15/09/2024

Tài liệu khoá học hỏi về Giáo huấn Xã hội Công giáo tại Thanh Hoá và Huế, tháng 02/2012

LTS: Hành Khất Kitô xin giới thiệu đến quý độc giả một số tài liệu của khoá học hỏi về Giáo huấn Xã hội Công giáo của Uỷ ban Công lý và Hoà bình để làm tài liệu học hỏi cho công tác mục vụ tông đồ.

 

HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
UỶ BAN CÔNG LÝ VÁ HOÀ BÌNH
6 bis Tôn Đức Thắng, P. Bến Nghé, Q.1. TP.HCM
 
 
THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH KHOÁ HỌC HỎI I
 VỀ GIÁO HUẤN XÃ HỘI CÔNG GIÁO
CỦA UỶ BAN CÔNG LÝ VÀ HOÀ BÌNH
 
TP.HCM, ngày 10 tháng 02 năm 2012
 
Kính gửi:
Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn
Qu‎ý Đức Tổng Giám mục và Quý Đức cha,
Qu‎ý cha Trưởng Ban CLHB giáo phận,
Anh chị em thân mến
 
Uỷ ban Công l‎ý và Hoà bình (UBCLHB) mới chính thức ra mắt từ ngày 27-5-2011 đến nay, nhiều người trong cộng đồng Dân Chúa hy vọng UB sẽ có những hoạt động cụ thể để đem lại công l‎ý và hoà bình cho những người dân thấp cổ, bé miệng, bảo vệ quyền lợi cho dân nghèo trước những áp bức và bất công trong xã hội và Giáo Hội… Tuy nhiên, nhiều người có trách nhiệm, ở Văn phòng Trung ương cũng như ở địa phương là giáo phận và giáo xứ, chưa biết phải làm gì và làm như thế nào. Vì thế, UB tổ chức một KHOÁ HỌC HỎI GIÁO HUẤN XÃ HỘI CÔNG GIÁO đầu tiên, kéo dài 2 ngày để giới thiệu một số điểm cơ bản trong giáo huấn xã hội Công giáo nhằm giúp các thành viên và tình nguyện viên trong Ban Công l‎ý và Hoà bình giáo phận hiểu thêm và định hướng được hoạt động của mình.
Chúng con dự định thực hiện chương trình như sau:
1. Số lượng khoá
Uỷ ban tổ chức thành 3 khoá học: 1 khoá ở Giáo tỉnh TP.HCM, 1 ở Giáo tỉnh Hà Nội và 1 ở Giáo tỉnh Huế vì như thế số người của mỗi giáo phận được đào tạo đông hơn, cho giáo phận có đủ nhân sự làm việc, hơn nữa chia nhỏ như thế để có nhiều dịp gặp gỡ nhau và biết những nhu cầu cụ thể và thiết thực của địa phương hơn, dù ban tổ chức sẽ vất vả và tốn kém hơn nhiều.
 2. Thời giờ và địa điểm cho các giáo phận như sau:
– 10 giáo phận của Giáo tỉnh TP.HCM: Sài Gòn, Đà Lạt, Phú Cường, Phan Thiết, Xuân Lộc, Bà Rịa, Long Xuyên, Vĩnh Long, Cần Thơ, Mỹ Tho từ 7g00 sáng thứ Ba, 13-12-2011, đến 17g00 chiều thứ Tư 14-12-2011, tại Văn phòng Trung ương UBCLHB, 6bis Tôn Đức Thắng, P. Bến Nghé, Q.1, TP.HCM. Chúng con đã hoàn tất khoá đào tạo này.
– 10 giáo phận của Giáo tỉnh Hà Nội: Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Hoá, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Thái Bình, Vinh, Thanh Hoá, Bùi Chu, Phát Diệm, từ 7g00 sáng thứ Hai 13-2-2012, đến 17g00 chiều thứ Tư 14-2-2012, tại Toà Giám mục Thanh Hoá, 50 Nguyễn Trường Tộ, Phường Trường Thi, Tp. Thanh Hoá, Đt. 037 385 3138.
– 6 giáo phận của Giáo tỉnh Huế: Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Kontum, Ban Mê Thuột, từ 7g00 sáng thứ Năm, 16-2-2012, đến 17g00 chiều thứ Sáu 17-2-2012, tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Huế, 6 Nguyễn Trường Tộ, Huế, Đt. 054 383 3656.
3. Ban Tổ chức:
– Đức cha Chủ tịch Phao lô Nguyễn Thái Hợp lo điều hành chung.
– Cha Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Tổng Thư k‎ý, lo việc đào tạo, nội dung giảng dạy, giảng viên, tài liệu học tập.
– Cha Giuse Maria Lê Quốc Thăng, gây quỹ, tài chính, vận chuyển, ăn ở, phụng tự.
– Ông Vương Đình Chữ, phụ tá TTK, lo việc đăng k‎ý ghi danh tham dự, thẻ tham dự, MC.
4. Đối tượng tham dự:
Khoá dành cho các linh mục, tu sĩ nam nữ, các đại diện đoàn thể Công giáo Tiến hành của giáo phận và các tình nguyện viên làm việc trong Ban Công l‎ý và Hoà bình của giáo phận. Mỗi giáo phận có thể gửi từ 6 đến tối đa là 10 người.
5. Thuyết trình viên:
Đức cha Chủ tịch Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Cha Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Cha Giuse Maria Lê Quốc Thăng, Cha Ernest Nguyễn Văn Hưởng, Nữ tu Maria Trần Thị Thanh Lương, Nữ tu Maria Nguyễn Thị Hồng Loan, Luật sư Nguyễn Văn Phương, Ông Tạ Đình Vui.
6. Điều kiện tham dự:
– Tham dự viên đăng k‎ý trước với Ban Tổ chức theo nhóm chung của giáo phận. Đăng k‎ý với ông Vương Đình Chữ  ở số Đt 0903110140.
– Tham dự viên ăn ở và sinh hoạt chung. Ban Tổ chức hỗ trợ chi phí ăn ở và đào tạo.
– Tham dự viên hay mỗi giáo phận tự lo chi phí vận chuyển.
– Tham dự viên ở xa có thể đến trước 1 ngày và về sau 1 ngày sau khi bế mạc khoá học.
7. Chương trình dự kiến gồm các đề tài sau đây:
 
 
 
 
 

 


Chương trình chi tiết
Ngày thứ I
7g00-7g30:      Tiếp đón các tham dự viên, ghi danh, phát tài liệu.
7g30-8g00:      – Nghi thức khai mạc, Lời kinh khai mạc (Cha Thăng),
– Lời khai mạc của ĐC chủ tịch UB,
– Lời phát biểu của Đức cha Giuse, Giám mục giáo phận,
– Ban tổ chức loan báo chương trình làm việc.
 8g00-9g15: – Giới thiệu Hội đồng Giáo hoàng Công l‎ý và Hoà bình: nguồn gốc, mục tiêu, nhiệm vụ, cơ cấu, hoạt động, tổ chức (ĐC Chủ tịch gợi ý 20 phút)Giới thiệu công l‎ý và hoà bình theo Giáo huấn Xã hội Công giáo (GHXHCG) (chương 2 cuốn Tóm lược HTXGGHCG) (Gm. Phaolô Nguyễn Thái Hợp).
9g15-9g30:      Giải lao
9g30-10g30:      Trình bày khái quát về cuốn TLHTXHGHCG (chương 1 cuốn TLHTXHGHCG) (Lm. Giuse Maria Lê Quốc Thăng).
10g30-11g00:Tổng kết hoạt động của Uỷ ban Công lý và Hoà bình trong năm 2011(Cha Sơn).
11g15-12g00: Cơm trưa
12g00-13g00: Nghỉ trưa
13g00-13g15: Sinh hoạt đầu giờ
13g15-14g15  Nguyên tắc Nhân vị (chương 3) (Lm. Ernest Nguyễn Văn Hưởng).
14g15-14g30: Giải lao
14g30-15g30: Ba nguyên tắc: Công ích- Bổ trợ- Liên đới theo Giáo huấn Xã hội Công giáo (chương 4) (Nt. Maria Trần Thị Thanh Lương).
15g30-15g45: Nghỉ 15 phút.
15g45-16g45: Gia đình là chủ thể tích cực tham gia đời sống xã hội (chương 5) (ông Tạ Đình Vui).
16g45-18g30: Nghỉ ngơi
18g30-19g15: Cơm tối
19g45-20g15: Chầu Thánh Thể
21g:                Nghỉ đêm
 
Ngày thứ II
5g00:            Thức dậy
5g30­-6g30:      Thánh lễ đồng tế,
6g30-7g00:      Điểm tâm
7g45-8g00:      Khởi động, sinh hoạt đầu ngày
8g00-9g00:      Sự dấn thân của các tín hữu giáo dân theo GHXHCG (chương 12) (Lm. Giuse Maria Lê Quốc Thăng)
9g00-9g15:      Giải lao
9g15-10g15: GHXHCG với nền kinh tế thị trường (Gm Phaolô Nguyễn Thái Hợp).
10g15-10g20: Nghỉ 5 phút.
10g20-11g15: GHXHCG và nền văn minh tình yêu (Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn)
11g15-12g00: Cơm trưa
12g00-13g00: Nghỉ trưa
13g00-13g15: Sinh hoạt đầu giờ
13g15-14g15: Thảo luận về Quy chế của UB.
14g15-14g30: Giải lao
14g30-15g15: Thảo luận về chương trình hành động năm 2012 của Uỷ ban.
15g15-15g45: Giải lao (ĐC Chủ tịch gặp riêng các cha Trưởng ban CLHB giáo phận).
15g45-16g30: Tổng kết khoá học.
          Lời phát biểu bế mạc của ĐC Chủ tịch UB.
          Lời phát biểu của ĐC Giuse, GM giáo phận.
          Nghi thức bế mạc. Ra về.
 
 
Chúng con rất mong Qu‎ý Giáo phận giúp đỡ UB chúng con trong việc thực hiện chương trình này.
Kính chúc Đức Hồng y, Qu‎ý Đức Tổng giám mục, Quý Đức cha, Qu‎ý cha và anh chị em luôn an mạnh và dồi dào ơn Chúa. Xin cũng cầu nguyện cho chúng con luôn can đảm xây dựng nền công l‎ý và hoà bình vĩnh cửu của Thiên Chúa trong hoàn cảnh khó khăn, phức tạp và rất nhạy cảm hiện nay.
Kính thư,
Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
Tổng Thư ký
–o0o–
 
 
Lời mở đầu
Khoá học hỏi về Giáo huấn Xã hội Công giáo
 
Kính thưa Quý Đức Cha, Qu‎ý cha, Qu‎ý Trưởng Ban và Qu‎ý vị,
1. Sứ mạng
Hôm nay chúng ta khai mạc khoá Học hỏi về “Giáo huấn Xã hội Công giáo”, con nhớ đến lời Tin Mừng của Chúa Nhật VI Thường Niên vừa qua: “Khi người mắc bệnh phong đến gặp Đức Giêsu và van xin rằng: ‘Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch’. Đức Giêsu chạnh lòng thương, giơ tay đụng vào anh và bảo: ‘Tôi muốn, anh hãy được sạch!’. Lập tức bệnh phong biến khỏi anh và anh được sạch” (Mc 1,40-41). Mỗi thành viên, tình nguyện viên của Uỷ ban Công l‎ý và Hoà bình chúng ta được mời gọi để chạnh lòng thương đối với những con người đang sống quanh ta và hành động như Chúa Giêsu để mang lại công lý và hoà bình cho con người, làm cho xã hội sạch sẽ hơn và con người tốt đẹp hơn.
Tất cả chúng ta đều hiểu rằng: con người chính là con đường của Thiên Chúa, vì Ngôi Lời Thiên Chúa là Đức Giêsu Kitô đã làm người và cư ngụ giữa chúng ta (x. Ga 1,14). Hơn nữa, con người còn là con đường của Giáo Hội (x. ĐTC Gioan Phaolô II, Thông điệp Đấng Cứu Độ Con Người, Redemptor Hominis, số 14; Tóm lược Học thuyết Xã hội Công giáo, số 62). Nhưng “con đường” đó thật sự là gì, tình trạng hiện nay ra sao, và cần phải sửa chữa như thế nào theo giáo huấn xã hội Công giáo? Đó là những vấn đề mà chúng ta sẽ giúp nhau tìm hiểu trong khoá học hỏi về giáo huấn xã hội này.
2. Tình trạng con đường
Để giúp anh chị em có một tầm nhìn rộng lớn hơn về tình trạng “con đường” Việt Nam hiện nay, xin cho phép con được chia sẻ một vài số liệu cụ thể. Hy vọng chúng ta có thể nhờ đó hiểu thêm về tình trạng xã hội và định hướng cho hoạt động của Uỷ ban chúng ta trong năm mới:
Nước Việt Nam chúng ta hiện nay có 89 triệu dân. Tình trạng kinh tế đang đi xuống theo tình trạng chung của nền kinh tế toàn cầu, khiến cho tâm l‎ý con người càng ngày càng bất an, càng ưu tư để kiếm sao cho đủ cơm áo gạo tiền. Trong số 22 triệu hộ dân, có tới 3 triệu hộ số trong mức nghèo khổ cùng cực và 1,6 triệu hộ ở mức cận nghèo; nghĩa là gần 15 triệu người Việt Nam sống dưới mức nghèo khổ, không kiếm đủ 1 USD/ ngày (khoảng 21 ngàn đồng Việt Nam) (x. Báo Tuổi Trẻ, 24/12/2011). Đi đâu chúng ta cũng bắt gặp những bàn tay chìa ra những tờ vé số xin người ta mua giúp. Là người nghèo họ rất dễ bị coi thường, bị áp bức bởi những người có tiền, bị đối xử bất công do chính những người có thế lực trong xã hội. Trong báo cáo của Văn phòng Quốc hội gửi văn phòng Thủ tướng Chính phủ, năm 2009, cả nước có tới hơn 500 ngàn đơn khiếu nại mà người ta ước tính: ít nhất có 10% những đơn này là của những người bị oan ức (x. Báo Tuổi Trẻ, Thứ Năm 22/10/2009; Nguyễn Ngọc Sơn, Tiếng trống kêu oan, Web: conglyvahoabinh.org, 20/05/2011).
 Gần 10 triệu người Việt Nam (10,6% dân số) mắc bệnh tâm thần từ nhẹ đến nặng, trong đó có 1% cần phải chữa trị tích cực. Nếu nhìn gần hơn chút nữa “con đường” Việt Nam, chúng ta còn thấy khoảng 6 triệu người khuyết tật thuộc 13 dạng tật khác nhau, gần 300 ngàn người nhiễm HIV/AIDS, 200 ngàn người nghiện ma tu‎ý, gần 10 triệu người nghiện rượu bia thuốc lá trong số 24 triệu người uống rượu hay và 33 triệu người hút thuốc.
Trong số 24 triệu người truy cập internet, mỗi ngày có gần 10 triệu người chơi trò chơi trực tuyến, bỏ cả học hành làm việc. Từ tháng 7 năm 2007 đến nay, Việt Nam đứng đầu thế giới về số lượng người truy cập phim sex, mỗi ngày có hơn 5 triệu người xem những phim ảnh đồi truỵ, tâm thần trong sáng bị huỷ hoại, từ đó dẫn đến bao nhiêu hậu quả tai hại trong xã hội: những quán bia ôm, massage, karaoke, cà phê trá hình mọc lên khắp nơi. Việt Nam có khoảng 2 triệu ca phá thai hằng năm, 30% những phụ nữ bỏ con đó bị trầm cảm, rối loạn tâm thần rất cần được chữa trị để tìm lại bình an cho tâm hồn. Nếu chỉ tính trong 10 năm, chúng ta có khoảng 6 triệu phụ nữ bất an như vậy, chưa kể 6,62% phụ nữ bị trầm cảm sau khi sinh con và những người rối loạn tâm thần vì tình trạng gia đình tan vỡ do ly dị, ly thân.
Qua các phương tiện truyền thông hằng ngày, chúng ta thấy nhan nhản những hiện tượng nói lên con người Việt Nam đang chạy theo đời sống hưởng thụ ích kỷ, nền văn hoá thực dụng và nền giáo dục trọng bằng cấp bên ngoài, khiến cho nhiều người bị tha hoá, nhiều người buôn gian bán dối với những hàng độc hại nguy hiểm, không nghĩ đến sự bất công mình gây ra cho người khác. Nhiều người nông dân bán những nông sản còn đầy thuốc trừ sâu và phân bón độc hại chỉ để kiếm lợi, bất chấp đến nguy hiểm cho mạng sống con người. Nhiều công ty nuôi trồng thuỷ sản bán hàng ngàn tấn tôm đầy những chất kháng sinh, hàng ngàn tấn thịt heo siêu nạc đầy những hoá chất tăng trọng nguy hại cho sức khoẻ người mua và bất công với sự sống con người. Trong một cuộc điều tra xã hội mới đây, người ta thống kê được rằng: 38% thanh niên và 43% người lớn sẵn sàng vi phạm nguyên tắc liêm chính để được nhận vào một trường hoặc công ty tốt (Báo Tuổi Trẻ, ngày 09-08-2011).
Vài nét chấm phá để ta thấy con người Việt Nam đau khổ và tàn tạ như thế nào! Họ giống như người phong cùi trong bài Tin Mừng của Chúa Nhật tuần này đang cần được chữa trị. Chúng ta có nhìn ra được sự thật về con đường của mình hay của người khác đang bị tàn phá, huỷ hoại, cong queo, lồi lõm, xấu xí, ta mới đem hết tài năng, ân phúc Chúa ban để sửa con đường của Người theo đúng con đường mẫu là Đức Giêsu Kitô, vì Người là con đường dẫn đến sự thật tuyệt đối và sự sống vĩnh hằng (x. Ga 14,6).
Uỷ ban Công lý và Hoà bình không phải là một nơi giải oan hay giải quyết những khiếu kiện, cũng không thay thế chính quyền để đưa ra những giải pháp cải tiến xã hội. Nhưng các thành viên và tình nguyện viên của Uỷ ban được mời gọi cộng tác với mọi người để xây dựng và thăng tiến toàn diện con người Việt Nam cho mỗi ngày được ấm no hạnh phúc hơn. Nhất là chúng ta được mời gọi cộng tác với ơn Chúa để xây dựng một nền lý và hoà bình vĩnh cửu dưới ánh sáng của Tin Mừng và Giáo huấn Xã hội Công giáo.  
Cầu chúc Quý Đức cha, Quý cha và tất cả anh chị em trở thành hình ảnh sống động của Đức Kitô cho những con người của thời đại hôm nay.
Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
–o0o–
 
               UỶ BAN CÔNG LÝ VÀ HOÀ BÌNH VIỆT NAM
                                                                        Gm P. Nguyễn Thái Hợp, OP
 
 
            Uỷ ban Công lý và Hoà bình Việt Nam là tổ chức trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN). Trong Đại hội lần thứ XI được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, từ ngày 4-8/10/2010, HĐGMVN đã quyết định thành lập Uỷ ban này để cổ vũ công lý và hoà bình tại Việt Nam theo đường hướng chung của Giáo hội Công giáo toàn cầu.
            UBCLHB Việt Nam có mối tương quan mật thiết với HĐGH-CLHB ở Rôma vì cả hai đều có sứ vụ loan báo Tin Mừng trong lãnh vực xã hội – kinh tế – chính trị theo đường hướng chung của Giáo hội Công giáo toàn cầu.
            Cũng như HĐGH-CLHB, lãnh vực hoạt động chính của UBCLHB là Công bằng xã hội, Hòa bình và Nhân phẩm quyền trong xã hội Việt Nam, theo định hướng của Tin Mừng và giáo huấn xã hội của Giáo hội”.
Chính vì vậy, trong tham luận đầu tiên này, chúng tôi muốn giới thiệu vài nét đại cương về:
* Nguồn gốc, mục đích và đường hướng của HĐGH-CLHB
* Sứ mạng của Giáo huấn xã hội của Giáo hội
 
