trong biển đời để các bạn lưới người như lưới cá”. Người nói với chị em Matta và Maria, với Madalena, với 70 môn đệ và với chính anh: “Hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các bạn biết chinh phục và cứu độ con người”. Người ban cho các tông đồ, 70 môn đệ quyền năng và ân sủng để đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng, chữa lành bệnh nhân, xua trừ ma quỷ (x. Mc 16,16-22). Anh muốn trở thành một hành khất như Đức Giêsu.

Đức Giêsu là người hành khất phi thường, vì Người cũng rong ruỗi trên mọi nẻo đường xứ Palestine và trên khắp thế giới giống như anh. Người cũng sống nhờ lòng tốt của mọi người giống như anh vì Người đón nhận các bữa ăn người ta chia sẻ cho Người và các môn đệ… Có người mời với lòng kính trọng như để đền ơn sau khi được chữa lành; nhưng cũng có người cho mà lòng không vui, ăn mà lòng không thích vì nghĩ rằng thà để dành tiền cho người nghèo khó tốt hơn. Người đón nhận sự đóng góp và tặng ban của mọi người để chia sẻ cho những ai cần đến dù rằng Người là Thiên Chúa giàu có vô song và dư sức để làm ra của cải, cơm bánh nuôi sống mọi người. Người đã tự nguyện trở nên nghèo khó vì muôn loài để lấy cái nghèo của Người mà làm cho muôn loài trở nên giàu có (x. 2Cr 8,9; Pl 2,6-11).

Đức Giêsu có thể được gọi là người hành khất ăn xin tình yêu vì Người là Ngôi Lời Thiên Chúa. Thiên Chúa là Tình Yêu (x. 1Ga 4,16) và chỉ có tình yêu của con người là thứ mà Thiên Chúa cần đến vì Thiên Chúa không thể bắt ép con người yêu Ngài cũng như không thể bắt ép con người đón nhận tình yêu của Ngài.

2.2. Chọn Đức Giêsu làm Bang Chủ Hành Khất Kitô

Bartimê thấy Đức Giêsu thu tập môn đệ để dạy bảo họ về tình yêu Chúa Cha, về đời sống nghèo khó, để biết sử dụng Lời Chúa như vũ khí thiêng liêng, ban cho họ quyền năng và ân sủng của Người để cứu giúp những người nghèo khổ, yếu kém trong xã hội. Đức Giêsu hành xử như một bang chủ của Cái Bang thời xưa và Bang Hành khất Kitô thời nay.

Trong lịch sử chiến đấu của nhiều dân tộc, nhất là của Trung Hoa, các người ăn xin họp thành Cái Bang. Họ là những người tự nguyện sống thanh bần, giàu lòng nhân ái, tinh thông võ nghệ để diệt gian trừ bạo, hành hiệp giang hồ. Đức Giêsu là Ngôi Lời Thiên Chúa “Lời Thiên Chúa ở gần bạn, ngay trên miệng, ngay trong lòng. Nếu miệng bạn tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa và lòng bạn tin rằng Thiên Chúa đã làm cho Người từ cõi chết sống lại, thì bạn sẽ được cứu độ. Quả thế, có tin thật trong lòng, mới được nên công chính; có xưng ra ngoài miệng, mới được ơn cứu độ” (Rm10,8-13).

Việc hành hiệp giang hồ, hàng ma phục linh không phải là chuyện võ hiệp tưởng tượng của các đệ tử Cái Bang trong các tiểu thuyết võ hiệp, hay trong những trò chơi trực tuyến (game online) mà nhiều bạn trẻ đang chơi. Nhưng đó là sứ mạng chiến đấu của những người Hành khất Kitô thời nay để bắt chước Bang Chủ của mình là Đức Giêsu Kitô trong cuộc chiến đấu thiêng liêng của đời mình.

Bạn có chơi trò chơi trực tuyến nào không? Nhân vật nào bạn thích? Bạn có biết sử dụng Lời Chúa như một thanh gươm 2 lưỡi sắc bén (x. (Thuốc bán theo đơn) 4,12; Ep 6,17) để giải phóng con người, chiến thắng quỷ dữ, ma tà không?

Bạn có bao giờ xem những phim ảnh, sách báo đồi truỵ khiến tinh thần bị nhiễm độc? Bạn làm gì để chiến thắng cơn nghiện trò chơi, phim ảnh đồi truỵ?

2.3. Hành trình đức tin

Hành trình đức tin của Bartimê bắt đầu ngay khi anh bước theo Đức Giêsu như Bang Chủ của đời mình, vì từ khi được sáng mắt sáng lòng, anh chỉ còn sống “nhờ Người, với Người, trong Người và vì Người” mà thôi.

Anh bắt đầu sống theo tinh thần nghèo khó của Người: ăn mặc giản dị, làm việc hăng say, nhất là học những kỹ năng sử dụng thành thạo lưỡi gươm Lời Chúa. Anh liên kết với các tông đồ và môn đệ thành từng nhóm để chuẩn bị cho dân chúng đón nhận Đức Giêsu, để bảo vệ nhau chống lại sức cám dỗ của vật chất, của tệ nạn xã hội và của đời sống hưởng thụ ích kỷ đang phổ biến khắp nơi.

