Những giao dịch vũ khí bí mật của Triều Tiên
Giới chức phương Tây lo ngại việc CHDCND Triều Tiên bí mật bán vũ khí và công nghệ sẽ dẫn đến chạy đua hạt nhân toàn cầu.
Những giao dịch vũ khí bí mật của Triều Tiên
Tàu Jie Shun, mang tên cũ là Velox, bị cáo buộc chở vũ khí Triều Tiên sang Ai Cập vào năm 2016 FLEETMON
Báo cáo còn dẫn thông tin từ một quốc gia giấu tên trình báo rằng có chứng cứ cho thấy Myanmar tiếp nhận các hệ thống tên lửa đạn đạo cùng nhiều loại khí tài khác như bệ phóng đa nòng và tên lửa đất đối không từ Triều Tiên. Theo các chuyên gia và giới tình báo phương Tây, đây chỉ là 2 trong số hàng loạt khách hàng vũ khí của Triều Tiên, bất chấp các lệnh cấm vận của LHQ.
|
Sau vụ thử hạt nhân đầu tiên của Triều Tiên vào năm 2006, LHQ ra nghị quyết cấm nước này xuất khẩu nhiều loại vũ khí và công nghệ. Tuy nhiên, theo DIA, Bình Nhưỡng vẫn phát triển mạng lưới buôn bán vũ khí chặt chẽ và tinh vi, trong đó thông qua các sứ quán hoặc bắt tay với cá nhân và tổ chức nước ngoài để dựng nên các công ty bình phong, làm giả giấy tờ xóa dấu vết nguồn gốc lô hàng.
Năm 2009, Triều Tiên bị cáo buộc bán một số lượng rốc két và thiết bị liên lạc trị giá hàng trăm ngàn USD cho Tổ chức Hamas thông qua trung gian là Li Băng. Lô hàng 35 tấn vũ khí, trong đó có tên lửa đất đối không, cuối cùng bị chặn lại tại Bangkok, Thái Lan.
Hồi tuần trước, CNN đăng phóng sự điều tra được thực hiện suốt nhiều tháng cho thấy Triều Tiên và Mozambique đang có nhiều hợp tác về kỹ thuật và huấn luyện quân sự được che giấu bằng một mạng lưới các công ty bình phong. Thanh tra LHQ cũng cho rằng nước này hỗ trợ Mozambique về tên lửa đất đối không, radar quân sự, hệ thống phòng không và sửa chữa xe tăng.