I-         HỘI ĐỒNG GIÁO HOÀNG VỀ CÔNG LÝ VÀ HÒA BÌNH
1-         Nguồn gốc     
Ngay trong số đầu tiên của Hiến chế “Giáo Hội trong thế giới hôm nay”, Công đồng Vatican II biểu lộ mối liên đới chặt chẽ giữa Giáo Hội với toàn thể gia đình nhân loại: “Nỗi vui mừng và niềm hy vọng, những buồn khổ và âu lo của con người hôm nay, nhất là của những người nghèo và tất cả những người đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, buồn khổ và âu lo của người môn đệ Đức Kitô. Không có gì đích thực nhân loại mà không có âm vang nơi cõi lòng các Kitô hữu” (GS.1).
Để hiện thực hóa tình liên đới đó và để cổ võ cho công lý & hòa bình trong thế giới đương đại, Công đồng ước muốn “thành lập một cơ quan của Giáo hội phổ quát có nhiệm vụ thúc đẩy cộng đồng công giáo cổ võ sự phát triển các vùng nghèo đói và công bằng xã hội giữa các dân tộc”(GS. 90). Để đáp ứng nguyện vọng này, ngày 6 tháng giêng năm 1967, Đức Giáo chủ Phaolô VI đã thành lập Ủy ban Công lý và Hòa bình.
            Hai tháng sau, Ngài ban hành thông điệp “Phát triển các dân tộc” và quả quyết rằng “Phát triển là tên gọi mới của Hòa bình”. Thông điệp trực diện với hai nguyên tố nền tảng công lý – hòa bình: một công lý trên bình diện quốc tế đảm bảo cho một nền hòa bình quốc tế. Thông điệp nhấn mạnh đến tầm quan trọng và trách vụ của Ủy Ban Công lý và Hòa bình, bởi vì nguyên danh xưng của Hội đồng đã là một một sứ vụ và một chương trình hành động. Kể từ đó, thông điệp Phát triển các dân tộc và hiến chế “Vui mừng và Hy vọng” trở thành điểm xuất phát và điểm qui chiếu của cơ quan mới này.
            Sau 10 năm thử nghiệm, ngày 10-12-1976, Đức Phaolô VI đã trao cho Ủy ban một quy chế chính thức. Hơn 10 năm sau, ngày 28-6-1988, Đức Phaolô VI biến đổi Ủy ban thành Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hoà bình, nhưng vẫn duy trì những định hướng tổng quát của nó.
2-         Mục đích và sứ vụ
            Hiến chế “Pastor Bonus” trình bày mục đích và sứ vụ tổng quát của Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hòa bình như sau: “Hội đồng nỗ lực cổ võ trong thế giới công lý và hòa bình theo Tin Mừng và Giáo huấn xã hội của Giáo hội” (điều 142).    
·         Hội đồng đào sâu giáo huấn xã hội của Giáo hội làm cho nó được phổ biến rộng rãi và thi hành do các cá nhân cũng như các cộng đồng, đặc biệt trong những gì liên hệ đến tương quan giữa thợ thuyền và chủ nhân, mối tương quan này phải được thấm nhuần hơn nữa tinh thần Phúc Âm.
·         Hội đồng thu thập và lượng giá các thông tin và thành quả của cuộc điều tra về công lý và hòa bình, tiến triển của các dân tộc và những vi phạm về nhân quyền, đồng thời báo cáo các đúc kết lên Hội nghị các giám mục. HĐ cổ võ mối tương quan với các tổ chức quốc tế công giáo và các tổ chức hiện hữu khác, ngay cả đối với những tổ chức mặc dù ở bên ngoài Giáo hội công giáo, nhưng đang dấn thân thiết lập các giá trị công lý và hòa bình trong thế giới.
·         Hội đồng cố gắng làm cho dân chúng nhạy cảm đối với việc cổ võ hòa bình, nhất là nhân dịp Ngày Hòa bình thế giới. Hội đồng duy trì tương quan đặc biệt với Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, cách riêng khi phải trình bày công khai những vấn đề liên quan đến công lý và hòa bình qua các tài liệu hay các tuyên bố ( đ. 144).
3-         Cơ cấu
            Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hòa bình có một Chủ tịch, một Thư ký và một Phụ tá Thư ký, tất cả do Đức Thánh Cha bổ nhiệm với nhiệm kỳ 5 năm. Các giáo dân, tu sĩ và giáo sĩ thuộc nhiều quốc gia khác nhau tạo thành một Ban Thường trực để thi hành các chương trình của Hội đồng.
            Hội đồng gồm khoảng 40 Thành viên và Cố vấn được chính Đức Thánh Cha bổ nhiệm với nhiệm kỳ 5 năm. Các vị tham dự Đại Hội đồng và góp phần soạn thảo định hướng tổng quát cho hoạt động của Hội đồng. Đại Hội đồng là cao điểm trong sinh hoạt của Hội đồng và có mục đích đọc các “dấu chỉ thời đại”.
            Các Cố vấn, mà một số là chuyên viên về Giáo huấn xã hội của Giáo hội, có thể được triệu tập thành những nhóm nghiên cứu về những đề tài nhất định.
4-         Lãnh vực hoạt động  
            Trách vụ hàng đầu của Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hòa bình là nghiên cứu để hành động, bắt đầu từ giáo huấn của các Đức Thánh Cha và các Giám mục, nhằm góp phần vào việc phát triển giáo huấn xã hội của Giáo hội. Lãnh vực hoạt động của Hội đồng là:
            CÔNG BẰNG:  Hội đồng quan tâm đến các lãnh vực như công bằng xã hội, thế giới lao động, tương quan quốc tế, vấn đề phát triển và đặc biệt phát triển xã hội.         Hội đồng khích lệ suy tư đạo đức về sự biến đổi của các hệ thống kinh tế và tài chánh, đồng thời phân tích những vấn đề liên quan đến môi sinh và việc sử dụng có trách nhiệm tài nguyên thiên nhiên.
            HÒA BÌNH: Hội đồng có nhiệm vụ nghiên cứu nhiều vấn đề liên quan đến chiến tranh, giảm trừ vũ khí, buôn bán vũ khí, an ninh quốc tế và bạo động dưới nhiều hình thức rất khác biệt và đổi thay như khủng bố, ái quốc cực đoan, v.v. Hội đồng tìm hiểu các cơ cấu chính trị và hành động dấn thân của người Công giáo trong lãnh vực chính trị. Hội đồng cũng có trách nhiệm cổ động Ngày Hòa bình Thế giới.
            NHÂN QUYỀN: Vấn đề nhân quyền ngày càng giữ vai trò quan trọng trong sứ vụ của Giáo hội và do đó trong hoạt động của Hội đồng. Đức Giáo Chủ Gioan Phaolô II không ngừng nhấn mạnh rằng phẩm giá con người là nền tảng của việc thăng tiến và bảo vệ những quyền lợi bất khả chuyển nhượng này. Hội đồng hoạt động theo ba định hướng chính: đào sâu đạo lý; học hỏi những đề tài đang tranh luận trong các tổ chức quốc tế; quan tâm đến các nạn nhân của những vụ vi phạm nhân quyền.
5-         Một mạng lưới liên lạc rộng lớn
            Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hòa bình cộng tác với tất cả những ai, trong Giáo Hội, đang theo đuổi cùng những mục đích tương tự.
            Là cơ quan của Tòa Thánh, Hội đồng GHCLHB trước tiên phục vụ Đức Thánh Cha và cộng tác với các văn phòng khác của Tòa Thánh Roma.
            Là cơ quan của Giáo hội toàn cầu, Hội đồng cũng phục vụ các Giáo hội địa phương. Trước hết, Hội đồng liên hệ thường xuyên với các Hội đồng Giám mục và các tổ chức miền. Ngang qua các Hội đồng Giám mục hoặc với sự ưng thuận của các Hội đồng này, Hội đồng GHCLHB nối kết với nhiều tổ chức được thiết lập trên bình diện quốc gia để đánh động trách nhiệm của các tín hữu trong lãnh vực công lý và hòa bình: Các Ủy ban quốc gia về Công lý và Hòa bình hoặc các Ủy ban mục vụ xã hội, các phong trào để bảo vệ nhân quyền hay để cổ võ hòa bình hoặc phát triển, v.v.
            Hội đồng GHCLHB có tương quan với tất cả các tổ chức quốc tế của Giáo hội và các phong trào (các hội dòng, các tổ chức công giáo quốc tế), trong sự hiệp thông với hàng giáo phẩm, giúp đỡ các tín hữu làm chứng cho niềm tin của mình, ngay cả trong lãnh vực xã hội.
            Hội đồng GHCLHB quan tâm đến thế giới Đại học và giới trí thức. Hội đồng tham khảo các giáo sư Giáo huấn xã hội của Giáo hội, đặc biệt các giáo sư thuộc các Đại học Giáo hoàng tại Roma. Hội đồng có tương quan hữu cơ với Hàn lâm viện xã hội của Tòa Thánh.
Hội đồng duy trì nhiều tương quan phong phú với các Giáo hội và các tôn giáo khác, bởi vì Hội đồng có sứ vụ làm việc trong bối cảnh Đại kết và đối thoại Liên Tôn. Hội đồng cộng tác trực tiếp với Hội đồng Đại kết của các Giáo hội.
Cuối cùng, Hội đồng cũng có tương quan với các tổ chức thế tục chuyên trách về lãnh vực công lý, hòa bình và bảo vệ nhân phẩm. Theo dòng thời gian, các tương quan với các Cơ quan quốc tế được phát triển mạnh. Thể theo ý muốn của Tòa Thánh đối với Tổ chức Liên Hiệp Quốc, Hội đồng, với sự hỗ trợ của Phủ Quốc Vụ Khanh, thường xuyên giao tiếp với Liên Hiệp Quốc và các bộ phận chuyên nghành, đặc biệt vào thời điểm các Đại Hội nghị Quốc tế về các vấn đề phát triển, dân số, môi trường, thương mại quốc tế, nhân quyền.
Hội đồng có cùng mối quan tâm với các Tổ chức vùng như Hội đồng châu Âu. Hội đồng hân hoan trao đổi với các Tổ chức Phi Chính phủ có những dấn thân tương tự trong lãnh vực hòa bình và nhân quyền.
II-                    GIÁO HUẤN XÃ HỘI CÔNG GIÁO
            Cùng với Tin Mừng, Giáo huấn Xã hội Công giáo vừa là định hướng vừa là tiêu chuẩn hoạt động của Ủy ban Công lý & Hòa bình. Do đó, trình bày sơ lược về Giáo huấn Xã hội của Giáo hội trở thành điều kiện tiên quyết.
1         Khái niệm về GHXH-CG
Giáo huấn Xã hội của Giáo hội (GHXH-CG) giới thiệu quan điểm của Công giáo về con người, về gia đình, các nền văn hóa, cuộc sống xã hội, cơ cấu chính trị, hệ thống kinh tế, vấn đề phát triển, tình liên đới giữa các tầng lớp xã hội cũng như giữa các quốc gia… Nhiều bản văn của hàng Giáo phẩm cho thấy giáo huấn này không thuộc lãnh vực ý thức hệ, mà là một thành phần của thần học, đặc biệt thần học luân lý áp dụng vào lãnh vực xã hội. Vì thế, chúng ta không thể phân tích và lượng giá nó chỉ dựa trên những tiêu chuẩn thuần túy chính trị, xã hội hay kinh tế, mà phải coi nó như một cách thế loan báo Tin Mừng của Giáo hội Công giáo ở thời hiện đại.
GHXH-CG có một tiến trình phát triển qua nhiều kinh nghiệm sống và nhiều nỗ lực suy tư chậm rãi và cẩn trọng, nhưng triển nở liên tục, phù hợp với môi trường xã hội. Hội đồng Tòa Thánh Công lý & Hòa bình diễn tả quá trình hình thành lâu dài, phức tạp và phong phú này như sau: “Ngay từ ban đầu, Giáo huấn Xã hội của Giáo hội không được dự tính như một hệ thống hữu cơ, mà được hình thành theo dòng thời gian, qua nhiều lần can thiệp của Huấn quyền về vấn đề xã hội. Quá trình hình thành này giúp chúng hiểu rằng có thể đã có một vài thay đổi liên quan tới bản chất, phương pháp và cơ cấu nhận thức của Giáo huấn xã hội”[1].
Nhìn trong tổng thể, GHXH-CG kết hợp đồng thời truyền thống với đương đại, tính nhất quán với tính năng động, thường tồn với yếu tố lịch sử. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, GHXH-CG có những đặc điểm và nhịp độ phát triển riêng, phù hợp với điều kiện xã hội và kinh nghiệm dấn thân của các thế hệ Kitô hữu giữa lòng các xã hội rất khác biệt.
Tiếp nối truyền thống sinh động của Giáo hội, đức Giáo chủ Biển Đức XVI tái xác quyết trong thông điệp “Tình yêu trong sự thật” như sau: “Giáo huấn xã hội của Giáo hội luôn soi sáng các vấn đề mới mẻ, bằng một ánh sáng bất biến (…). GHXH-CG xây dựng trên nền tảng được các Tông đồ chuyển đạt cho các Giáo phụ, rồi được các Đại Tiến sỹ Kytô giáo đón nhận và đào sâu (…). Giáo huấn này trình bày vai trò ngôn sứ của các đức Giáo chủ trong việc hướng dẫn Giáo hội của Đức Kitô và biện phân những yêu sách mới trong công tác loan báo Tin Mừng”[2].
Tuy nhiên, đứng trên phương diện lịch sử, các chuyên gia về tư tưởng xã hội Công giáo vẫn coi thông điệp “Tân sự” (Rerum novarum),công bố ngày 15-5-1891, là một văn kiện lịch sử, đánh dấu biến cố khai sinh của GHXH-CG. Đây là một khúc quanh quan trọng trong tư tưởng xã hội của Kitô giáo. Thật vậy, lần đầu tiên trong lịch sử Kitô giáo, một văn kiện chính thức của Huấn quyền trình bày quan niệm tổng quát của Giáo hội về vấn đề xã hội và đề nghị những nguyên tắc căn bản để hướng dẫn cuộc sống, cũng như để tìm những giải pháp thích hợp cho các vấn đề xã hội nóng bỏng của thời đại.
Kể từ đó GHXH-CG trở thành một “toàn thể nguyên lý để suy tư, những tiêu chuẩn để phán đoán và những định hướng hành động cho các Kitô hữu” (Đức Gioan XXIII).
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, một số người tố cáo GHXH-CG là một ý thức hệ và xem nó như một thứ con đường thứ ba. Thông điệp “Quan tâm đến vấn đề xã hội” nêu rõ tính chất thần học – mục vụ của GHXH-CG và yêu cầu không được đồng hóa nó với tất cả những gì không thuộc bản chất của nó: “GHXH-CG không phải là con đường thứ ba giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa tập thể Mác- xít, cũng không phải là một giải pháp thay thế cho những giải pháp khác ít triệt để hơn, mà thuộc về một thể loại riêng. Nó cũng không phải là một ý thức hệ, nhưng là một hình thức diễn tả chính xác những kết quả suy tư nghiêm túc về các thực tại phức tạp của cuộc sống con người, trong xã hội và trong bối cảnh quốc tế, dưới ánh sáng đức tin và truyền thống của Giáo hội. Mục đích chính của nó là phân tích những thực tại đó xem chúng phù hợp hay dị biệt với giáo huấn của Tin Mừng về con người và thiên chức làm người, vừa mang chiều kích trần thế vừa có tính siêu việt, để hướng dẫn hành vi của các Kitô hữu”[3].
Trong thông điệp « Bác ái trong chân lý », một thông điệp được ban hành vào lúc thế giới đang trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng, đức Giáo chủ Bênêdictô XVI đã trình bày những suy tư thần học sâu xa về tương quan giữa kinh tế với đạo đức, bác ái với chân lý trong giai đoạn toàn cầu hóa. Ngài tái xác nhận rằng Giáo hội « không có các giải pháp kỹ thuật để cống hiến cho nhân loại và cũng chẳng chủ trương can thiệp vào chính trị của các Quốc gia. Nhưng Giáo hội phải thi hành sứ vụ phục vụ sự thật trong mọi hoàn cảnh không gian và thời gian để kiến tạo một xã hội theo chiều kích nhân bản, phù hợp với phẩm giá và ơn gọi của con người »[4].
Chính vì vậy, GHXH-CG là « Caritas in veritate in re socialis : loan báo chân lý tình yêu của Đức Kitô trong xã hội. Giáo huấn này là một hành động phục vụ của đức ái, nhưng trong chân lý. Chính chân lý bảo vệ và diễn tả sức mạnh giải phóng của tình yêu trong những biến cố luôn luôn mới mẻ của lịch sử (…). Thiếu vắng chân lý, thiếu vắng lòng tin và thiếu vắng tình yêu đối với sự thật, thì chẳng còn lương tâm cũng như trách nhiệm xã hội và hoạt động xã hội trở thành miếng mồi ngon của tư lợi cũng như của logic quyền bính, với hậu qủa làm phân hoại xã hội, nhất là đối với một xã hội đang trong tiến trình toàn cầu hóa và ở vào giai đoạn khó khăn như hiện nay » (số 5).
III-      Nét tiêu biểu
            GHXH-CG vừa bắt nguồn từ Kinh Thánh, vừa tích luỹ suy tư và kinh nghiệm hành động của Giáo hội suốt dọc lịch sử, vừa trung thành với sứ vụ muôn thuở của Kitô giáo, vừa thích nghi và đổi mới không ngừng để trả lời cho những thách đố riêng của mỗi thời đại. Hơn một thế kỷ vừa qua, GHXH-CG đã chứng tỏ cho mọi người thấy rằng ước muốn đọc những dấu chỉ thời đại dưới ánh sáng của Tin Mừng và quyết tâm đối thoại với nhân loại hôm nay là một trong những mục tiêu của Giáo hội trong thời hiện đại
a)- GHXH-CG đặc biệt đề cao phẩm giá con người và yêu cầu không bao giờ được sử dụng con người như phương tiện của bất cứ mục tiêu chính trị hay cơ cấu trần thế nào. Con người luôn luôn phải là mục đích của tất cả các chương trình kinh tế, xã hội, chính trị. Thật thế, “trật tự của sự vật phải lệ thuộc vào trật tự của nhân vị, chứ không ngược lại. Chính Đức Kitô đã đưa ra nguyên tắc này khi Ngài xác quyết: ngày hưu lễ được thiết lập vì con người, chứ không phải con người vì ngày hưu lễ[5]. Cũng chính Đức Kitô đã đặt giới răn căn bản của Kitô giáo nơi tình yêu đối với Thiên Chúa và đồng loại.
Tiếp đến là các nguyên tắc: bổ trợ, công thiện công ích, chiều kích liên đới, vận mệnh phổ quát của tài sản, ưu tiên chọn lựa người nghèo. Đây là những chìa khóa và tiêu chuẩn định hướng của GHXH-CG. Dựa trên các nguyên tắc này chúng ta sẽ đánh giá và phê phán các cơ cấu chính trị, tổ chức xã hội, hệ thống kinh tế, đồng thời hướng dẫn dân chúng trong mục đích kiếm tìm những cách thế hữu hiệu hơn để xây dựng một xã hội phát triển, tiến bộ và nhân bản hơn.
            b)- Một nét tiêu biểu khác của GHXH-CGtính thực tiễn. Nó không mang tính lý thuyết quy ngã, mà là lời mời gọi dấn thân và đưa ra phương pháp giúp các tín hữu trả lời cho nhu cầu hiện thực của mỗi giai đoạn lịch sử. Nó đòi hỏi sự tham dự tích cực của tất cả những ai có trách nhiệm về một lãnh vực nào đó trong cuộc sống xã hội như: nhà cầm quyền, người điều hành xí nghiệp, công nhân viên, chuyên gia kinh tế, xã hội…
“Chủ nghĩa siêu nhiên cực đoan” phủ nhận giá trị tự tại của con người sau tội nguyên tổ. Chống lại chủ nghĩa đó, GHXH-CG xác quyết rằng bất chấp tội nguyên tổ vẫn hiện diện một trật tự của đời sống xã hội, gắn liền với bản tính xã hội của con người theo ý muốn của Thiên Chúa. Việc phát triển chiều kích xã hội nơi con người, tái lập giá trị đạo đức và định hướng cuộc sống theo ánh sángTin Mừng là một trong những mục đích của GHXH-CG. Các Kitô hữu, đặc biệt các giáo dân, phải tích cực dấn thân xây dựng một xã hội tiến bộ, nhân bản và phù hợp với đòi hỏi của Tin Mừng.
c)- Dưới viễn ảnh cứu độ, các điều kiện xã hội có một tầm quan trọng đặc biệt, do sự lệ thuộc của con người vào môi trường sống. Thực vậy, con người “nhiều khi xa lánh điều thiện và bị lôi cuốn theo điều ác, do môi trường xã hội họ đang sinh sống và bị ngụp lặn trong đó ngay từ thuở thiếu thời”[6]. Việc đảo lộn trật tự mà Thiên Chúa đã thiết lập là nguyên nhân của biết bao khổ đau và bất công trong xã hội. Những điều kiện sống tồi tệ, cảnh lầm than khốn khổ và tình trạng khốn cùng tại nhiều nước đang phát triển là một thách đố cho nhân loại hôm nay. Vấn đề nhức nhối này không thể chỉ giải quyết bằng hình thức phê bình xã hội hay thực hành bác ái từ thiện, mà cần cải tổ hay biến đổi chính cơ cấu xã hội theo các nguyên tắc của GHXH-CG .
d)- Giáo huấn Xã hội là “thành phần nguyên vẹn của quan niệm Kitô giáo về cuộc sống” bởi vì nó tiếp nối và đào sâu mầu nhiệm nhập thể của Đức Giêsu. Khi mặc lấy thân phận con người, Ngôi Lời của Thiên Chúa đã đi vào lòng đời và xã hội nhân loại. Do đó, nếu Kitô hữu coi thường khả năng định hướng của đức tin đối với cuộc sống công cộng là có nguy cơ phản bội Con-Thiên-Chúa-làm-Người. Các phạm trù đối kháng “Tôn giáo và trần gian”, “Giáo hội và Nhà nước”, “ân sủng và tự nhiên”, “đức tin và lý trí” mang một ý nghĩa đặc biệt trong thần học Kitô giáo, nhưng không có nghĩa là Giáo hội phải triệt để ở ngoài trần gian. Giáo hội không chỉ giới hạn nơi hành động dấn thân đối thoại với thế giới từ vị thế bên lề xã hội, mà còn hiện diện trong lòng xã hội như “men trong bột” (Mt 13,33), “muối cho đời” (Mt 5,13) và “ánh sáng cho trần gian” (Mt 5,14).
GHXH-CG không thuần túy phân tích các sự kiện và phê phán các hiện tượng tiêu cực nơi cơ cấu xã hội mà thôi. Vượt lên trên hành động phân tích và giải thích các sự kiện, GHXH-CG còn muốn “công bố một tương lai mới mang đầy ý nghĩa[7]. Đây là một chân trời mới vừa mở rộng tầm nhìn, vừa mời gọi con người không ngừng ước mơ và không ngừng vươn tới một thế giới tốt đẹp hơn. Để đạt tới mục tiêu này mọi người phải nỗ lực không ngừng, nhưng không thể chỉ dựa trên khả năng nhân loại, mà còn trông chờ nơi tác động của Thánh Linh, theo kiểu nói của giám mục Oscar Romero: “Chúng ta là những ngôn sứ của một tương lai không chỉ thuộc về chúng ta mà thôi”.
e)- Theo GHXH-CG, chúng ta có trách nhiệm về thế giới. Đức Giáo chủ Biển Đức viết: «Đối với các tín hữu, thế giới không phải là kết quả của tình cờ hay của tất định, mà là do kế hoạch của Thiên Chúa. Do đó, trách nhiệm của các tín hữu là phải nối kết cố gắng của mình với cố gắng của tất cả những người thành tâm thiện chí, thuộc các tôn giáo khác hay không có tín ngưỡng, để thế giới của chúng ta thực sự phù hợp với kế hoạch của Thiên Chúa: sống như một gia đình dưới ánh mắt của Đấng Tạo Hóa »[8].
Chính trong viện tượng đó, Công đồng Vatican II rất có lý khi tuyên bố : « Nỗi vui mừng và niềm hy vọng, những buồn khổ và âu lo của con người hôm nay, đặc biệt là của người nghèo và những ai sầu khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, buồn khổ và âu lo của các môn đệ Đức Kytô. Không có gì đích thực nhân loại mà lại không có tiếng vang trong cõi lòng người môn đệ Đức Kitô » (GS 1)
IV-      Vấn đề phương pháp .
          Được khai sinh vào giai đoạn tiền hiện đại và tại vùng đất tương đối chậm tiến của châu Âu, GHXH-CG đã gặp khá nhiều khó khăn trong việc hiểu và giải thích hiện tượng xã hội – kinh tế ở thời hiện đại và hậu hiện đại. Vấn đề canh tân phương pháp là một yêu cầu khẩn thiết để có thể phân tích và phê phán thực tại trần thế, cũng như các trào lưu kinh tế – xã hội. Trong tiến trình phát triển của GHXH-CG, chúng ta có thể chia làm ba giai đoạn chính, dựa theo phương pháp đã được sử dụng.
1-      Phương pháp diễn dịch
Trong các văn kiện của 60 năm đầu tiên, phương pháp diễn dịch đóng vai trò chủ đạo. Khởi đi từ những nguyên tắc của luật tự nhiên hay những ý niệm về một xã hội lý tưởng nào đó, người ta đưa ra các áp dụng đồng đều vào những hoàn cảnh cụ thể, rất khác biệt và rất đa dạng, cho mọi thời và mọi nơi.
Giới hạn tất nhiên của nó đã quá rõ ràng: Người ta đi từ một cái nhìn lý thuyết, trừu tượng, phiến diện và giản lược về thực tại xã hội để đưa ra những kết luận nhiều khi cũng rất không tưởng. Tiến trình diễn dịch này giả thiết rằng người ta có thể xây dựng một xã hội tốt theo kiểu mẫu đẹp được rút ra từ các nguyên tắc và định hướng của GHXH-CG. Theo phương pháp diễn dịch này, một số người còn nghĩ rằng có thể xây dựng, ở mọi thời và mọi nơi, một cách đồng nhất, mô hình xã hội an hòa, công bằng và liên đới, thích hợp với trật tự ước muốn của Đấng Tạo Hóa.
Trên thực tế, phương pháp diễn dịch đã sử dụng phạm trù xã hội và văn hóa của một hoàn cảnh lịch sử và địa lý nhất định, rồi phóng chiếu sang những thực tại xã hội và văn hóa khác. Phương pháp này ít để ý đến nguồn gốc lịch sử và văn hóa của một số quan niệm, cũng như mô hình, nếp sống của một thời đại và môi trường văn hóa nhất định đã khai sinh ra chúng. Thay vì nghiên cứu và tiếp xúc với thực tại khách quan để sau đó có thể đưa ra những nhận định cụ thể và riêng biệt cho mỗi hoàn cảnh, người ta lại thường khởi đi từ những ý niệm trừu tượng rồi tìm cách áp dụng một cách đồng đều vào những hoàn cảnh phức tạp, đa dạng và luôn đổi thay.
Các văn kiện của Đức Leô XIII, chẳng hạn, thường trình bày khái niệm “Quốc gia Kitô giáo” như một mô hình lý tưởng cho thế giới Công giáo. Đức Piô XI đề nghị biểu dương “Vương quyền xã hội của Đức Kitô” như đặc điểm của dự án tương lai cho một xã hội công bằng và nhân ái hơn. Đức Piô XII nhấn mạnh đến “văn minh Kitô giáo” như tiêu chuẩn cho dự án của một xã hội tân tiến và nhân đạo. Đây là những mô hình tiền hiện đại và, hơn nữa, mang nặng sắc thái phuơng Tây. Chính vì vậy, đôi khi, nó không những trở thành lạc hậu đối với xã hội Tây phương thời hiện đại, mà còn trở thành một “đề nghị hơi phi lý” đối với các nước đang phát triển, thuộc các nền văn hóa khác.
 
2-    Phương pháp quy nạp
Kể từ thông điệp “Mater et Magistra” (Mẹ và Thầy) và Công đồng Vatican II, phương pháp quy nạp được sử dụng để thay thế cho phương pháp diễn dịch. Hai yếu tố mới là: tái khám phá chiều kích lịch sử của các hiện tượng xã hội và đề cao tính ưu việt của niềm tin Kitô giáo. Một mặt, GHXH-CG công nhận rằng mỗi hiện tượng xã hội mang dấu ấn văn hóa và cần phải hiểu trong một bối cảnh lịch sử riêng biệt; mặt khác, đức tin đã mang lại cho chúng ta những chiều kích, ý nghĩa và cái nhìn hoàn toàn mới, có khả năng làm đảo lộn tất cả mọi sự. Chính vì vậy, chúng ta không thể coi đức tin như một cái gì “thêm vào” hay bổ túc cho một công trình xây dựng trên luật tự nhiên.
Phương pháp quy nạp khởi đi từ những điều kiện lịch sử phức tạp, phong phú và cá biệt. Tuy nhiên, lịch sử được nối kết một cách thâm sâu với mạc khải Kitô giáo, bởi vì mạc khải luôn bén rễ trong lịch sử, trong khi đó lịch sử có thể được dẫn đưa tới mức độ viên mãn trong Đức Kitô.
Có ba bước hay ba giai đoạn quan trọng trong việc thực hiện phương pháp quy nạp này:
Xem: Giai đoạn quan sát và tìm hiểu tình trạng xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa, tôn giáo của môi trường khảo sát. Cố gắng nhận diện và đọc các “dấu chỉ thời đại”. Giai đoạn này cần đến sự đóng góp quan trọng của khoa học kỹ thuật và đặc biệt khoa học nhân văn.
Xét: Giai đoạn đánh giá, lượng định và phê phán thực tại xã hội dưới ánh sáng của Tin Mừng. Chính Tin Mừng trở thành tiêu chuẩn cuối cùng của sự phán đoán và đánh giá các thực trạng xã hội. Đức tin có thể đảm nhận vai trò tiêu chuẩn, cho phép chúng ta nhận diện những sai lầm, những thiếu sót và những tà ý trong các kế hoạch, cũng như trong các cơ chế hiện hành, đồng thời đóng vai trò ngôn sứ, sáng tạo những cái mới và thúc đẩy con người hướng tới lý tưởng phát triển toàn diện.
Làm: Các Kitô hữu phải dấn thân hoạt động để thực hiện những nguyên tắc và tiêu chuẩn của GHXH-CG trong môi trường xã hội – chính trị. Các Kitô hữu, đặc biệt các giáo dân, phải thực sự trở nên “muối”, “men” “ánh sáng” trong đời thường, trong nghề nghiệp và trong môi trường xã hội- kinh tế- chính trị.
Ước mơ: Hành động nói trên cũng chưa phải là hành động chung kết, trái lại chỉ là một tổng hợp tạm thời trong tiến trình tìm kiếm không ngừng những giải pháp khác tốt và mới hơn. Đây là một tiến trình liên tục đi tới, thăm thẳm và diệu vợi. Chính vì vậy, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, một số tác giả đề nghị nên thêm yếu tố “ước mơ”. Chính “ước mơ” này sẽ mở đường cho sáng tạo và chắp cánh cho tương lai.
Công đồng Vatican II đã bổ túc và kiện toàn phương pháp này. Lịch sử được nhìn như điểm khởi hành cho mọi giải thích đúng đắn về thực trạng xã hội và cứ điểm thần học qua đó chúng ta có thể nghe được lời mời gọi khẩn thiết của cộng đồng. Có thể coi đây là một ý thức trách nhiệm của các Kitô hữu, một khả năng nhận định tốt về hoạt động xã hội, một phương pháp mở, được cải tiến không ngừng qua tương quan giao thoa giữa ba hay bốn bước nói trên.
Giáo chủ Phaolô VI đào sâu phương pháp này bằng thái độ phê phán nhằm tạo cầu nối hữu hiệu giữa bước chuyển tiếp đánh giá dưới ánh sáng đức tin sang dấn thân thực hiện. Thật vậy, bước chuyển tiếp khó khăn này luôn đòi hỏi thái độ phê phán trung thực về thực tại, việc sử dụng đúng đắn các trung gian kỹ thuật, trình độ chuyên môn cao trong lãnh vực chính trị – xã hội, tinh thần dấn thân cho công bằng xã hội và khả năng sáng tạo.
 
2-      Phương pháp tổng hợp
 
Khó có thể xác định phương pháp mà Đức Gioan Phaolô II đã sử dụng. Xem ra, ngài sử dụng đồng thời phương pháp quy nạp lẫn nhân học Kitô giáo.
Tiếp nối hướng đi của Công đồng Vatican II, Đức Gioan Phaolô II nhấn mạnh đến vai trò của nhân chủng học Kitô giáo. Ngài đề cao vai trò trung tâm của Mầu nhiệm Đức Kitô, Đấng mạc khải Thiên Chúa cho con người và vén mở mầu nhiệm về con người cho chính con người. Giáo huấn xã hội của Giáo hội cần nối kết chặt chẽ thần học về con người và về mỗi một hữu thể nhân loại đối với mầu nhiệm của Đức Kitô.
Theo ngài, “cuộc đối chất giữa đức tin và xã hội sẽ được giải quyết trong mối tương quan biện chứng giữa hình ảnh con người nơi một vài chương trình chính trị, kinh tế và xã hội hôm nay với “hình ảnh con người mới” phát xuất từ viễn ảnh Kitô giáo. Điều đó có nghĩa là để đưa ra một phê phán từ viễn quan Kitô giáo về thế giới lao động, trước tiên phải xem xét thực trạng của lao động từ quan điểm của con người: Đâu là ý nghĩa, nỗi nhọc nhằn, khả năng biến đổi, những giới hạn và hy vọng dưới góc độ nhân chủng học và đâu là những yếu tố đổi mới đến từ niềm tin Kitô giáo, qua trung gian của huấn quyền xã hội của Giáo hội.
Giáo chủ Biển Đức XVI tái xác nhận nguyên tắc truyền thống theo đó Giáo hội không có những giải pháp cụ thể thuộc lãnh vực kinh tế – chính trị để cống hiến cho nhân loại. Tuy nhiên, Giáo hội luôn luôn có “sứ vụ chân lý” phải chu toàn trong mọi không gian và thời gian. “Sự trung thành với con người đòi hỏi trung thành với chân lý, vì chỉ duy chân lý đảm bảo cho tự do và khả năng phát triển con người toàn diện. Vì thế, Giáo hội kiếm tìm chân lý, rao giảng không mệt mỏi và nhận diện nó ở bất cứ nơi nào nó hiện diện. Đối với Giáo hội, sứ vụ chân lý là một sứ vụ không thể khước từ. GHXH-CG là một chiều kích đặc biệt của việc rao giảng này: Đó là phục vụ chân lý giải phóng. Mở rộng cửa cho chân lý, bất cứ nó từ đâu đến, GHXH-CG sẵn sàng đón nhận chân lý, thu gom những mảnh vụn thường bị phân tán vào trong tổng thể và đưa chân lý ấy vào cuộc sống thay đổi không ngừng của xã hội con người và của các dân tộc”.
 
5-        Trước thách đố mới của thời đại
 
Từ ngày khai sinh đến nay, GHXH-CG đã đạt được nhiều tiến triển rõ rệt nhờ phương pháp tiếp cận thực tế không ngừng đổi mới, cách thế suy tư ngày càng chín muồi hơn, cũng như giải pháp đề nghị ngày càng phổ quát và cận nhân tình hơn. Nhưng, nhân loại đã bước vào thiên niên kỷ thứ ba. Cuộc cách mạng thông tin, toàn cầu hóa, nền kinh tế tri thức… đang biến đổi sâu rộng không những cơ cấu chính trị, mô hình kinh tế, tổ chức xã hội, mà ngay chính nếp sống, lối nghĩ và tất cả bộ mặt của thế giới. Nhiều thách đố mới đang đặt ra cho nhân loại nói chung và cho Giáo hội nói riêng.
Trước những biến đổi quá nhanh và quá sâu rộng của thời hiện đại, nhiều cố gắng đổi mới trước đây đã trở thành lạc hậu. Một số sáng kiến trong quá khứ đãcống hiến những đóng góp rất tích cực, hôm nay đã bị thời gian đào thải. Nếu tiếp tục phương pháp, tiêu chuẩn và tâm thức cũ có lẽ GHXH-CG không đạt tới một phân tích khách quan và đầy đủ về xã hội hôm nay, cũng như không thể trả lời cho các vấn đề sôi bỏng của thời đại.
Phải chăng, một lần nữa Giáo huấn này cần tìm ra đường hướng đối thoại mới giữa đức tin và văn hóa? Đây là hai chiều kích căn bản khác biệt nhau, nhưng không trực tiếp đối chọi nhau. Bởi vì, nói cho cùng, Nước Thiên Chúa không đồng hóa với bất cứ nền văn hóa hay cơ cấu chính trị và xã hội nào, tuy nhiên cũng không tuyệt đối ở bên ngoài hay bên trên xã hội trần thế, mà thực sự đang hiện diện ở trong và ở giữa cuộc đời.
Cuối cng có lẽ người ta chưa thấy một tôn giáo nào có một Giáo huấn xã hội phong phú, được hệ thống hóa và không ngừng thích nghi với nhu cầu thời đại như Giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo. Ngay trong lòng Kitô giáo, chúng ta cũng chẳng gặp thấy một giáo huấn tương tự nơi các Giáo hội Kitô khác. Nhưng rất tiếc là trong lịch sử không phải lúc nào người Công giáo cũng trung thành với việc tôn trọng phẩm giá con người, công bằng xã hội, liên đới, bác ái… Hơn nữa, hiện nay một số tác giả đang nêu câu hỏi về tính hiện thực và khả thi của chính Giáo huấn xã hội này: Tại sao ở một số vùng, mặc dù người Công giáo chiếm đa số dân cư, thế mà giáo huấn xã hội của Giáo hội lại không được thực thi hay ít có hiệu quả như vậy?
Để vượt qua sự mâu thuẫn này, Giáo hội luôn yêu cầu các tín hữu cố gắng đưa giáo huấn này vào cuộc sống thường nhật. Giáo chủ Gioan XXIII “chỉ thị giảng dạy Giáo huấn xã hội như một môn bắt buộc trong tất cả các trường Công giáo, và đặc biệt trong các chủng viện”. Ngài cũng ước mong giáo huấn này được đưa vào chương trình giáo lý tại các giáo xứ, các hiệp hội tông đồ, cũng như được phổ biến qua các phương tiện truyền thông đại chúng”. Thượng Hội đồng Giám mục tại châu Á “nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc cống hiến cho các tín hữu – trong tất cả các hoạt động giáo dục, đặc biệt trong các chủng viện và trung tâm đào tạo – một chuẩn bị vững chắc về Giáo huấn xã hội của Giáo hội. Các nhà lãnh đạo Kitô trong Giáo hội và trong xã hội, nhất là các giáo dân đang giữ trách vụ trong đời sống Quốc gia, cần được đào tạo tốt về giáo huấn này để họ có thể gợi hứng và thúc đẩy xã hội dân sự cũng như các cơ cấu của nó bằng chất men của Tin Mừng”.
 
–o0o–
Nguyên tắc thứ nhất của Học Thuyết Xã Hội Công giáo:
Nhân vị và nhân quyền
Lm. Ernest Nguyễn văn Hưởng
1. Nhân vị và nhân phẩm theo cái nhìn chung của nhân loại
Người ta thường hiểu con người là con vật có lý trí. Và câu chuyện trong dân gian Việt nam cũng hiểu như thế (chuyện Con cọp và người nông phu). Khi muốn hạ giá người nào, người Việt Nam chúng ta đưa về con vật : ăn như heo…
Nhân vị Khi nói tới nhân vị chúng ta thường hiểu mỗi cá nhân của xã hội loài người là một nhân vị, là chủ thể của quyền lợi và nghĩa vụ. Nhân vị dành cho con người nên phải hiểu đó là cá nhân có ý thức và tự do. Vì thế mỗi cá nhân phải được đối xử bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, không phân biệt phái tính, chủng tộc, v.v…Nhân vị không biệt lập nhưng hướng về nhân vị khác, thông hiệp với nhân vị khác.
Nhân phẩm
– Nhân phẩm là phẩm giá con người, là giá trị tinh thần của một cá nhân với tính cách là một con người.
(Trích từ bài TÔN TRỌNG NHÂN PHẨM trên mạng)
– Nhân phẩm chính là những giá trị phản ánh và tạo nên phẩm chất của từng cá nhân. Mỗi con người đều có những giá trị nhất định.
– Người có nhân phẩm là người có danh dự và sẽ được cộng đồng xã hội tôn trọng và đánh giá cao. Người tự đánh mất nhân phẩm, danh dự của mình sẽ là người bị cộng đồng coi thường và đánh giá thấp.
– Người biết tôn trọng nhân phẩm là người có lòng tự trọng, biết đấu tranh và có thái độ không đồng tình với những hành vi xâm hại hoặc chà đạp lên nhân phẩm của người khác và của bản thân.
 
2. Con người theo cuốn Tóm lược HTXH
2.1 Con người được Thiên Chúa tạo dựng
Nhân vật chính của toàn bộ đời sống xã hội là chính con người. Con người nên và phải luôn luôn là chủ thể, là nền tảng và là mục tiêu của đời sống xã hội. (số 106) HTXH triển khai nguyên tắc : con người có phẩm giá bất khả xâm phạm. (số 107) Con người có phẩm giá của một ngôi vị, có khả năng biết mình, làm chủ mình và tự nguyện hiệp thông với người khác. (số 108)
Khởi đi từ điều mọi người công nhận, Giáo hội cho biết con người được kêu gọi để có tương quan với Thiên Chúa. “Thực vậy, con người không lầm lẫn khi họ nhận biết mình cao cả hơn vũ trụ vật chất và không coi mình chỉ như một mảnh vụn của thiên nhiên hay như một phần tử vô danh trong xã hội loài người. Bởi vì nhờ có nội giới, con người vượt trên mọi vật. Khi con người quay về với lòng mình tức là họ trở về với nội giới thâm sâu nầy, ở đó Thiên Chúa, Đấng thấu suốt tâm hồn, đang chờ đợi họ, và cũng nơi đó chính con người tự định đoạt về vận mệnh riêng của mình dưới con mắt của Thiên Chúa” (GS 14).
Cũng trong Hiến chế “Vui mừng và Hy vọng” (GS) Giáo hội không trả lời câu hỏi Con người là gì ? Theo kiểu cổ điển: “Con người là một hữu thể có trí khôn, gồm có xác và hồn”, nhưng Giáo Hội hướng về kinh thánh: “Con người đã được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa” (GS 12). “có khả năng nhận biết và yêu mến Đấng Tạo Dựng mình, được Ngài đặt làm chủ mọi tạo vật trên trái đất để cai trị và xử dụng chúng mà ngợi khen Thiên Chúa”.
Cũng khởi đi từ Kinh thánh, Giáo hội khai triển chiều kích xã hội: “Nhưng Thiên Chúa đã không tạo dựng nên con người cô độc: bởi vì từ khởi thủy Ngài đã tạo dựng có nam và có nữ (St 1,2-7). Sự liên kết giữa họ đã tạo nên một thứ cộng đoàn đầu tiên giữa người với người. Thực vậy, tự bản tính thâm sâu của mình, con người là một hữu thể có xã hội tính và nếu không liên lạc với những người khác con người sẽ không thể sống và phát triển tài năng của mình” (GS 12).
Con người có bản tính xã hội vì con người không thõa mãn khi sống với thảo mộc và sự xuất hiện của người nữ làm thỏa mãn nhu cầu đối thoại liên vị. (số 110) Con người liên hệ với những người khác như những người được giao cho sự sống của người khác. (số 112) Vì mang tính xã hội nên con người hưởng dùng của cải với trách nhiệm chứ không được tự do khai thác cách tùy tiện và ích kỷ (số 113).
2.2 Vết thương của tội nguyên tổ
Tội nguyên tổ làm con người mất đi sự thánh thiện và công chính nguyên thủy, (số 115) tạo một vết thương nằm nơi sâu xa nhất của con người. Hậu quả của tội là sự tha hóa (xa rời Thiên Chúa và với chính mình, với người khác và thế giới chung quanh) (số 116). Giáo lý về tội nguyên tổ cho biết tội mang tính phổ quát, có nền tảng rất quan trọng. Giáo lý đó mời gọi đừng ở lại trong tội, đừng xem nhẹ tội, cũng đừng đổ lỗi cho người khác. Tuy nhiên không được tách rời giáo lý về sự phổ quát của tội với ý thức về sự phổ quát của ơn cứu độ (số 120).
 
2.3 Con người được cứu độ
Người kitô hữu nhìn thấy vực sâu của tội nhưng luôn nhìn trong ánh sáng hy vọng do Đức Kitô mang lại (số 121). Nhờ Đức Kitô chúng ta được hiệp thông với Thiên Chúa Ba Ngôi (số 122). Theo Tân ước toàn thể thụ tạo cùng với nhân loại đều chờ đợi Đấng Cứu Chuộc.
2.4 Con người đa dạng
“Học thuyết Xã hội Công giáo tìm cách chỉ ra những khía cạnh khác nhau của mầu nhiệm con người: con người phải được tìm hiểu “trong sự thật toàn vẹn của mình, từ sự hiện hữu của bản thân con người cho đến chiều hướng cộng đồng và xã hội”, với sự quan tâm đặc biệt sao cho giá trị của con người được mọi người sẵn sàng nhìn nhận.” (số 126)
– Tính thống nhất của con người : Thống nhất hồn xác, cả hai bản tính kết hợp thành bản tính con người.
– Con người bước ra khỏi mình để hướng về Đấng Vô biên và và để hướng đến người khác. Con người độc nhất không thể sao chép và không thể xâm phạm. Từ đó đưa tới việc tôn trọng nhân phẩm : không thể lấy con người làm bàn đạp để thực hiện dự án mà trái lại dự án là để phục vụ con người.
– Con người tự do hướng về điều tốt là một trong những dấu hiệu chứng tỏ con người giống Thiên Chúa (số 135)
– Mọi người đều bình đẳng vì được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa và giống Thiên Chúa “Không có Do Thái hay Hy Lạp, không có nô lệ hay tự do, không có nam hay nữ, vì tất cả anh em đều là một trong Đức Kitô Giêsu” (Gl 3,28; x. Rm 10,12; 1 Cr 12,13; Cl 3,11).
– Con người là hữu thể xã hội (xem bên trên)
 
3. Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền
3.1 Giáo hội với bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền
Giáo hội đánh giá cao bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, Giáo hội ghi nhậngiá trị tích cực của bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, được Liên Hiệp Quốc chấp nhận ngày 10-12-1948, và được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II coi như “một cột mốc thực sự trên con đường tiến bộ đạo đức của nhân loại”. Tôn trọng con người là tôn trọng quyền con người (Nhân quyền). Xác định và công bố các quyền của con người là một trong những cố gắng quan trọng nhất nhằm đáp ứng cách hữu hiệu những đòi hỏi tất yếu của phẩm giá con người(số 152).
3.2 Vài nhận xét về bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền
Vài lưu ý về bản Tuyên ngôn :
          Công nhận nhân phẩm của tất cả con người trong đại gia đình nhân loại và những quyền bình đẳng không thể tước đoạt của họ là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình trên thế giới
          Xem thường và chà đạp nhân quyền đã dẫn đến những hành động man rợ
          Nhân Quyền cần phải được bảo vệ bằng luật pháp
          Các quốc gia hội viên đã cam kết hợp tác với Liên Hiệp Quốc, nhằm cổ vũ việc tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do căn bản.
-      Dùng sự truyền đạt và giáo dục, để nỗ lực phát huy sự tôn trọng các quyền tự do này.
 
4. Học Thuyết Xã Hội về quyền con người
4.1 Nguồn gốc quyền con người
Thật ra, nguồn gốc các quyền con người nằm ngay trong chính phẩm giá của mỗi một con người.…(số 153). Những quyền này mang những đặc tính “phổ quát, bất khả xâm phạm, bất khả nhượng”.
Phẩm giá này đã được nhận thức và lĩnh hội trước tiên là nhờ lý trí. Nền tảng tự nhiên của các quyền này càng trở nên vững chắc hơn khi, nhờ ánh sáng siêu nhiên, người ta nhìn nhận rằng phẩm giá của con người đã được Đức Giêsu Kitô đón nhận và cứu chuộc qua sự nhập thể, qua cái chết và sự sống lại của Người.
 
4.2 Bản liệt kê Quyền con người của Giáo hội
Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II lập một danh sách các quyền ấy trong Thông điệp Centesimus Annus: “quyền được sống, một phần không thể thiếu trong quyền ấy là quyền của đứa trẻ được lớn lên trong bụng mẹ ngay từ khi thụ thai; quyền được sống trong một gia đình hợp nhất và trong một môi trường luân lý giúp phát triển nhân cách của đứa trẻ; quyền được phát huy trí thông minh, được tự do tìm kiếm và hiểu biết sự thật; quyền được chia sẻ công ăn việc làm để sử dụng các nguồn lực vật chất của trái đất cách khôn ngoan, và quyền được lấy từ việc lao động những phương thế để trợ giúp bản thân và những người lệ thuộc vào mình;quyền được tự do lập gia đình, quyền có con và dạy dỗ con qua việc thực hiện hành vi tình dục một cách có trách nhiệm. Theo một nghĩa nào đó, nguồn gốc và tổng hợp các quyền này chính là quyền tự do tôn giáo, được hiểu như quyền được sống theo sự thật của đức tin và phù hợp với phẩm giá siêu việt của một con người” (Số 155).
 
4.3 Quyền lợi và nghĩa vụ
Liên kết hết sức chặt chẽ với đề tài quyền lợi là vấn đề nghĩa vụ của con người: “Trong xã hội loài người, quyền của người này là nghĩa vụ cho hết những người khác: cụ thể là nghĩa vụ phải nhìn nhận và tôn trọng quyền ấy”. (số 156)
4.5 Khoảng cách giữa chữ viết và tinh thần
Thực tế rất đáng buồn là các quyền ấy đã bị xâm phạm, với đủ loại chiến tranh và bạo lực, nhất là những cuộc diệt chủng và lưu đày tập thể, việc mở rộng gần như trên toàn thế giới những hình thức chưa từng thấy của sự nô lệ như buôn người, bắt trẻ em làm lính, bóc lột người lao động, buôn bán ma tuý trái phép, mãi dâm.
Có một khoảng cách giữa “chữ viết” và “tinh thần” của nhân quyền, vì người ta chỉ nhìn nhận các quyền này một cách hết sức hình thức. (Số 158) Chính Giáo Hội cũng cảm thấy nhu cầu phải tôn trọng công lý và các quyền con người ngay trong hàng ngũ Giáo Hội (số 159).
 
5. Thay cho lời kết
Giáo hội bận tâm rao giảng tin mừng nên “Đẩy mạnh công lý và hoà bình, đưa ánh sáng và men Tin Mừng thâm nhập mọi lĩnh vực của xã hội con người, đó luôn luôn là mục tiêu Giáo Hội ra sức nhắm tới khi thi hành mệnh lệnh của Chúa”.
Giáo Hội dấn thân trong công tác mục vụ này theo hai hướng: bằng cách công bố những nền tảng Kitô giáo của nhân quyền và bằng cách tố giác những sự vi phạm các quyền này338. Dù sao, “công bố bao giờ cũng quan trọng hơn là tố giác, và không thể tố giác mà quên công bố, vì có như thế việc tố giác mới chắc chắn và có động cơ cao cả”.
 
 
TƯ LIỆU
Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền
 
Nguyên văn Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, đã được Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc thông qua và công bố vào ngày 10 tháng 12 năm 1948.
Xét rằng: Sự thừa nhận nhân cách của tất cả con người trong đại gia đình nhân loại và những quyền bình đẳng không thể tước đoạt của họ là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình trên thế giới.
Xét rằng: Hành vi xem thường và chà đạp nhân quyền đã dẫn đến những hành động man rợ, xúc phạm đến lương tâm nhân loại. Sự kêu gọi thiết lập một thế giới trong đó tất cả mọi người phải được hưởng quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, quyền được giải thoát khỏi sự sợ hãi và nghèo khó, phải được tuyên xưng như là ước vọng cao nhất của con người.
Xét rằng: Nhân Quyền cần phải được triệt để bảo vệ bằng luật pháp, để con người không bị bắt buộc phải sử dụng biện pháp cuối cùng là vùng dậy chống lại độc tài và áp bức.
Xét rằng: Mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia cần được khuyến khích và mở rộng.
Xét rằng: Trong Hiến Chương, các dân tộc của cộng đồng Liên Hiệp Quốc đã lại một lần nữa xác định niềm tin vào những quyền căn bản của con người, vào nhân phẩm và giá trị nhân vị, vào quyền bình đẳng nam nữ và cũng đã quyết định cổ vũ cho các tiến bộ xã hội và cải tiến mức nhân sinh trong bối cảnh ngày càng tự do hơn.
Xét rằng: Các quốc gia hội viên đã cam kết hợp tác với Liên Hiệp Quốc, nhằm cổ vũ việc tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do căn bản.
Xét rằng: Một khuôn mẫu chung về nhân quyền và tự do là điều tối quan trọng để có thể thực hiện đầy đủ sự cam kết trên.
Do đó, Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc long trọng công bố Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền này như là một khuôn mẫu chung cần đạt tới của mọi dân tộc và quốc gia, nhằm giúp cho mọi cá nhân và thành phần của xã hội luôn luôn theo sát tinh thần của Bản Tuyên Ngôn, dùng sự truyền đạt và giáo dục, để nỗ lực phát huy sự tôn trọng các quyền tự do này.
Mặt khác, bằng những phương thức tiến bộ trong phạm vi quốc gia cũng như quốc tế, phải bảo đảm sự thừa nhận và tuân hành Bản Tuyên Ngôn một cách có hiệu lực, không những giữa các dân tộc của các nước hội viên với nhau, nhưng còn giữa những dân tộc sống trên các phần đất thuộc thẩm quyền họ cai quản.
Ðiều 1: Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm, cũng như quyền lợi. Mọi người đều được phú bẩm về lý trí và lương tâm. Sự đối xử giữa con người với nhau phải được trên tinh thần bác ái.
Ðiều 2: Mọi người đều được hưởng tất cả những quyền và tự do công bố trong Bản Tuyên Ngôn này và không có một sự phân biệt nào, như chủng tộc, màu da, phái tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay tất cả quan điểm khác, quốc tịch hay nguồn gốc xã hội, tài sản, nơi sinh, hay tất cả những hoàn cảnh khác. Hơn nữa, cũng không được có sự phân biệt nào đối với con người sống trên một quốc gia hay trên một lãnh thổ, căn cứ trên cơ chế chính trị, nền tảng luật pháp hay quy chế quốc tế của quốc gia hay lãnh thổ đó. Cho dù quốc gia hay lãnh thổ này độc lập hay dưới sự bảo hộ, không được tự trị hay ở trong tình trạng bị hạn chế về chủ quyền.
Ðiều 3: Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an ninh thân thể.
Ðiều 4: Không ai bị cưỡng bức làm nô lệ hay tôi đòi. Chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ dưới mọi hình thức đều bị nghiêm cấm.
Ðiều 5: Không một người nào phải chịu cực hình, tra tấn, hay bất kỳ hình thức đối xử, hoặc trừng phạt bất nhân, hay có tính cách lăng nhục.
Ðiều 6: Ở bất cứ nơi nào, mỗi người đều có quyền được công nhận tư cách của mình trước pháp luật.
Ðiều 7: Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, và phải được bảo vệ một cách bình đẳng, không kỳ thị phân biệt. Tất cả đều được quyền bảo vệ ngang nhau, chống lại mọi kỳ thị vi phạm Bản Tuyên Ngôn này, cũng như chống lại mọi khiêu khích dẫn đến kỳ thị như vậy.
Ðiều 8: Mọi người đều có quyền được kháng tố trước các cơ quan tư pháp quốc gia có thẩm quyền về các hành vi vi phạm các quyền căn bản, do Hiến Pháp và Luật Pháp quy định.
Ðiều 9: Không một ai bị bắt bớ, cầm tù hay lưu đày một cách độc đoán.
Ðiều 10: Mọi người đều có ngang nhau quyền được phân xử công khai và công bằng, trước một tòa án độc lập và vô tư, để được phán quyết về các quyền lợi và nhiệm vụ của mình, hay về những tội phạm mà mình bị cáo buộc.
Ðiều 11:
(1) Khi truy tố trước pháp luật, mọi người được xem là vô tội, cho đến khi pháp luật chứng minh là có tội, trong một phiên tòa công khai và tòa án này phải cung ứng tất cả mọi bảo đảm cần thiết cho quyền biện hộ của đương sự.
(2) Không ai có thể bị kết án khi có những hành động hay sơ suất xảy ra vào lúc mà luật pháp của quốc gia hay quốc tế không qui định đó là một hành vi phạm pháp. Tương tự như vậy, không được áp đặt một hình phạt nào nặng hơn hình phạt được ấn định vào lúc hành vi phạm pháp xảy ra.
Ðiều 12: Không một ai bị xâm phạm một cách độc đoán về đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, hay thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hay tiếng tăm của mình. Mọi người đều có quyền được luật pháp bảo vệ, trước những xâm phạm và xúc phạm như vậy.
Ðiều 13:
(1) Mọi người có quyền tự do di chuyển và cư trú, trong phạm vi biên giới của quốc gia.
(2) Mọi người đều có quyền rời bỏ lãnh thổ bất kỳ nước nào, kể cả nước của mình, và quyền trở về xứ sở.
Ðiều 14:
(1) Trước sự ngược đãi, mọi người đều có quyền tị nạn và tìm sự dung thân tại các quốc gia khác.
(2) Quyền này không được kể đến, trong trường hợp bị truy nã thật sự vì các tội phạm ngoài lý do chính trị, hay do những hành vi trái với những mục tiêu và nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc.
Ðiều 15:
(1) Mọi người đều có quyền có quốc tịch.
(2) Không một ai bị tước bỏ quốc tịch, hay bị từ chối quyền thay đổi quốc tịch, một cách độc đoán.
Ðiều 16:
(1) Nam và nữ trong tuổi trưởng thành có quyền kết hôn và lập gia đình, mà không bị hạn chế về lý do chủng tộc, quốc tịch hay tôn giáo. Nam nữ đều có quyền bình đẳng lúc kết hôn, trong đời sống vợ chồng và lúc ly hôn.
(2) Hôn nhân chỉ có thể tiến hành khi cả hai vợ chồng tương lai đều được tự do quyết định và đồng ý thật sự.
(3) Gia đình phải được xem là một đơn vị tự nhiên và căn bản của xã hội, và được quyền bảo vệ của xã hội và quốc gia.
Ðiều 17:
(1) Mọi người đều có quyền sở hữu tài sản cá nhân cũng như tập thể.
(2) Không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình một cách độc đoán.
Ðiều 18: Mọi người đều có quyền về tự do tư tưởng, nhận thức và tôn giáo. Quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng, cũng như quyền tự do biểu lộ tôn giáo hay tín ngưỡng của mình, với tư cách cá nhân hay tập thể, ở nơi công cộng hay trong chỗ tư nhân, bằng sự truyền dạy, thực hành, thờ phượng và áp dụng các nghi thức đạo giáo.
Ðiều 19: Mọi người đều có quyền tự do tư duy và ngôn luận. Quyền này bao gồm quyền không bị gây khó khăn vì quan điểm của mình và quyền được tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và ý kiến qua mọi phương tiện truyền thông và qua mọi biên giới.
Ðiều 20:
(1) Mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập hội, một cách hòa bình.
(2) Không một ai có thể bị cưỡng bách gia nhập vào một đoàn thể.
Ðiều 21:
(1) Mọi người đều có quyền tham gia vào việc điều hành xứ sở của mình, một cách trực tiếp hay qua các đại biểu được tuyển chọn một cách hoàn toàn tự do.
(2) Mọi người đều có ngang nhau quyền nhận lãnh những trách nhiệm chung của quốc gia của họ.
(3) Ý muốn của nhân dân phải là nền tảng của quyền lực chính quyền. Ý muốn này phải được thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và nghiêm chỉnh, bằng phiếu kín, qua phương thức phổ thông và bình đẳng đầu phiếu, hay các phương thức tương đương bảo đảm tự do bầu cử.
Ðiều 22: Vì là thành viên của xã hội, mỗi người đều có quyền an ninh xã hội, qua các cố gắng của quốc gia và hợp tác quốc tế, dựa theo phương cách tổ chức và tài nguyên của mỗi nước. Quyền này được đặt trên căn bản của sự thụ hưởng những quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa, cần thiết cho nhân phẩm và sự phát triển tự do của mỗi cá nhân.
Ðiều 23:
(1) Mọi người đều có quyền làm việc, quyền tự do chọn việc làm, quyền được hưởng các điều kiện làm việc chính đáng và thuận lợi đối với công việc, và quyền được bảo vệ chống thất nghiệp.
(2) Mọi người, không vì lý do kỳ thị nào, đều có quyền được hưởng lương bổng như nhau, nếu cùng làm một công việc như nhau.
(3) Mọi người làm việc đều được quyền hưởng thù lao một cách công bằng và thích hợp, khả dĩ bảo đảm cho bản thân và gia đình mình một cuộc sống xứng đáng với nhân phẩm, cũng như được trợ giúp nếu cần, qua các phương thức bảo vệ xã hội khác.
(4) Mọi người đều có quyền thành lập và tham gia vào các nghiệp đoàn, để bảo vệ quyền lợi của mình.
Ðiều 24: Mọi người đều có quyền nghỉ ngơi và giải trí, nhất là sự giới hạn số giờ làm việc một cách hợp lý, và các ngày nghỉ định kỳ có trả lương.
Ðiều 25:
(1) Mọi người đều có quyền được hưởng một mức sống phù hợp với sức khỏe và sự no ấm cho bản thân và gia đình bao gồm: thực phẩm, quần áo, nhà ở, y tế và các dịch vụ xã hội cần thiết, quyền an sinh trong lúc thất nghiệp, đau ốm, tình trạng bất khiển dụng, góa bụa, tuổi già hay các tình huống thiếu thốn khác do các hoàn cảnh ngoài khả năng kiểm soát của mình.
(2) Sinh sản và trẻ con có quyền được chăm sóc và trợ giúp đặcbiệt. Tất cả mọi trẻ con, sinh có hôn thú hay không, đều được xã hội bảo vệ một cách bình đẳng như nhau.
Ðiều 26:
(1) Mọi người đều có quyền được giáo dục. Giáo dục phải được miễn phí, ít nhất là trong trường hợp cưỡng bách giáo dục ở bậc tiểu học. Giáo dục kỹ thuật và chuyên nghiệp phải được mở rộng và giáo dục đại học phải được mở rộng bình đẳng cho mọi người, trên căn bản tài năng xứng đáng.
(2) Giáo dục phải được điều hướng để phát triển đầy đủ nhân cách, và củng cố sự tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do căn bản. Giáo dục phải nhằm cổ vũ sự cảm thông, lòng khoan dung, và tình hữu nghị giữa mọi quốc gia, mọi nhóm chủng tộc hoặc tôn giáo, và hỗ trợ việc phát triển các sinh hoạt của Liên Hiệp Quốc nhằm duy trì hòa bình.
(3) Cha mẹ có quyền ưu tiên chọn lựa phương cách giáo dục dành cho con cái mình.
Ðiều 27:
(1) Mọi người đều có quyền tự do tham gia sinh hoạt văn hóa cộng đồng, thưởng thức các bộ môn nghệ thuật, và cùng chia xẻ các tiến bộ khoa học cũng như các lợi ích của khoa học.
(2) Mọi người đều có quyền được bảo vệ về tác quyền, trên bình diện tinh thần cũng như quyền lợi vật chất, đối với các tác phẩm khoa học, văn chương, hay nghệ thuật.
 
Ðiều 28: Mọi người đều có quyền đòi hỏi được sống trong một trật tự xã hội và trật tự quốc tế, trong đó các quyền và các tự do được đề cập trong Bản Tuyên Ngôn này có thể được thể hiện đầy đủ.
Ðiều 29:
(1) Mọi người đều có nhiệm vụ đối với cộng đồng nào mà chỉ trong đó mới thực hiện được việc phát triển toàn vẹn và tự do nhân cách của mình.
(2) Trong việc hành xử nhân quyền và thụ hưởng tự do, mọi người chỉ phải chịu những hạn chế do luật định – và những hạn chế này chỉ nhằm mục tiêu bảo đảm sự thừa nhận và tôn trọng nhân quyền, và quyền tự do của những người khác, cũng như nhằm thỏa mãn những đòi hỏi chính đáng về luân lý, trật tự công cộng, và nền an sinh chung trong một xã hội dân chủ.
(3) Trong bất cứ trường hợp nào, nhân quyền và những quyền tự do này cũng không được hành xử trái với những mục tiêu và nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc.
Ðiều 30: Không một điều nào trong Bản Tuyên Ngôn này cho phép một nước, một nhóm hay một cá nhân nào được quyền viện dẫn bất cứ lý do gì để có những việc làm hay hành động nhằm hủy diệt nhân quyền và tự do được thừa nhận trong bản Tuyên Ngôn này.
Liên Hiệp Quốc, ngày 10 tháng 12 năm 1948
 
–o0o–
 
 
–o0o–
Thị trường tự do, thuốc thần trị bách bệnh?
 
                                                            GM. P. Nguyễn Thái Hợp     
 
           
Suốt một thời gian dài trong quá khứ, nhân loại phải hứng chịu hậu quả của cuộc chiến gay gắt giữa mô hình kinh tế thị trường và kinh tế bao cấp. Từ khi chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu sụp đổ do chính những mâu thuẫn và yếu kém nội tại, coi như chấm dứt sự đối kháng ý hệ đó. Nếu như ngày xưa, vào một giai đoạn nào đó, có người đã coi chủ trương bảo vệ mậu dịch như biện pháp hữu hiệu để phát triển kinh tế, hôm nay mọi người thấy rõ là bao cấp đã dẫn đất nước đến chỗ bế tắc, lạc hậu và tốc độ tăng trưởng thấp. Khi so sánh mức sống giữa Đông và Tây Âu vào cuối thập niên 80, nhiều kinh tế gia đã đi đến kết luận: sở hữu tư nhân trong doanh nghiệp đóng góp tích cực để tăng lợi nhuận cho doanh nhân và mức sống cho mọi người. Nhưng phải chăng kinh tế thị trường sẽ là thuốc thần trị bách bệnh, có khả năng giải quyết mọi vấn đề xã hội và là mô hình kinh tế duy nhất? Đâu là mối tương quan giữa tự do chính trị với phát triển kinh tế?            
 
1.         Vai trò tích cực của thị trường
 
Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc (PNUD) nhìn nhận vai trò quan trọng của thị trường trong phát triển kinh tế ở thời đại chúng ta. Thị trường tự do được coi là cơ cấu hữu hiệu nhất để trao đổi hàng hóa và dịch vụ, giải quyết một cách nhanh chóng mối tương quan căng thẳng giữa cung – cầu, đồng thời là một yếu tố tích cực để thúc đẩy sáng tạo và tăng hiệu năng kinh tế.
Giáo chủ Gioan Phaolô II cũng nhìn nhận rằng “xem ra trên bình diện quốc gia cũng như trong các mối quan hệ quốc tế, thị trường tự do là phương tiện thích đáng nhất để sử dụng các tài nguyên và đáp ứng hữu hiệu cho các nhu cầu của cuộc sống”.
           Theo nguyên ngữ, thị trường chính là một địa điểm thể lý, quen gọi là chợ, nơi người mua và người bán trực tiếp trao đổi và mặc cả với nhau về giá cả, sản phẩm, sản lượng, lao động… Hôm nay, « thị trường là một cơ cấu tổ chức kinh tế trong đó người mua và người bán tương tác với nhau để xác định giá cả và sản lượng của hàng hóa hay dịch vụ »[9]. Thị trường này rất đa dạng : có thể tập trung như thị trường chứng khoán, cũng có thể phi tập trung như thị trường lao động hoặc địa ốc, hay chỉ hiện hữu trên các xa lộ thông tin như trường hợp các sản phẩm và dịch vụ được trao đổi qua mạng Internet.
Trong hệ thống kinh tế thị trường, tất cả các hoạt động kinh tế không hề bị Nhà Nước kiểm soát hay bị đặt dưới sự lãnh đạo của một cơ quan trung tâm nào cả. Dù vậy, thị trường cũng không rơi vào trạng thái hỗn độn và phi lý, trái lại nó hữu hiệu và có một thứ trật tự nào đó. « Nó là một phương tiện giao tiếp để tập hợp tri thức và hành động của hàng triệu cá nhân khác nhau. Không có một bộ não hay hệ thống tính toán trung tâm, nhưng nó vẫn giải quyết được vấn đề sản xuất và phân phối bao gồm hàng triệu ẩn số và mối tương quan mà chẳng ai biết được; những vấn đề ấy cho dù những máy tính nhanh nhất ngày nay cũng không thể làm nổi. Chẳng có ai thiết kế ra thị trường, nhưng nó vẫn vận hành rất tốt»[10].
Cơ chế thị trường không ngừng tạo ra những điểm bất ngờ và kỳ diệu để xác định ba vấn đề cương yếu của tổ chức kinh tế: sản xuất cái gì ? sản xuất như thế nào? sản xuất bao nhiêu sản xuất cho ai ? Qua việc điều chỉnh giá cả, thị trường khuyến khích xã hội phân bố lại các nguồn lực và giải quyết một cách thoả đáng các câu hỏi kinh tế cam go. Đây là một số nét tiêu biểu về hoạt động và chức năng của thị trường :
Chức năng cân bằng cung cầu: Mặc dù không có một cá nhân hay tổ chức riêng biệt nào xác định sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào cho ai, cơ chế thị trường sẽ tìm được sự cân bằng cung cầu khi tạo ra sự cân đối giữa các lực lượng sản xuất bằng hệ thống giá cả. Chính giá cả là quả cân trong cơ chế thị trường : khi giá tăng sẽ làm giảm lượng tiêu thụ và khuyến khích sản xuất, ngược lại, khi giá hạ sẽ khuyến khích tiêu dùng và giảm sản xuất.
Chức năng thông tin: Giá cả cũng là tín hiệu cho người tiêu dùng và người sản xuất. Nếu một mặt hàng nào đó được người tiêu dùng mua nhiều thì giá sẽ tăng và việc tăng giá này là tín hiệu giúp người sản xuất biết phải cung cấp nhiều hơn. Thông tin của thị trường rất đa dạng và phong phú : giá cả, tổng số cung và cầu, cơ cấu cung và cầu, thị hiếu của khách hàng, hướng vận động của hàng hóa dịch vụ. Các thông tin này đóng vai trò quan trọng trong việc lấy quyết định về sản xuất, quản lý, mậu dịch, v.v.
            – Chức năng thừa nhận : Các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa và dịch vụ là để bán. Người tiêu dùng sẽ sử dụng đồng tiền của mình như lá phiếu để xác định sự thành công hay thất bại của sản phẩm trên thị trường. Cơ chế thị trường dùng lợi nhuận và thua lỗ như một tiêu chuẩn hiệu quả nhất để tưởng thưởng hay trừng phạt đối với các nhà kinh doanh.
            – Chức năng điều tiết : Thông qua hệ thống giá cả, yếu tố lợi nhuận và điều kiện cạnh tranh rất gay gắt, thị trường điều tiết việc chuyển vốn từ ngành sinh lợi thấp sang ngành sinh lợi nhiều hay mối quan hệ phức tạp giữa cung và cầu. Sự điều tiết này góp phần thiết lập quân bình giữa cung – cầu và đòi hỏi các nhà doanh nghiệp phải áp dụng phương pháp sản xuất hiệu quả nhất để tăng chất lượng và giảm giá thành của sản phẩm.
Chức năng canh tân & phát triển kỹ thuật. Giáo sư Joseph Schumpeter đặt nổi mối tương quan giao thoa giữa kinh tế thị trường và canh tân kỹ thuật. Cái lô-gích của thị trường bó buộc các xí nghiệp phải không ngừng đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến kỹ thuật sản xuất, nâng cao phẩm chất và giảm giá thành của mỗi sản phẩm, ngõ hầu có thể đối phó với sự cạnh tranh gắt gao của thị trường và đương đầu với áp lực đòi tăng lương không ngừng của công đoàn. Trên thực tế, các xí nghiệp luôn tìm cách đưa ra những món hàng mới, tốt, đẹp và rẻ hơn, hoặc cải tiến phẩm chất và giảm giá thành những món hàng cũ.
Khi một xí nghiệp thực hiện tốt canh tân kỹ thuật sẽ chiếm ưu thế trên thị trường và có thể đẩy các xí nghiệp đối thủ đến nguy cơ phá sản. Các xí nghiệp sau cùng này, nếu không muốn bị phá sản dĩ nhiên phải canh tân kỹ thuật và thay đổi phương pháp sản xuất. Chính trong qúa trình chạy đua cạnh tranh liên lỷ này biểu lộ tính năng động, sáng tạo và canh tân kỹ thuật của tư bản chủ nghĩa.
Cạnh tranh thị trường cũng bó buộc các xí nghiệp biết xử dụng hữu hiệu, hợp lý và đúng đắn nguyên liệu thiên nhiên ngõ hầu giảm giá thành của mỗi sản phẩm và tăng lợi nhuận tới mức tối đa. Một trong những hậu qủa của cuộc chạy đua này là hiện tượng hạ giá và quần chúng hóa các sản phẩm công nghệ. Vô hình trung thị trường đã cộng tác vào việc xã-hội-hóa lợi nhuận và quần-chúng-hoá nhiều tiện nghi. Nhiều sản phẩm công nghệ như xe hơi, máy lạnh, máy giặt, ti-vi, máy vi tính… lúc đầu thuộc loại sản phẩm đắt tiền, dành cho lớp người giàu sang, nhưng nay đã trở thành sản phẩm phục vụ đại chúng.
Khi đề cao tự do cá nhân, tính năng động và óc sáng tạo trong sinh hoạt kinh tế, phái tự do kinh tế đã đặt nổi một nguyên tắc căn bản trong phát triển kinh tế. Kinh nghiệm lịch sử gần đây cho thấy những giới hạn, khuyết điểm và sai lầm của kinh tế bao cấp, cũng như tính không tưởng và thiếu hiệu năng của nhiều chương trình an sinh xã hội. Quan niệm giáo điều về lý tưởng bình đẳng tuyệt đối nhiều lần đã dẫn đến tình trạng “bình quân trong lầm than” và chủ trương duy ý chí về nhảy vọt kinh tế kết cục chỉ là những bước tụt hậu thê thảm. Trung-quốc dưới thời cách mạng văn hóa và Campuchia của Pol Pot là hai thí dụ điển hình và gần gũi nhất.
            Nếu trong một số trường hợp đặc biệt, việc can thiệp của nhà nước vào hoạt động kinh tế được coi là biện pháp cần thiết để đẩy mạnh phát triển và đảm bảo quân bình xã hội, chế độ bao cấp không những không thành công trong việc phát triển đất nước, mà còn gây nên những hậu quả kinh tế – xã hội nguy hại như tình trạng thiếu hụt thường xuyên về lương thực và hàng hóa, lề lối làm việc bê bối, thiếu hiệu năng, thái độ tắc trách, phung phí nguyên liệu thiên nhiên, thâm thụng công quỹ, nạn quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, hối lộ… Đã hẳn, cũng như những hệ thống kinh tế chính trị khác, kinh tế thị trường chẳng hoàn hảo và lý tưởng gì. Nhưng ít nhất nó vẫn hoàn hảo hơn hệ thống kinh tế chỉ huy được áp dụng tại các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa[11].
            Trong viễn tượng đó phải coi là một yếu tố tích cực việc du nhập kinh tế thị trường vào Việt Nam. Với thời gian sẽ loại dần những doanh nghiệp quốc doanh vô tích sự và tất cả hệ thống bàn giấy rườm rà, phi sản xuất. Sinh hoạt kinh tế sẽ khởi sắc, sinh động và phồn thịnh hơn khi để cho người dân được tự do làm ăn, các nhân tố sản xuất được sử dụng đúng đắn hơn, đồng thời tự do, trách nhiệm và sáng tạo cá nhân trong sinh hoạt kinh tế được đặt nổi.
 
2.         Giới hạn của thị trường
 
            Thiết tưởng cũng không nên quên những giới hạn và mặt trái bi đát của thị trường tự do. Thực tế đau thương đã cải chính quan niệm “lạc quan ngây thơ” cho rằng thị trường sẽ giải quyết mọi khó khăn kinh tế và đem lại phúc lợi đồng đều cho mọi người, mọi nước. Xưa cũng như nay, thị trường tự do thường là bãi chiến của cạnh tranh, thế lực và lợi nhuận, trong đó mạnh được yếu thua, cá lớn nuốt cá bé, kẻ ăn không hết người lần không ra. Câu nói của linh mục Lacordaire vào đầu thế kỷ XIX vẫn còn văng vẳng bên tai: “Trong cuộc cạnh tranh giữa mạnh và yếu, giàu và nghèo, tự do là ức chế và luật pháp là giải thoát”.
            Giả sử các tác nhân kinh tế (Economic Agent) có khả năng nhận thức nhạy bén những biến đổi của sinh hoạt kinh tế và thị trường có khả năng tự sửa sai đi chăng nữa, cũng không thể chấp nhận quan niệm thị trường như một thứ “thần dược trị bách bệnh[12]. Trên thực tế các tác nhân kinh tế – nghĩa là người sản xuất, chủ xí nghiệp, người đầu tư, người bán, người mua – lấy quyết định dựa trên các tin tức nhận được từ thị trường. Nhưng cũng như những phương tiện thông tin khác, thị trường cũng có những giới hạn và khuyết điểm tất nhiên của nó. Tin tức do thị trường cung cấp có khi đầy đủ, chính xác, nhưng cũng có nhiều lần thiếu sót, thiên lệch hay bóp méo và bị xuyên tạc theo quan điểm của người đưa tin.
Cũng chẳng bao giờ giải quyết nổi những vấn đề phức tạp của xã hội hiện nay nếu chỉ dựa trên tiêu chuẩn thị trường, càng không thể đo lường mọi giá trị của cuộc sống bằng giá cả của thị trường. Giá trị của cuộc sống, danh dự của con người, nhân phẩm của người lao động, quyền lợi chính trị của người công dân, tình mẫu tử, tình vợ chồng, tình bạn, lòng bao dung, đức hy sinh, chẳng hạn, đâu có thể đo đếm bằng giá cả thị trường. Thị trường thường đãi ngộ quá đáng những siêu sao điện ảnh và thể thao, trong khi đó nhiều khi lại bỏ quên những người đóng góp tích cực cho xã hội như các nhà bác học, nghiên cứu viên, bác sỹ, kỹ sư, nhà giáo, công nhân, nông dân…
Về vấn đề này, đức Gioan Phaolô II đã viết những dòng thật ý nghĩa và sâu sắc: “Có những nhu cầu tập thể và tâm linh không thể được thỏa mãn do cơ chế của thị trường ; có những nhu cầu quan trọng của con người vượt ra khỏi chiều kích của thị trường ; có những tài sản, do bản chất của nó, không thể bán hoặc mua được. Chắc chắc cơ chế thị trường đem lại nhiều lợi ích, trong đó phải nói đến việc nó giúp xử dụng đúng đắn hơn nguồn lợi thiên nhiên, cổ võ việc trao đổi sản phẩm và nhất là quan tâm đến ý muốn và ưa thích của con người… Tuy nhiên luôn hàm chứa nguy cơ biến thị trường thành “thuốc thần trị bách bệnh”, tức không ý thức rằng có những tài sản, tự bản chất không phải là và không thể là những hàng hóa đơn thuần”[13].
Không những thị trường không đếm kể đến các giá trị luân lý và nhân bản, mà còn coi nhẹ giá trị môi sinh và xã hội. Hiện nay, khi đề cập đến giá thành của một sản phẩm, chúng ta không thể không đếm kể đến “giá tư nhân” và “ giá xã hội”. Trong rất nhiều trường hợp, nếu chỉ cốt ý giảm thiểu tới mức tối đa “ giá tư nhân” có thể tạo nên hậu qủa xấu về mặt xã hội. Chẳng hạn nước và không khí có giá thương mại rẻ mạt, tuy nhiên giá xã hội của nó rất cao. Chính vì thế nếu chỉ dựa trên tiêu chuẩn thị trường để giảm thiểu tối đa giá thành của các sản phẩm có thể gây nên những tổn thương xã hội rất cao, do việc ô nhiễm môi sinh chẳng hạn.
Chính kinh tế gia Paul A. Samuelson cũng công nhận : « Thị trường không phải lúc nào cũng đưa tới kết quả tối ưu. Khuyết tật thứ nhất của thị trường là độc quyền và các hình thức cạnh tranh không hoàn hảo khác. Khuyết tật thứ hai của bàn tay vô hình xảy ra khi xuất hiện những tác động lan tỏa hay ảnh hưởng ngoại sinh bên ngoài thị trường như ảnh hưởng ngoại sinh tích cực của các phát minh khoa học, hay ảnh hưởng ngoại sinh tiêu cực của nạn ô nhiễm môi trường. Cuối cùng là tình trạng phân phối thu nhập không thể chấp thuận được cả về mặt chính trị lẫn mặt đạo đức »[14].
            Một huyền thoại khác cũng cần được giải ảo đó là việc lạc quan quá đáng ở sự “tự do” của thị trường tự do. Nếu trước đây, ở vào thời kinh tế thịnh đạt, thị trường của các nước giàu tương đối được mở rộng cho sản phẩm của các nước đang phát triển. Hiện nay trong lúc các nước đang phát triển mở rộng cửa khẩu của mình thì các nước kỹ nghệ hóa, lại có những biện pháp thuế khóa rất khắt khe để ngăn chặn sản phẩm công nghệ của các nước nghèo. Sản phẩm nông nghiệp cũng bị chèn ép vì hàng rào quan thuế và vì hàng tỉ mỹ kim các nước giàu bỏ ra mỗi năm để trợ cấp cho nông phẩm của họ.
Không phải hoàn toàn vô căn cứ khi ông Mahathir Mohamad, thủ tướng Mã-Lai, gay gắt vạch mặt những thế lực của thị trường đang lũng đoạn nền kinh tế thế giới : « Thế lực thị trường là ai, hoặc là gì ? Nói đúng ra tất cả những người tiêu dùng và tất cả những ai tham gia vào những hoạt động kinh doanh, dù lớn hay nhỏ, đều được xem là một phần trong những thế lực của thị trường. Nhưng gần đây, những thế lực thị trường thực sự có ý nghĩa –và đóng một vai trò quan trọng trong bất cứ cuộc thảo luận nào về việc quản trị toàn cầu– chủ yếu là những nhà tư bản và những nguồn quỹ đầu tư vào cổ phần và kinh doanh tiền tệ. Chúng đã trở thành những thế lực thị trường có tính quyết định chỉ vì chúng có ảnh hưởng lớn lao đến thành quả của nền kinh tế quốc gia. Các thế lực thị trường cổ xúy cho việc lưu chuyển tự do những dòng vốn không giới hạn giữa các quốc gia để chúng có thể đầu tư không bị hạn chế và tối đa hóa lợi nhuận của mình ». Và ông đề nghị dùng biện pháp mạnh để giải quyết vấn đề đầu cơ và thao túng tiền tệ : « Lý tưởng nhất là nên cấm hoàn toàn hoạt động kinh doanh tiền tệ chỉ thuần túy vì mục đích đầu cơ. Nếu không thể đạt được điều đó, ít nhất cũng phải bị đánh thuế nặng và chịu quản lý điều tiết »[15].            
Người ta thường đan cử trường hợp Nhật-Bản và các “con cọp” ở Á châu để chứng minh cho những thành công thần kỳ của kinh tế thị trường. Theo những nghiên cứu mới đây, sở dĩ các nước nói trên thành công là nhờ biết kết hợp hài hòa giữa kế hoạch phát triển của nhà nước với những ưu điểm của kinh tế thị trường. Rất nhiều biện pháp của kinh tế chỉ huy đã được xử dụng một cách khéo léo để bảo vệ các xí nghiệp bản xứ, để tưởng thưởng các xí nghiệp tốt, để hướng dẫn các xí nghiệp đầu tư vào những “điểm nóng” và tiên tiến nhất của phát triển kinh tế. Việc đầu tư của nhà nước trong lãnh vực y tế – giáo dục, tác phong và trình độ kỹ thuật của các chuyên viên, cũng như tinh thần trách nhiệm và khả năng của các chủ xí nghiệp… là những yếu tố quan trọng khác của thành công. 
Trong viễn tượng đó, thiết tưởng có thể lấy quan điểm sau đây của Chương trình phát triển của Liên-hiệp-quốc làm tiêu chuẩn định hướng: để đạt được một phát triển toàn diện và có căn bản vững chắc cần khai thác hơn nữa ưu điểm của thị trường, đồng thời phải tránh những nhược điểm của nó. Mong sao thị trường tiếp tục đóng góp cái hay của nó, nhưng dưới một dạng thức quân bình hơn, nghĩa là làm sao kết hợp tốt tính hiệu năng, thực tiễn của thị trường với yêu sách quân bình xã hội. Nói cho cùng thị trường không có mục đích tự tại, mà chỉ là phương tiện để phát triển con người. Thị trường phải phục vụ con người, chứ con người không thể làm nô bộc cho thị trường[16].
 
3.         Bàn tay liên đới của xã hội dân sự
 
            Mặc dù chủ trương tân tự do kinh tế (neoliberalism) đang được áp dụng hầu như khắp nơi trên thế giới và có lẽ vẫn tiếp tục nắm vai trò chủ động trong những thập niên tới, nhưng đã có nhiều dấu báo hiệu một giai đoạn mới đang hình thành. Hầu như thiên hạ đã nhận thức rõ hơn bộ mặt trái nghiệt ngã của nó và cố gắng kiếm tìm một công ước xã hội mới, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế hiện nay, nhưng đồng thời trả lời tốt hơn cho những yêu sách chính đáng của người lao động về việc làm và tính liên đới chống lại hiện tượng loại trừ.
Dĩ nhiên, hiện nay không ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng và cần thiết của thị trường. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, thị trường tự nó không đủ để xây dựng một xã hội phát triển, tiến bộ, quân bình và nhân ái. Phát triển khoa học kỹ thuật, nhất là công nghệ thông tin, làm tăng thêm hiện tượng tập trung tài sản trong tay những người giàu và những người có chuyên môn cao. Vấn đề nhà ở, sức khỏe, giáo dục, việc làm, an sinh xã hội… trở nên khắt khe và nghiệt ngã hơn đối với đại chúng, vì tất cả những gánh nặng và thiệt thòi do khủng hoảng kinh tế gây nên đều đổ xuống trên vai họ. 
Nếu như xã hội chủ nghĩa đã thất bại vì thần thánh hóa vai trò của Nhà nước, thì chủ nghĩa tân tự do kinh tế cũng rơi vào một sai lầm tương tự khi coi thị trường như thần dược trị bách bệnh. Trên thực tế, thị trường không có chiều kích xã hội và cũng chẳng bao giờ mưa lợi nhuận xuống đồng đều cho tất cả các quốc gia trên thế giới, hay cho mọi tầng lớp trong xã hội. Chính vì vậy để thị trường có thể làm tốt vai trò của nó, Nhà nước phải đóng trọn vai trò quản lý và chỉ đạo.
Nhiều chuyên viên cho rằng cần thiết một Nhà nước tân tiến, hữu hiệu, năng động, có khả năng nắm bắt thị trường và hoạch định kế hoạch phát triển dài hạn. Nhà nước không nên bao cấp hay làm thay những gì tư nhân có thể làm được và làm tốt hơn trong lãnh vực sản xuất. Tuy nhiên, để hệ thống kinh tế thị trường có thể hoạt động tốt cần thiết phải có cơ cấu luật lệ rõ rệt, tiêu chuẩn đạo đức, tiền tệ ổn định, trình độ văn hóa cao, hạ tầng cơ sở tốt. Nhà nước không những có nhiệm vụ kiến tạo những điều kiện cần thiết nói trên, mà còn đóng vai trò sửa sai những khuyết điểm của thị trường và tạo cơ hội để những người kém may mắn có thể hội nhập thị trường lao động. 
Adam Smith lập luận rằng khi mỗi cá nhân tự động theo đuổi quyền lợi riêng, mặc dù chẳng được điều khiển từ một trung ương nào cả, sẽ được “bàn tay vô hình” dẫn dắt tới chỗ cộng tác vào phúc lợi chung của xã hội. Trong tác phẩm nổi tiếng « Của cải của các dân tộc »(1776), ông để lại cho chúng ta những dòng thâm thúy sau : «Mỗi cá nhân đều cố gắng sử dụng vốn của mình sao để tạo được giá trị lớn nhất. Thông thường anh ta không chú ý tới công ích và cũng chẳng biết làm sao khuyến khích nó. Anh ta chỉ chú ý tới sự an toàn và thành quả của riêng mình. Trong quá trình đó anh ta đã bị bàn tay vô hình dẫn dắt tới một kết cục nằm ngoài dự định. Do việc theo đuổi lợi ích cá nhân, vô hình trung anh ta cũng phục vụ lợi ích cộng đồng một cách có hiệu quả hơn là khi anh ta chủ định làm điều đó ».     
Các nhà kinh tế học hiện đại đã nghiên cứu tỉ mỉ sự thâm thúy tuyệt vời giữa động lực cá nhân với việc phục vụ công ích. Theo Paul Samuelson, « Adam Smith đã khám phá ra thuộc tính rõ nét của nền kinh tế thị trường cạnh tranh. Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo và không có khuyết tật thị trường, thị trường sẽ có khả năng tạo ra nhiều hàng hóa và dịch vụ hữu ích nhất bằng nguồn tiềm năng sẵn có. Nhưng khi độc quyền, ô nhiễm môi trường hay các khuyết tật khác của thị trường trở nên phổ biến thì thuộc tính hiệu quả to lớn của bàn tay vô hình sẽ bị phá vỡ »[17]. Chính vì vậy, luôn cần được bàn tay pháp lý của Nhà nước và bàn tay liên đới của xã hội công dân yểm trợ.
Trong bối cảnh đó, chúng ta sẽ chẳng có chi ngạc nhiên khi thấy Ngân hàng Thế giới coi là một yếu tố quan trọng cho phát triển “hành động hỗ tương giữa Nhà nước và thị trường. Thật sai lầm khi cho rằng giữa Nhà nước và thị trường phải chọn một bỏ một. Vấn đề đích thực không nằm ở chỗ phải lựa chọn Nhà nước hay thị trường, bởi vì cả hai đều có vai trò quan trọng và không thể thay thế trong phát triển kinh tế”[18].
            Theo ông Michel Camdessus, cựu giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế, các biện pháp của Quỹ tiền tệ quốc tế đặt nền tảng cần thiết cho việc tăng trưởng kinh tế và cải tổ xã hội, tuy nhiên “các biện pháp này tự nó không đủ để có thể đưa đến phát triển kinh tế và nhất là phát triển xã hội”. Để đạt được mục đích nói trên, còn cần “nhiều mạng lưới hữu hiệu về an sinh xã hội và một chính phủ tốt”. Ông quan niệm một chính phủ tốt là một chính phủ “không những tôn trọng nhân quyền mà còn tích cực tạo điều kiện và cơ cấu thích hợp ngõ hầu mọi thành phần trong xã hội có cơ hội tham gia, giảm thiểu việc tập trung quyền bính ở trung ương và thúc đẩy tự do đầu tư trong các hoạt động sản xuất, với sự hỗ trợ của một Nhà nước đã được điều chỉnh lại một cách hợp lý”[19].
Trong cùng một chiều hướng đó, ông Enrique Iglesias, thống đốc Ngân hàng quốc tế về phát triển (BID), nghĩ rằng “Nhà nước có trách nhiệm chính trong việc đảm bảo sự nối kết quan trọng giữa lãnh vực kinh tế với lãnh vực xã hội. Không thể có một giải pháp tự phát và tùy tiện. Thị trường tự nó không có khả năng giải quyết vấn đề này. Thị trường không có chiều kích xã hội (…). Tuy nhiên, vì công ích, những điểm cốt yếu của phát triển xã hội cần được bảo vệ, và điều này đòi hỏi sự có mặt của Nhà nước”[20].
Kinh tế gia Amartya Sen, giải Nobel kinh tế 1998, cũng chẳng tán thành chủ trương giảm thiểu tới mức tối thiểu vai trò của Nhà nước. Ông cho rằng « trong sự thành công của tư bản chủ nghĩa, vai trò của Nhà nước ngang hàng với vai trò của thị trường. Quan điểm cho rằng từ nay không cần tới Nhà nước nữa đang dần dần lui bước ».
Trong quá khứ, những cuộc tranh luận đầy đam mê và nặng màu sắc ý hệ hầu như đã không cho phép chúng ta có một cái nhìn quân bình về vấn đề phức tạp này. Có những lúc người ta đã thần thánh hóa vai trò chủ động của Nhà nước để phủ nhận sự đóng góp cần thiết của thị trường. Ngược lại, có những giai đoạn thị trường được phong thần như linh dược trị bách bệnh để hoàn toàn gạt bỏ vai trò của Nhà nước. Hiện nay, chúng ta đã có một khoảng cách và quãng lùi tương đối để có thể đánh giá một cách quân bình và khách quan hơn về ưu cũng như khuyết điểm của cả hai yếu tố Nhà nước và thị trường.
Trong thông điệp “100 năm», đức Gioan Phalô II đã cảnh giác những người nghĩ rằng, với sự thất bại của “xã hội chủ nghĩa hiện thực”, kinh tế thị trường sẽ là mô hình độc nhất của phát triển kinh tế trong thế giới hôm nay. Thật vậy, “giải pháp mác-xít thất bại, nhưng vẫn tồn tại hiện tượng bị loại trừ và bóc lột trong thế giới, đặc biệt ở Thế giới thứ ba, cũng như tình trạng vong thân trong các nước phát triển (…). Hơn nữa, còn có nguy cơ bành trướng ý hệ quá khích mang màu sắc tư bản chủ nghĩa, triệt để tín nhiệm nơi giải pháp tự do phát triển những năng lực của thị trường”[21]. Vì vậy, cần cố gắng hơn nữa để kiếm tìm một mô hình kinh tế phù hợp hơn, trong đó thị trường “được giám sát bởi các lực lượng xã hội và Nhà nước, ngõ hầu thỏa mãn những đòi hỏi căn bản của tất cả xã hội”[22].
Để có thể đạt tới một tăng trưởng nhanh về kinh tế, nhưng đồng thời vẫn không có những băng hoại về xã hội và luân lý, đòi hỏi phải biết kết hợp chặt chẽ giữa thị trường, Nhà nước xã hội công dân. Michel Camdessus coi đó như sự kết hợp thiết yếu giữa ba bàn tay: bàn tay vô hình của thị trường, bàn tay pháp lý của nhà nước và bàn tay liên đới của xã hội công dân[23].    
Cho đến nay Nhà nước và thị trường đã thay phiên nhau khống chế mô hình phát triển, nhưng trên thực tế cả hai đã tỏ ra bất lực trong sứ vụ thực hiện một chiều hướng phát triển quân bình giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển con người, an sinh xã hội và bảo vệ môi sinh. Hy vọng rằng với những đóng góp tích cực của xã hội công dân, nghĩa là các hiệp hội chuyên nghiệp, tổ chức dân sự, tổ chức phi chính phủ, nhà trường, công đoàn, cộng đồng tôn giáo, làng xóm, khu phố… chúng ta sẽ tìm được một mô hình phát triển lý tưởng hơn.
Sự thành công vẻ vang cũng như kinh nghiệm đau thương của các nước láng giềng, đặc biệt sự băng hoại về văn hóa và đạo đức của một nước như Thái-lan và Cam-bốt, đòi hỏi chúng ta phải vận dụng tối đa sự đóng góp của xã hội công dân, chứ không thể nhắm mắt phó mặc cho thị trường tự do hoặc Nhà nước. Hy vọng thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của bàn tay liên đới của xã hội công dân. 
 
4.         Thị trường tự do và dân chủ hóa
 
            Tương quan giữa tự do kinh tế và tự do chính trị cũng đang là một đề tài thời thượng. Ngay từ khởi đầu cả hai có một tương quan rất phức tạp, vừa gần gũi và sát cánh với nhau, vừa ra như đối nghịch và mâu thuẫn. Nói chung cả hai bắt nguồn từ phong trào tranh đấu cho quyền tự do của con người, chống lại mọi hình thức áp đặt và áp chế. Tuy nhiên với tiến trình lịch sử quyền tự do này đã được nhấn mạnh và khai thác từ những góc độ khá độc đáo. Nếu phái tự do chính trị và triết lý bênh vực nhân quyền và tranh đấu cho những quyền tự do căn bản của con người, phái tự do kinh tế xem ra lại chỉ nhấn mạnh và đề cao tự do kinh tế mà thôi : laissez-faire, laissez-passer, nhà nước không được can thiệp vào lãnh vực kinh tế. Đứng trên bình diện chính trị và nhân quyền, phái tự do kinh tế thường bảo thủ và ủng hộ đường lối chính trị cứng rắn.
            Từ thế kỷ XVIII đến nay, các tác giả tranh luận và viết rất nhiều về mối tương quan phức tạp giữa hai thứ tự do này. Mấy thập niên gần đây, ông Lý Quang Diệu, cựu Thủ tướng Singapore, đã bất ngờ đưa ra một lối giải thích riêng về mối tương quan nói trên và coi đó như một thứ « mô hình Đông Nam Á » về phát triển.
Họ Lý đề cao mô hình “chính quyền cứng, kinh tế mềm”. Trên lãnh vực chính trị, ông vận dụng luân lý xã hội của Khổng giáo để biện minh cho chế độ chính trị cứng rắn. Theo ông, Đông Nam Á sở dĩ đã vỗ cánh bay lên là nhờ những giá trị truyền thống của mình: tình cảm gia đình, lòng tự hào dân tộc, tinh thần trách nhiệm, xu hướng ổn định, tôn trọng quyền bính, kỷ luật, trật tự, tiết kiệm, cần cù, dám hy sinh cho lý tưởng, không ngại gian khổ, quên mình vì người… Tất cả những yếu tố trên rõ rệt mang nội dung của nền luân lý Khổng-Mạnh.
Đông và Tây được trình bày như hai thế giới đối lập và xung khắc : Tây phương muốn dùng lý tưởng tự do, dân chủ và nhân quyền như ngọn đuốc soi sáng nhân loại ; Đông phương trái lại nhấn mạnh đến tính hiệu năng, tinh thần dân tộc, tính cộng đoàn như yếu tố quan trọng để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng chậm tiến. Một bên nêu cao sứ vụ văn minh hoàn cầu; bên kia lại bảo vệ tính cách đặc thù. Một bên tôn vinh con người như một cá thể tự do và độc lập; phía bên kia đặt con người như một phần tử trong một cộng đoàn hài hòa. Trong mặt trận văn hóa và tư tưởng này, Khổng giáo không những cung cấp đầy đủ chất liệu lý thuyết mà còn có khả năng « trả thù » lịch sử. Á châu đã thua Tây phương ở thế kỷ trước, nhưng hôm nay đang trên đà đi lên, trong khi Âu châu lại đang đi xuống. Kẻ thua về súng đạn và kỹ thuật ngày hôm qua, đang vươn mình lên, hóa rồng hóa cọp, còn người thắng ngày xưa đang gặp khủng hoảng và có nguy cơ tụt hậu về đạo đức.
            Amartya Sen cho rằng « đúng là một số quốc gia khá độc đoán (như ở Singapore, Nam Hàn thời quân đội nắm chính quyền và, gần đây hơn ở Trung Quốc) phát triển kinh tế đạt được những tỷ xuất cao hơn những nước ít chuyên chế (như Ấn Độ, Costa Rica hay Jamaica). Nhưng nếu nhìn toàn diện thì lại thấy tình trạng phức tạp vô cùng so với cái mà nhận xét cục bộ cách này hay cách khác gợi ra. Nghiên cứu thống kê một cách có hệ thống không hề đem lại bằng chứng làm chỗ dựa cho giả thuyết có đối chọi về bản chất giữa quyền công dân với hiệu năng kinh tế (…).     
Cũng cần xem xét chi tiết của liên hệ nhân quả được đem ra làm cơ sở đại cương cho tác động của chính sách độc đoán trên trù phú kinh tế. Ngày nay, ta biết khá rõ tiến trình đưa đến thành công kinh tế ở Nam Hàn chẳng hạn. Nhiều yếu tố đóng vai trò tích cực, trong đó phải kể tới việc sử dụng thị trường thế giới, sự mở cửa cho cạnh tranh, tỷ suất người biết đọc cao, việc thành công trong cải cách điền địa, chọn lựa những biện pháp thuận lợi cho phát triển và xuất khẩu. Không có gì cho phép nghĩ rằng các chiến lược xã hội và kinh tế đó không thể đi cùng với dân chủ rộng rãi hơn, hay là các chiến lược ấy bắt buộc phải dựa trên những cung cách độc đoán mà Nam Hàn đã áp dụng trong thực tế »[24].           
Một số nhà nghiên cứu cho thấy nhịp tiến triển của quyền công dân và quyền kinh tế là những nhịp phân kỳ. Có những nhà nghiên cứu khác lại chứng minh quyền công dân và quyền chính trị có tác động đích thực trên tiến triển kinh tế. Mặc dù chế độ dân chủ tự nó không nhất thiết dẫn đến sung mãn về kinh tế, trái lại có những nước dân chủ đang lụn bại về kinh tế[25], nhưng thực tại khách quan hình như đang kiểm chứng xác quyết theo đó một nước càng phát triển kinh tế càng có khả năng kiến tạo và duy trì chế độ dân chủ.
            Theo nghiên cứu của Ronald Inglehart và Renata Siemienska, chế độ dân chủ có thể thực hiện ở những nước nghèo. Tuy nhiên, vận may của nó thật mỏng manh và ít ỏi. Trong số 42 nước, vào năm 1987, có lợi tức bình quân trên đầu người dưới 500 đôla, chỉ một nước duy nhất (Ấn-độ) có chế độ dân chủ và trong số 23 nước có lợi tức bình quân trên đầu người từ 500 đến 1000 đôla, chỉ có 5 nước thuộc khối dân chủ. Như vậy, trong số 65 nước nghèo nhất trên tổng số 129 nước được nghiên cứu, chỉ vỏn vẹn 6 nước được xếp vào “phạm trù dân chủ”. Trong khi đó, một phân nửa của 38 nước có lợi tức bình quân trên đầu người từ 1000 đến 7000 đôla thuộc khối dân chủ. Với những biến đổi chính trị trong thập niên vừa qua, đặc biệt sau khi khối xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu tan rã, đa số các nước thuộc nhóm này theo thể chế dân chủ. Cuối cùng, trong số 26 nước có lợi tức bình quân đầu người trên 7000 đôla, tất cả đều thuộc khối dân chủ, ngoại trừ 5 trường hợp đặc biệt là: Arabia Saudi, Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất, Kuwait, Hồng Kông và Singapore[26].
Trong viễn tượng đó, mặc dù chế độ dân chủ có thể thực hiện tại các nước nghèo và chậm tiến, nhưng chỉ là một vài trường hợp lẻ loi. Hình như khi người dân ăn chưa đủ no, mặc chưa đủ ấm, tất cả mọi nỗ lực của họ đều đổ dồn vào việc giải quyết vấn đề sinh tồn cốt yếu. Dân chủ, tự do, nhân quyền…. tạm được coi là một thứ xa xỉ phẩm hay một thứ giá trị phụ thuộc. Chỉ khi nào cuộc sống tạm ổn định thì những giá trị tự do nói trên mới xuất hiện như những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống.
Dù rằng hôm nay ít ai có thể phủ nhận ảnh hưởng quan trọng của phát triển kinh tế trong tiến trình dân chủ hóa và việc bảo vệ nhân quyền, tuy nhiên cũng không thể quả quyết rằng phát triển kinh tế là “nguyên nhân” của chế độ dân chủ. Đúng hơn có lẽ phải nói “tiền đề phát triển” sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho một “hậu luận dân chủ”. Thật vậy, dân chủ là một tiến trình phức tạp, đa dạng và đòi hỏi rất nhiều yếu tố như văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, tôn giáo… chứ không thể đồng hóa dễ dàng với phát triển kinh tế. Trong thế giới Hồi giáo chẳng hạn, xét về phương diện dân chủ, hầu như không thấy một khác biệt đáng kể nào giữa các nước giàu như Iran, Irắc, Arabia Saudi với các nước nghèo khác thuộc Hồi giáo.
Theo một số chuyên gia, tự bản chất tự do kinh tế cũng gắn bó với một trào lưu tư tưởng, một lối nghĩ, một nếp sống, một cách thế hành động, một phương pháp tổ chức xã hội … đòi hỏi nhiều tự do cá nhân và nhiều ngõ mở dẫn đến thể chế dân chủ. Milton Friedman, giải Nobel kinh tế và một trong những lý thuyết gia tên tuổi của phái tân tự do kinh tế, cho rằng “tự do kinh tế là điều kiện thiết yếu của tự do chính trị. Khi cho phép con người được tự do hợp tác với nhau, ngoài vòng cương tỏa của các trung tâm quyền lực, tự do kinh tế đã giảm nhẹ sức áp đặt của quyền bính chính trị trên người dân. Hơn nữa khi xóa bỏ chế độ kinh tế bao cấp, kinh tế thị trường làm suy yếu mọi hình thức tập trung quyền lực”[27].
Michael Novak, một thần học gia theo khuynh hướng tân tư do kinh tế, có vẻ lạc quan hơn khi cho rằng “nếu như một số “con hoang” của tư bản chủ nghĩa có thể chung sống một thời gian với các chế độ phi dân chủ, tư bản chủ nghĩa tự thân phải dẫn đến chế độ dân chủ, bởi vì nếu thiếu tự do chính trị, tự do kinh tế tự nó sẽ không đứng vững. Khi người công dân được hưởng tự do kinh tế, sớm muộn họ sẽ đòi hỏi các quyền tự do khác. Đó là trường hợp đã xảy ra ở một số nước độc tài hay quân chủ, sau khi du nhập tự do kinh tế đã dần dần mở cửa cho chế độ dân chủ, chẳng hạn như đã xảy ra trong các thập niên vừa qua tại Hy-lạp, Bồ-đào-nha, Tây-ban-nha và nhiều nước khác”[28].
Thông thường người ta cũng hay phân biệt giữa “tư bản man rợ”, thứ tư bản ở vào giai đoạn đầu của cuộc cách mạng công nghiệp, cũng như tình trạng hiện tại của nó ở các nước chậm tiến, với “tư bản giàu sang” và “phát triển” ở các nước kỹ nghệ hóa ngày hôm nay. Nếu đúng như thế, phải chăng càng giàu và phát triển, chế độ tư bản càng khai hóa, bớt man rợ và ít bóc lột hơn? Phải chăng « cái khó bó cái khôn » và « giàu sang sinh lễ nghĩa », như cổ nhân ta đã nói? Phải chăng đó cũng là sự cách biệt sờ sờ giữa hãng giàu với hãng nghèo, giữa xí nghiệp đăng ký, chấp hành nghiêm túc những qui định của pháp luật với xí nghiệp chui, phi luật lệ?
Ông Chris Patten, thống đốc cuối cùng của Hồng Kông, có lẽ cũng tán đồng quan điểm trên khi viết : “Không cần phải là người truyền bá của một hình thức dân chủ đặc biệt nào người ta cũng tin được rằng ở mọi nước, khi người dân đã sung túc hơn, di chuyển nhiều hơn, biết đọc, biết viết, biết sử dụng máy viễn sao (fax), thì họ sẽ muốn được tham dự tích cực hơn trong những quyết định nhân danh họ. Các nhà cầm quyền ở Á châu nên ý thức rằng tăng trưởng kinh tế và thị trường tự do sớm muộn sẽ dẫn đến việc đòi hỏi một chính quyền mở rộng hơn”[29].
            Sau khi làm một phân tích sắc nét về những giao lưu, tương đồng và tương phản giữa chế độ dân chủ và chủ nghĩa tự do kinh tế suốt dọc mấy thế kỷ vừa qua, giáo sư Norberto Bobbio, thượng nghị sĩ suốt đời thuộc tả phái ở Ý, cho rằng mặc dù trong qúa khứ có nhiều xung khắc giữa tự do chính trị và tự do kinh tế, trong tương lai có lẽ hai trào lưu này sẽ xích lại gần nhau hơn. Theo ông, chế độ dân chủ hiện đại không những không tương phản với chủ nghĩa tự do, trái lại, trong một mức độ nào đó có thể coi dân chủ như là hệ luận tất nhiên của tự do. Thật vậy, “hôm nay chỉ duy những nước khai sinh từ các cuộc cách mạng tự do mới có được chế độ dân chủ, và chỉ duy những quốc gia dân chủ mới bảo vệ nhân quyền, trong khi đó tất cả những chế độ độc đoán trên thế giới thì vừa phản tự do, vừa phi dân chủ”[30].
 
V-        Thay lời kết
Trong bối cảnh kinh tế thị trường, đầy hy vọng nhưng đồng thời cũng tràn ngập căng thẳng và âu lo của thời toàn cầu hóa, xã hội không thể thiếu vắng nguyên tắc công bằng xã hội và những cơ cấu đặc biệt để bảo vệ những người ít may mắn và giảm thiểu sự chênh lệch ghê gớm giữa người giàu với người nghèo. Việc kết hợp hài hòa giữa bàn tay vô hình của thị trường với bàn tay pháp lý của Nhà nước và bàn tay liên đới của xã hội dân sự trở thành điều kiện cần thiết của một xã hội phát triển lành mạnh.
Chính trong viễn cảnh đó, Giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo đề nghị nối kết công bằng với liên đới và tình yêu: Không thể có yêu thương đích thực nếu chưa có công lý, nhưng vắng bóng tình thương, công lý sẽ trở thành lạnh lùng, chai cứng, thiếu sinh khí, thiếu con tim và chưa thể trở thành miền đất sống cho con người. Đoạn văn sau đây của Giáo chủ Gioan Phaolô II diễn tả một cách thật sắc nét mối tương quan sinh động giữa công lý với liên đới và yêu thương: “Lòng thương xót đích thực, theo một nghĩa nào đó, là suối nguồn sâu xa nhất làm phát sinh công lý. Nếu công lý tự nó thích hợp cho việc phân xử giữa người với người liên quan tới hành động phân phối của cải vật chất một cách công bằng, thì tình yêu và chỉ có tình yêu (bao gồm cả thứ tình yêu khoan dung mà ta gọi là lòng xót thương) mới có thể trao trả con người về lại với chính mình. Lòng thương xót thật sự Kitô giáo, theo một nghĩa nào đó, cũng là hiện thân trọn vẹn nhất của bình đẳng giữa người với người và do đó cũng là hiện thân trọn vẹn nhất của công lý, vì trong lãnh vực riêng của nó, công lý cũng nhắm tới cùng một kết quả như thế”. Do đó, tất cả các Kitô hữu được mời gọi đi xa hơn công lý, can đảm vươn tới lòng yêu thương, tha thứ, từ bi, nhân ái.
–o0o–
 
 
HƯỚNG ĐẾN MỘT NỀN NHÂN BẢN TOÀN DIỆN VÀ LIÊN ĐỚI
“Khoá Tập huấn Hội thảo Giáo huấn Xã hội Công giáo và Con người”
                                                                                                               Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
NHẬP ĐỀ
Trong bài Tin Mừng Chúa Nhật III Mùa Vọng năm B người Do Thái đã hỏi ông Gioan Tẩy Giả là ai và tiên tri đã nói về chính mình: “Tôi là tiếng người hô trong hoang địa: Hãy sửa đường cho thẳng để Đức Chúa đi, như ngôn sứ Isaia đã nói” (Gr 1,23). Mỗi Kitô hữu chúng ta, đặc biệt là các thành viên của Uỷ ban Công lý và Hoà bình (UBCLHB), đều có thể trả lời cho người khác về bản thân và sứ mạng của mình như Gioan: chúng ta là tiếng người loan báo cho Đức Kitô và là người sửa đường cho Thiên Chúa. Nhưng con đường của Thiên Chúa là gì và phải sửa như thế nào?
Giáo Hội dạy chúng ta rằng: con người chính là con đường của Thiên Chúa, vì Ngôi lời của Thiên Chúa là Đức Giêsu Kitô đã làm người và cư ngụ giữa chúng ta (x. Ga 1,14). Hơn nữa, con người còn là con đường của Giáo Hội như Công đồng Vaticanô II, đặc biệt là ĐTC Gioan Phaolô II, đã xác định trong Thông điệp Đấng Cứu Độ Con Người (Redemptor Hominis, số 14; Tóm lược Học thuyết Xã hội Công Giáo, số 62).
Để xác định con người là ai và cần phải sửa đổi con đường đó như thế nào, Giáo hội Công giáo giới thiệu một nền nhân bản toàn diện và liên đới. Nền nhân bản này đã được Công đồng Vaticanô II giới thiệu trong Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes (Vui mừng và Hy vọng) vào năm 1965, và Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hoà bình khai triển trong Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo vào năm 2004 (x. UBBAXH/HĐGMVN, Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2007, phần Nhập đề, tr.29-49; chương I, tr.43-66; chương 3, tr.99-129).
Trong phạm vi bài này, chúng tôi xin trình bày đôi nét chính yếu của nền nhân bản Công giáo theo 3 điểm sau đây:
1. Tại sao gọi là nền nhân bản?
2. Nền nhân bản toàn diện bao gồm các lĩnh vực nào?
3. Sự liên đới của con người gồm các mối tương quan nào?
 
