22/01/2025

Thiên Chúa xót thương cứu thoát người vô tội bị bách hại

Xem ra Thiên Chúa nín lặng và không hiện diện trước cảnh người vô tội bị bách hại. Nhưng Thiên Chúa hiện diện, gần gũi, lắng nghe và và can thiệp giải thoát họ. Đó là chiến thắng của đức tin có thể biến cái chết thành ơn sự sống và vực thẳm khổ đau thành suối nguồn hy vọng.

Thiên Chúa xót thương cứu thoát người vô tội bị bách hại

Xem ra Thiên Chúa nín lặng và không hiện diện trước cảnh người vô tội bị bách hại. Nhưng Thiên Chúa hiện diện, gần gũi, lắng nghe và và can thiệp giải thoát họ. Đó là chiến thắng của đức tin có thể biến cái chết thành ơn sự sống và vực thẳm khổ đau thành suối nguồn hy vọng.

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã khẳng định như trên trước 8.000 tín hữu và du khàch hành hương 5 châu tham dự buổi gặp gỡ chung hng tuần với Đức Thánh Cha trong Đại Thính đường Phaolô VI sáng thứ tư 14-9-2011. Bên cạnh các đoàn hành hương Tây Âu và Bắc Mỹ, cũng có các đoàn hành hương đến từ Á châu, Phi châu và nhất là châu Mỹ Latinh như Mêhicô, Venezuela, Colombia, Chilê và Argentina.

Trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha đã giải thích ý nghĩa Thánh vịnh 22, là một lời cầu cảm động sâu xa phong phú về chiều kích nhân bản và thần học, và là một trong các thánh vịnh được tìm hiểu nhiều nhất trong sách Thánh vịnh. Nó có các hiệu quả Kitô học và liên tục đụng chạm tới 2 chiều kích nhục nhã và vinh quang, cái chết và sự sống trong các trình thuật cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu.

Ngài nói: Thánh vịnh này giới thiệu gương mặt của một người vô tội bị các kẻ thù muốn sát hại bắt bớ và bao vây; và người đó chạy tới với Thiên Chúa trong một lời than van khổ đau, nhưng trong xác tín của lòng tin một cách nhiệm mầu nó lại rộng mở cho lời chúc tụng. Trong lời cầu của ông, thực tại âu lo của hiện tại và ký ức ủi an của quá khứ nối tiếp nhau, trong một ý thức đớn đau về tình trạng tuyệt vọng của mình, nhưng vẫn không muốn khước từ hy vọng: Ly Chúa con thờ, muôn ly Chúa, Ngài nỡ lòng ruồng bỏ con sao? Dù con thảm thiết kêu gào, nhưng ơn cứu độ nơi nao xa vời! Ngày kêu Chúa, không lời đáp ứng, đêm van Ngài mà cũng chẳng yên” (cc. 2-3).

Thiên Chúa nín lặng và sự nín lặng đó xé nát tâm hồn của người cầu nguyện, không ngừng kêu than nhưng không tìm thấy câu trả lời. Ngày đêm tiếp nối nhau, nhưng trong sự kiếm tìm không mệt mỏi, một lời nói, một sự trợ giúp không tới. Thiên Chúa xem ra quá xa vời, quá lãng quên, và không hiện diện.

Tiếp tục bài huấn dụ, Đức Thánh Cha nói: Nhưng nếu Thiên Chúa không trả lời, tiếng kêu cứu mất đi trong hư vô và sự cô đơn trở thành không thể chịu đựng nổi. Tuy nhiên, người cầu nguyện trong Thánh vịnh gọi 3lần “lạy Thiên Chúa của con” trong một cử chỉ tín thác và tin tưởng tuyệt đối. Ông không tin rằng Thiên Chúa đã hoàn toàn bẻ gãy mọi liên hệ với mình, và tuy hỏi Người tại sao lại bỏ rơi ông, ông khẳng định rằng Thiên Chúa không thể bỏ rơi ông.

