07/01/2025

Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Lương thực Thế giới

VATICAN – Trong sứ điệp nhân ngày lương thực thế giới, cử hành hôm 16-10-2012, ĐTC Bênêđictô XVI đề cao vai trò của các hợp tác xã nông nghiệp trong việc góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực trên thế giới. Ngài viết: “Vấn đề ở đây không phải chỉ là nâng đỡ các hợp tác xã như một hình thức tổ chức kinh tế và xã hội, mà còn coi chúng như một phương thế thực sự của hoạt động quốc tế. Kinh nghiệm tại nhiều nước chứng tỏ rằng các hợp tác xã, ngoài việc đẩy mạnh hoạt động nông nghiệp, chúng còn là một phương thế giúp các nông dân và dân chúng ở nông thôn can thiệp trong những lúc quyết định và đồng thời là một dụng cụ hữu hiệu để thực hiện sự phát triển toàn diện, với con người là nền tảng và là mục đích”.

Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Lương thực Thế giới

 

VATICAN – Trong sứ điệp nhân ngày lương thực thế giới, cử hành hôm 16-10-2012, ĐTC Bênêđictô XVI đề cao vai trò của các hợp tác xã nông nghiệp trong việc góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực trên thế giới.

Trong sứ điệp gửi đến Ông José Graziano da Silva, Tổng Giám đốc Tổ chức Lương nông Quốc tế (FAO), ĐTC đặc biệt bày tỏ sự hài lòng vì đề tài được chọn cho Ngày Lương thực Thế giới năm nay là “Các hợp tác xã nông nghiệp nuôi thế giới”. 

Ngài viết: “Vấn đề ở đây không phải chỉ là nâng đỡ các hợp tác xã như một hình thức tổ chức kinh tế và xã hội, mà còn coi chúng như một phương thế thực sự của hoạt động quốc tế. Kinh nghiệm tại nhiều nước chứng tỏ rằng các hợp tác xã, ngoài việc đẩy mạnh hoạt động nông nghiệp, chúng còn là một phương thế giúp các nông dân và dân chúng ở nông thôn can thiệp trong những lúc quyết định và đồng thời là một dụng cụ hữu hiệu để thực hiện sự phát triển toàn diện, với con người là nền tảng và là mục đích”.

Trong sứ điệp, ĐTC cũng nhận xét: “Nhờ dành ưu tiên cho chiều kích nhân bản, các hợp tác xã nông nghiệp có thể vượt lên trên khía cạnh hoàn toàn là kỹ năng canh tác, đặt chiều kích con người ở trung tâm hoạt động kinh tế, nhờ đó giúp mang lại câu trả lời thích hợp cho các nhu cầu đích thực của địa phương. Đây là một quan điểm khác với quan điểm chịu ảnh hưởng của các biện pháp quốc nội và quốc tế chỉ nhắm mục tiêu duy nhất là kiếm lợi, bảo vệ thị trường, dùng các nông phẩm ngoài mục tiêu lương thực, du nhập những kỹ thuật sản xuất mới mà không có sự thận trọng cần phải có.” (SD 16-10-2012)