1. TẠI SAO GỌI LÀ NỀN NHÂN BẢN?
1.1. Định nghĩa
Nền nhân bản là một hệ thống suy tư và hành động, lấy con người làm gốc, làm nền tảng thay vì lấy vật chất hay thần linh. Nền nhân bản này đặt nền tảng trên giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo bao gồm những nguyên tắc để suy tư, những tiêu chuẩn để phán đoán và những chỉ dẫn để hành động (TLHTXHCG, số 7). Hệ thống suy tư giúp con người có những nhận thức đúng đắn về chính mình, về con người, về vạn vật cũng như về cả Thiên Chúa. Hệ thống hành động bao gồm những kỹ năng sống để con người thể hiện tốt đẹp và hiệu quả những nhận thức trên.
Nhân bản ở đây không có nghĩa là tạo ra thành nhiều bản giống hệt nhau như người ta thường nói: photocopy nhân bản một tài liệu (x. Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt 2005, NXB Đà Nẵng).
Nhân bản ở đây gần nghĩa với nhân văn: thuộc về văn hoá loài người. Từ nói gọn của chủ nghĩa nhân bản hay chủ nghĩa nhân văn. Tuy nhiên, chủ nghĩa nhân bản Công giáo này khác với chủ nghĩa nhân bản của Feuerbach (triết gia người Đức) vì thấy rõ được bản chất xã hội của con người và quá trình phát triển của con người trong xã hội (x. Hội đồng Quốc gia, Từ điển Bách khoa Việt Nam, Hà Nội, 1995).
Lưu ý về tên gọi “nền nhân bản”: Chúng ta dùng từ “nền nhân bản” thay vì “chủ nghĩa nhân bản” để tránh sự hiểu lầm rằng Giáo Hội đang muốn xây dựng một chủ nghĩa đối kháng với các chủ nghĩa đã từng có mặt hay đang ảnh hưởng trong đời sống con người như chủ nghĩa Tư bản, chủ nghĩa Cộng sản, chủ nghĩa Xã hội, chủ nghĩa Duy thực, Duy nghiệm, Duy tâm, Duy vật… Nền nhân bản này được xây dựng cho con người và vì con người nên bất cứ chế độ chính trị, tổ chức chính quyền, loại hình kinh tế, văn hoá, xã hội, tôn giáo nào cũng có thể tiếp nhận và hoà hợp, miễn là không đi ngược với những quyền lợi căn bản của con người, dù rằng nền nhân bản này có nói đến Thiên Chúa.
1.2. Những giai đoạn phát triển về nhận thức của con người
Trước đây, khi nhận thức của con người còn hạn hẹp, khoa học chưa phát triển, con người bái thờ những sức mạnh thiên nhiên hay vật chất vì thấy chúng mạnh hơn con người. “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”. Nhưng khi con người chế ngự được thiên nhiên, thì thần linh cũng biến mất. Chế tạo ra cột thu lôi thì thần Thiên Lôi cũng không còn.
Sau đó, con người lại tìm ra các thần linh tưởng tượng làm nguồn gốc cho những hoạt động tinh thần của mình như thần Zeus, Jupiter, Mars, Venus, Diana, Minerva… Đó là thời kỳ bái thần với nhiều hình thức mê tín. Con người cho rằng chỉ có thần linh bất tử là có giá trị, còn con người khả tử chỉ là đồ chơi của các thần. Nhưng khi con người khám phá ra những khả năng và giá trị tinh thần của chính mình thì các thần linh đó cũng không tồn tại.
Với khoa học tiến bộ, càng ngày con người càng ý thức rằng mình phải định hướng đúng những năng lực của chính mình vì chúng có thể phục vụ con người nhưng cũng có thể đè bẹp và huỷ diệt con người. Những quả bom nguyên tử nổ ở Hirosima và Nagasaki cũng như những bệnh nhân của chất độc Dioxin, của trò chơi trực tuyến (games online), phim sex… dạy ta điều đó.
Con người nhận ra rằng những bất ổn đang giày vò thế giới hôm nay gắn liền với những bất ổn căn bản hơn bắt nguồn từ thâm tâm con người vì trong chính con người đã có những yếu tố xung khắc nhau. Con người cảm thấy mình bị hạn chế về nhiều phương diện nhưng lại luôn có những khát vọng vô biên. Vì yếu đuối và tội lỗi, nhiều khi con người làm chuyện mình không muốn và không làm được điều mình muốn (x. Rm 7,14tt). Con người luôn muốn sống mãi, trẻ mãi, đẹp mãi, quyền năng vô hạn và hạnh phúc vô biên. Những tôn giáo lớn xuất hiện để đáp ứng những đòi hỏi này của con người.
Vì thế, con người vẫn không ngừng đặt ra những câu hỏi cơ bản cho cuộc sống của mình như: Con người là gì? Làm sao giải thích được đau khổ, sự dữ và cái chết? Tại sao có nhiều tiến bộ của khoa học kỹ thuật như thế mà chúng vẫn tồn tại? Con người có thể đem lại gì cho xã hội và mong đợi gì ở xã hội? Cái gì sẽ theo sau cuộc sống ở trần gian này? (x. CĐ Vat.II, HC Gaudium et Spes, số 10).
1.3. Đi tìm một định nghĩa đích thực về con người
Người – con người: theo định nghĩa là động vật tiến hoá nhất, có khả năng nói, tư duy, sáng tạo và sử dụng công cụ trong quá trình lao động xã hội (x. Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt 2005, NXB Đà Nẵng) hay “sinh vật thuộc giống người, đánh dấu trình độ phát triển cao của cơ thể sống trên trái đất” (x. Hội đồng Quốc gia, Từ điển Bách khoa Việt Nam, Hà Nội, 1995).
Với những khám phá của khoa Cổ Sinh vật học và Vũ trụ học, người ta biết được vũ trụ vạn vật thoát thai từ vụ nổ “big bang” cách nay 15 tỷ năm, với hàng trăm ngàn thiên hà hình thành, trong đó có thiên hà của chúng ta với khoảng 400 triệu ngôi sao giống như mặt trời xuất hiện cách ta khoảng 12 tỷ năm. Trái đất là một hành tinh tách ra từ mặt trời cách đây 8 tỷ năm. Sau đó trái đất, với những chất khí Oxy, Hydro, Nitơ… tổng hợp thành những chất càng ngày càng phức tạp. Cách đây 1 tỷ năm, tế bào sống đầu tiên xuất hiện. Tế bào ấy càng ngày càng phân hoá phức tạp thành đơn bào, đa bào, các sinh vật hạ đẳng, các loài có xương sống; rồi các động vật thượng đẳng. sau đó xuất hiện người vượn Pliopitec cách đây 37 triệu năm; Ramapitec, 12 triệu năm; Ostralopitec, 3 triệu năm; Con người đứng thẳng, 1 triệu năm; con người tiền sử vùng sông Solô, 250.000 năm; người Neoderthan, 150.000 năm; người Cromagnon biết suy tư “Homo Sapiens” cách 40.000 năm.
Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn thẳng vào con người trong dòng tiến hoá của mình, con người sẽ không bao giờ tìm ra được nguồn gốc, giá trị và ý nghĩa sự hiện hữu của mình giống như khi ta phân tích bộ phận của một cây viết hay 1 cái đồng hồ.Nhờ tinh thần suy tư, con người vượt ra khỏi vòng tiến hoá để khám phá ra nguồn gốc của vạn vật và của chính mình.
Trong những dòng lịch sử suy tư của con người, người ta đã định nghĩa con người là “con vật biết suy tư” (animal rationabile), coi con người là sự kết hợp giữa thể xác và linh hồn. Quan niệm duy tâm cho bản chất con người là tinh thần, là l‎ý tính. Quan niệm duy vật cho bản chất con người là do vật chất biến hoá ngẫu nhiên mà thành. Quan niệm siêu hình chỉ nhìn thấy con người riêng rẽ về mặt sinh học hay tâm l‎ý (x. Hội đồng Quốc gia, Từ điển Bách khoa Việt Nam, Hà Nội, 1995).
Trong lịch sử, nhiều ‎ý thức hệ, triết học, tôn giáo, trong đó có cả Kitô giáo, đã có lúc quá chú trọng đến hình thức, nghi lễ dành cho thần linh, cho Thiên Chúa mà coi nhẹ những hoạt động dành cho con người. Đây cũng là một trong các nguyên nhân phát sinh ra những thái độ của con người chối từ thần thánh, tạo nên chủ nghĩa vô thần. Những chủ nghĩa này đã nhân danh con người hay xã hội loài người để đòi lại những gì mà các tôn giáo đã dành cho thần linh, cho Thiên Chúa (x. CĐ Vat. II, HC Gaudium et Spes, số 19-21).
Từ Công đồng Vatican II, Giáo hội Công giáo đã bắt đầu xây dựng một nền nhân bản dựa vào Chúa Kitô để làm sáng tỏ mầu nhiệm về con người và mời gọi mọi người cùng tìm giải đáp cho những vấn đề chính yếu của thời đại (x. CĐ Vat.II, HC Gaudium et Spes, số 10).
Giáo hội Công giáo đã xác định rằng con người là con đường của Giáo Hội (x. UBBAXH/HĐGMVN, Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2007, số 62) và cũng là con đường của Thiên Chúa, vì “Ngôi Lời Thiên Chúa đã làm người” trở thành Đức Giêsu Kitô (Kinh Thánh Tân Ước, Tin Mừng Gioan 1,14). Người sống với con người để làm cho tất cả những giá trị của con người thành cao cả, vô biên vì “mầu nhiệm về con người chỉ thực sự được sáng tỏ trong Đức Giêsu Kitô” (x. CĐ Vat.II, HC Gaudium et Spes, số 22).
1.4. Quan điểm của Giáo hội Công giáo về con người
Toàn bộ học thuyết xã hội Công giáo là sự triển khai nguyên tắc con người có phẩm giá bất khả xâm phạm vì con người là “hình ảnh của Thiên Chúa” (TLHTXHCG, số 107): “Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình. Ngài sáng tạo con người có nam có nữ” (St 1,27) và đặt con người vào trung tâm và chóp đỉnh của trật tự sáng tạo.
Con người, theo tiếng Hipry là Adam, được tạo dựng từ đất (adamah) và Thiên Chúa thổi hơi sự sống vào mũi Adam (x. St 2,7). “Bởi vì con người được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa, con người có phẩm giá của một ngôi vị, không phải chỉ là một ‘cái gì đó’ mà là một ‘ai đó’. Con người có khả năng biết mình, làm chủ mình, tự do hiến mình và tự nguyện hiệp thông với người khác. Hơn thế nữa, con người được ơn Chúa mời gọi k‎ý kết giao ước với Đấng Tạo Hoá của mình, lấy đức tin và tình yêu đáp trả Ngài” (số 108).
Quan hệ giữa Thiên Chúa và con người được phản ánh trong chiều hướng tương quan và xã hội của bản tính con người. Con người không phải là một hữu thể cô độc, mà là một hữu thể xã hội, không thể nào sống cũng như không thể nào phát triển tiềm năng của mình bao lâu con người không liên hệ với người khác. Hình ảnh người phụ nữ Eva là một hữu thể cùng xương cùng thịt với chính Adam (x. St 2,23) cho ta hiểu tầm quan trọng của “người khác” trong cuộc sống con người. Trong mỗi người thân cận của mình, bất kể là nam hay nữ, đều có sự phản ánh của chính Thiên Chúa (số 110). Cả hai hiệp thông với nhau, làm cho mình được sung mãn nhờ sự hiến thân chân thành và tham gia vào hành động sáng tạo của Thiên Chúa để phục vụ cho sự sống (x. St 1,28).
Con người còn hiện diện với tất cả các thụ tạo khác. Họ có khả năng và bổn phận lấy các thụ tạo khác phục vụ mình và hưởng dùng chúng, nhưng việc chế ngự thế giới đòi hỏi họ phải thi hành trách nhiệm chứ không được tự do khai thác tuỳ tiện và ích kỷ vì Thiên Chúa đã trao cho con người quyền bá chủ trái đất, “đặt tên cho vạn vật” (x. St 2,19-20) và mọi thụ tạo đều có giá trị, tốt lành trước mặt Chúa là tác giả của chúng (x. St 1,4.10.12.18.21.25) (số 113).
Con người cũng có tương quan với chính mình và có khả năng suy tư về chính mình nhờ tâm hồn. Tâm hồn chỉ rõ sự thiêng liêng bên trong con người, phân biệt con người với các thụ tạo khác. Thiên Chúa cũng đặt vào tâm trí con người ý niệm vĩnh cửu, ban cho con người những khả năng thiêng liêng như l‎ý trí, sự phân biệt tốt xấu, ý muốn tự do và chia sẻ cho con người sự sống vĩnh hằng, nguồn chân thiện mỹ vô tận và hạnh phúc vô biên (số 114).
Tuy nhiên, khi Adam và Eva chiều theo tên cám dỗ, con người đã đánh mất sự thánh thiện và công chính nguyên thuỷ khi cắt đứt mối quan hệ mật thiết với Thiên Chúa, bất phục tùng Ngài (x. Rm 5,19). Đó là tội nguyên tổ. Hậu quả của tội lỗi chính là sự tha hoá, tức là sự xa rời của con người không những với Chúa mà còn với chính mình, với người khác và với thế giới chung quanh (x. St 3,12).
Để phục hồi con người trở lại tình trạng tốt đẹp như trước khi Adam phạm tội và hơn nữa còn thăng hoa con người cho xứng với tình yêu của mình, Thiên Chúa đã sai Con của Ngài là Ngôi Lời Thiên Chúa trở thành con người, thành Đức Giêsu Kitô. Đó là công trình cứu độ. Đức Kitô là hình ảnh của Thiên Chúa (x. 2Cr 4,4; Cl 1,15) đã làm cho hình ảnh và nét tương đồng với Thiên Chúa nơi con người được sáng lên đầy đủ và được thể hiện trọn vẹn. Cùng với con người, ơn cứu độ cũng được thực hiện cho muôn loài thọ tạo (x. Rm 8,18-22) (Giáo l‎‎ý Hội Thánh Công giáo, số 121-123).
1.5. Mục đích của nền nhân bản toàn diện và liên đới
Nền nhân bản này nhằm mục tiêu là đổi mới và xây dựng mỗi người tín hữu thành hiện thân sống động của Đức Giêsu Kitô. Người là con người mới, con người hoàn hảo, là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình (Cl 1,15), là Ađam mới (x. Rm 5,14) vì nhờ Người mà “bản tính nhân loại của chúng ta đã được nâng lên một phẩm giá siêu việt qua mầu nhiệm khổ nạn và phục sinh của Người” (CĐ Vat.II, HC Gaudium et Spes, số 22).
Người tín hữu nhờ kết hợp với Đức Kitô sẽ nhận được “những hoa trái đầu mùa của Thánh Thần” (Rm 8,23) để trở thành con người mới có khả năng chu toàn lề luật yêu thương mới (x. Mt 22,40; Ga 15,12; Rm 8,1-11), xây dựng được nền văn minh tình yêu (x. Tóm lược HTXH của GHCG, số 575-580) cho cộng đồng nhân loại vì Đức Giêsu Kitô là nguyên mẫu và là nền tảng của nhân loại mới này (x. Tóm lược HTXH của GHCG, số 431).
Lúc đó loài người chúng ta vượt qua bí ẩn của đau khổ và sự chết để sống trọn vẹn trong niềm vui, bình an và tình yêu của Thiên Chúa (x. Tóm lược HTXH của GHCG, số 583).
 
2. NỀN NHÂN BẢN TOÀN DIỆN BAO GỒM CÁC LĨNH VỰC NÀO?
Nền nhân bản toàn diện bao gồm mọi lĩnh vực của con người như thể chất và tinh thần, cá nhân và tập thể, tự nhiên và siêu nhiên, nội tâm và ngoại giới vì con người thật sự là một mầu nhiệm không thể nào khám phá cho cùng.
Công đồng Vatican II đã lưu ý đến những lĩnh vực này trong các văn kiện, nhất là trong Hiến chế Gaudium et Spes, trong đó, Công đồng lưu tâm đến thân phận con người trong thế giới ngày nay, đến phẩm giá cao cả của con người, đến cộng đồng nhân loại và sinh hoạt của con người trong thế giới và vũ trụ. Công đồng cũng lưu ý đến một số vấn đề khẩn thiết như hôn nhân và gia đình, giáo dục và văn hoá, kinh tế và chính trị, chiến tranh và hoà bình, đối thoại liên tôn và các phương tiện truyền thông xã hội.
Bốn mươi năm sau Công đồng, Giáo hội Công giáo tổng hợp những vấn đề của con người trong cuốn Tóm lược HTXH của GHCG thành những chủ đề có tính tổng quát và đưa ra những nguyên tắc hướng dẫn rõ ràng, mạch lạc hơn. Ta có thể tóm tắt vào mấy lĩnh vực chính sau đây:
2.1. Thể chất và tinh thần
Con người được Thiên Chúa tạo dựng thành một thể thống nhất với tinh thần và thể xác (x. UBBAXH/HĐGMVN, Tóm lược HTXH của GHCG, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2007, số 127; CĐ Vat. Gaudium et Spes, số 14). Hai yếu tố thể xác và tinh thần đều do Thiên Chúa dựng nên, chứ không phải bắt nguồn từ hai phía đối nghịch nhau (Thuyết Nhị Nguyên) (x. CĐ Vat.II, Gaudium et Spes, số 14). “Tinh thần lành mạnh trong một thể xác tráng kiện” (Anima sana in corpore sano).
Thông qua thân xác mình, con người thống nhất nơi mìnhcác yếu tố của thế giới vật chất (UBBAXH/HĐGMVN, Tóm lược HTXH của GHCG, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2007, số 128). Mỗi ngày, qua đồ ăn, thức uống, khí trời, con người hoà hợp với vạn vật và thống nhất chúng nơi mình.
Nhờ tinh thần, con người có thể đi vào vạn vật để khám phá ra chúng và thấy mình vượt lên trên thế giới vật chất bên ngoài với phẩm giá độc đáo và lương tâm ngay chính.


2.2. Nội tâm và ngoại giới
Con người khám phá ra mình hiện hữu như một cái “tôi” độc lập, có khả năng hiểu mình, làm chủ mình và tự quyết về mình (x. UBBAXH/HĐGMVN, Tóm lược HTXH của GHCG, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2007, số 131).
Khoa Tâm lý học cũng khám phá ra cấu trúc phức tạp của tinh thần con người với những tầng lớp như ý thức, tiềm thức, vô thức tác động lên nhau và ảnh hưởng lẫn nhau cũng như những khả năng lạ lùng của con người với trí nhớ, trí hiểu, trí tưởng tượng, ý chí, tình cảm, khả năng hoạt động… khiến cho mỗi con người trở thành độc đáo với sứ mạng đặc biệt của riêng mình.
2.3. Tự nhiên và siêu nhiên
Ngoài những gì tồn tại trong thế giới vật chất, hoặc do con người làm ra, có thể cân đo đong đếm hay xác định được trong không gian và thời gian, con người còn cảm nghiệm được nhiều điều thuộc về lĩnh vực siêu nhiên. Lĩnh vực siêu nhiên này mời gọi con người khám phá để phát huy những khả năng vô tận của con người vượt lên trên nền văn minh khoa học kỹ thuật hiện nay. Con người có thể mở lòng mình để đón nhận những ân phúc như những quà tặng của Thiên Chúa và trao đổi những giá trị tinh thần cho người khác như tình yêu, lòng nhân ái, lời cầu nguyện…
Khi nhận ra mình có tự do như quà tặng của Thiên Chúa ban cho con người và muôn loài có tinh thần để yêu Ngài, vì Ngài là tình yêu (1Ga 4,8.16), thì con người cũng có thể khước từ tình yêu Thiên Chúa (Sđd, số 128; CĐ Vat.II Gaudium et Spes, số 14). Và con người đã làm thế trong đời sống của mình. Con người cắt đứt với nguồn chân thiện mỹ là Thiên Chúa nên con người đã cảm nghiệm những nổi loạn của thân xác, làm nô lệ cho những xu hướng xấu xa của tinh thần dẫn con người đến tội lỗi (1Cr 6,13-20; Rm 7,24; CĐ Vat.II Gaudium et Spes, số 13). Vì thế, con người cần luyện tập những đức tính và loại bỏ những tật xấu ra khỏi cuộc sống của mình.
2.4. Cá nhân và tập thể
Nhờ tinh thần, con người có thể gặp gỡ được những con người khác để xây dựng thành những cộngg đồng yêu thương. Cộng đồng đầu tiên và cơ bản là gia đình với định chế hôn nhân, với nhiệm vụ nuôi nấng và giáo dục con cái. Cộng đồng rộng lớn hơn là xã hội, tập thể để xây dựng nên nền văn hoá dân tộc với những mối liên hệ với tổ tiên, ông bà.
Hơn nữa, con người có thể mở ra với siêu việt để gặp gỡ được tinh thần tuyệt đối là Thiên Chúa ngay trong cõi thâm sâu của lòng mình và gặp gỡ những thụ tạo khác để xây dựng và phát triển một cộng đồng yêu thương (x. UBBAXH/HĐGMVN, Tóm lược HTXH của GHCG, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2007, số 128, 129, 130).
3. SỰ LIÊN ĐỚI CỦA CON NGƯỜI GỒM CÁC MỐI TƯƠNG QUAN NÀO?
Con người toàn diện có 4 mối tương quan căn bản kèm theo 4 tinh thần để thể hiện mối quan hệ ấy:
3.1. Trong tương quan với Thiên Chúa, con người giữ tinh thần thảo hiếu, vì Ngài là nguồn của mọi hiện hữu, của chân thiện mỹ, của sự sống vĩnh hằng và hạnh phúc vô biên. Con người sẽ giữ tinh thần thảo hiếu này đối với cha mẹ, thầy dạy, ông bà, tổ tiên, dân tộc, là những người thay mặt Chúa chuyển sự sống, sự thật, tình yêu và ân phúc cho ta.
3.2. Trong tương quan với mọi người sống trên trái đất và cả trong vũ trụ, con người giữ tinh thần huynh đệ, đối xử với nhau như anh em trong cùng một đại gia đình, không kỳ thị vì bất cứ khác biệt nào. Con người thể hiện tinh thần huynh đệ này bằng cách tránh những hành vi tiêu cực như tôn thờ ngẫu tượng, dối trá, tham lam, bất công, dâm đãng, xúc phạm đến thân xác hay danh dự người khác theo tinh thần của Mười Điều Răn và bằng cách thể hiện những hành vi tích cực qua đời sống thanh bần, hiền hoà, trong sáng, bác ái, chân thực, ôn hoà, liêm chính, dám hy sinh vì đại nghĩa, dám chấp nhận những thiệt thòi theo tinh thần Tám Mối Phúc của Đức Giêsu.
3.3. Trong tương quan với vạn vật, con người giữ tinh thần huynh trưởng để chuyên cần học hỏi, siêng năng lao động, bảo vệ môi trường sống, biết chia sẻ những tài nguyên và vật lực cho người yếu kém, sống tiết kiệm và giản dị như những anh chị lớn thay mặt cho Đấng Tạo Hoá quản lý muôn loài (x. Kinh Thánh Cựu Ước, Sách Sáng Thế 1,28) và loan báo Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo (x. Kinh Thánh Tân Ước, Tin Mừng Marcô 16,15).
3.4. Trong tương quan với chính mình, con người giữ tinh thần tự chủ: làm chủ bản thân, tình cảm, những tham vọng và cả dục vọng để trở thành một con người tự do thật sự trước mọi ràng buộc của cuộc sống. Làm chủ thời giờ, tiền bạc, tài năng và ân huệ Chúa ban để mỗi giây phút sống đều tạo ra những giá trị tích cực cho đời mình và đời người. Một nụ cười, một lời cám ơn, một lời xin lỗi, một câu khích lệ chỉ tốn vài giây, nhưng thử hỏi mỗi ngày chúng ta đã thể hiện được bao nhiêu cho người thân, cho bạn bè và những người ở quanh ta để giảm sự căng thẳng và những áp lực trong cuộc sống!
KẾT LUẬN
Giới thiệu đôi nét về nền nhân bản toàn diện và liên đới của Công giáo trong khoá tập huấn hội thảo này để mở ra cho một chương trình hành động mới của UBCLHB trong năm 2012 như một định hướng cần thiết. Xin Chúa và Mẹ Maria chúc lành cho những hoạt động của chúng ta để đổi mới chính mình và xây dựng nền văn minh tình thương.
–o0o–
 
 
GIÁO HUẤN XÃ HỘI CÔNG GIÁO
VÀ VIỆC XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÌNH YÊU
NƠI NGƯỜI VIỆT NAM
Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
 
Lời ngỏ
“Văn minh tình yêu” hình như là ngôn ngữ thời thượng trong Giáo hội Công giáo mà những hội nghị lớn nhỏ, những bài viết ngắn dài đều muốn đưa vào cho có vẻ cho hợp với thời đại. Nhưng dù sao đây cũng là dấu hiệt tốt nói lên sự quan tâm của Giáo hội Công giáo và nhiều tín hữu thật sự muốn xây dựng và thể hiện nền văn minh tình yêu trong đời sống cho cộng đồng nhân loại.
Trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ muốn cùng các bạn tìm hiểu sơ qua xem Giáo huấn Xã hội Công giáo nói gì về nền văn minh tình yêu và trình bày sơ đồ việc xây dựng nền văn minh tình yêu nơi con người Việt Nam như một gợi ý cho hoạt động của Giáo hội Công giáo Việt Nam, đặc biệt cho Uỷ ban Công lý và Hoà bình.
Bài được trình bày theo những điểm chính sau đây:
1. Xác định từ ngữ;
2. Giáo huấn xã hội của Công Giáo và nền văn minh tình yêu;
3. Lược đồ xây dựng nền văn minh tình yêu nơi người Việt Nam.
 
1. Xác định từ ngữ.
1.1. Văn minh
1.1.1. Định nghĩa:
Theo nghĩa chữ: văn là vẻ đẹp, là cái có giá trị, là văn hoá; minh là sáng. Văn minh là điểm sáng của vẻ đẹp, của giá trị, là đỉnh cao của văn hoá. 
Giáo sư Trần Ngọc Thêm khi phân biệt văn minh với văn hoá có nhắc đến văn minh là khái niệm mang tính quốc tế, có nguồn gốc từ phương Tây đô thị và chỉ trình độ phát triển nhất định của văn hoá chủ yếu về phương diện vật chất. Còn văn hoá là một “hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần, do con người sáng tạo ra và tích luỹ qua quá trình hành động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” (x. Trần Ngọc Thêm, Tìm hiểu về Bản sắc Văn hóa Việt Nam, NXB Tổng Hợp TP. HCM, 2004, tr. 25- 27).
Công đồng Vaticanô II đã xác định văn hoá có ý nghĩa bao trùm toàn bộ sinh hoạt của con người: “Theo nghĩa tổng quát, từ văn hoá chỉ tất cả những gì con người dùng để trau dồi và phát triển các năng khiếu đa diện của tâm hồn và thể xác; cố gắng chế ngự cả trái đất bằng tri thức và lao động; làm cho đời sống xã hội, đời sống gia đình cũng như đời sống chính trị trở thành nhân đạo hơn, nhờ sự tiến bộ trong các tập tục và định chế; sau hết, diễn tả, thông truyền và bảo tồn trong các công trình của mình, những kinh nghiệm tinh thần và hoài bão lớn lao của các thời đại, để giúp cho nhiều người và toàn thể nhân loại tiến bộ hơn” (x. HC Gaudium et spes, số 53).
Vì thế, văn minh gắn chặt với văn hoá, với những giá trị cao quý mà văn hoá đạt được nhưng ở mức độ cao hơn (x. Cđ. Vaticanô II, HC Mục vụ Gaudium et Spes số 9, 19, 27, 45, 53, 54, 59).
Theo định nghĩa của các từ điển:
– Văn minh là trình độ đạt được trong sự phát triển văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của loài người trong từng giai đoạn (x. Hội đồng Quốc gia, Từ điển Bách Khoa Việt Nam, NXB Từ Điển Bác Khoa, 2005).
Văn minh là trình độ phát triển đạt đến một mức nhất định của xã hội loài người, có nền văn minh vật chất và tinh thần với những đặc trưng riêng (x. Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2005).
1.1.2. Phân loại:
Nói chung, văn minh đối lập với những gì là lạc hậu, dã man, phản tiến bộ, phi nhân tính. Văn minh là một giai đoạn trong sự phát triển của nhân loại đi từ giai đoạn mông muội, dã man tới văn minh (x. Tự điển Bách khoa Việt Nam).
Người ta thường chia văn minh cổ đại và văn minh hiện đại. Văn minh cổ đại tiêu biểu là là sự phát triển rực rỡ của các quốc gia Ai Cập, Hy lạp, La Mã cổ đại. Văn minh hiện đại gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp và hậu công nghiệp. Văn minh hiện đại còn được chia thành: văn minh công nghiệp và văn minh tin học gắn liền với cuộc các mạng kỹ thuật điện tử tin học hiện nay.
Trong lịch sử, người ta còn nhắc đến các nền văn minh Inca, Maya, Sông Ấn, văn minh nông nghiệp, văn minh lúa nước như ở Việt Nam và một số nước châu Á.
 