Tiếng kêu than mở đầu Thánh vịnh: Ly Thiên Chúa của con, ly Thiên Chúa của con, tại sao Chúa bỏ rơi con?” đã được các Phúc Âm Mátthêu và Marcô kể lại như tiếng kêu của Chúa Giêsu hấp hối trên thập giá (x. Mt 27,46; Mc 15,34). Nó diễn tả tất cả sự thê lương của Đấng Messia, Con Thiên Chúa đang đương đầu với thảm cảnh của cái chết, một thực tại hoàn toàn trái nghịch với Chúa của sự sống. Bị bỏ rơi bời hầu hết các người của Ngài, bị các môn đệ phản bội và chối bỏ, bị người ta xỉ vả bao vây, Đức Giêsu ở dưới sức nặng nghiền nát của một sứ mệnh phải trải qua hổ nhục và sự huỷ diệt thành hư vô. Vì thế, Ngài mới kêu lên Thiên Chúa Cha và sự khổ đau của Ngài lấy lại các lời đớn đau của Thánh vịnh. Nhưng tiếng kêu của Ngài không phải là một tiếng kêu thất vọng, như tiếng kêu của tác giả Thánh vịnh, bước theo một con đường bị hành khổ nhưng sau cùng đổ vào trong một viễn tượng chúc tụng và tin tưởng nơi chiến thắng của Thiên Chúa. Cũng thế, mặc dù đầy khổ đau không diển tả nổi, lời cầu xé lòng của Chúa Giêsu cũng mở ra cho vinh quang chắc chắn. Và Chúa Phục Sinh sẽ nói với các môn đệ làng Emmaus: Nào Đấng Kitô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao?” (Lc 24,26). Trong cuộc khổ nạn của Người vì vâng phục Thiên Chúa Cha, Chúa Giêsu trải qua sự bỏ rơi và cái chết, để đạt tới sự sống và trao ban nó cho tất cả mọi tín hữu.

Đối chọi với nỗi khổ đau đó là kỷ niệm qủa khứ: Xưa tổ phụ vẫn hoài cậy Chúa, họ cậy trông, Ngài đã độ trì, van nài liền được cứu nguy, đã không thất vọng mỗi khi cậy Ngài” (cc. 5-6).

Đức Thánh Cha giải thích như sau: Tuy nhiên, vì Thiên Chúa mà giờ đây xem ra xa vời đối với tác giả Thánh vịnh, vẫn là Chúa xót thương mà Israel đã luôn luôn kinh nghiệm trong lịch sử của mình. Dân tộc, mà người cầu nguyện là thành phần, đã là đối tượng tình yêu của Thiên Chúa và có thể làm chứng cho sự trung tín của Người. Bắt đầu từ các Tổ phụ, rồi bên Ai Cập và trong cuộc lữ hành trong sa mạc, trong việc lưu lại trong đất hứa và tiếp xúc với các dân tộc hiếu chiến và thù địch, cho tới đêm đen của đày ải, toàn lịch sử kinh thánh đã là một lịch sử của lời kêu cứu từ phía dân Israel và các lời đáp trả từ phía Thiên Chúa. Và tác giả Thánh vịnh nhc tới lòng tin không thể sụp đổ của cha ông. Nhưng giờ đây, xem ra chuỗi lời cầu và đáp trả đó đã bị bẻ gãy rồi. Tình trạng của tác giá Thánh vịnh xem ra phản bác li toàn lịch sử cứu độ, khiến cho thực tại hiện nay càng đau đớn hơn.

Tác giả lại miêu tả tình cảnh khốn khó của mình để xin Chúa thương xót và can thiệp cứu vớt ông. Ông tự định nghĩa mình là sâu bọ chứ không phải người, bị người đời mắng chửi dể duôi, thấy con ai cũng chê cười, lắc đầu bỉu mỏ buông lời mỉa mai: Nó cậy Chúa, mặc Người cứu nó! Người có thương, giải gỡ đi nào!” (c. 7-9). Xem ra ông mất hết những đặc thái là người, giống như Người Tôi Tớ Khổ Đau của Thiên Chúa trong sách ngôn sứ Isaia (x. Is 52,14; 53,2b-43). Ông giống như người công chính bị áp bức trong Sách Khôn Ngoan (x. Kn 2,12-20), như Đức Giêsu trên Núi Sọ (x. Mt 27,39-43). Tương quan của ông với Thiên Chúa bị đặt vấn nạn, vì Thiên Chúa nín lng và không hiện diện. Tuy nhiên, Thiên Chúa đã hiện diện trong cuộc sống của người cầu nguyện với một sự gần gũi và hiền dịu không thể nào phản bác được. Và tác giá Thánh vịnh nhớ lại những điều ấy: Đưa con ra khỏi thai bào, vòng tay mẹ ẵm Chúa trao an toàn. Chào đời con được dâng cho Chúa, được Ngài là Chúa tự sơ sinh” (cc. 10-11a). Thiên Chúa là Chúa của sự sống, Đấng cho sinh ra và tiếp nhận trẻ sơ sinh. và lo lắng chăm nom nó với tình yêu thương của một người cha. Trước đây, tác giả nhắc tới lòng tín trung của Thiên Chúa trong lịch sử dân Người, giờ đây ông nhc tới lịch sử đời ông và tương quan của nó với Thiên Chúa kể từ lúc khởi đầu cuộc sống. Và tác giả Thánh vịnh nhận ra sự gần gũi và tình yêu thương tuyệt đối của Thiên Chúa đối với mình nên có thể tuyên xưng đức tin và kêu lên: Ngay từ lòng mẹ Ngài đã là Thiên Chúa của con” (c. 11b).