Anh hiểu rằng hành trình đức tin của mình không phải thực hiện trên những con đường rộng rãi, bằng phẳng với cây cao bóng mát vì đời người là một con đường dài với nhiều đoạn khác nhau đòi anh phải cố gắng liên lỉ. Anh biết có những lúc mình sẽ gục ngã vì kiệt sức, vì những hố sâu trên đường, vì mưa nắng bất chợt, vì cả những tai nạn do sự bất cẩn của người khác. Nh7ng anh quyết tâm theo Đức Giêsu và tin vào quyền năng, sức mạnh Thánh thần Người ban cho anh để hoàn thành cuộc hành trình. Dù chịu nhiều gian nan thử thách, nhưng mỗi giây phút sống, anh đều cảm nhận được hạnh phúc và tình yêu của Người. Anh mường tượng mình sẽ còn phải chết nhục nhã như Người trên thập giá như Người đã báo trước về cái chết của mình, nhưng sau đó là cuộc sống vinh quang muôn đời mà anh hằng mơ ước.

Bạn có thể nhìn lại hành trình đức tin của mình với những giai đoạn khác nhau và chia sẻ cho bạn bè không?

2.4. Chia sẻ cảm nghiệm về Đức Giêsu Kitô

Các bạn vừa xem những đoạn video của cuốn Sứ Điệp Loài Hoa. Đây là tập sách nhỏ tôi vâng lệnh Đức Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn bình để viết cho các bạn trẻ. Cuốn sách đã được các bạn nồng nhiệt đón nhận, tạo nên cơn sốt thời đó vì trong vòng 2 tháng 25.000 cuốn đã bán hết. Vì thế nó lọt vào tầm ngắm của vài người có trách nhiệm và có lẽ vì bài Hoa Bất Tử nên đã bị liệt vào danh mục sách cấm và không được phép tái bản, dù Đức Tổng Phaolô đã viết đơn xin tới 3 lần.

Tuy nhiên tôi cảm nghiệm được tình yêu và quyền năng Chúa khi gặp một người bệnh, sau khi Chúa chữa lành cho ông, chính ông đã giúp cho cuốn sách được tái bản. Chia sẻ với các bạn kinh nghiệm này để thấy hành trình đức tin của mỗi người chúng ta thật diệu kỳ. Càng gắn bó với Chúa Giêsu, chúng ta càng có khả năng biến đổi đời sống mình cũng như đời sống người khác. Tôi xin chia sẻ qua bài viết về sự kiện này qua bài chia sẻ bằng Anh Ngữ nhân dịp Đại Hội Truyền giáo Châu Á được tổ chức tại Chiang Mai, Thái Lan, 10-2005. Bản Anh Ngữ rất đơn giản, hy vọng các bạn đồng cảm với người trong cuộc nhé.

 

 TALE OF JESUS THROUGH MESSAGES FROM FLOWERS

“Messages from Flowers” is title of a booklet of 48 pages. Each page only has some tens of lines telling about flowers and their message sent to men. But for myself, the booklet also implies the story of love and power, which God would like to share every time I encounter a challenge in life. 

          I still remember in August 1990, on the occasion of celebrating his longevity of 80 years old of His Excellency Archbishop Paul Nguyen Van Binh, after the gratitude mass, he took Father Nguyen Van Kham and me to the grand hall of the Seminary St. Joseph of Ho Chi Minh City and reminded to do something to the youth. The Old Father still did not forget the youth in the celebration of his longevity. I promised to him to write one booklet on flowers for the youth, which until January 1993 I would fulfill my promise to him.

The booklet was warmly welcome by the youth. 15,000 copies were sold only in the month of its publication (Permit No 19/XB-GP, issued on 11-01-1993), and in the following month, the booklet was reprinted for the first time with a circulation of 10,000 copies (Permit No. 43/XB-GP, issued on 19-02-1993). In March of the same year, an additional circulation of 10,000 copies was implemented but it still had not met the demand. His Excellency Archbishop Paul was very happy and he wrote to the HCM City Department of Culture and Information to request for the second reprint of the booklet. However, for any unknown reason, the Department of Culture and Information did not reply to the request. His Excellency Archbishop Paul had written to request for the permit of reprint even for the third time but still without reply. Until later, I just understood that because of the writing of the Immortelle flower, the booklet was counted among banned books.

In Summer 1993, I met with Dr. Nguyen Thi Lau, Lecturer at the HCMC University of Medical Sciences. Since she had heart failure, she asked me to pray for her. I advised her to practise holy air breath and she was blessed and God abated her disease.

She asked me:

      Are you afraid of Communists?

      I work every day at Liksin (Union of Printing Production Sciences) and regularly contact party members in production work, so I am not afraid of them at all.