1.2. Tình yêu
1.2.1. Định nghĩa: Đây là một từ rất khó định nghĩa dù nó luôn được nhắc đến trong đời sống thường ngày.
4 cuốn Từ điển Bách Khoa Việt Nam không hay chưa có định nghĩa từ này.
Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học diễn tả: “Tình yêu là tình cảm nồng nhiệt làm cho gắn bó mật thiết và có trách nhiệm với người, với vật.” Thí dụ. Tình yêu quê hương. Nghĩa tiếp theo “Tình yêu là tình cảm yêu đương nam nữ”.
Chính vì để tránh hiểu lầm theo nghĩa thứ hai, nhiều bản văn Công giáo dùng từ “tình thương” thay cho tình yêu. Tuy nhiên, ngoài việc đồng nghĩa với tình yêu, tình thương theo định nghĩa là “có tình cảm gắn bó và thường tỏ ra quan tâm săn sóc”, nhất là nó mang đặc tính “thương hại”vì “cảm thấy đau đớn, xót xa trong lòng trước cảnh ngộ không may nào đó”.
1.2.2.      Phân loại.
Đức Thánh Cha (ĐTC) Bênêđictô XVI trong thông điệp Deus Caritas est (Thiên Chúa là Tình yêu) công bố ngày 29-5-2005 cũng đã dành nhiều số để phân loại và xác định ý nghĩa của tình yêu (x. Bênêđictô XVI, Deus Caritas est, số 3-11).
Ngôn ngữ Công Giáo Tây phương phân biệt nhiều loại tình yêu theo các nghĩa dịch từ chữ “amor”  và caritas của tiếng Latinh hay từ “eros” (tình ái), philia  (tình bằng hữu) và agape (tình bác ái ) của tiếng Hy Lạp.
Người ta phân loại tình yêu chiếm hữu (amor concupiscentiae) và tình yêu vị tha (amor benevolentiae), eros (tình yêu nhận về) và agape (tình yêu cho đi), eros (tình yêu nhằm những rung động thể xác) và agape (tình yêu hướng đến những hạnh phúc tinh thần).
Tuy nhiên, chúng ta nên lưu ý rằng con người là thực tại duy nhất hướng đến nhiều lĩnh vực khác nhau thì tình yêu là hoạt động của con người cũng chỉ là “một thực tại duy nhất nhưng với nhiều chiều kích khác nhau. Ở những thời điểm khác nhau, chiều kích này có thể xuất hiện rõ hơn chiều kích khác”. Nếu chúng ta tách rời các chiều kích tình yêu thì chỉ có nghĩa là làm nghèo nàn nó (x. Sđd, số 8). Nó cũng không còn là tình yêu của con người. Khi Thiên Chúa dựng nên con người giống hình ảnh mình, trao tình yêu cho con người là Ngài muốn con người thật sự yêu thương toàn diện và vô biên như Ngài. Con người được kêu gọi mở ra cho những chiều kích mới mẻ mà Thánh Kinh đã diễn tả (x. Sđd, số 9-11) và thể hiện tình yêu như Đức Kitô vì Người là hiện thân của Thiên Chúa Tình Yêu (x. Sđd, số 12-15).
 
2.Giáo huấn xã hội Công giáo và nền văn minh tình yêu
2.1. Một vài số liệu đáng ghi nhận:
Cụm từ “Văn minh Tình yêu” có lẽ được dùng đầu tiên với ĐTC Phaolô VI vào năm 1977 trong thông điệp Ngày Hoà bình Thế giới và được ĐTC Gioan Phaolô II nhắc đến ở số 10 của thông điệp Centesimus Annus (Bách Chu Niên) năm 1991 (x. Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo, (TLHTXHCG), số 103). Kể từ đó, từ này càng ngày càng được phổ biến trong các văn kiện của Giáo hội.
Trong toàn bộ cuốn Tóm Lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo, chúng ta thấy từ “văn minh tình yêu” chỉ được nhắc đến 3 lần ở các số 103, 391 và 582 mà thôi. Nó thua xa từ “văn hoá” được nhắc đến ở 110 số khác nhau và từ “tình yêu” được nhắc đến 132 số của cuốn sách và chỉ thua sau từ “con người”, được đề cập ở 332 số và là từ được nhắc đến nhiều nhất trong toàn bộ cuốn Tóm Lược.
Chúng tôi lưu ý mấy số liệu này để như muốn nói rằng nền văn minh tình yêu mà Giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo đề cập đến là một chủ đề bao gồm toàn bộ học thuyết xã hội Công giáo đặt nền tảng trên tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người cũng như của con người dành cho Thiên Chúa, cho anh chị em, cho vạn vật và cho chính mình.
 
2.2. Ý nghĩa của nền văn minh TY
Khi cổ vũ cho một nền văn minh lấy TY là nền tảng để xây dựng mọi mối tương quan của con người, là tiêu chuẩn để phán đoán mọi hành động nhân linh và là cùng đích để mọi hoạt động của con người hướng đến, Giáo hội muốn xây dựng một nền nhân bản toàn diện và liên đới cho con người (x. GHXHCG, số 1-19, số 20-59, số 105-159).
Tình yêu này không phải là những rung động nhất thời của con người dù mãnh liệt nhưng vẫn bị giới hạn bởi vật chất, không gian, thời gian, nhưng là một thực thể siêu việt, vĩnh hằng, vô biên, vô tận là chính Thiên Chúa như ĐTC Bênêđictô đã xác định “Thiên Chúa là tình yêu”.
Quả thực, kể từ khi con người biết suy tư cách đây 40.000 năm, chưa bao giờ con người thiết lập hay xây dựng được nền văn minh dựa trên tình yêu mà chỉ dựa vào sức mạnh của thiên nhiên để bái vật, sức mạnh của sản phẩm nông nghiệp, của cơ khí công nghiệp hay cuối cùng là của kỹ thuật tin học như ta đang sống trong giai đoạn hiện nay.
Kết quả là con người càng đặt nền văn minh dựa trên giá trị vật chất kỹ thuật, gắn bó nhiều với sức mạnh của thiên nhiên hay của chính mình, con người càng sống trong bất an và bất định, với những cuộc chiến tranh huỷ diệt, tương tàn.
Lịch sử văn minh nhân loại đã minh chứng điều đó. Những nước thuộc nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Lưỡng Hà, Hy Lạp, La Mã bây giờ còn đâu! Những nền văn minh như Maya, Inca ở châu Mỹ, Hồ Sat ở châu Phi, Indus ở châu Á với sông Ấn, sông Hằng còn lại được gì?! Những nền văn minh công nghiệp hiện đại lúc nào cũng nơm nớp lo sợ những cuộc chiến tranh thế giới lan rộng, khốc hại hơn 2 cuộc thế chiến vừa qua (1914-18 và 1939-45) mà 2 quả bom hạt nhân nổ ở Hiroshima và Nagasaki năm 1945 là dấu hiệu báo động của tiến bộ công nghệ trong nền văn minh này.
3. Xây dựng nền VMTY cho người Việt Nam theo GHXHCG
3.1. Nguyên tắc xây dựng nền VMTY
Chúng ta không cần dài dòng về những lập luận, những lý thuyết về tình yêu khi chúng ta hiểu được Đức Giêsu là tình yêu cụ thể của Thiên Chúa. Vì thế, muốn xây dựng nền VMTY đích thực và bền vững, chúng ta phải gắn bó mật thiết với Đức Kitô để Người chuyển thông cho chúng ta tình yêu Thiên Chúa và để Thánh Thần Tình Yêu thăng tiến và biến đổi tình yêu tự nhiên của chúng ta thành tình yêu tuyệt đối vĩnh hằng, vô biên của Thiên Chúa.
Con đường tình yêu này chỉ đơn giản là vậy, nhưng khi thực hiện lại rất khó khăn vì mỗi người chúng ta là một thực thể vô cùng phức tạp và nhiệm mầu. Tình yêu thực sự không chỉ đơn giản là tình yêu mông lung mà phải gắn liền với sự thật (x. ĐTC Bênêđictô XVI, Thông điệp Caritas in veritate (Bác ái trong sự thật). Đó là sự thật về chính bản thân con người và cả những yếu tố hình thành và tác động trên con người là xã hội, môi trường và vạn vật. Trên tất cả, sự thật này là chính Thiên Chúa, là Đức Giêsu Kitô-Ngôi Lời Thiên Chúa làm người, mà con người phải tìm hiểu, yêu mến và gắn bó mật thiết thì mới thấy được phẩm giá cao quý của mình và vạn vật.
Vậy con người thật sự Việt Nam là ai, cấu trúc tâm lý xã hội văn hoá với các tầng lớp trong lịch sử hình thành dân tộc như thế nào, con người VN có những đức tính xã hội và tật xấu nào cho việc xây dựng nền VNTY? Sau khi khám phá sự thật về con người VN nói chung, mỗi người chúng ta còn được mời gọi để khám phá sự thật về chính mình với những hoàn cảnh, điều kiện khác nhau của cuộc sống để xây dựng nền VMTY nơi chính mình.
 3.2. Sơ đồ xây dựng nền VNTY
Đây là công trình lớn lao, đòi hỏi nhiều thời gian nghiên cứu, cộng tác của nhiều người. Chúng tôi chỉ xin tóm lược thành một sơ đồ cho những bước xây dựng nền VMTY để chúng ta thử bàn luận:
*Bước đầu tiên là khám phá con người trong nền nhân bản toàn diện nhờ GHXHCG
Giống như tất cả mọi loài thụ tạo, chúng ta được mời gọi để tìm hiểu về nguồn gốc hình thành nên con người, cũng là nguồn gốc hình thành nên nhận thức về Thiên Chúa nơi con người và những nhận thức khác.
Cuộc tiến hoá của vũ trụ vật chất diễn ra từ 15 tỷ năm qua sau vụ nổ “big bang”, 12 tỷ năm trước xuất hiện mặt trời, 8 tỷ năm trước trái đất xuất hiện nhờ tách ra từ mặt trời, sau đó các chất khí phối hợp với các chất khác hợp thành những hợp chất vô cơ, rồi hữu cơ và 1 tỷ năm trước xuất hiện tế bào sự sống đầu tiên. Rồi từ đơn bào xuất hiện đa bào, các sinh vật đơn giản đến sinh vật có xương sống, đến con khỉ, vượn người và con người tiền sử đứng thẳng cách đây 1 triệu năm, cuối cùng là “con người biết suy tư” (homo sapiens) như chúng ta cách đây 40.000 năm.
Nếu chỉ nhìn vào mình trong dòng tiến hoá của mình, con người sẽ không bao giờ tìm ra được nguồn gốc, giá trị và ý nghĩa sự hiện hữu của mình giống như khi chỉ nhìn vào và phân tích mấy bộ phận của một cây viết hay chiếc đồng hồ. Nhờ tinh thần biết suy tư, con người vượt ra khỏi vòng tiến hoá để khám phá ra nguồn gốc của vạn vật và của chính mình. Con người biết mình bắt nguồn từ chính Thiên Chúa như nguồn cội của sự sống, của chân thiện mỹ, của hạnh phúc vô biên vì con người đang cảm nhận được những điều đó.
Có xác định được cội nguồn, con người mới thấy mình có mối tương quan chặt chẽ với Thiên Chúa và các mối tương quan khác (với tha nhân, vạn vật, và chính mình) cũng như trong 4 lãnh vực khác nhau (thể xác và tinh thần, nội tâm và ngoại giới, cá nhân và tập thể, tự nhiên và siêu nhiên). GHXHCG đã nói rất rõ những điểm này trong nền nhân bản toàn diện và liên đới được trình bày trong phần Mở đầu và 4 chương đầu của cuốn Tóm Lược Học thuyết Xã hội Công giáo.
 
* Bước thứ hai: Khám phá ra con người cụ thể nhờ các khoa học xã hội nhân văn
Con người cụ thể hình thành từ 3 yếu tố:
– di sản văn hoá: do cha mẹ, ông bà, tổ tiên truyền lại.
– giáo dục tự thân: chính bản thân học hỏi làm việc, tập luyện cho mình.
– môi trường xã hội: tác động và ảnh hưởng đến con người.
Từ những con người cụ thể này các cộng đồng xã hội được hình thành: gia đình, cộng đồng, dân tộc, nhân loại. Muốn xây dựng nền VMTY, chúng ta phải bắt đầu từ những con người cụ thể, không phải từ những con người chung chung theo lý thuyết hay bất cứ ý thức hệ nào.
Phân tích yếu tố I : di sản văn hoá
Chúng ta hiểu mình là người VN, có bản sắc văn hoá riêng của người VN. Bản sắc này hình thành trong lịch sử dân tộc giống như những lớp đất chồng chất lên nhau mà nhà khảo cổ tâm lý học phải khám phá những tầng cấu trúc thì mới mong “trồng người” cách hiệu quả.
Chúng ta có thể nói sơ qua cấu trúc văn hoá này:
Dân tộc VN hình thành từ các chủng Cổ Mã Lai và Nam Á cách đây từ 10.000 năm đến 4.000 trước Công nguyên (TCN). Từ 4.000 năm đến năm 111 TCN, dân tộc Việt sống thành những bộ lạc có nền văn hoá nông nghiệp lúa nước, tin vào Ông Trời, văn hoá phồn thực, trọng nữ, trọng đức, trọng tình, trọng nghĩa, yêu chuộng và gắn bó với thiên nhiên.
Từ năm 111TCN đến năm 938 khi Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, dân Việt sống dưới ách đô hộ của người Trung Hoa, người Việt chịu ảnh hưởng của Tam giáo Đông Phương và văn hoá Trung Hoa như trọng nam, có nhiều đức tính như nhẫn nhục, chịu đựng, cẩn trọng nhưng cũng có thêm nhiều tật xấu như nghi ngờ, giả dối, hời hợt bên ngoài, nói xấu sau lưng người khác, làm việc hình thức, hay ăn cắp của công như hậu quả của thái độ tự bảo vệ và chống đối quân thù.
Từ năm 938 đến năm 1945, dân Việt sống tự chủ, độc lập với 10 triều vua lớn nhỏ, trong đó có 4 triều vua lớn là Lý, Trần, Lê, Nguyễn trong nền quân chủ chuyên chế độc tài. Thời kỳ này người Việt nhấn mạnh đến tính cách dòng tộc, làng xã, địa phương, chế độ đa thê, bất bình đẳng nam nữ, “một người làm quan cả họ được nhờ”, “phép vua thua lệ làng”. Với có mặt của Công giáo vào thế kỷ 17, người Việt biết thêm về dân chủ, bình đẳng nam nữ, hôn nhân một vợ một chồng, chữ Việt và khoa học sơ khởi.
Từ năm 1945 đến năm 1975, dân tộc lại rơi vào cuộc chiến tương tàn do cuộc đối đầu về ý thức hệ của chủ nghĩa tư bản và cộng sản, bên nào cũng muốn chứng minh chính nghĩa và sự thật của mình bằng những thủ đoạn chính trị, dối trá làm băng hoại tâm hồn người Việt nên người Việt rất khó tin tưởng nhau. Tâm lý yêu cuồng, sống vội vì lo sợ cái chết trong thời chiến, những cuộc đấu tố ở Miền Bắc, những thời đói kém tột cùng đã phá huỷ nhiều tập quán tốt của người dân Việt (tra cứu thí nghiệm của Pavlov về phản xạ có điều kiện, giai đoạn 2: các con chó đã tập được thói quen tiết dịch vị khi nghe tiếng chuông, nhưng sau một thời gian bị bỏ đói lâu ngày trong trận lụt, người ta thấy chúng không còn thói quen đó. Áp dụng cho người, các nhà tâm lý thấy rằng: khi con người bị nỗi kinh hãi lớn lao, bị đói khát cùng cực, thân thể cạn kiệt sức lực, tâm lý hoàn toàn xáo trộn, nhiều tập quán bị mất mát, có thể dẫn đến tình trạng “tẩy não”).
Từ năm 1975 đến năm nay (2012), người Việt tiến bộ rất nhiều về tri thức, về khoa học kỹ thuật, đất nước thống nhất, độc lập, nền văn hoá hướng theo chủ nghĩa cá nhân, hưởng thụ vật chất, vô thần, duy vật.
Nếu phân tích cấu trúc văn hoá xã hội của người Việt để xây dựng nền VMTY, chúng ta thấy có nhiều điểm tiêu cực cần phải sửa đổi. Chúng ta không thể thay đổi lịch sử nhưng có thể cải tạo cấu trúc này bằng giáo dục tự thân.
 Phân tích yếu tố II: Giáo dục tự thân
Không phải người Việt nào đón nhận di sản của tổ tiên để lại cũng có những đức tính và tật xấu như nhau vì yếu tố giáo dục tự thân sẽ làm thay đổi các tầng cấu trúc giống như người biết gạn lọc sỏi đá cằn cỗi ở từng lớp đất cho cây trồng đơm bông kết trái.
Chúng ta đã biết cấu trúc tâm hồn con người gồm 3 lớp mà các nhà tâm lý gọi là ý thức, tiềm thức, vô thức. Để xây dựng nền VMTY, chúng ta giúp cho con người nhận thức được những giá trị sống tích cực để họ có những thái độ sống lành mạnh trong các mối tương quan của mình, từ đó họ có những hành động tốt đẹp với những kỹ năng sống. Những hành động lặp đi lặp lại sẽ tạo thành thói quen (tra cứu thí nghiệm phản xạ có điều kiện của Pavlov với những con chó ở giai đoạn I), từ thói quen tạo thành cá tính, thành bản sắc riêng của cá nhân. Bản sắc này được truyền lại cho con cháu để trở thành di sản của tổ tiên. Nhiều cá nhân có cùng nhận thức, thái độ, hành động sẽ tạo nên bản sắc của cộng đồng, dân tộc sau một vài thế hệ.
Việc hình thành nên bản sắc chứng tỏ tầm quan trọng của nền giáo dục trong đời sống cá nhân cũng như cộng đồng. Nền VMTY đặt nền tảng trên việc giáo dục, đào tạo những giá trị sống và kỹ năng sống khởi đầu từ từng tín hữu và cộng đồng Kitô hữu biết sống những giá trị của Tin Mừng và theo lệnh truyền yêu thương của Đức Giêsu Kitô.
Trước đây người Kitô hữu Việt Nam đã sống những giá trị dân chủ, bình đẳng, hôn nhân một vợ một chồng và sau khi cả dân tộc VN đón nhận các giá trị đó, họ chưa giới thiệu thêm những giá trị mới còn nhiều trong Tin Mừng, trong Tám Mối Phúc Thật, trong Truyền Thống Kitô giáo như bác ái, tôn trọng, cộng tác, hoà bình, huynh đệ, liêm chính, khoan dung, tiết độ, thanh bần, hiền hoà, nhân ái, chân thật…
Phân tích yếu tố III: Môi trường xã hội
Trong việc xây dựng nền VMTY chúng ta không thể không nhắc đến môi trường xã hội VN hiện nay mà mỗi người đang sinh sống để phân tích những yếu tố phù hợp hoặc bất lợi cho việc xây dựng này trong các lĩnh vực tôn giáo, chính trị, văn hoá, kinh tế… Thí dụ trong lĩnh vực văn hoá, ảnh hưởng của sách báo, phim ảnh, truyền thanh, truyền hình, nhất là internet đang đóng góp hay ngăn cản việc xây dựng nền VMTY? Dù người Công giáo VN hiện nay chỉ chiếm tỷ lệ 7% dân số, nhưng với quyết tâm xây dựng cho dân tộc và với ơn Chúa, chúng ta có thể thành công sớm hơn dự tính. Nếu chúng ta không tích cực xây dựng để thay đổi môi trường xã hội đầy ô nhiễm như hiện nay, có thể dân tộc chúng ta sẽ suy đồi, băng hoại và biến mất như một số dân tộc trên thế giới và ngay trên đất nước này (Chiêm Thành, Thuỷ Chân Lạp…).
 
Bước thứ ba: khám phá ra  con người mình và xây dựng nền VMTY nơi mình bằng sự phản tỉnh
Việc xây dựng nền VMTY cuối cùng lại bắt đầu từ từng người tín hữu chúng ta sau khi đã hiểu rõ nền nhân bản toàn diện và liên đới của GHXHCG, khám phá cấu trúc văn hoá xã hội của người VN và các yếu tố hình thành nên cấu trúc con người mình nhờ các khoa học kỹ thuật.
Để khám phá được con người mình thuộc cá tính nào, có những khả năng nào, đức tính và khuyết điểm nào trong việc phát triển toàn diện và liên đới, chúng ta có khá nhiều phương tiện trợ giúp như trắc nghiệm khám phá cá tính của Gaston Berger, các trắc nghiệm của khoa tâm lý về các khả năng, tật xấu. Chúng ta cũng không thể không nhắc tới những phương pháp thanh tẩy trí nhớ bằng tư duy tích cực, xét mình tự kiểm, luyện tập các nhân đức của khoa tu đức Công giáo…
Rồi một khi nối kết được với Thiên Chúa Ba Ngôi, được tràn đầy Thánh Thần, mỗi người chúng ta trở thành hình ảnh sống động của Đức Giêsu Kitô cho con người và thế giới hôm nay. Như thế là ta đã xây dựng thành công nền VMTY nơi con người mình dù chưa hoàn thành cho cộng đồng xã hội vì “khả năng mở ra cho siêu việt, cho Đấng Vô biên, tức là Thiên Chúa, là đặc tính của con người” (x.TLHTXHCG, số 130).
Kết luận
Trên đây là một vài nguyên tắc và gợi ý khi nói về việc xây dựng nền văn minh tình yêu cho đối tượng là những con người Việt Nam dưới ánh sáng của giáo huấn xã hội Công giáo. Việc xây dựng nền VMTY có thể nói là vấn đề thuộc bản chất và đặc trưng của GHCG m mỗi tín hữu Công giáo Việt Nam đang được mời gọi xây dựng và tái tạo trong cuộc sống của mình, khi hoạ lại và bước đi trên con đường tình yêu như Chúa Giêsu đã đi. “Chỉ khi nào nền văn minh tình yêu ngự trị thì nhân loại mới có thể hưởng một nền hoà bình chân chính và vững bền” (Thánh Gioan Chrysostom, x. TLHTXHCG, số 582).
–o0o–
TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG NĂM 2011
và DỰ THẢO CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG NĂM 2012
I.TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG NĂM 2011
Văn phòng Trung ương (VPTU) Uỷ ban Công lý và Hoà bình (UBCLHB) xin tổng kết những hoạt động chính trong thời gian từ ngày thành lập văn phòng, 1-1-2011 đến 13-12-2011 theo chương trình hành động năm 2011 đã được trình bày trong Lễ Ra Mắt của Uỷ Ban như sau:
1. Thiết lập mạng lưới (CT 01/TLML/2011)
1.1. Lập Văn phòng Trung ương
Sau khi nhận được quyết định của Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Chủ tịch Uỷ Ban, ngày 1-1-2011, bổ nhiệm Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn làm Tổng Thư ký để cùng với ngài tổ chức, điều hành các hoạt động của Uỷ Ban trên toàn quốc, linh mục Tổng Thư ký (TTK) đã lên dự án thiết lập VPTU và từng bước thực hiện dự án này.
– Địa điểm: VPTU được đặt tại lầu 1, Nhà Truyền Thống, trong khuôn viên của Trung tâm Mục vụ TGP.TPHCM, số 6bis Tôn Đức Thắng, P.Bến Nghé, Q.1. TP.HCM – ĐT: (84) 8 36007651 – Email: [email protected] – Web: www.conglyvahoabinh.org
– Nhân sự: hiện nay văn phòng có linh mục TTK và ông Vương Đình Chữ, phụ tá TTK. Ngoài ra, Đức cha Chủ tịch đã mời thêm một số anh chị em khác tham gia văn phòng như chuyên viên và cố vấn: Lm. G.M. Lê Quốc Thăng (5-2011), luật sư Nguyễn Văn Phương (5-2011), ông Nguyễn Quốc Thái (5-2011), Lm. Ernest Nguyễn Văn Hưởng (11-2011), Nt. Anna Nguyễn Thị Hồng Loan (11-2011), Nt. Maria Trần Thanh Lương (11-2011).
Trang thiết bị và dụng cụ văn phòng đã tạm đủ để có thể hoạt động, nhờ sự giúp đỡ của các ân nhân.
– Soạn thảo Quy chế: Quy chế Uỷ Ban là một văn kiện quan trọng có tính định hướng lâu dài cho hoạt động của Uỷ Ban trong toàn bộ hệ thống và cơ cấu tổ chức cũng như giúp cho các địa phương có thể thiết lập Ban CLHB tại giáo phận và giáo xứ.
Sau nhiều tháng nghiên cứu, bản văn dự thảo Quy chế đã được Đức cha Chủ tịch Uỷ Ban trình lên HĐGMVN sáng ngày 28-4-2011, trong Hội nghị Thường niên lần I, năm 2011, tại Trung tâm Mục vụ TGP.TPHCM.
Bản Quy chế gồm 19 điều nhắc đến sự thành lập, mối tương quan giữa UBCLHBVN với Hội đồng Giáo hoàng CLHB ở Rôma, ý nghĩa tên gọi, nền tảng Thánh Kinh và thần học, công lý và hoà bình theo giáo huấn xã hội Công giáo, ý nghĩa logo, mục đích, mục tiêu, sứ mạng, nguyên tắc hành động, hoạt động cụ thể, đối tượng phục vụ, cơ cấu tổ chức, cơ cấu điều hành, hệ thống tổ chức các cấp, nhiệm kỳ, quỹ hoạt động, việc sửa đổi Quy chế, ban hành Quy chế.
Bản Quy chế này đã được công bố trong Lễ Ra mắt của Uỷ Ban vào ngày 27-5-2011.
1.2. Xây dựng mạng lưới UBCLHB tại giáo phận
Hiện nay đã có 18 trên tổng số 26 giáo phận đã có linh mục phụ trách Ban CLHB giáo phận và kết nạp các tình nguyện viên cho hoạt động của Ban tại giáo phận.
Do những khó khăn khởi đầu nên việc liên lạc giữa VPTU và các Ban CLHB giáo phận còn bị gián đoạn. Hoạt động của Ban CLHB giáo phận chưa được gửi về VPTU để chia sẻ cho các giáo phận khác.
2. Trang web truyền thông (CT 02/TWTT/2011)
– Sau nhiều ngày chuẩn bị cùng với các chuyên viên kỹ thuật, ngày Lễ Truyền Tin, 25-3-2011, trang web của Uỷ Ban đã được đưa lên mạng truyền thông toàn cầu để chạy thử. Trang web này có địa chỉ: www.conglyvahoabinh.org, vừa là phương tiện để thông báo tin tức, đào tạo nhân sự về học thuyết xã hội Công giáo, vừa là diễn đàn của Uỷ Ban để cổ vũ cho công lý và hoà bình.
Ngày lễ Chúa Phục Sinh, 24-4-2011, trang web được chính thức trình lên Đức cha Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN) và Đức cha Chủ tịch Uỷ ban Truyền thông Xã hội cũng như giới thiệu với cộng đồng Dân Chúa.
Ngày 10/8/2011, Đức cha Chủ tịch đã chỉ định cha Nguyễn Nam Việt phụ trách trang web của Uỷ Ban, nhưng cho đến nay linh mục Tổng Thư k‎ý vẫn phải phụ trách trang web này.
Tính đến 18 giờ ngày 11/12/2011, số lượt truy cập trang web này là 877.557. Trung bình mỗi ngày có khoảng hơn 3.000 lượt truy cập. Trong thời gian khởi đầu, chắc chắn trang web này còn nhiều thiếu sót, rất cần sự cộng tác và nâng đỡ của các kỹ thuật viên và biên tập viên để mỗi ngày một cải thiện và phong phú hơn.
– Trong tư cách cá nhân, linh mục Tổng Thư k‎ý đã cộng tác với dòng Claretian và nhiều anh chị em khác để biên soạn các sách thúc đẩy sống Lời Chúa, loan báo Tin Mừng, cổ vũ cho nền nhân bản toàn diện và liên đới theo Giáo huấn xã hội Công giáo như cuốn Daily Gospel 2012, Lời Chúa Hằng Ngày 2012 và Huấn từ ĐGH Bênêđictô XVI – năm B.
3. Giáo huấn Xã hội(CT 03/GHXH/2011)
Linh mục Tổng Thư k‎ý đã tham gia và giảng dạy trong các buổi hội thảo, học hỏi về giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo được tổ chức tại nhiều nơi cho các tín hữu giáo dân. Đặc biệt là giảng khoá Học thuyết Xã hội Công giáo tại Trung tâm Mục vụ TGP.TPHCM, từ tháng 9-2011 đến nay.
Lm. G.M. Lê Quốc Thăng, Trưởng ban Công lý và Hoà bình TGP.TPHCM đã giảng dạy Học thuyết Xã hội Công giáo cho nhiều tín hữu trong TGP.TPHCM.
Lm. Ernest Nguyễn Văn Hưởng cũng đang giảng dạy Học thuyết Xã hội Công giáo cho một số giáo dân quan tâm.
4. Lễ Ra Mắt (CT 04/LRM/2011)
Lễ Ra Mắt để chính thức công bố hoạt động xã hội của Uỷ Ban được tổ chức ngày 27/05/2011, tại Trung tâm Mục vụ TGP.TPHCM, lồng trong buổi toạ đàm về công lý và hoà bình. Tổng số khách mời đến tham dự gồm 262 người, trong đó có 5 Đức cha, 59 linh mục đến từ 22 giáo phận, 110 tu sĩ thuộc 16 dòng tu nam và 38 dòng tu nữ, 88 giáo dân thuộc các nhóm: Câu Lạc bộ Nguyễn Văn Bình, Nhóm Đức tin-Văn hoá, Nhóm Doanh Trí ở Hà Nội, 19 đoàn thể và các giới với nhiều bác sĩ, luật sư, kiến trúc sư, doanh nhân, nhân sĩ…
Các bài thuyết trình đều được trình bày ngắn gọn, rõ ràng dù rằng vấn đề rất rộng lớn. Nhờ bộ tài liệu khá đầy đủ và đã được in trước nên tham dự viên có thể theo dõi dễ dàng. Các thuyết trình viên chỉ trình bày những điểm khái quát có liên quan đến công lý và hoà bình và mong ước các tham dự viên sẽ cùng đào sâu trong phần hội thảo vào buổi chiều cùng ngày. Lễ Ra mắt là dịp giới thiệu chính thức Uỷ Ban với Dân Chúa và cộng đồng xã hội.
5. Đào tạo nhân bản (CT 05/ĐTNB/2011)
Uỷ Ban đã mở các khoá tham vấn tâm l‎ý trị liệu nhằm mục đích đào tạo nhân bản, tìm lại bình an cho những người nghiện ngập như:
– Nghiện trò chơi trực tuyến (game online), từ ngày 24-28/10/2011 do UBCLHB và Cty Hợp Tác Trẻ (YMCA) đồng tổ chức tại Trung tâm Mục vụ TGP.TPHCM cho 28 tham dự viên;
– Nghiện phim, truyện, trò chơi sex, từ ngày 05-09/12/2011, tại Trung tâm Mục vụ TGP.TPHCM, cho 52 tham dự viên.
6. Xây dựng trung tâm (CT 06/XDTT/2011)
Trong Chương trình Hành động năm 2011, văn phòng có đề cập đến việc xây dựng Trung tâm Phục hồi Tinh thần ở Định An, Đức Trọng, Lâm Đồng, cho những người bị bất an về mặt tinh thần do nghiện ngập, phá thai, bất ổn trong gia đình. Tuy nhiên, mục xây dựng trung tâm này đã được rút khỏi chương trình để khỏi gây hiểu lầm về việc thu nhận tài chính của Uỷ Ban và để công việc xây dựng được tiến triển tốt đẹp.
7. Bảo vệ Môi trường (CT 07/BVMT/2011)
VPTU chưa có điều kiện để có thể tổ chức Các Ngày Hành động vì Môi trường như ngày hoà bình, ngày trái đất để gây nhận thức về công lý và hoà bình đối với môi trường sống của con người.
8. Hoạt động liên kết (CT 08/HĐLK/2011)
VPTU đã liên kết với CLB Nguyễn Văn Bình trong việc tiếp đón đoàn các linh mục tổng đại diện Đức, do tổ chức Misereor tài trợ.
VPTU đã liên kết với Công ty Hợp Tác Trẻ để tổ chức các khoá tập huấn.
II. TỔNG KẾT TÀI CHÍNH
VPTU tổng kết về các mục thu chi trong năm 2011 kèm theo Báo cáo về Tài chính như sau:
Phần thu gồm 10 mục với số tiền là 149.500.000 đồng.
Phần chi gồm 58 mục với số tiền là 148.794.000 đồng.
Số tiền tồn cuối năm là 706.000 đồng.
III. DỰ THẢO CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG 2012
Để cổ vũ cho công lý và hoà bình, xây dựng nền nhân bản toàn diện, Uỷ Ban đề nghị các tham dự viên cùng bàn luận về chương trình hành động năm 2012 với các mục chính được gợi ý sau đây:
1. Thiết lập mạng lưới (CT 01/TLML/2012)
Củng cố VPTU:
Đức cha Chủ tịch đã mời thêm một số những anh chị em làm cố vấn và chuyên viên cho VPTU, vì thế cần có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng, nhất là cần nhân viên làm việc thường trực ở văn phòng để có thể tiếp nhận những văn bản từ các nơi gửi về và liên kết với các Ban CLHB giáo phận cũng như với các tổ chức xã hội khác. Nhân viên thường trực được trả lương va thù lao tương xứng.
Xây dựng mạng lưới Ban CLHB giáo phận:
VPTU sẽ thúc đẩy để thành lập tại 26 giáo phận có linh mục hay tu sĩ làm trưởng ban và điều hành hoạt động của ban tại giáo phận.
2. Trang web truyền thông (CT 02/TWTT/2012)
Cần mở rộng trang web để có nhiều người tham gia với những nội dung phong phú hơn. Các Ban CLHB giáo phận nên thường xuyên gửi tin và bài để đóng góp cho trang web.
3. Giáo huấn Xã hội(CT 03/GHXH/2012)
– VPTU sẽ mở các khoá tập huấn trong tháng Giêng năm 2012 để đào tạo cho 10 giáo phận của Giáo tỉnh Hà Nội và trong tháng Hai năm 2012 cho 6 giáo phận của Giáo tỉnh Huế để học hỏi về giáo huấn xã hội Công giáo đối với con người. VPTU sẽ in các sách cần thiết cho công tác này, nhất là tái bản cuốn Tóm lược Học thuyết Xã hội của GHCG.
– Tăng cường các khoá học về giáo huấn xã hội tại nhiều nơi trong TP.HCM cũng như tại các Ban CLHB giáo phận.
4. Đào tạo nhân bản (CT 04/ĐTNB/2012)
VPTU sẽ mở các khoá tham vấn tâm l‎ý để giúp các phụ nữ bất an về tinh thần sau khi bỏ con, mất con hay bất ổn trong gia đình (tháng 4/2012); bạo lực học đường (tháng 6/2012); giá trị sống và kỹ năng sống (tháng 8/2012); tham vấn tâm l‎ý cho người nghiện rượu bia (tháng 10/2012).
5. Hoạt động liên kết (CT05/HĐLK/2012)
VPTU sẽ phối hợp với các Ban CLHB giáo phận và các tổ chức xã hội khác để cùng hoạt động xã hội nhằm xây dựng nền nhân bản toàn diện và liên đới cho con người, dân tộc Việt Nam và gia đình nhân loại.
KẾT LUẬN
Văn phòng Trung ương xin chân thành cám ơn Hội đồng Giám mục Việt Nam, Trung tâm Mục vụ TGP.TPHCM, Trung tâm Công giáo, quý ân nhân và các anh chị tình nguyện viên đã tích cực giúp đỡ Uỷ ban trong giai đoạn khởi đầu còn nhiều khó khăn và thiếu thốn của năm 2011. Xin Chúa trả công bội hậu và chúc lành cho Quý Đức cha cùng toàn thể Quý vị.
Kình chúc Qu‎ý Đức Cha, Qu‎ý Cha và toàn thể Qu‎ý vị một Mùa Giáng Sinh an lành và một Năm Mới tràn đầy hồng ân Chúa.
Kính báo
Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
Tổng Thư ký
–o0o–
 
HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
UỶ BAN CÔNG LÝ VÀ HOÀ BÌNH
6 bis Tôn Đức Thắng, P. Bến Nghé, Q.1. TP.HCM
 
 
TỔNG KẾT 3 KHOÁ HỌC HỎI I
 VỀ GIÁO HUẤN XÃ HỘI CÔNG GIÁO
CỦA UỶ BAN CÔNG LÝ VÀ HOÀ BÌNH
 
TP.HCM, ngày 23 tháng 02 năm 2012
 
Kính gửi:
Đức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn
Qu‎ý Đức Tổng Giám mục và Quý Đức cha,
Qu‎ý cha Trưởng Ban CLHB giáo phận,
Anh chị em thân mến
 
Kính thưa Đức Hồng y, Quý Đức cha, Quý cha và anh chị em thân mến,
   Uỷ ban Công l‎ý và Hoà bình (UBCLHB) chúng con đã tổ chức KHOÁ HỌC HỎI GIÁO HUẤN XÃ HỘI CÔNG GIÁO đầu tiên, kéo dài 2 ngày tại 3 giáo tỉnh TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế trong thời gian từ ngày 13-12-2011 đến ngày 17-2-2012 để giới thiệu một số điểm cơ bản trong giáo huấn xã hội Công giáo nhằm giúp các thành viên và tình nguyện viên trong Ban Công l‎ý và Hoà bình giáo phận hiểu thêm và định hướng được hoạt động của mình. Chúng con xin tổng kết sơ qua những điểm chính như sau:
1. Ban Tổ chức
– Đức cha Chủ tịch Phao lô Nguyễn Thái Hợp lo điều hành chung.
– Cha Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Tổng Thư k‎ý, lo việc đào tạo, nội dung giảng dạy, giảng viên, tài liệu học tập.
– Cha Giuse Maria Lê Quốc Thăng lo về tài chính, vận chuyển, ăn ở, phụng tự.
– Ông Vương Đình Chữ, phụ tá TTK, lo việc liên lạc, đăng k‎ý ghi danh tham dự, thẻ tham dự, MC.
2. Đối tượng tham dự
   Khoá dành cho các linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh, các đại diện đoàn thể Công giáo Tiến hành của giáo phận và các tình nguyện viên làm việc trong Ban Công l‎ý và Hoà bình của giáo phận. Mỗi giáo phận có thể gửi từ 6 đến tối đa là 10 người. Giáo phận chủ nhà có thể gửi nhiều tham dự viên hơn.
3. Thuyết trình viên
   Đức cha Chủ tịch Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Cha Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Cha Giuse Maria Lê Quốc Thăng, Cha Ernest Nguyễn Văn Hưởng, Nữ tu Maria Trần Thị Thanh Lương, Nữ tu Maria Nguyễn Thị Hồng Loan, Luật sư Nguyễn Văn Phương, Ông Tạ Đình Vui.
4. Số lượng khoá
   Uỷ ban tổ chức thành 3 khoá học: 1 ở Giáo tỉnh TP.HCM, 1 ở Giáo tỉnh Hà Nội và 1 ở Giáo tỉnh Huế vì như thế số người của mỗi giáo phận được đào tạo đông hơn, cho giáo phận có đủ nhân sự làm việc. Hơn nữa chia nhỏ như thế để các tham dự viên có nhiều dịp gặp gỡ nhau và biết những nhu cầu cụ thể và thiết thực của địa phương hơn, dù ban tổ chức phải vất vả và tốn kém hơn nhiều.
5. Thời giờ, địa điểm và số người tham dự tại các giáo phận
– 7 trên 10 giáo phận của Giáo tỉnh TP.HCM: Sài Gòn, Phú Cường, Bà Rịa, Long Xuyên, Vĩnh Long, Cần Thơ, Mỹ Tho đã gửi người tham dự từ 7g00 sáng thứ Ba, 13-12-2011, đến 17g00 chiều thứ Tư 14-12-2011, tại Văn phòng Trung ương UBCLHB, 6bis Tôn Đức Thắng, P. Bến Nghé, Q.1, TP.HCM. Số tham dự viên: 56 người trong đó có 12 linh mục, 21 nữ tu, 36 giáo dân và 3 vị khách. Giáo phận Đà Lạt, Phan Thiết và Xuân Lộc không gửi người tham dự.
– 9 trên 10 giáo phận của Giáo tỉnh Hà Nội: Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Hoá, Bắc Ninh, Thái Bình, Vinh, Thanh Hoá, Bùi Chu, Phát Diệm đã gửi người tham dự từ 7g00 sáng thứ Hai 13-2-2012, đến 17g00 chiều thứ Tư 14-2-2012, tại Toà Giám mục Thanh Hoá, 50 Nguyễn Trường Tộ, Phường Trường Thi, Tp. Thanh Hoá, Đt. 037 385 3138. 64 tham dự viên đến từ 9 giáo phận gồm 14 linh mục, 17 nữ tu, 3 chủng sinh, 18 giáo dân và 2 khách mời. Giáo phận Lạng Sơn báo chưa gửi được người tham dự vì thiếu nhân sự.
– 6 giáo phận của Giáo tỉnh Huế: Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Kontum, Ban Mê Thuột đã gửi người tham dự từ 7g00 sáng thứ Năm, 16-2-2012, đến 17g00 chiều thứ Sáu 17-2-2012, tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Huế, 6 Nguyễn Trường Tộ, Huế, Đt. 054 383 3656. 65 tham dự viên đến từ 6 giáo phận gồm 15 linh mục, 15 nữ tu, 3 chủng sinh, 30 giáo dân nam nữ và 2 vị khách mời. Rất nhiều đại diện dòng tu và giáo dân các đoàn thể thuộc Tổng giáo phận Huế đã lên danh sách muốn tham dự nhưng số lượng được giới hạn như thế.
Tổng cộng 3 khoá học này có 191 tham dự viên gồm 41 linh mục, 53 nữ tu, 6 chủng sinh, 84 giáo dân và 7 khách mời đến từ 22 giáo phận. Thành phần trổi vượt của giáo dân trong các khoá là dấu hiệu đáng mừng vì hoạt động cho công lý và hoà bình rất cần sự đóng góp tích cực của người tín hữu giáo dân.
6. Nội dung khoá học
   Nội dung khoá học tại TP.HCM có khác với 2 khoá còn lại tại Thanh Hoá và Huế. Ở TP. HCM, khoá tập huấn gồm 6 bài trình bày, 2 bài thảo luận theo đề tài tập trung vào chủ đề “ Giáo huấn Xã hội Công giáo và con người”, các giờ thảo luận về Quy chế và hoạt động của Uỷ ban trong năm 2012.
   Sau khi hoàn thành khoá tập huấn đầu tiên ở TP.HCM, Ban Tổ chức đã họp ngày 18-12-2011 để tìm hiểu nhu cầu, rút kinh nghiệm tổ chức và đánh giá khoá học theo ý kiến của các tham dự viên nên đã quyết định đổi chương trình tập huấn về con người thành Khoá Học hỏi những Chủ đề Cơ bản của Giáo huấn Xã hội Công giáo. Vì thế, ở Thanh Hoá và Huế, khoá học hỏi gồm 8 bài trình bày trong ngày đầu tiên và buổi sáng ngày thứ hai, còn chiều ngày thứ hai dành cho phần thảo luận về Quy chế và hoạt động của Uỷ ban.
7. Đề tài
   Chúng con xin tổng hợp các đề tài của cả hai khoá để tất cả các tham dự viên đều có thể theo dõi. Chúng con cũng xin gửi kèm theo thư này các files bài để tiện cho mọi người lưu trữ.
 
Khoá tại TP.HCM
 Ngày thứ I:
1. Giáo huấn xã hội Công giáo, nguồn gốc và quá trình hình thành (ĐC Chủ tịch).
2. Bản chất của học thuyết xã hội Công giáo (Cha Thăng).
3. Giới thiệu Hội đồng Giáo hoàng Công l‎ý và Hoà bình (ĐC Chủ tịch).
4. Những nguyên tắc nền tảng của giáo huấn xã hội Công giáo: Nguyên tắc nhân vị và các quyền cơ bản của con người (ĐC Chủ tịch).
5. Ba nguyên tắc cơ bản (Nt. Maria Trần Thị Thanh Lương)
    1. Nguyên tắc công ích và mục tiêu phổ quát của của cải
    2. Nguyên tắc bổ trợ và sự tham gia
    3. Nguyên tắc liên đới và các giá trị cơ bản của đời sống xã hội.
6. Thảo luận về Quy chế của UB.
 
Ngày thứ II:
1. Con người trong kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa: Đức Giêsu Kitô, con người mới, hoàn thành kế hoạch yêu thương và cứu độ. Vai trò của Giáo Hội trong việc tiếp tục công trình cứu độ (ĐC Chủ tịch).
2. Hướng đến một nền nhân bản toàn diện và liên đới (các chiều hướng căn bản và các mối tương quan của con người) (Cha Sơn).
3. Quyền con người và Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (LS Phương).
4. Con người Việt Nam trong cấu trúc tâm l‎ý – văn hoá xã hội (Nt. Nguyễn Thị Hồng Loan gợi ý 20 phút, 25 phút thảo luận: UB sẽ làm gì để điều chỉnh cấu trúc đó? Xây dựng nền nhân bản mới ở Việt Nam như thế nào?)
5. Con người Việt Nam trong bối cảnh kinh tế, chính trị xã hội hiện nay (Ls Phương gợi ý 20 phút, 25 phút thảo luận: Làm thế nào để sống ổn định và an bình? Làm thế nào để bớt bất an và bất công?)
6. Thảo luận hoạt động của UB.
 
Khoá tại Thanh Hoá và Huế
 
Ngày thứ I
1. Giới thiệu Hội đồng Giáo hoàng Công l‎ý và Hoà bình (ĐC Chủ tịch).
2. Giới thiệu công l‎ý và hoà bình theo Giáo huấn Xã hội Công giáo (GHXHCG) (chương 2 cuốn Tóm lược HTXHGHCG) (Gm. Phaolô Nguyễn Thái Hợp).
3. Trình bày khái quát về cuốn TLHTXHGHCG (chương 1 cuốn TLHTXHGHCG) (Lm. Giuse Maria Lê Quốc Thăng).
4. Tổng kết hoạt động của Uỷ ban Công lý và Hoà bình trong năm 2011 và hướng hoạt động năm 2012 (Cha Nguyễn Ngọc Sơn).
5. Nguyên tắc Nhân vị (chương 3) (Lm. Ernest Nguyễn Văn Hưởng).
6. Ba nguyên tắc: Công ích – Bổ trợ – Liên đới theo Giáo huấn Xã hội Công giáo (chương 4) (Nt. Maria Trần Thị Thanh Lương).
7. Gia đình là chủ thể tích cực tham gia đời sống xã hội (chương 5) (ông Tạ Đình Vui).
 
Ngày thứ II
1. Sự dấn thân của các tín hữu giáo dân theo GHXHCG (chương 12) (Lm. Giuse Maria Lê Quốc Thăng).
2. GHXHCG với nền kinh tế thị trường (Gm. Phaolô Nguyễn Thái Hợp).
3. GHXHCG và việc xây dựng nền văn minh tình yêu nơi người Việt Nam (Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn).
4. Thảo luận về Quy chế của UB.
5. Thảo luận về chương trình hành động năm 2012 của Uỷ ban.
 
8. Góp ý và đề nghị
– Nhiều tham dự viên mong muốn nên kéo dài khoá khoá học hỏi thành 3-4 ngày để có nhiều thời gian hơn cho việc học hỏi, bàn luận và sống chung với nhau. Ban tổ chức đã trả lời sẽ cố gắng thực hiện đề nghị trong tương lai, còn hoàn cảnh hiện nay do thiếu tài chính nên chưa thể tổ chức lâu dài và nhiều khoá học được.
– Cần sớm hoàn chỉnh Quy Chế Uỷ Ban để dùng làm cơ sở hoạt động.
– Thiết lập mạng lưới của Uỷ ban tại 26 Giáo phận trong năm 2012. Một số linh mục thành viên mong ước được Đức Giám mục giáo phận đề cử cả linh mục phụ trách Công Lý và Hoà Bình tại Giáo hạt và chỉ định công khai người phụ trách Uỷ ban tại giáo phận để dễ dàng làm việc.
– Đề nghị Văn phòng Trung ương biên soạn những tập tài liệu hướng dẫn cơ bản, nhất là dưới dạng hỏi thưa, để dễ phổ biến cho cộng đồng dân Chúa.
– Ban Công lý và Hoà Bình tại Giáo phận có thể liên kết với một hay hai Giáo phận trong miền để tổ chức các khoá học hỏi, tập huấn về những đề tài cần thiết cho Giáo phận mình, như thế vừa có đông người tham dự vừa tiết kiệm được chi phí tổ chức. Văn phòng Trung ương có thể gửi các giảng viên trình bày các đề tài theo yêu cầu của địa phương .
– Ban Công lý Hoà bình ở Giáo phận có thể lập ra nhiều tiểu ban để nghiên cứu nhu cầu địa phương, để gửi những bản tin, bài viết cho trang web của Uỷ ban và ra những bản nhận định về các vấn đề liên quan đến công lý hoà bình tại địa phương.
– Bản Dự thảo Quy chế Uỷ ban vẫn còn đang được sửa chữa để hoàn chỉnh theo những ý kiến đóng góp của các thành viên trong ba khoá học vừa qua. Hy vọng sẽ hoàn tất để trình lên Hội đồng Giám mục Việt Nam trong khoá họp tháng 4 của Hội đồng.
– Trong hoàn cảnh hiện nay một số thành viên và tình nguyện viên của Uỷ ban Công lý Hoà bình các cấp cảm thấy ngại ngùng và lo sợ trước sự theo dõi của các tổ chức an ninh, trật tự do những hiểu lầm về hoạt động của uỷ ban. Uỷ ban sẽ cố gắng hoạt động theo những đường hướng của Tin Mừng và Giáo huấn Xã hội Công giáo để mang lại bình an, hạnh phúc và công lý cho mọi người.
 
9. Lời cảm tạ
   Uỷ ban Công lý và Hoà bình chúng con xin chân thành cảm tạ Đức Hồng y, Qu‎ý Đức Tổng giám mục, Quý Đức cha, Qu‎ý cha, anh chị em thành viên và tình nguyện viên cũng như các ân nhân xa gần đã thương cầu nguyện, khích lệ và giúp đỡ cho ba khoá học vừa qua được thành công tốt đẹp. Xin Chúa trả công bội hậu cho mọi người cùng với lòng tri ân của chúng con.     
   Kính chúc Đức Hồng y, Qu‎ý Đức Tổng giám mục, Quý Đức cha, Qu‎ý cha và anh chị em luôn an mạnh và dồi dào ơn Chúa. Xin cũng cầu nguyện cho chúng con luôn can đảm góp phần xây dựng nền công l‎ý và hoà bình vĩnh cửu của Thiên Chúa trong hoàn cảnh khó khăn, phức tạp và rất nhạy cảm hiện nay.
Kính thư,
Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
Tổng Thư ký
 
 
 
 
 
 
 


[1] Hội đồng Tòa Thánh về Công lý & Hòa bình,Compendio della dottrina sociale della Chiesa, Lib. Edit. Vaticana, 2004, số 72.

[2] Benedictô XVI, Caritas in veritate,(2009),số 12.

[3] Gioan Phaolô II, Sollicitudo Rei Socialis, s. 41.

[4] Bênêdictô XVI, Caritas in veritate, số 9.

[5] Vatican 2, Gaudium et Spes, số 26.

[6] Ibidem, s. 25.

[7] Gioan XXIII, Mater et Magistra, số 42.

[8] Caritas in veritate, số 57.

[9] Paul A. Samuelson & William D. Nordhaus, Kinh tế học, bản dịch tiếng Việt, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 199715, tr. 69.

[10] Ibidem, tr. 68.

[11] Chính thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng công nhận là “đường lối đổi mới đã tạo ra được một cơ chế kinh tế cho phép huy động mọi tiềm năng trong xã hội nhờ đó đã xử lý có thể nói thành công vấn đề lưu thông hàng hóa và giao thông vận tải. Về phương diện này chúng ta đã thành công rất xa so với thời kỳ còn cơ chế kinh tế bao cấp. Bây giờ hàng hóa đi và về hầu như mọi miền đất nước, nhân dân trong cả nước đi lại dễ dàng hơn trước nhiều. Cũng nhờ đó, đời sống được cải thiện rõ rệt, nền sản xuất hàng hóa tăng trưởng nhanh” (Thư gởi Bộ Chính trị ĐCSViệt Nam, 9.8.1995).

[12] Xem Nguyễn-Thái-Hợp, “É il mercato la panacea universale dello sviluppo?”, in La Societá, (Verona, Italia) số 3, 1996, tr.546-560.

[13] Gioan Phaolô II, thông điệp “100 năm , số 40.

[14] Paul A. Samuelson, Kinh tế học, op.cit., tr. 76-77.

[15] Mahathir Mohamad, Những « thế lực thị trường », Tuổi trẻ Chủ nhật, số 25, 1999, tr.13.

[16] UNDP, Human Development Report  1993, New York,1993, tr.36.

[17] Paul Samuelson, Kinh tế học, op. cit., tr. 77; xem David Begg, Kinh tế học, bản dịch tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1992.

[18] Ngân hàng quốc tế, Informe sobre el Desarrollo mundial 1991 : La tarea acuciante de desarrollo, Washington, D.C.,1991, tr. 1-2.

[19] BID-UNDP, Reforma social y pobreza. Hacia una agenda integrada de desarrollo, Washington, D.C., 1993, tr. 66.

[20] Ibidem, tr. 89.

[21] Gioan Phaolô II, Centesimus annus, số 42.

[22] Ibidem, số 35.

[23] M. Camdessus, “El mercado y el Reino. La doble pertenencia”, in Criterio (Mexico), 10-9-1992, tr. 480.

[24] A. Sen, “Không có kinh tế lành mạnh nếu không dân chủ thật s, Diễn Đàn, Paris, số 81, 1.1999, tr.10.

[25] Xem Mancur Olson, The Rise and Decline of Nations. Economic Growth, Stagflation and Social Rigidities, Yale University Press, 1982.

[26] R. Inglehart & R. Siemienska, A longterm trend toward democratization? Global and East european perspectives. Paper presented at meetings of the American Political Science Association, San Francisco, California, September 1990).

[27]Milton & Rose Friedman, Liberi di scegliere, Milano,1981, p.8; cf. Milton Friedman, Capitalism and Freedom, Chicago,1982; F. von Hayek, Constitution of Liberty, Londres, 1973.

[28] M. Novak, El espiritu del capitalismo democrático, Buenos Aires,1983, tr.13.

[29] Chris Patten on Asia’s future, The Economist, 4.1.1997, tr.18.

[30] N. Bobbio, “Liberalismo e democrazia”, in G.M.Bravo & Rota Ghibaudi (cura di) Il pensiero politico contemporaneo, Milano, 1985,p.47.