Nhưng lời nài van giờ đây trở thành cấp thiết hơn: Xin đừng đứng xa con, vì âu lo gần kề và không ai giúp con” (c. 12). Cái gần gũi duy nhất, mà tác giả Thánh vịnh có, là sự gần gũi bủa vây của các địch thù:Quanh con cả đàn bò bao kín, thú Basan ùa đến bủa vây: Há mồm đe doạ gớm thay, khác nào sư tử xé thây vang gầm” (cc. 13-14). Nỗi lo âu làm sai lạc nhận thức và khiến cho ông phóng đại nguy hiểm. Các hình ảnh này cũng nói lên rằng khi con người trở thành tàn bạo và tấn công người anh em, thì có cái gì là thú vật nổi lên trong họ khiến cho họ mất dáng vẻ con người và trở thành dã thú, và chỉ có sự can thiệp cứu trợ của Thiên Chúa mới trả lại nhân tính cho con người mà thôi. Đối với tác giả Thánh vịnh bị tấn công một cách tàn bạo như vậy, xem ra không còn có lối thoát nữa và cái chết đã bắt đầu chiếm hữu ông:Tưởng mình như tan dần ra nước, toàn thân con xương cốt rã rời, con tim đau đớn bồi hồi, mềm như sáp chảy tơi bời ruột gan. Nghe cổ họng khô ran như ngói, lưỡi với hàm dính lại gần nhau, chốn tử vong Chúa đặt vào, quanh con bầy chó đã bao chặt rồi. Bọn ác đó trong ngoài vây bủa, chúng đâm con thủng cả chân tay, xương con đếm được vắn dài; chúng đưa cặp mắt cứ hoài ngó xem. Áo mặc ngoài chúng đem chia chác, còn áo trong cũng bắt thăm luôn” (15-19). Các hình ảnh thê thảm này, được tìm thấy trong các trình thuật cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, miêu tả cái tàn tạ của thân xác tội nhân, cái nóng bỏng không thể chịu đựng nổi hành ha kẻ hấp hối, và vang vọng trong tiếng kêu Ta khát” (x. Ga 19,28) để kết thúc với cử chỉ vĩnh viễn của các lý hình như binh lính dưới chân thập giá chia nhau áo sống của nạn nhân coi như đã chết (x. Mt 27,35; Mc 15,24; Lc 23,34; Ga 19,23-24).

Tác giả Thánh vịnh lại kêu van Chúa cứu: Chúa là sức mạnh con nương, cứu mau ly Chúa, xin đừng đứng xa. Xin cứu mạng con khỏi lưỡi kiếm, gỡ thân con cho thoát miệng chó rừng, khỏi nanh sư tử hãi hùng, phận hèn khốn khổ thoát sừng trâu điên” (cc. 20-22). Đó là một tiếng kêu mở trời, vì nó tuyên xưng một niềm tin vượt qua mọi nghi ngờ, mọi tăm tối và buồn sầu. Và tiếng kêu than biến thành lời chúc tụng…

Đức Thánh Cha kết thúc bài huấn dụ: Thiên Chúa chạy tới cứu nười nghèo kh và tỏ cho thấy gương mặt xót thương của Người. Cái chết và sự sống giao thoa nhau trong một mầu nhiệm không thể phân chia được, và sự sống đã chiến thắng… mọi biên giới trái đất sẽ chúc tụng Ngài và mọi gia đình dân nước sẽ phủ phục trước Ngài. Đó là chiến thắng của đức tin, có thể biến cái chết thành ơn sự sống, vực thẳm khổ đau thành suối nguồn hy vọng.

Sau khi tóm tắt nội dung bài huấn từ và chào các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau, Đức Thánh Cha đã cất kinh Ly Cha và ban phép lành Toà Thánh cho mọi người.