Chọn đường cao tốc hay chọn dân?
Dự án xây dựng đường cao tốc do Brazil tài trợ trị giá 332 triệu USD, dài 306km, nối bang Beni và Coâhabamb. Nó chạy qua công viên quốc gia Isiboro Sécure và vùng đất người dân đang sinh sống ở dọc sông Amazon.
Bolivia: chọn đường cao tốc hay chọn dân?
Cuộc đấu tranh của người dân Bolivia cùng hàng loạt bộ trưởng xin từ chức đã đặt Tổng thống Bolivia Evo Morales đứng trước một sự lựa chọn: con đường cao tốc hay người dân?
Các cuộc biểu tình của người dân để phản đối dự án xây dựng đường cao tốc xuyên qua rừng Amazon đã bắt đầu từ giữa tháng 8-2011, nhưng đỉnh điểm là vào ngày 25-9. Hơn 1.000 người từ
“Dù người dân thích hay không thích, chúng tôi cũng sẽ xây dựng con đường đó” – Tổng thống Evo Morales tuyên bố. Chính thái độ này đã dẫn đến cuộc biểu tình phản đối đường cao tốc kéo dài suốt 42 ngày qua.
Dự án xây dựng đường cao tốc do Brazil tài trợ trị giá 332 triệu USD, dài 306km, nối bang Beni và Coâhabamb. Nó chạy qua công viên quốc gia Isiboro Sécure và vùng đất họ đang sinh sống ở dọc sông Amazon.
“Mẹ thiên nhiên đã nuôi sống chúng ta. Chúng ta phải tôn trọng và chăm sóc tốt mẹ thiên nhiên. Phát triển đã gây ra sự mất cân bằng giữa con người và môi trường, nó tạo ra hàng triệu vấn đề rắc rối” |
Giới chuyên gia môi trường xác định dự án này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của 15.000 người dân bản địa chuyên sống bằng săn bắt, đánh bắt cá, hái lượm và một số ngành nông nghiệp phụ khác. “Cái giá về xã hội và môi trường mà Bolivia phải trả là rất lớn nếu dự án được tiến hành” – các nhà hoạt động môi trường đánh giá.
Con đường cao tốc vắt ngang công viên quốc gia Isiboro Sécure có thể cho xe luân chuyển nhanh hơn giữa các vùng miền, song sẽ làm đảo lộn cuộc sống của cư dân bản địa cũng như gây hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái vốn còn nguyên sơ và rất phong phú của khu công viên.
Họ nhấn mạnh con đường nhằm phục vụ lợi ích thương mại đơn thuần giữa Brazil và Bolivia, bởi nó sẽ được dùng cho việc xuất khẩu gỗ từ Bolivia sang Brazil, song sẽ tàn phá những khu rừng nguyên sinh. Mặt khác, con đường cao tốc sẽ là cầu nối cho thế giới bên ngoài xâm nhập khu vực vốn dĩ là ngôi nhà thiên nhiên của họ. Đây là điều mà người dân bản địa lo ngại, bởi nó có thể sẽ phá vỡ thói quen sinh sống từ lâu đời của họ. Cùng với rừng sẽ bị tàn phá, các dòng sông sẽ bị ô nhiễm là dòng người nhập cư đổ đến theo con đường cao tốc.
Tuyên bố cứng rắn của Tổng thống Evo Morales cùng phản ứng mạnh tay của lực lượng cảnh sát đã gây ra làn sóng chỉ trích gay gắt trong dân chúng và cả trong bộ máy chính quyền của nước này. Hàng loạt quan chức chính phủ xin từ chức. Mở đầu là ngày 25-9, Bộ trưởng quốc phòng Cecilia Chacon với lý do, như bà nêu trong đơn, “đây không phải là vì một con đường, chúng ta đã đồng ý làm những việc rất lạ lùng”!
Tiếp đến là Bộ trưởng nội vụ Sacha Llorenti Soliz, Thứ trưởng nội vụ Marcos Farfán để tỏ thái độ họ không ra lệnh cho cảnh sát đàn áp người dân. Cùng ngày, giám đốc xuất nhập cảnh Renée Maria Quiroga cũng đã quyết định rời chính trường vì không đồng ý cảnh sát dùng bạo lực đàn áp người bản địa.
Sức ép của làn sóng biểu tình cũng như từ chức này đã buộc Tổng thống Morales phải tuyên bố sẽ tổ chức trưng cầu ý dân về dự án đường cao tốc. “Trong khi chúng ta đưa ra cuộc tranh luận ở địa phương và quốc gia thì dự án xây dựng đường cao tốc Tipnis tạm dừng” – báo La Razón dẫn lời Tổng thống Morales tuyên bố.
Người dân Bolivia vẫn chưa tin lời hứa mới này của Tổng thống Morales, bởi họ cho rằng ông Morales đã quên lời hứa khi mới lên nhậm chức tổng thống là sẽ bảo vệ thiên nhiên, giảm hiệu ứng nhà kính và giờ lại đang làm những việc ngược lại.