      So I would like to invite you to my brother-in-law’s house.

I followed her to a villa in Tu Xuong Street. Receiving us it was a middle-aged man of about 55-60 years, having hemiplegia and very hard moving around. We had talked to each other for about one hour. Before leaving, he invited me with insistence to return at 9:00 in the following morning, although he would fly to Canada at 15:00 in the afternoon.

In the evening, in my praying time, I talked to Jesus about the disease of the man and asked Him to cure him on His mercy and power. In the following morning, I returned to see the man with Mrs. Lau; I spent 15 minutes to massage his arm and asked to pray for him. I put my hands on his head, said the Holy Spirit, the Lord’s Prayer, Hail Mary, Doxology and said to him:

      Please raise your arm, sir!

He was surprised looking at me and said: “My arm was dead 4 years ago. I went on treatment of my arm in almost all Socialist countries and even in some capitalist countries, but the doctors all said that my arm is dead”.

I still insisted to ask him to raise his arm. Maybe for having great respect for a priest for the first time so insisting, he just moved a little bit his fingers. I spoke a little loudly:

      Please raise your arm!

He suddenly raised his arm equal to the height of his chest. I strongly stressed each of my words:

      Please raise it even higher!

He raised his arm higher than his head and repeated it for some more times. He opened his eyes wide for surprise mixed with happiness. Then he asked me:

      What can I do for you, Priest?

      Mister, I come here just to pray for you and ask nothing.

He turned to Mrs. Lau asking:

      What can I do for this priest?

      This priest Son is responsible for printing books for the See but since the past few years, he has not received any permit to print any book. Even his booklet Messages from Flowers was not permitted for its reprint.

      Do you have that booklet with you here?

Since Mrs. Lau still kept my booklet in her bag, she took it out and showed it to him. He repeated turning some pages and mumbled:

A booklet like this yet people did not accept it to be reprinted!

Then he walked to his desk and took his phone and called to some places. Few minutes later, he told me:

      Please do set your mind at rest, Priest. About one more month when I would return from Canada, I hope that you would receive your permit to print books like this.

More than one month later, really all 30 books in the printing plan of 1994 of the See were licensed to be printed, among which, the booklet Messages from Flowers was reprinted at a circulation of 20,000 copies and 10,000 bilingual English – Vietnamese copies (Permit No 18-11/CXB, issued on 16-01-1995).

With this intervention, the booklet had been no longer counted among banned books and was reprinted for many times afterwards. For only the See, the booklet was reprinted for five times and it amounted to the total of 145,000 copies, not including copies illegally printed in other places (Permit No 786/289 CXB, dated 24-11-1995; Permit 392-9/CXB-QLXB, dated 3-6-1997).

In 2006, the Most Reverend Peter Nguyen Van Nhon, Diocese of Da Lat, country of flowers, asked Mr. Nguyen Ngoc Hiep make for me a VCD Messages from Flowers with voice in English and Vietnamese by the staff of the Voice of Asia Veritas (Veritas in Asia-Philippines) so that the youth could contemplate live pictures of beautiful flowers and listen to messages which Jesus would like to transmit to His creature brothers and sisters. This is a valuable gift, which I have never expected in the present situation of difficulties.

The influence of Jesus on this booklet seems to urge me to announce His messages not only on flowers but also in life of each person living around me.  It is thanks to His loving word and power that He created and saved us, then it is thanks to that Word, that He will let us take part in His divinity so that we become beautiful flowers in the Earth field today.

 

Kết luận

Tuần tĩnh tâm “Hành trình Đức tin” này  chỉ là dịp để mời gọi bạn tìm về gặp gỡ lại Thiên Chúa, gặp gỡ Đức Kitô và anh chị em trong cộng đồng Giáo Hội để cùng xướng lên “tôi tin”, “chúng tôi tin”.

Chúng tôi cũng tha thiết mời gọi bạn tham dự vào một trò chơi lớn để trở thành “người hành khất Kitô” trong hành trình đức tin này. Bạn có thể xem chi tiết về trò chơi trên trang Web: www.hanhkhatkito.org.

Phụ lục

Hành khất ca

Mỗi ngày sống ta như người hành khất

Nhận muôn ơn từ Thiên Chúa yêu thương

Với bát ăn xin vui vẻ lên đường

Đem chia sẻ cho những ai thiếu thốn

 

Đường thánh giá tình yêu như hoà trộn

Đường khó nghèo ta tiếp bước Giêsu

Bỏ đam mê, danh lợi, bỏ hận thù

Thành con Chúa qua cuộc đời tự huỷ (x. Pl 2,7-8)

 

Gươm thần diệu ta giấu trong tâm trí

Lời Tin Mừng ta vận khí phóng ra (x. Ep 6,17)

Sống công minh, diệt hết mọi gian tà

Biết hoà hợp với muôn người muôn vật.

 

Theo Đức Kitô sống đời hành khất

Thôi thúc người biết quảng đại yêu thương

Sống hiên ngang danh lợi ta coi thường

Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến.